Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
152,5 KB
Nội dung
§Òthi häc sinh giái - m«n tiÕng viÖt- líp 5 §Ò 1 Bài 1:Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Với mỗi từ in đậm đó, em hãy: a) Giải thích nghĩa của nó. b) Nêu hai câu tục ngữ, ca dao ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bài 2: a.Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu ? b.Viết 4 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ học trên lớp để minh họa các tác dụng khác nhau của dấu phẩy. Bài 3:Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu ghép: a) Tiếng cười . đem lại niềm vui cho mọi người . nó còn là một liều thuốc trường sinh. b) Những hạt mưa to nặng bắt đầu rơi xuống . ai ném đá, nghe rào rào. Bài 4: Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu! ( Tố Hữu, Bầm ơi ) Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Bài 5:Trong địa phương em bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc vẫn còn có những người có hoàn cảnh rất khó khắn. Em hãy kể lại cuộc sống của một người có hoàn cảnh khó khăn mà em được biết và nêu lên cảm nghĩ của mình. §Ò 2 Bài 1: a) Từ láy là gì ? Có những loại từ láy nào ? b) Tìm các từ láy trong đoạn văn sau và xếp chúng thành từng loại. Cây nhút nhát Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co cúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì thật. Trần Khoa Dương Bài 2: a) Dấu hai chấm được dùng làm gì ? 1 b) Viết một đoạn văn về hành động thực hiện an toàn giao thông để minh họa các tác dụng của dấu hai chấm. Bài 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau: a) Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng. b) Bằng một giọng chân tình, cô giáo khuyên chúng em cố gắng học tập. Bài 4: Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau: Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “ Cha ơi ! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó ?” Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi nơi xa Sẽ có cây, có của có nhà, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.” Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: “ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé. Để con đi .” Lời của con hay tiếng sống thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong những ước mơ con. (Hoàng Trung Thông-Những cánh buồm) Bài 5:Những giờ ra chơi ở trường là khoảng thời gian em và bạn bè được trò chuyện thân thiện hơn, được gần gũi với thiên nhiên hơn sau những giờ học căng thẳng. Hãy kể lại một buổi ra chơi đã để lại cho nhiều kỷ niệm nhất. §Ò 3 Bài 1: a) Dấu gạch ngang là gì, dùng để làm gì ? b) Dấu gạch ngang khác với dấu gạch nối ở những điểm nào ? c) Hãy viết đoạn văn ngắn minh họa các công dụng của dấu gạch ngang. Bài 2:Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, em hãy xếp các từ in đậm trong ngoặc đơn thành hai sau nhóm ( quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền). Nhóm 1: Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi . Nhóm 2: Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm. Bài 3: a) Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ nào ? b) Với mỗi câu sau, hãy cho biết gữa các vế trong câu ghép có mối quan hệ nào ? (1) Lúa gạo quý vì ta đổ mồ hôi mới làm ra được. 2 (2) Nếu hôm nay chúng ta chăm chỉ học tập thì ngày mai tương lai chúng ta sẽ tươi sáng. (3) Không những bạn ấy học giỏi mà còn hát hay. (4) Chúng em chăm chỉ học tập để bố mẹ và thầy cô yên lòng. (5) Tuy trời hơi lạnh nhưng anh ấy vẫn đầm đìa mồ hôi. Bài 4: Ngộ nghĩnh là các em Sáng suốt là các em Tôi lặng người sau lời Pô pốp: “Nếu trái đất này, trẻ con biến mất Thì bay hay bò Cũng vô nghĩa như nhau “. (Đỗ Trung Lai - Nếu trái đất thiếu trẻ em) Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Bài 5: Cuối năm em đạt được những danh hiệu cao quý và em đã có một khoảng thời gian trò chuyện lý thú với tờ giấy khen của một trong những danh hiệu đó. Em hãy kể lại cuộc trò chuyện ấy. §Ò 4 Bài 1: a) Trong các từ dưới đây, từ nào đồng nghĩa với từ bổn phận? Nghĩa vụ, nhiệm vụ, chức vụ, chức năng, chức trách, trách nhiệm, phận sự, địa phận, bổn đạo. b) Câu hỏi có thể dùng vào những mục đích nào ? Tìm các câu hỏi trong đoạn văn sau và cho biết mục dích của câu hỏi đó . Ông Hòn Gấm cười bảo : - Sao chú nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé đất ngạc nhiên nhìn hỏi lại: - Nung đấy ạ? - Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích. Chú đất nung Bài 2: a) Trạng ngữ có những loại nào ? b) Em hãy viết đoạn văn ngắn minh họa các loại trạng ngữ (gạch chân bộ phận trạng ngữ đó và ghi chú trạng ngũ đó thuộc loại nào). Bài 3: Tìm và phân loại các từ láy có trong đoạn thơ sau của Tố Hữu Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn . Con đi trăm núi ngàn khe 3 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm . Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Bài 4: Tóc bết đầy nước mặn Chúng ùa chạy mà không cần tới đich Tay cầm cành củi khô Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa Trẻ con là hạt gào của trời. ( Thanh Thảo- Trẻ con ở Sơn Mỹ) Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Bài 5:Sau mấy ngày học tập, em được đi chơi. Em hãy kể lại lần đi chơi đó và nêu cảm nghĩ của mình về việc vui chơi của trẻ em. §Ò 5 Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau: a) Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. b) Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. c) Vì miền Nam ruột thịt, thanh niên Miền Bắc hăng hái lên đường ra trận. Bài 2: Em hãy tìm các từ láy có trong ngoặc đơn và phân loại các từ láy đó theo các kiểu: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần (trăng trắng, bãi bờ, cứng cáp, hoàng hôn, nhũn nhặn, hớn hở, xinh xinh, lao xao). Bài 3: Em hiểu như thế nào về hai câu thành ngữ sau: - Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô - Trai mà chi, gái mà chi Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. Bài 4: Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng. Đã dâng hết tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào. 4 Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy Một dãi dài biên cương. Trúc Thông Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Bài 5: Bác Hồ tuy đã đi xa nhưng hình ảnh của Bác mãi mãi vẫn gần gũi với thiếu nhi và mỗi người dân Việt Nam. Em hãy kể lại một câu chuyện về Bác Hồ mà em có ấn tượng sâu sắc nhất. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện. §Ò 6 Bài 1: Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ trong đó: + 1 câu có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. + 1 câu có mối quan hệ điều kiện - kết quả. Bài 2 : Cho các từ sau: Nhanh nhẹn, bàn ghế, bàn bạc, quần áo, ghế đẩu, phẳng lặng, chen chúc, nhà cửa, nhà sàn, đường sá, trắng hồng, quần bò, áo rét, xinh đẹp, hình dạng, mộc mạc. Em tìm và xếp các từ in nghiêng ở trên theo từng nhóm: - Từ ghép phân loại - Từ ghép tổng hợp - Từ láy Bài 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a) Căn nhà anh Hoàng ở nhờ có thể coi là rộng rãi. b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c) Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Bài 4: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già (Tố Hữu- Bác ơi) Đoạn thơ trên đã ca ngợi những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Bài 5: Hãy kể về một ngày làm việc của một cô hoặc một chú công nhân đã gây cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. 5 §Ò 7 Bài 1: a) Đặt dấu phẩy vào câu sau và cho biết tác dụng của dấu phẩy đó trong câu: Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn nam quét lớp. b) Cho biết mối quan hệ có trong câu ghép sau: Tuy ông Đỗ Đình Thiện hết lòng ủng hộ Cách mạng nhưng ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào . c) Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau Gió . to , con thuyền . lướt nhanh trên mặt biển. Bài 2:a) Hãy tìm 2 câu tục ngữ, ca dao nhắc nhỏ mọi người chăm chỉ lao động sản xuất. b) Em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ : rừng Vàng, biển bạc. Bài 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:` a) Vào giờ ra chơi, giữa sân trường, học sinh nô đùa thật vui vẻ. b) Nhờ quyết tâm cao, tập thể lớp 5/2 đã vươn lên đẫn đầu toàn trường. Bài 4: Sang năm con lên bảy Cha đưa con tới trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhay Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con (Vũ Đình Minh- Sang năm con lên bảy) Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Bài 5: Tiết học cuối cùng ở lớp 5 của em thật cảm động và để lại cho em nhiều tình cảm sâu sắc về thầy cô và bạn bè. Em hãy kể lại buổi học đó. §Ò 8 Bài 1: a) Xác định nghĩa của từ lá trong các câu sau và xếp các từ đó thành hai loại : nghĩa gốc , nghĩa chuyển. 1. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. 