Đánhhọc trò, phương pháp giáo dục tốt? 14/03/2009 08:08 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Pháp luật đã qui định rất rõ việc đánh người phải bị xử lý như thế nào. Quy định về “Đạo đức nhà giáo” của Bộ trưởng GD và ĐT cũng là một “roi mây” mang tính răn đe với những người hành nghề sư phạm. Không ai có thể ngụy biện, thậm chí lôi “truyền thống yêu cho roi cho vọt” như thời phong kiến xa xưa để giải thích những hành động bạo hành học sinh. "Truyền thống" và hiện tại Ngày 21/2/2009, Thanh Niên Online đưa tin: "Khoảng 11 giờ ngày 18-2, trong tiết học môn Lịch sử tại Trường trung học phổ thông bán công Nguyễn Khuyến (Điện Bàn- Quảng Nam), học sinh Phạm Văn, lớp 10T2 nói chuyện riêng, chỉ có vậy, đã bị thầy Lê Văn Châu gọi lên bảng, dùng tay, chân đánh vào mặt, vào lưng. Sau đó, thầy Châu còn tiếp tục dùng cây gỗ nẹp mặt bàn đánh làm em Văn rạn xương đùi chân trái." Rồi từ một câu nói đùa, trêu chọc nhau giữa hai học sinh nữ, một cô giáo đang dạy học lớp 7C, Trường THCS Lý Thái Tổ (Hà Nội) bắt một em trong số đó "Viết ra giấy hoặc viết lên bảng cho cả lớp biết quá trình và kinh nghiệm làm cave như thế nào" . Chuyện chưa từng nghe trên thế giới. Mấy ngày gần đây, báo chí lại rộ lên tin cô giáo Lê Hoàng Thụy Anh Thư, giáo viên nhiều lần được khen thưởng ở Trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh (Giồng Riềng- Kiên Giang) đang bị đề nghị phạt cảnh cáo sau việc “ quất” học sinh 400 roi vì các em không thuộc bài. Việc giơ roi lên hạ xuống 400 lần chứng tỏ “sức khỏe và thần kinh” của cô giáo Thư khá tốt. Thêm nữa, 86 học sinh cả hai lớp 6 ngồi “nhìn” và “đợi” đến lượt giơ mông cho cô vụt cũng là hành động đáng phục vì sự “kiên nhẫn” hay còn gọi là “nhẫn nhục” của thế hệ tương lai. Ngay lúc đó, không cô cậu nào dám báo với hiệu trưởng về việc bạo hành này. "Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" (Ảnh: vietbao.vn) "Ngày xưa, uy của ông thầy đồ dựa trên việc dữ đòn" (Ảnh: thehetre.vn) Trên đây là vài ví dụ về hiện tượng xúc phạm nhân phẩm học sinh trong nhà trường gần đây. Nếu liệt kê ra những vụ "nổi tiếng" kiểu bắt học sinh "liếm ghế", cho học sinh "tát" vào mặt bạn mình .thì nhiều lắm. Ngày xưa, cảnh thầy đồ với khăn xếp, cắp tráp và…roi mây đến lớp dạy đám “thứ ba” sau quỉ và ma, đối với người dân là hình ảnh đẹp của người dạy chữ. Uy của ông đồ dựa trên việc…dữ đòn. Thời học trường làng những năm 1960-1970, thước lim vẫn là công cụ duy nhất đưa đám trẻ chúng tôi vào nếp. Đang trong lớp, ngỡ quay sang hỏi đứa bạn một câu, bỗng cái giẻ lau bảng ném toẹt vào mặt, vừa rát, vừa bụi phấn đầy mồm. Rồi bị phạt tường, quỳ ngoài hiên dưới nắng hàng tiếng đồng hồ…là chuyện cơm bữa. Nhưng cung cách vừa dạy vừa dọa nạt học sinh kiểu ấy đã qua rồi, vì những thông tin khoa học giáo dục ngày nay và nhiều thầy cô đã hiểu đánhhọctrò trên lớp hay trừng phạt chúng không phải là phương pháp sư phạm tốt. Tuy vậy, việc mắng nhiếc, sỉ nhục, thậm chí đánhhọc sinh vẫn còn phổ biến. Hiện tượng thầy Châu hay cô Thư chỉ là một trong hàng ngàn sự kiện làm “rầu” lòng cha mẹ học sinh, bị báo chí phát hiện. Ngày xưa, ta không có phương tiện truyền thông để cha mẹ và học sinh lên tiếng. Nhưng thời nay, thầy