1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiếng Anh lớp 3 - Unit 2 - leson 1 - look

249 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 594,94 KB

Nội dung

+ Giôùi thieäu chöông trình moân hoïc, yeâu caàu hoïc sinh bieát ñaëc ñieåm cô baûn, coù thaùi ñoä ñuùng vaø tinh thaàn taäp luyeän.. + Chôi troø trôi “Nhanh leân baïn ôi”.[r]

(1)

Tuần 1:

Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010 Chào cờ

TẬP ĐỌC

Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH A.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi SGK)

B.Chuẩn bi:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc C.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Mở đầu:

- G/V giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp

- HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì? + Bức tranh vẽ cảnh cậu bé nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người

+ Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tự tin không?

+ Trông cậu bé rất tự tin nói chuyện với nhà vua

- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với điều gì, vì cậu bé lại tự tin được vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh

b) Luyện đọc:

Đọc mẫu:

- G/V đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi

Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

- HS tiếp nối đọc từng câu bài - Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng

câu khó đọc

(2)

+ Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh + Bối rối, lúng túng

* Khi đươc lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kì quặc của nhà vua

+ Nơi nào thì được gọi là kinh đô? + Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng - Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng

câu khó đọc

- HS đọc đoạn + Đến trước kinh đô, cậu bé kêu

khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì?

+ Om sòm là nghĩa ầm ĩ, gây náo động

- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn

- HS đọc đoạn

+ Sứ giả là người thế nào? + Sứ giả là người được vua phái giao hiệp với người khác, nước khác,…

+ Thề nào là trọng thưởng? + Trọng thưởng nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn

- HS tiếp nối đọc bài trước lớp - HS luyện đọc theo nhóm

- HS cả lớp đọc đồng c) Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc đoạn - HS đọc đoạn + Nhà vua nghĩ kế gì để tìm

người tài giỏi?

+ Nhà vua lệnh cho mỗi làng vùng nọ phải nộp một gà trống

+ Dân chúng vùng thế nào nhận được lệnh của nhà vua?

+ Dân chúng vùng đều lo sợ nhận được lệnh của nhà vua

+ Vì họ lại lo sợ? + Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà vua lại bắt nộp gà trống biết đẻ trứng

- Khi dân chúng cả vùng lo sợ thì lại có một bé bình tĩnh xin cha cho lên kinh đô để gặp Đức Vua Cuộc gặp gỡ của cậu bé với Đức Vua thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn

- Gọi HS đọc đoạn - HS đọc đoạn + Cậu bé làm thế nào để gặp được

nhà vua?

+ Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm

+ Khi gặp được Đức vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lí gì?

+ Cậu bé đã nói với Đức vua là bố của cậu mới đẻ em bé

+ Đức vua đã nói gì nghe cậu bé nói điều vô lí ấy?

+ Đức vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm đẻ được em bé

+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua thế nào?

+ Cậu bé hỏi lại nhà vua là tại ngài lại lệnh cho dân phải nộp gà trống biết đẻ trứng

(3)

phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng

* Đàn ông không thể đẻ → Gà trống không thể đẻ trứng - Gọi HS đọc đoạn - HS đọc đoạn + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé

yêu cầu điều gì?

+ Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim khâu thành một dao thật sắc để xẻ thịt chim

+ Có thể rèn được một dao từ một chiếc kim không?

+ Không thể rèn được + Vì cậu bé lại tâu Đức vua làm

một việc không thể làm được?

+ Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm ba mâm cỗ từ một chim sẻ - Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức vua rèn cho cậu một dao thật sắc từ một chiếc kim khâu Đây là việc mà Đức vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một chim sẻ nhỏ

* Từ một chiếc kim khâu không rèn được dao sắc → Từ một chim sẻ không thể làm được ba mâm cỗ

+ Sau hai lần thử tài, Đức vua quyết định thế nào?

+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài

+ Cậu bé truyện có gì đáng khâm phục?

+ Cậu bé truyện là người rất thông minh, tài trí

+ Câu chuyện này nói lên điều gì? + Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé d) Luyện đọc lại bài:

- G/V đọc mẫu đoạn của bài - HS nghe

- HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành luyện đọc theo từng vai

- Tuyên dương các nhóm đọc tốt - 3, nhóm thi đọc 4 Củng cố, dặn do:

- HS đọc lại đại ý của bài - Dặn dò: Về nhà coi lại bài và học

bài; chuẩn bị bài tiếp theo - Nhận xét tiết học

KỂ CHUYỆN

Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH A Mục tiêu :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ B Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Mở đầu:

(4)

Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu - G/V treo tranh minh hoạ

3 Hướng dẫn kể chuyện: a) Hướng dẫn kể đoạn 1:

- Yêu cầu HS quan sát bức tranh - HS quan sát kĩ bức tranh

+ Quân lính làm gì? + Quân lính thông báo lệnh của Đức vua + Lệnh của Đức vua là gì? + Đức Vua lệnh cho mỗi làng vùng

phải nộp một gà trống biết đẻ trứng + Dân làng có thái độ

nhận được lệnh của Đức Vua?

+ Dân làng vô cùng lo sợ - Kể thành đoạn

- HS kể lại nội dung của đoạn - G/V nhận xét – sửa lời - HS nhận xét

b) Hướng dẫn kể đoạn 2:

+ Khi gặp được vua, cậu bé đã làm gì, nói gì?

+ Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố mới sinh em bé, bắt xin sữa Con không xin được, liền bị đuổi

+ Thái độ của Đức Vua thế nào nghe điều cậu bé nói?

+ Đức vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố là đàn ông thì đẻ được

c) Hướng dẫn kể đoạn 3:

+ Lần thử tài thứ 2, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì?

+ Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một chim sẻ nhỏ

+ Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? + Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một dao thật sắc để xẻ thịt chim + Đức Vua quyết định thế nào sau

lần thử tài thứ hai?