2. Lá khoai anh ngỡ lá sen. 3. Lá cờ căng lên vì gió. 4. Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. b) Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao nói về đạo đức lối sống có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Bài 2: a.Đại từ là gì ? Sử dụng đại từ có tác dụng gì ? 6 b. Tìm đại từ có trong câu sau, các đại từ đó dùng để chỉ điều gì ?: Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. Bài 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: a) Sáng sơm, trời quang hẵn ra. b) Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng ngàn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Bài 4: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Em có cảm nhận gì qua năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Bài 5:Một lần em đã có một giấc mơ đẹp về một buổi học ở lớp. Em hãy kể lại giấc mơ đó. §Ò 9 Bài 1: a) Trong đoạn văn sau, tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trong mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Hồ Chí Minh b) Trong các câu sau, hãy tìm các từ đồng âm khác nghĩa , cho biết nghĩa của các từ đồng âm đó và nghĩa của mỗi câu đó . (1) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (2) Con ngựa đá con ngựa đá. Bài 2:Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp của một dòng sông quê hương em, trong đó có sử dụng liên kết câu với đủ 3 cách : - bằng lặp từ ngữ. - bằng thay thế từ ngữ. - bằng từ ngữ nối. Bài 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu có trong đoạn văn sau Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. 7 Bài 4:Em hãy nêu cảm nhận của mình qua đoạn thơ sau của Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường ! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người. Bài 5:Em hãy kể một kỉ niệm về một người bạn thân của em, qua đó bày tỏ tình cảm của em với người bạn đó. §Ò 10 Bài 1:Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ láy trong đoạn văn sau: Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, củng trẻ trung, cũng phơi phới. Bài 2:Tìm các câu ghép trong các câu văn sau và cho biết cách nối các vế câu trong câu ghép đó. a) Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa bước vào . Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói: “ Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.” Mọi người đều cho là I-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Theo Hồ Lăng. b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tình thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Hồ Chí Minh Bài 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của các câu sau: a) Thuận An, Đà Nẵng, Nha Trang là những bãi biển đẹp của nước ta. b) Trong dịp hè, chúng em được vui chơi, học tập những môn năng khiếu. Bài 4:Em hãy nêu cảm nhận của em qua các khổ thơ trong bài Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương Nơi này ai cũng quen Ngay thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ Còn dắt vòng đi men Nơi bố mẹ ngày đêm Lúc nào qua cũng vội, Nơi bạn bè chạy tới Thường lúc nào cũng vui. 8 Nơi này đã đưa tôi Buổi đầu tiên đến lớp Nay con đường xa tắp, Vẫn đang chờ tôi đi. Bài 5: Kể lại một buổi chia tay cuối năm mà em có nhiều tình cảm và ấn tượng sâu sắc nhất. §Ò 11 Bài 1:Tìm các từ láy có trong đoạn văn sau và phân loại các từ láy đó. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương . Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỷ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi. Phạm Hải Lê Châu Bài 2:Tìm chủ ngữ, vị ngữ , trạng ngữ trong các câu sau: a) Chưa đầy nữa giờ sau, anh đã hòa vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt. b ) Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào cồng số 8. Bài 3:Viết một đoạn văn ngắn, tả người ngoại hình người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất 4 câu ghép, có đủ 4 cách nối các vế câu của câu ghép bằng các cách sau: - Nối trực tiếp (không dùng từ nối). - Nối bằng quan hệ từ. - Nối bằng từ hô ứng. - Nối bằng cặp quan hệ từ. Hãy gạch chân chỗ nối các vế câu trong các câu ghép đó. Bài 4: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngã đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. (Nguyễn Đình Thi-Đất nước) Em hãy nêu cảm nhận của em qua hai khổ thơ trên. Bài 5:Sau một khoảng thời gian nghĩ hè, em được gặp lại cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của