ĐỀ THIHSGIỎI LỚP 9 MÔN : NGỮ VĂN DE 1 Câu 1. (3.0 điểm) Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Điều em nhận thức được từ hai câu thơ trên? Câu 2. (7.0 điểm) Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến? DAP AN Câu 1. (3.0 điểm) 1. Yêu cầu: Học sinh hiểu được ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ. Khổ thơ cuối có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. 1.1. Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô tình”, Nguyễn Duy kết thúc: “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta ta giật mình”, học sinh cần chỉ ra: + Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu và trang nghiêm xuất hiện đột ngột; + Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái “giật mình” cuối bài thơ (giật mình trước sự vô tình dễ có ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến tranh nay được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ) 1.2. Nêu suy nghĩ về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình (trân trọng trước sự thức tỉnh) và bài học của bản thân (thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Câu 2. (7.0 điểm) 1. Yêu cầu: a. Về kỹ năng: Vận dụng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề. Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong Kiến. Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; văn viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc. b. Về nội dung: + Dẫn dắt và đặt vấn đề về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến; giới thiệu một cách khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương và Thúy Kiều + Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật về thân phận và vẻ đẹp: * Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm; * Vẻ đẹp: vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát vọng tình yêu, hạnh phúc và quyền sống; + Tổng hợp khái quát: Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là “tấm gương oan khổ”; Vẻ đẹp của Vũ Nương, Thúy Kiều là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. + Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người. DE 2 Cau hoi Câu 1. (3.0 điểm) “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” (Cố hương - Lỗ Tấn) Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn trên. Câu 2. (7.0 điểm) Có người cho rằng: Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì. Suy nghĩ của em về quan niệm trên. Dap an Câu 1. (3.0 điểm) 1. Yêu cầu: Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn: Ý nghĩa của con đường: 1.1. Ý nghĩa thật: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có . 1.2. Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người “hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tnh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo.” . Câu 2. (7.0 điểm) 1. Yêu cầu: Đề yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì. Đây là một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài làm cần đáp ứng các yêu cầu sau: a. Về kĩ năng: Học sinh cần vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận để trình bày vấn đề. b. Về nội dung: b.1/ Suy nghĩ về ý nghĩa của quan niệm được dẫn: b.1.1. Đời người rất dài (thời gian được mặc định cho một đời người là trăm năm). b.1.2. Do đời người rất dài nên nếu ai đó có tiêu phí một chút thời gian của cuộc đời mình thì cũng chưa phải là một việc gì quá lớn đến mức độ không thể điều chỉnh, không cứu vãn được. b.2/ Nhận xét, đánh giá về quan niệm được dẫn: b.2.1/ Trên một góc độ nào đó, ở một mức độ nào đó thì quan niệm trên ít nhiều vẫn có những cơ sở của nó (một chút thời gian so với thời gian của một đời người là không đáng kể, chẳng khác gì một giọt nước so với đại dương - một đại dương mất đi một giọt nước vẫn là đại dương). b2.2/ Thế nhưng quan niệm trên về căn bản vẫn chưa đúng vì đời người tuy rất dài nhưng vẫn là hữu hạn, do vậy, thời gian là vô giá (thời gian qua đi không bao giờ trở lại, nếu biết tận dụng thời gian sẽ làm được nhiều điều hữu ích cho bản thân và cho xã hội, lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống). Học sinh có thể diễn đạt và tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có thể nêu thêm ý tưởng riêng của mình miễn sao những ý tưởng đó phù hợp và có sức thuyết phục. DE 3 Câu 1: (5.0 điểm) Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua đó, em có nhận xét gì về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Câu 2: (5.0 điểm) Em hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1. DAP AN Câu 1: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu: - Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài biểu cảm kết hợp nghị luận để phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và nêu nhận xét về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Bài viết phải có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. - Về nội dung: + Cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật: Cần tập trung phân tích những chi tiết, hình ảnh, nhất là giọng điệu và ngôn ngữ trong bài thơ để nêu cảm nghĩ về tư thế, tinh thần, tâm hồn, tình đồng đội, đồng chí, ý chí chiến đấu . của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn (tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam). + Nêu nhận xét về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ: Yêu cầu HS nêu nhận xét một cách tự nhiên, thành thực, không gò bó và không cần phải nói đầy đủ, có thể nêu một ấn tượng rõ nhất đối với mình. Câu 2: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu: - Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài thuyết minh đểgiới thiệu những nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1. Bài viết phải biết kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và có thể vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật để góp phần làm nổi bật đặc điểm của cuốn sách và gây ấn tượng cho người đọc. - Về nội dung: + Giới thiệu một cách khái quát cuốn SGK Ngữ văn 9, tập 1 + Trình bày được đặc điểm của cuốn sách: Hình thức bên ngoài: bìa sách (hình ảnh, màu sắc .), NXB, năm xuất bản, khổ sách (17X14 cm), số trang . Kết cấu bên trong: lời nói đầu, kênh hình, kênh chữ. mục lục Nội dung: số bài học (17 bài); cấu trúc của một bài học (Văn, Tiếng, Tập làm văn) Giá trị của cuốn sách trong dạy - học: trong việc chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học, trong luyện tập… DE 4 CaU 1: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm) Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì? Câu 2: (5.0 điểm) Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. À ơi! Một con cò thôi, Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi. Ngủ đi! Ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc, Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi. (Trích Con cò - Chachsacế Lan Viên) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. DAP AN Câu 1: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu: - Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài nghị luận về một vấn đề một sự việc để bàn về vấn đề tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. Bài viết cần có luận điểm rõ ràng; biết phân tích lới bàn của Chu Quang Tiềm; biết khái quát tổng hợp và phát biểu nhận thức của mình; có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, hạn chế được lỗi diễn đạt. - Về nội dung: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. a. Tầm quan trọng của sách: Trên cơ sở văn bản đã được học, học sinh cần phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà con người tìm tòi tích luỹ được qua từng thời đại. những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. b. Ý nghĩa của việc đọc sách: Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Không đọc sách thì không có điểm xuất phát cao. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. c. Khái quát: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” (Chu Quang Tiềm). Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua. Câu 2: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trích trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên. - Về phương pháp: Đề yêu cầu nêu cảm nhận về một đoạn thơ nhưng học sinh phải biết vận dụng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ để có được những cảm nhận tốt nhất về đoạn thơ đã cho. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ; biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật để thấy được mạch cảm xúc và ý nghĩa của lời thơ, ý thơ…; biết kết hợp hai thao tác giảng, bình để tạo ấn tượng cho người đọc; văn viết phải giàu hình ảnh, cảm xúc và hạn chế được lỗi diễn đạt. - Về nội dung: Học sinh phải biết đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bàiđể thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cụ thể: đây là đoạn ba (đoạn kết) của bài thơ, có ý nghĩa tổng hợp khái quát và làm bật chủ đề: từ hình tượng con cò (hình tượng trung tâm) tác giả suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và tấm lòng của người mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người. + Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. + Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. + Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru. Học sinh trong quá trình cảm nhận phải biết khai thác những gía trị nghệ thuật như: thể thơ, giọng điệu và nhất là nghệ thuật sáng tạo hình ảnh với ý nghĩa biểu tượng. . ĐỀ THI HS GIỎI LỚP 9 MÔN : NGỮ VĂN DE 1 Câu 1. (3.0 điểm) Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh: ánh. - Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài thuyết minh để giới thi u những nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1. Bài viết phải biết kết hợp sử dụng