+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài

- Theo dõi và tuyên dương - HS kể lại chuyện (2 lần) Mỗi lần HS 4 Củng cố, dặn do:

+ Em có suy nghĩ gì về Đức Vua câu chuyện vừa học?

+ Đức Vua câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ cách hay để tìm được người tài

- Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

TOÁN

ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ A Mục tiêu :

(5)

- Phát triển viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé - L m BT1,2,3,4.à

B Chuẩn bi :

- Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số

b) Ơn tập về đọc viết sớ:

- G/V đọc cho HS viết: 456, 227, 134, 506, 609, 780

- HS viết số bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp

- G/V viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số)

- 10 HS nối tiếp đọc - Yêu cầu HS làm bài tập

SGK

- HS làm bài tập c) Ôn tập về thứ tự số:

- G/V treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập

- HS lên bảng làm bài + Tại phần a) lại điền 312

vào sau 311?

+ Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến 312

- Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần Mỗi số dãy số này bằng số đứng trước nó cộng thêm

+ Tại phần b) lại điền 398 vào sau 399?

+ Vì 400 – = 399, 399 – = 398

- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391 Mỗi số dãy số này bằng số đứng trước nó trừ

d) Ôn luyện về so sánh số thứ tự số:

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc đề bài

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số - Yêu cầu HS tự làm bài - HS lên bảng làm bài

- HS nhận xét

+ Tại điền được 303 < 330? + Vì hai số cùng có số trăm là 303 có chục, còn 330 có chục, chục bé chục nên 303 bé 330

- Hỏi tương tự với các phần còn lại - HS trả lời

Bài tập 4:

(6)

- Yêu cầu HS tự làm bài - HS cả lớp làm vào vở + Số lớn nhất các số đã cho là

số nào?

+ Số lớn nhất các số đã cho là 735 + Vì nói số 735 là số lớn nhất

trong các số đã cho?

+ Vì số 735 có số trăm lớn nhất + Số nào là số bé nhất các số

đã cho? Vì sao?

+ Số bé nhất các số đã cho là số 142 Vì số 142 có số trăm bé nhất

Bài tập (Khá, giỏi):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tự làm bài - HS tự làm bài, sau đó chữa bài - Nhận xét, cho điểm - HS lên bảng làm bài

3 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số và làm bài tập số 5; chuẩn bị bài tiếp theo

- Nhận xét tiết học

-ĐẠO ĐỨC

Tiết 1:KÍNH U BÁC HƠ A Mục đích u cầu :

- Biết cơng lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy B Chuẩn bi :

- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi

- Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm) - Năm điều Bác Hồ dạy

- Vở bài tập đạo đức C Hoạt động lên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh thiếu niên, nhi đồng” nhạc và lời của Phong Nhã 2 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

(7)

b) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh đó

- Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm

- G/V thu kết quả thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung ý kiến của các

nhóm

+ Ảnh 1:

* Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ tịch

* Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ tịch

+ Ảnh 2:

* Nội dung: Bác cùng các cháu thiếu nhi múa hát

* Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi

+ Ảnh 3:

* Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi * Đặt tên: Bác Hồ và cháu thiếu nhi

+ Ảnh 4:

* Nội dung: Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi

* Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi

+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào? + Bác Hồ sinh 19 – 05 - 1890

+ Quê Bác ở đâu? + Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

+ Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?

+ Bác Hồ còn có những tên gọi khác Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung

+ Bác Hồ có công lao to lớn thế nào với dân tộc ta?

+ HS trả lời + Tình cảm giữa Bác Hồ và các

cháu thiếu nhi thế nào?

+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi rất yêu quý và thương yêu

* Kết luận: Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung Bác sinh ngày 19 – 05 – 1890 Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước ta – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, anh Ba, ông Ké,…

(8)

cũng quan tâm và yêu quý các cháu c) Hoạt động 2: Phân tích truyện

“Các cháu vào với Bác”

- Kể chuyện: “Các cháu vào với Bác”

- HS cả lớp lắng nghe - HS đọc lại truyện + Qua câu chuyện, em thấy tình

cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ thế nào?

+ Các cháu thiếu nhi câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ Điều này được thể hiện ở chi tiết: vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên

+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi thế nào?

+ Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu vườn chơi, chia kẹo, dặn các cháu, ôm hôn các cháu,…

* Kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng kính yêu Bác, yêu quý Bác d) Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi

- Thảo luận cặp đôi, ghi giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ

- Thảo luận cặp đội

+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?

+ Dành cho thiếu nhi + Những đã thực hiện được theo

Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện thế nào?

+ 2, HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy

+ 3, HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể cho bản thân - Nhận xét, tuyên dương - HS nghe

3 Củng cố, dặn do:

- HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy - Dặn dò: về nhà đọc lại Năm điều

Bác Hồ dạy Chuẩn bị tiết - Nhận xét tiết học

Thứ ba ngày 24 tháng 08 năm 2010 TẬP ĐỌC

Tiết 2: HAI BÀN TAY EM A Mục tiêu :

-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ -Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (Trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc – khổ thơ bài)

(9)

B Chuẩn bi :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc sách TV3/1

- Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu:

- Nhận xét – cho điểm

- HS lên bảng kể lại câu chuyện “Cậu bé thông minh” và trả lời câu hỏi về nội dung của truyện

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

+ Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính mình?

+ HS phát biểu ý kiến

- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe những lời tâm sự, những suy nghĩ của bạn nhỏ về đôi bàn tay Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay? Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt, đáng yêu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Hai bàn tay em

b) Luyện đọc:

Đọc mẫu:

- G/V đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi

Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

- HS tiếp nối đọc từng câu bài (Đọc từ đến lần)

- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ (3 lượt) - Theo dõi HS đọc và hướng dẫn

ngắt giọng câu khó đọc

- Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúng đọc

- Giải nghĩa các từ khó - HS đọc chú giải - G/V giảng thêm từ thủ thỉ - HS nghe và đặt câu

+ Đêm đêm, mẹ thường thủ thỉ kể chuyện cho em nghe

- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm

- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (5 HS) - Cả lớp đọc đồng

c) Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm khổ thơ + Hai bàn tay của bé được so sánh

với gì?

+ Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng, những ngón tay xinh những cánh hoa

+ Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên?

(10)

- Hai bàn tay của bé không chỉ đẹp mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được điều này

- HS thảo luận nhóm + Hai bàn tay thân thiết với bé

thế nào?

+ Buổi tối, bé ngủ, hai hoa (hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé Hoa thì bên má, hoa thì ấp cạnh lòng + Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc + Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng viết chữ đẹp hoa nở thành hàng giấy → G/V chú ý: HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu được, thầy nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh

* Khổ thơ 2: Hình ảnh Hoa ấp cạnh lòng

+ Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay

* Khổ thơ 3: Tay bé đánh răng, trắng và đẹp hoa nhài, tay bé chải tóc, tóc sáng lên ánh mai

* Khổ thơ 4: Tay bé viết chữ làm chữ nở thành hoa giấy * Khổ thơ 5: Tay là người bạn thủ thỉ, tâm tình cùng bé + Em thích nhất khổ thơ nào? Vì

sao?

+ HS phát biểu ý kiến Ví dụ:

- Thích khổ vì hai bàn tay được tả đẹp nụ hoa hồng

- Thích khổ vì tay và bé ở cạnh nhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết, tình cảm

- Thích khổ vì tay bé thật có ích, tay giúp bé đánh răng, chải đầu Tay làm cho bé trắng hoa nhài, tóc bé sáng ánh mai

- Thích khổ thơ vì tay làm chữ nở hoa đẹp giấy

- Thích khổ thơ vì tay người bạn biết tâm tình, thủ thỉ cùng bé

+ Bài thơ này nói lên điều gì? + Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu d) Học thuộc long thơ:

- G/V treo bảng phụ - HS học thuộc lòng - Xoá dần nội dung bài thơ

bảng

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng cá nhân - Thi đọc đồng theo bàn - Tuyên dương những HS đã học

thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay 4 Củng cố, dặn do:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

(11)

- Dặn dò: Về nhà học lại bài cho thuộc bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm; chuẩn bị bài tiếp theo

- Nhận xét tiết học

-TOÁN

Tiết 2: CỢNG, TRỪ CÁC SỚ CÓ BA CHỮ SỚ (Khơng nhớ) A.Mục tiêu:

- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít

- Nâng cao cách lập phép tính cộng, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ - Làm Được BT1( cột a,c) BT2,3,4

B.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu:

- G/V cho bài - HS làm bài bảng

307 > 302 219 < 220 413 > 403 740 < 741 - Nhận xét – chữa bài và cho điểm

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số

- G/V ghi tựa bài

b) Ơn tập về phép cợng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số:

Bài 1:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Bài tập yêu cầu tính nhẫm - HS tự làm bài tập câu a, c a./ 400 + 300 = 700

700 - 300 = 400 700 - 400 = 300 c./ 100 + 20 + = 120 300 + 60 + = 367 800 + 10 + = 815

- HS ngồi cạnh đổi chéo vở kiểm tra

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu của bài

(12)

352 732 418 395 + 416 - 511 + 201 - 44 768 221 619 351 - HS nhận xét bài bảng

- HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình

c) Ôn tập giải toán về nhiều hơn, hơn:

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu của bài + Khối lớp một có học

sinh?

+ Khối lớp một có 245 học sinh + Số học sinh của khối lớp hai

thế nào so với số học sinh của khối lớp một?

+ Số học sinh của khối lớp hai ít số học sinh của khối lớp một 32 em

+ Vậy, muốn tính số học sinh của khối lớp hai ta phải làm thế nào?

+ Ta phải thực hiện phép trừ 245 – 32

- HS lên bảng làm bài; cả lớp làm vào vở

- Chữa bài – cho điểm

Tóm tắt

Khối Một: 245 học sinh Khối hai ít khối một: 32 học sinh Khối hai: … học sinh

Bài giải

Khối hai có số học sinh là: 245 – 32 = 213 (học sinh)

Đáp số: 213 học sinh

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu của bài

+ Bài toán hỏi gì? + Bài toán hỏi giá tiền của một tem thư + Giá tiền của một tem thư thế

nào so với giá tiền của một phong bì?

+ Giá tiền của một tem thư nhiều giá tiền của một phong bì là 200 đồng

- HS lên bảng; cả lớp làm vào vở

- Chữa bài – cho điểm

Bài giải

Giá tiền một tem thư là: 200 + 600 = 800 (đồng)

Đáp số: 800 đồng

Bài (Khá, giỏi):

- Gọi HS đọc đề bài - HS đọc đề bài

(13)

cho

- HS lập các phép tính

315 + 40 = 355 355 – 315 = 40

40 + 315 = 355 355 – 40 = 315

4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán về nhiều hơn, ít

- Nhận xét tiết học

-CHÍNH TA (Nhìn – viết)

Tiết : CẬU BÉ THÔNG MINH A.Mục tiêu:

- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá lỗi bài - Làm đúng bài tập (2) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ Thầy giáo soạn; điền đúng 10 chữ đó vào ô trống bảng (BT3)

B.Chuẩn bi:

- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả - Tranh vẽ đoạn của tiết kể chuyện

C.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Mở đầu:

- Mang các đồ dùng đã quy định để lên bàn 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

+ Bức tranh ở bài tập đọc nào? + Bức tranh ở bài tập đọc Cậu bé thông minh + Nội dung bức tranh nói về điều

gì?

+ Nội dung nói về chuyện cậu bé đưa cho sứ giả chiếc kim và yêu cầu vua rèn thành một dao

- Trong giờ chính tả hôm các em sẽ tập chép đoạn từ “Hôm sau … đến xẻ thịt chim” bài Cậu bé thông minh, sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt l/n; an/ang và ôn lại bảng chữ và các chữ nhiều chữ ghép lại

b) Hướng dẫn tập chép:

Trao đổi về nội dung đoạn chép:

- G/V đọc đoạn chép bảng - HS đọc lại đoạn văn + Đoạn văn cho chúng ta biết

chuyện gì?

