Chi nhánh thứ hai, vị trí số một
Chi nhánh thứ hai, vị trí số một Với việc tăng thêm 15 triệu đô-la Mỹ để mở chi nhánh thứ hai tại Hà Nội vào ngày 2-3, HSBC Việt Nam đã trở thành ngân hàng nước ngoài có số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, 30 triệu đô-la Mỹ. Tổng giám đốc tập đoàn HSBC, ông Stephen K. Green, đã trả lời phỏng vấn TBKTSG nhân sự kiện này.Ba năm trước, trong chuyến đến thăm Việt Nam lần đầu tiên, người tiền nhiệm của ông đã khẳng định HSBC sẽ mở thêm chi nhánh ở Hà Nội khi cơ hội đến. Nay ông đến Việt Nam để khai trương chi nhánh này, xin ông giải thích cơ hội mà HSBC đã nhìn thấy ở thị trường Việt Nam? - Ông STEPHEN K. GREEN: HSBC quyết định mở chi nhánh thứ hai ở Việt Nam chính là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội và các tỉnh lân cận đã duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh mẽ. Năm 2004, Hà Nội đạt được chỉ số tăng trưởng GDP đến 11%. Điều này giải thích vì sao gần đây Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, địa ốc, xi măng.Ngoài những khách hàng toàn cầu của HSBC đang có ý định đầu tư vào Việt Nam, lượng khách hàng của chúng tôi tại Hà Nội cũng đang tăng lên đáng kể. Rất nhiều khách hàng, cả ở Hà Nội và TPHCM, đề nghị chúng tôi mở chi nhánh tại Hà Nội để phục vụ cho nhu cầu tài chính của họ. Thêm vào đó, kể từ khi người tiền nhiệm của tôi đến thăm Việt Nam năm 2002, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam. Điều đó đã củng cố thêm quyết định mở chi nhánh Hà Nội của chúng tôi.Năm qua, Việt Nam cũng đã thu hút một lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài kể từ sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, ông có cho rằng điều này càng chứng tỏ quyết định bỏ thêm vốn vào Việt Nam để mở chi nhánh của HSBC là đúng? - Năm 2004, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lên đến 4,2 tỉ đô-la Mỹ, tăng 35% so với năm ngoái. Tuy nhiên, quyết định xin mở thêm chi nhánh Hà Nội đến với chúng tôi trước khi những số liệu trên được công bố.Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng khá vững chắc cho những bước phát triển sau này và càng ngày càng thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư ở khắp nơi trên thế giới.Trong 12 tháng vừa qua, chúng tôi đã tiếp đón những khách hàng toàn cầu, đại diện cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ công nghệ viễn thông đến hệ thống bán lẻ. Những cuộc viếng thăm từ các khách hàng đã phản ánh tiềm lực thu hút đầu tư rất lớn của Việt Nam trong năm 2005. Tại HSBC, chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai của đất nước này, đó là lý do vì sao chúng tôi quyết định mở rộng việc kinh doanh qua việc thành lập một chi nhánh mới ở Hà Nội và mở văn phòng đại diện ở Cần Thơ, đầu tàu phát triển kinh tế của khu vực ĐBSCL.Dự đoán tương lai là một điều không dễ dàng, tôi cũng không đủ thông thái để làm như vậy và lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều lời tiên đoán không hợp thời của những người thông minh hơn tôi. Tuy nhiên, nhìn lại những thành quả đã qua, chúng tôi lạc quan về một tương lai của châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam suốt bốn năm qua, tôi tin rằng quốc gia này chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến ưa thích của những nhà đầu tư quốc tế.Đã có một thời gian ông là người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ Ngân hàng Đầu tư của tập đoàn HSBC. Theo ông, Việt Nam có những điểm mạnh và yếu nào trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài?- Việt Nam có những yếu tố thuận lợi thường thấy ở các nền kinh tế phát triển thành công: chính trị và xã hội ổn định; kinh tế phát triển và lực lượng lao động trí thức, tay nghề cao. . Chi nhánh thứ hai, vị trí số một Với việc tăng thêm 15 triệu đô-la Mỹ để mở chi nhánh thứ hai tại Hà Nội vào ngày 2-3,. của ông đã khẳng định HSBC sẽ mở thêm chi nhánh ở Hà Nội khi cơ hội đến. Nay ông đến Việt Nam để khai trương chi nhánh này, xin ông giải thích cơ hội mà