cô giáo thích roi vọt để dạy trò quên là họ đang sống trong thời đại công nghệ thông tin rất hiện đại. Chỉ sau hành vi "phản sư phạm" của họ ít phút, cả nước, thậm chí cả thế giới đã biết nhờ các loại hình báo điện tử, các trang web cá nhân . Thực ra, Bộ GD và ĐT có hẳn một quy định về “Đạo đức nhà giáo”, trong đó nêu rõ “Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác” (Số 16/2008/QĐ-BGD và ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 do Bộ trưởng GD và ĐT ký). Có lẽ những thầy cô này đã “điếc” với thời đại internet và “khiếm thị” luôn cả với quy định của chính Bộ trưởng GD và ĐT? Những hình ảnh thân thương "Thầy và trò" (Ảnh nguồn: aquasite.net) Trong khi nhiều bậc cha mẹ và bạn đọc, kể cả học sinh lên án những thầy cô đánhhọc trò, thì lại có những tiếng nói ủng hộ việc bạo hành trên giảng đường. Độc giả Đỗ Văn Nhân (Krông Năng – Đắc Lắc) còn đi xa hơn: “Hãy bảo vệ những thầy cô giáo hết lòng vì học sinh như cô giáo Thư, vì việc đánh, phạt học sinh đó chỉ xuất phát với tất cả mong muốn của một nhà giáo là học sinh ngoan và giỏi hơn”. Cứ tưởng tượng một hôm nào đó, con mình được đưa từ lớp vào thẳng bệnh viện vì thầy cô "quá tay", sẽ hiểu là việc đồng lõa, đồng thuận với bạo hành có hệ lụy như thế nào. Trong gia đình, ngoài xã hội và kể cả trong trường học hiện vẫn tồn tại hai trường phái “đánh” và “không đánh” học trò. Hệ lụy của bạo hành Chúng ta biết, bạo lực dễ sinh ra bạo lực. Đứa trẻ bị đánh, bị sỉ nhục trong gia đình hay trên lớp, trong xã hội, làm sao tránh được bị tổn thương. Lớn lên chút nữa, các em dễ có tâm lý “hận” đời vì chính những sang chấn tâm lý từ tuổi thơ ấy. Nhiều nước văn minh, phát triển qui định rất rõ, đánh đập, thậm chí sỉ nhục học sinh là phạm luật. Người phạm luật có thể bị đuổi việc, bị phạt tiền thậm chí đi tù. Không một lý do nào có thể bào chữa cho việc bạo hành với học sinh. Thầy cô thích dùng phương pháp roi mây, thước lim .của các ông đồ ngày xưa cần bị xử lý nghiêm khắc. Pháp luật đã qui định rất rõ việc đánh người phải bị xử lý như thế nào. Quy định về “Đạo đức nhà giáo” của Bộ trưởng GD và ĐT cũng là một “roi mây” mang tính răn đe với những người hành nghề sư phạm. Không ai có thể ngụy biện, thậm chí lôi “truyền thống yêu cho roi cho vọt” như thời phong kiến xa xưa để giải thích những hành động bạo hành học sinh. Đó là cách dạy cho thế hệ tương lai chỉ biết cúi đầu nghe người khác mà cấm được cãi. Sống trong thời đại văn minh của thế kỷ 21 mà xã hội ta luôn phải chứng kiến chuyện trẻ em bị xúc phạm nặng nề, thậm chí, thầy giáo đánh rạn chân họctrò hay cô giáo bắt nữ sinh trình bày kinh nghiệm “làm cave”. Những đứa trẻ bị bạo hành, bị xúc phạm nhân phẩm, khi trưởng thành, biết đâu lại trở thành lãnh đạo cao cấp hay nhà quản lý? Nếu họ tiếp tục nhẫn nhục như đã được dạy trong trường hoặc mang máu bạo lực thì không biết đưa quốc gia về đâu? • Hiệu Minh . có hệ lụy như thế nào. Trong gia đình, ngoài xã hội và kể cả trong trường học hiện vẫn tồn tại hai trường phái “đánh” và “không đánh” học trò. Hệ lụy của. biết, bạo lực dễ sinh ra bạo lực. Đứa trẻ bị đánh, bị sỉ nhục trong gia đình hay trên lớp, trong xã hội, làm sao tránh được bị tổn thương. Lớn lên chút nữa,