+ Đoạn văn cho biết nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm ba mâm cỗ từ một chim sẻ nhỏ

(14)

chiếc kim này thành một dao thật sắc để xẻ thịt chim

+ Cuối cùng nhà vua xử lí sao? + Vua trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường để luyện thành tài

Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu? + Đoạn văn có câu

+ Trong đoạn văn có lời nói của ai? + Trong đoạn văn có lời nói của cậu bé + Lời nói của nhân vật được viết

như thế nào?

+ Lời nói của nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng

+ Trong bài có từ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Trong bài phải viết hoa từ Đức Vua và các từ đầu câu: Hôm, Cậu, Xin

Hướng dẫn viết từ khó:

- G/V đọc: chim sẻ, sứ giả, kim khâu, sắc, xẻ thịt, cỗ, luyện, bảo

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng - Theo dõi – chỉnh sửa - HS đọc các từ bảng

Chép bài:

- HS nhìn bảng chép bài

Soát lỗi:

- G/V đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết

- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi

Chấm bài:

- G/V chấm từ – 10 bài, nhận xét từng bài

- Các HS còn lại đối chiếu với SGK và tự chấm bài cho mình

c) Hướng dẫn làm tập tả:

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu của bài

- HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

a) l hay n b) an hay ang

+ hạ lệnh + đàng hoàng

+ nộp bài + đàn ông

+ hôm nọ + sáng loáng

- Kết luận – cho điểm - HS nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu của bài

- HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng - G/V sửa chữa và cho HS đọc - Đọc bài theo yêu cầu

- G/V xoá cột chữ - HS đọc lại – HS lên bảng viết lại - G/V xoá tên chữ - HS đọc lại – HS lên bảng viết lại - G/V xoá hết bảng - HS đọc lại – HS lên bảng viết lại

(15)

4 Củng cố, dặn do:

- Trò chơi: Tìm từ có âm đầu l/n hay có vần an/ang

- Chia thành nhóm, nhóm tìm từ có âm đầu l(an); nhóm tìm từ có âm đầu là n(ang)

- G/V viết lên bảng - HS nói kết quả - Tổng kết trò chơi

- Dặn dò: chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học

THỦ CÔNG

Tiết 1:GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI A Mục tiêu :

- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng Tàu thuỷ tương đối cân đối

- (Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói Các nếp gấp thẳng, phẳng Tàu thuỷ cân đối)

B Chuẩn bi :

- G/V: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh cả lớp quan sát được Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công Bút màu, kéo thủ công C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Thầy giáo giới thiệu bài

b) Hoạt động 1: Thầy giáo hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- G/V giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu: Tàu thuỷ có hai ống khói giống ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu đứng thẳng

- HS nghe

- HS nêu được đặc điểm và hình dáng của tàu thuỷ

G/V giải thích: Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống tàu thuỷ Trong thực tế, tàu thuỷ được làm bằng sắt, thép có cấu tạo phức tạp nhiều Sau đó, thầy giáo liên hệ thực tế về tác dụng của tàu thuỷ: Tàu thuỷ dùng dùng chở khách hàng, vận chuyển hàng hoá sông biển …

- G/V tạo điều kiện để HS suy nghĩ, tìm cách gấp tàu thuỷ trước

(16)

hướng dẫn cách gấp (gọi HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu)

c) Hoạt động 2: Thầy giáo hướng dẫn mẫu

Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông

+ HS cả lớp quan sát thầy giáo làm

Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông;

- Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông Mở tờ giấy (H 2)

Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói

- Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía Gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào cho bốn đỉnh tiếp ở điểm O và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình (H 3)

- Lật hình mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn định của hình vuông vào điểm O, được hình

- Lật hình mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của hình bốn vào điểm O, được hình

- Lật hình mặt sau, được hình

- Trên hình có bốn ô vuông Mỗi ô vuông có hai tam giác Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên Cũng vậy với ô vuông đối diện được hai ống khói của tàu thuỷ

- Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo sang hai phải Đồng thời, dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói hình

- G/V gọi 1, HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói Trong quá trình HS thao tác, thầy giáo và cả lớp quan sát Thầy giáo sữa chữa, uốn nắn những thao tác HS thực hiện chưa đúng và nhận xét

- HS lên bảng thao tác lại các bước G/V làm

(17)

- G/V cho HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy

- HS thực hành giấy

- HS nhắc lại quy trình gấp tàu thuỷ 3 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: Về nhà tập gấp lại chiếc tàu thuỷ cho đẹp

Chuẩn bị bài: Gấp tàu thuỷ hai ống khói (Tiết 2)

- Nhận xét tiết học

Thứ tư ngày 25 tháng 08 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 1:ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT SO SÁNH I.Mục tiêu:

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT 1)

- Tìm được những sự vật được so sánh với câu văn, câu thơ (BT 2) - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí vì thích hình ảnh đó (BT3) II.Chuẩn bi:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ bài tập

- Bảng lớp viết sẵn các câu thơ, câu văn của bài tập - Một chiếc vòng bằng ngọc thạch (nếu có)

- Tranh vẽ (hoặc vật thật) một chiếc diều giống hình dấu á III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Mở đầu:

- Trong giờ Tiếng việt hôm nay, chúng ta sẽ học bài đầu tiên của phần luyện từ và câu Các bài tập luyện từ và câu chương trình sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ và biết nói thành câu, tiên tới nói và viết hay

- Giờ luyện từ và câu đầu tiên, chúng ta sẽ ôn tập về các từ chỉ sự vật và làm quen với biên pháp tu từ so sánh

3 Bài mới: a) Bài 1:

- HS đọc đề bài

- HS lên bảng thi làm bài nhanh

- Chữa bài, tuyên dương

Tay em đánh Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai b) Bài 2:

(18)

nói theo cách so sánh đơn giản, ví dụ: Râu ông dài và bạc cước; Bạn Thu cao bạn Liên; Búp bê xinh một đoá hoa hồng;… Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp của các câu thơ, câu văn có dùng cách so sánh

- HS đọc đề bài

Làm bài mẫu:

- HS đọc lại câu thơ phần a) + Tìm các từ chỉ sự vật câu

thơ

+ Hai bàn tay em; Hoa đầu cành + Hai bàn tay em được so sánh với

gì?

+ Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành

+ Theo em, vì hai bàn tay em bé lại được so sánh với hoa đầu cành?

+ Vì hai bàn tay em bé thật nhỏ xinh, đẹp những hoa đầu cành

- Kết luận: Trong câu thơ trên, hai bàn tay em bé được so sánh với hoa đầu cành Hai bàn tay em bé và hoa đầu cành đều rất đẹp, xinh

Hướng dẫn làm các phần còn lại:

- HS lên bảng làm bài

b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ

c) Cánh diều được so sánh với dấu á d) Dấu hỏi được so sánh với vành tại nhỏ - Chữa bài từng ý

b) Biển và tấm thảm khổng lồ có gì giống nhau?

+ Biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng

+ Màu ngọc thạch là màu thế nào?

+ Màu ngọc thạch là màu xanh gần nước biển

+ Màu đó có giống màu nước biển không?

+ Vì thế mới so sánh mặt biển sáng tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch

c) Cánh diều này và dấu á có nét gì giống nhau?

+ Cánh diều và dấu á có cùng hình dáng, hai đầu đều cong cong lên

- 2, HS lên bảng vẽ to dấu á

- Vì hai vật này có hình dáng giống nên tác giả mới so sánh Cánh diều dấu “á”

d) Em thấy vành tai giống với gì? + Vành tai giống với dấu hỏi - Thầy vẽ một dấu hỏi to lên bảng - HS quan sát

- Vì có hình dáng gần giống nên tác giả đã so sánh dấu hỏi với vành tai nhỏ - Tuyên dương HS làm bài đúng

c) Bài 3:

Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh

- Hai câu sau cùng nói về đôi bàn tay em bé:

(19)

* Hai bàn tay em Như hoa đầu cành

+ Em thấy câu nào hay hơn, vì sao? + Câu thơ “Hai bàn tay em Như hoa đầu cành” hay vì hai bàn tay em bé được nói đến không chỉ đẹp mà còn đẹp hoa

- Vậy ta thấy, việc so sánh hai bàn tay em bé với hoa đầu cành đã làm cho câu thơ hay hơn, bàn tay em bé được gợi đẹp hơn, xinh so với cách nói thông thường: Đôi bàn tay em bé rất đẹp

Làm bài tập 3:

- HS đọc đề bài - HS phát biểu ý kiến

- Kết luận: Mỗi hình ảnh so sánh có một nét đẹp riêng Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng cuộc sống hằng ngày Các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng đó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp

4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học

- Nhận xét tiết học

TOÁN

Tiết 3: LUYỆN TẬP A Mục tiêu :

- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)

- Biết giải bài toán về “tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ) - Xếp hình theo mẫu

B Chuẩn bi :

- Bốn mảnh bìa bằng nhau, hình tam giác vuông cân bài tập C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu: - G/V cho bài

- Nhận xét – chữa bài và cho điểm

- HS làm bài bảng

325 623 764 + 142 + 275 - 342 467 898 422 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hôm chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng và trừ các số có ba chữ số không nhớ

- G/V ghi tựa bài

(20)

Bài 1:

- HS đọc đề bài

- Chữa bài - HS lên bảng làm bài

+ Đặt tính thế nào? + Đặt tính cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm

+ Thực hiện tính từ đâu đến đâu? + Thực hiện tính từ phải sang trái

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở a) x – 125 = 344 b) x + 125 = 266

x = 344 + 125 x = 266 - 125 x = 469 x = 141

+ Tại phần a) để tìm x em lại thực hiện phép cộng 344 + 125?

+ Vì x là số bị trừ phép trừ x – 125 = 344, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ

+ Tại phần b) để tìm x em lại thực hiện phép trừ 266 - 125?

+ Vì x là số hạng phép cộng x + 125 = 266, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng đã biết

- Chữa bài cho điểm

Bài 3:

- HS đọc đề bài + Đội đồng diễn thể dục có tất cả

bao nhiêu người?

+ Đội đồng diễn thể dục có tất cả 285 người + Trong đó có nam? + Trong đó có 140 nam

+ Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì?

+ Ta phải thực hiện phép trừ: 285 - 140

+ Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết số nam là 140, muốn tính số nữ ta phải lấy tổng số người trừ số nam đã biết

- HS lên bảng làm bài; cả lớp làm vào vở

- Chữa bài – cho điểm

Bài giải

Số nữ có đội đồng diễn là: 285 – 140 = 145 (người)

Đáp số: 145 người

Bài (Khá, giỏi):

- Tổ chức cho HS thi ghép hình giữa các tổ

(21)

- Tuyên dương tổ thắng cuộc

+ Trong hình “con cá” có hình tam giác?

+ có hình tam giác 4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà làm lại bài tập, tự ôn tập thêm về phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số

- Nhận xét tiết học

-TẬP VIẾT

Tiết 1:ÔN CHỮ HOA A A Mục tiêu :

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em … đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường chữ ghi tiếng

- (Ở tất cả các bài tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết bảng lớp) trang vở tập viết 3.)