mình. Em hãy kể lại và nói lên cảm nghĩ của mình trong lần gặp gỡ ấy. 9 Bài 1:Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau và cho biết đại từ xưng hô đó chỉ ngôi thứ mấy ? Ngày xưa có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị kinh rẽ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ: - Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đem khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. (theo truyện cổ Ê-đê) Bài 2:Chỉ ra các cách liên kết câu có trong các đoạn văn sau và nêu rõ tác dụng của cách liên kết câu đó. a) Trên đường đi từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn bài . (Văn Long) b) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. (Lê Vân) Bài 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau: a) Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. b) Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Bài 4:Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Bài 5:Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Em hãy kể lại một ngày ở trường mà em cho là vui nhất năm lớp 5. §Ò 12 Bài 1:a) Hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh. Đánh lại dấu thanh ở các từ trong đoạn văn sau mà em cho là chưa đúng: Ngày xưả ngaỳ xưa, ở miền đất lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long quân. Thần mình rồng , sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuỵêt trần, nghe vùng đất Lạc Vịêt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. b) Với mỗi từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng hãy cho đặt 2 câu: 1 câu mang nghĩa gốc và 1 câu mang nghĩa chuyển của các từ đó. 10 [...]... hãy nêu suy nghĩ của em qua những câu ca dao trên Bài 4: Bài 5:Kể một kỉ niệm về một thầy giáo (cô giáo) của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô §Ò 14 Bài 1: Tìm 4 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thể hiện tình cảm thân thi t, giúp đỡ nhau của tình bạn Bài 2: Tìm và phân loại các trạng ngữ có trong đoạn văn sau: Cây rơm cao và tròn nóc Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc... tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau Cây rơm dâng dần thịt của mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bửa ăn rét mướt của trâu bò Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thi p đi ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn... phải bạn ta Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran cho trái đất không già Hành tinh này là của chúng ta ! Hành tinh này là của chúng ta ! Đình Hài Bài 5 :Thi n tai ngày càng hung giữ và đã gây ra cho con người,môi trường những thi t hại hết sức to lớn Hãy kể lại một trận bão hoặc lũ em đã được chứng kiến hoặc được nghe kể lại 12 ... hỏi nào ? - Hàng trăm con voi đang tiến về bãi - Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng - A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của Hy Lạp cổ Bài 3:Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao có những cặp từ trái nghĩa và giải thich ngắn gọn ý nghĩa các câu tục ngữ, ca dao đó Bài 4: Em hãy nêu cảm nhận của mình qua đoạn thơ Em yêu màu xanh: Đồng bằng, rừng núi, Biển đầy cá tôm, Bầu trời cao vợi (Phạm Đình Ân- Sắc màu em yêu)... bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du) b) Trong đoạn thơ sau, hãy tìm các từ láy và phân loại các từ láy đó Dưới vỏ một cánh bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im Thấy lấy phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành Một chú thỏ phóng nhanh... quan hệ nào ? b) Hãy viết các câu ghép về tình bạn để minh họa những mối quan hệ trong câu ghép Bài 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của các câu sau a) Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt sau b) Sáng hôm sau, có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến 11 c) Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-ra-co Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoạt nạn Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông . nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi nơi xa Sẽ có cây, có của có nhà, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.” Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: “ Cha mượn cho con cánh buồm. Thông-Những cánh buồm) Bài 5:Những giờ ra chơi ở trường là khoảng thời gian em và bạn bè được trò chuyện thân thi n hơn, được gần gũi với thi n nhiên hơn