B Chuẩn bi :

- Mẫu chữ hoa A, V, D viết bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ

- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn bảng lớp - Vở tập viết 3, tập một

C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Mở đầu:

- Giờ tập viết ở lớp các em sẽ tiếp tục tập viết chữ viết hoa và viết từ, câu có chứa chữ hoa ấy

- HS cùng bàn kiểm tra đồ dùng học tập cho

- Muốn viết đẹp các em phải thật cẩn thận và kiên nhẫn 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong tiết tập viết hôm các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa A tên riêng và câu ứng dụng

b) Hướng dẫn viết chữ viết hoa:

Quan sát và nêu quy trình viết chữ A, V, D hoa:

(22)

có những chữ hoa nào?

- Treo bảng các chữ cái viết hoa - HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa - G/V vừa viết mẫu, vừa nhắc lại

quy trình

- Theo dõi quan sát

Viết bảng:

- Thầy chỉnh sửa lỗi cho từng HS - HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng

c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

Giới thiệu từ ứng dụng:

- HS đọc từ ứng dụng

- Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người dân tộc H’Mông, người đã anh dũng hi sinh kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng

Quan sát và nhận xét:

+ Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? Là những chữ nào?

+ Cụm từ có chữ: Vừ, A, Dính + Trong từ ứng dụng; các chữ cái có

chiều cao thế nào?

+ Chữ hoa: V, A, D và chữ h cao li rưỡi, các chữ còn lại cao li

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

+ Bằng khoảng cách viết một chữ o

Viết bảng:

-Thầy sửa lỗi cho HS - HS lên bảng viết; cả lớp viết bảng d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng:

Giới thiệu câu ứng dụng:

- HS đọc câu ứng dụng

- Câu tục ngữ này muốn nói anh em thân thiết, gắn bó tay với chân nên lúc nào cũng yêu thương, dùm bọc lẫn

Quan sát và nhận xét:

+ Câu ứng dụng các chữ có chiều cao thế nào?

+ Các chữ A, h, y, R l, d, đ cao li rưỡi, chữ t cao li rưỡi, các chữ còn lại cao li

Viết bảng:

- Sửa lỗi từng HS - HS viết bảng: Anh, Rách e) Hướng dẫn viết vào vở tập viết:

- G/V cho HS quan sát bài viết mẫu vở tập viết 3, tập một

- HS quan sát - Theo dõi và chỉnh sửa

- Thu và chấm bài đến bài

- HS viết:

+ dòng chữ A, cỡ nhỏ + dòng chữ V và D, cỡ nhỏ

+ dòng từ ứng dụng Vừ A Dính, cỡ nhỏ + dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ

4 Củng cố, dặn do:

(23)

học thuộc lòng câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

-TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP A.Mục tiêu:

- Nêu được tên các bộ phận và chức của quan hô hấp - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của quan hô hấp tranh vẽ

- Biết được hoạt động thở diễn liên tục Nếu bị ngừng thở từ đến phút người ta có thể bị chết

B.Chuẩn bi:

- Các hình minh hoạ trang 4, sách tự nhiên và xã hội, phóng to (nếu có thể) - Phiếu học tập cho hoạt động

A Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động thở và nêu được các bộ phận của quan hô hấp

b) Hoạt động 1: Cử động hô hấp - G/V nêu yêu cầu hoạt động: Quan sát và nhận xét về cử động hô hấp

- Phát phiếu học tập - HS nhận phiếu

Họ và tên:……… PHIẾU HỌC TẬP BÀI Hoạt động thở và quan hô hấp 2. Thực hành hoạt động thở

3. Chọn từ thích hợp ngoặc đơn để điền vào chỗ trống các nhận xét đưới đây:

- Khi hít vào lồng ngực …………, thở lồng ngực ……… - Sự phồng lên và ………… …………và thở của lồng ngực diễn

……

(Xẹp xuống, phồng lên, liên tục và đều dặn, hít vào)

- HS cả lớp thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực

- HS thảo luận theo cặp - Yêu cầu các nhóm đổi chéo phiếu

học tập

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

(24)

- Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận không khí Khi thở lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí ngoài

- Sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực hít vào và thở diễn liên tục và đều đặn

- Hoạt động hít vào, thở liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp c) Hoạt động 2: Cơ quan hô hấp

+ Theo em những hoạt động nào của thể giúp chúng ta thực hiện hoạt động thở?

+ HS tự phát biều ý kiến

- Treo hình minh hoạ (hình 2, trang SGK)

+ Quan sát hình minh hoạ + Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận

của quan hô hấp được minh hoạ hình?

+ HS tra lời và chỉ vô hình minh hoạ

Kết luận: Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa thể và môi trường được gọi là quan hô hấp Cơ quan hô hấp bao gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá

phổi.Trong đó mũi, khí quản, phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí, hai lá phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí

d) Hoạt động 3: Đường của không khí

- Treo tranh minh hoạ (hình 3, trang SGK)

- HS quan sát tranh + Hình nào minh hoạ đường của

không khí ta hít vào?

+ Hình bên trái minh hoạ đường của không khí ta hít vào vì mũi tên chỉ đường của không khí có hướng từ ngoài môi trường vào quan hô hấp mà đầu tiên là mũi + Hình nào là minh hoạ đường

của không khí ta thở ra? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

+ Hình bên phải mô tả đường của không khí ta thở vì mũi tên chỉ đường của không khí có hướng từ quan hô hấp ngoài môi trường

- Một số HS lên bảng chỉ và nêu rõ đường của không khí

+ Khi hít vào (thở ra), không khí từ bộ phận nào đến bộ phận nào của quan hô hấp?

+ Khi ta hít vào, không khí từ mũi qua khí quản, phế quản rồi vào hai lá phổi + Khi ta thở ra, không khí từ hai lá phổi qua phế quản, khí quản đến mũi rồi ngoài môi trường

- G/V kết luận về đường của không khí hoạt động thở e) Hoạt động 4: Vai trò của

quan hô hấp

- HS thực hiện bịt mũi, nín thở giây lát + Em có cảm giác thế nào bịt

mũi, nín thở?

(25)

+ Em đã bao giờ bị dị vật mắc vào mũi chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào?

+ HS trả lời

G/V nêu: Khi chúng ta bị bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện được, làm cho thể của chúng ta bị thiếu ôxi dẫn đến khó chịu Nếu nín thở lâu từ đến phút, người ta có thể bị chết, vì vậy cần phải giữa gìn cho quan hô hấp hoạt động liên tục và đều đặn Khi có dị vật làm tắc đường thở, chúng ta cần phải cấp cứu để lấy dị vật lập tức

4 Củng cố, dặn do:

- 2, HS đọc phần bạn cần biết ở SGK - Dặn dò: HS về nhà làm bài

vở bài tập tự nhiên và xã hội (nếu có) và học thuộc nội dung phần bạn cần biết

- Nhận xét tiết học

MÜ thuËt:

Thëng thøc mÜ thuật : Xem tranh thiếu nhi (G/V chuyên soạn giảng)

Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2010 TOÁN

Tiết 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần) A Mục tiêu :

- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)

- Tính được độ dài đường gấp khúc - Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam

- Làm Được BT1( cột 1,2,3) BT2( cột1,2,3) BT3(a) BT4 B Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu: - Thầy giáo cho bài

- Nhận xét – chữa bài và cho điểm

- HS làm bài bảng

x - 345 = 134 132 + x = 657 x = 134 + 345 x = 657 - 132 x = 479 x = 525 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hôm chúng ta sẽ ôn tập về cộng có nhớ các số có ba chữ số - G/V ghi tựa bài

(26)

Phép cộng 435 +127:

- G/V viết lên bảng: 435 +127 = ? - HS lên bảng đặt tính + Chúng ta bắt đầu tính từ hàng

nào?

+ Từ hàng đơn vị + Hãy thực hiện cộng các đơn vị với

nhau

+ cộng bằng 12

+ 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + 12 gồm chục và đơn vị - Vậy ta viết vào hàng đơn vị và nhớ chục sang hàng chục + Hãy thực hiện cộng các chục với

nhau

+ cộng bằng

+ chục, thêm chục là mấy chục? + chục thêm chục là chục - Vậy cộng bằng 5, thêm bằng 6, viết vào hàng chục

+ Hãy thực hiện cộng các số trăm với

+ cộng bằng 5, viết + Vậy 435 cộng 127 bằng bao

nhiêu?

+ 435 cộng 127 bằng 562

Phép cộng 256 +162:

- Tiến hành tương tự với phép cộng 435 +127

4 Luyện tập: a) Bài 1:

- HS đọc đề bài toán

- HS lên bảng làm cột 1, 2,

- Nhận xét, cho điểm

+ 256125 + 417168 + 555209 381 585 764 b) Bài 2:

- HS đọc đề bài toán

- HS lên bảng làm cột 1, 2,

- Nhận xét, cho điểm

+256

182 +

452

361 +

166 283 438 813 449 c) Bài 3:

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì? + Bài toán yêu cầu chúng ta đặt tính và tính + Cần chú ý điều gì đặt tính? + Cần chú ý đặt tính cho đơn vị thẳng hàng

đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm thẳng hàng trăm

+ Thực hiện tính từ đâu đến đâu? + Thực hiện tính từ phải sang trái - HS lên bảng

- Nhận xét, cho điểm

+235

417 +

256 70

(27)

d) Bài 4:

- HS đọc yêu cầu của bài + Muốn tính độ dài đường gấp khúc

ta làm thế nào?

+ Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

+ Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thẳng nào tạo thành?

+ Đường gấp khúc ABC gồm đoạn thẳng tạo thành đó là đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC + Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn

thẳng

+ Đoạn thẳng AB dài 126cm, đoạn thẳng BC dài 137cm

- HS lên bảng làm bài

- Chữa bài, cho điểm

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABC là: 126 + 137 = 263 (cm)

Đáp số: 263cm e) Bài (Khá, giỏi):

- HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập - HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra + Có tờ giấy bạc loại 500đ Hỏi đổi

được mấy tờ giấy bạc loại 100đ? Vì sao?

+ HS trả lời

5 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần

- Nhận xét tiết học

-CHÍNH TA (Nghe -viết)

Tiết 2: CHƠI CHUYỀN A Mục tiêu :

- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ - Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT 2)

- Làm đúng BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ GV soạn B Chuẩn bi :

- Kẻ sẵn bảng chữ cái không ghi nội dung để kiểm tra - Bảng phụ viết BT

C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu:

- Chữa bài, cho điểm - HS viết bảng lớp: lo sợ, rèn luyện, đàng hoàng, làn gió,

(28)

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ chơi chuyền Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biệt ao/oao; và trò chơi tìm từ có âm đầu l/n hoặc có vần am/ang

b) Hướng dẫn viết tả:

Tìm hiểu nội dung bài thơ:

- G/V đọc bài thơ chơi chuyền - HS nghe, HS đọc lại bài

+ Khổ thơ cho em biết điều gì? + Khổ thơ cho em biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói + Khổ thơ nói điều gì? + Khổ thơ ý nói chơi chuyền giúp các bạn

tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc dây chuyền nhà máy

Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài thơ có mấy dòng thơ? + Bài thơ có 18 dòng thơ + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Mỗi dòng thơ có chữ + Chữ đầu dòng thơ phải viết

thế nào?

+ Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa + Trong bài thơ, những câu thơ nào

đặt ngoặc kép? Vì sao?

+ Các câu: “Chuyền chuyền một Hai, hai đôi” vì đó là những câu nói của các bạn chơi trò chơi này

+ Khi viết bài thơ này, để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô?

+ Ta nên viết lùi vào ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp

Hướng dẫn viết từ khó:

- HS nêu các từ khó: chuyền, sáng, mềm mại, dẻo dai, dây, que,

- HS lên bảng viết

Viết chính tả:

- Thầy đọc - HS viết lại bài thơ

Soát lỗi:

- Thầy đọc lại bài - HS soát lại

Chấm bài:

- Thu chấm 10 bài - HS nộp bài

- Nhận xét bài viết của HS

c) Hướng dẫn làm tập tả:

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài - Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm - HS lên bảng làm bài

(29)

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu SGK - HS tự làm bài – chữa bài * Lời giải: a) lành – nổi – liềm

b) ngang – hạn – đàn 4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo

- Nhận xét tiết học

-TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 2:NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO? A.Mục tiêu:

- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí lành sẽ giúp thể khoẻ mạnh

- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ

- (Biết được hít vào, khí ô-xi có không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để nuôi thể; thở ra, khí các-bô-níc có máu được thải ngoài phổi.)

A.Chuẩn bi:

- Các hình minh hoạ trang 6, SGK - Bảng câu hỏi kiểm tra cuối tiết học

- Mỗi HS chuẩn bị thẻ đỏ và thẻ xanh bằng giấy màu hình chữ nhật, kích thước 5x7cm

C,Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu:

+ Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? + Hoạt động thở gồm mấy cử động, đó là những cử động gì?

- Nhận xét, cho điểm

- HS chỉ hình và nêu rõ tên các bộ phận hô hấp, đường của không khí hít vào và thở 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hôm ta sẽ tìm hiểu bài nên thở thế nào? b) Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn

và trả lời câu hỏi

(30)

+ Quan sát phía mũi tên em thấy có những gì?

+ Em nhìn thấy lông mũi lỗ mũi + Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy

ra từ mũi?

+ Khi bị sổ mũi, em thấy có nước nhớt chảy từ hai lỗ mũi

+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía mũi, em thấy khăn có gì?

+ Hằng ngày, dùng khăn sách lau phía mũi, em thấy khăn có lớp ván khô nước mũi khô lại

+ Tại thở bằng mũi tốt thở bằng miệng?

+ Thở bằng mũi tốt thở bằng miệng - Hoạt động theo cặp

- HS trả lời

Kết luận:

- Trong mũi có lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào không khí vào phổi sạch hơn; các mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi; các chất nhầy giúp cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi

- Chúng ta nên thở bằng mũi vì thế là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ; không nên thở bằng miệng vì thở thế các chất bụi, bẩn vẫn dễ vào được bên quan hô hấp, có hại cho sức khoẻ

c) Hoạt động 2: Lợi ích của việc hít thở không khí lành và tác hại của việc phải thở không khí có nhiều khói, bụi

+ Em cảm thấy thế nào được hít thở không khí lành ở các công viên, vườn hoa, ?

+ Khoan khoái, dễ chịu

+ Em có cảm thấy thế nào ngoài đường có nhiều bụi, khói hoặc ở bếp đun bằng củi, rơm, than?

+ Ngột ngạt, khó chịu

G/V giảng: Bầu không khí các công viên, vườn hoa, thường rất lành, nhiều ôxi Khi được hít thở bầu không khí lành ấy, thể chúng ta được cung cấp dầy đủ khí ôxi cho máu nuôi thể nên chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu Còn không khí ở ngoài đường có nhiều xe cộ qua lại, bếp đun nấu có nhiều khí các-bô-níc và các khí độc khác làm ô nhiễm Nếu phải hít thở không khí ô nhiễm, thể ta sẽ ngột ngạt, khó chịu Có hại cho sức khoẻ

- HS đọc nội dung bạn cần biết d) Hoạt động 3: Kiểm tra cuối tiết

học

- G/V chuẩn bị bản câu hỏi - Lớp chia nhóm, yêu cầu chọn nhóm trưởng và nhóm phó

- G/V phiếu học tập - Nhóm trưởng đọc câu hỏi, nhóm phó nghe bạn trả lời và so sánh với đáp án

(31)

dịch nhầy

2 Thở thế nào là hợp vệ sinh? + Thở bằng mũi, không thở bằng mồm Khi hít vào, thể nhận được khí

gì? Khi thở ra, thể thải khí gì?

+ Hít vào khí ô-xi và thở khí các-bô-níc Lợi ích của việc hít thở không khí

trong lành là gì?

+ Có đủ ô-xi thấm vào máu nuôi thể làm thể khoẻ mạnh

5 Tác hại của việc hít thở không khí ô nhiễm là gì?

+ Hít thở không khí ô nhiễm có nhiều khí các-bô-níc, bụi bẩn có hại cho sức khoẻ

- Tổng kết, tuyên dương nhóm có nhiều thẻ đỏ

- Các nhóm báo cáo số thẻ đỏ và số thẻ xanh 4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo

- Nhận xét tiết học

-Thể dục

Bài 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRỊ CHƠI : “ NHANH LÊN BẠN ƠI ” I MỤC TIÊU:

+ Phổ biến (Trò chơi) quy định tập luyện Yêu cầu học sinh hiểu, thực hiện đúng.

+ Giới thiệu chương trình mơn học, yêu cầu học sinh biết đặc điểm bản, có thái độ tinh thần tập luyện

+ Chơi trò trơi “Nhanh lên bạn ơi”

II ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN Sân trường

Chuẩn bị: Còi, kẻ sân trò chơi

II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY ĐLVĐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Nhận lớp: Ổn định nhanh, trật tự. Phổ biến nội dung bản, nội dung tập luyện.

2 Khởi động: Giậm chân chỗ vỗ tay theo nhịp hát.

Tập thể dục phát triển chung L2

2’ 3’ 2 x 8

(32)

* Trò chơi:

A PHẦN CƠ BẢN 1 Kiểm tra cũ.

2 Bài mới: Phân cơng tổ nhóm tập luyện-chọn cán mơn học + chọn biên chế tổ lớp học.

Nhắc lại nội quy tập luyện phổ biến nội dung môn học.

Khẩn trương tập hợp, quần áo gọn gàng, tích cực tập luyện chỉnh đốn trang phục.

3 Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.

Ơn số động tác đội hình đội ngũ.

3’ 7’ 2’ 7’ 6’

Tập hợp hàng dọc

Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay trái, phải.

C PHẦN KẾT THÚC

1 Hồi tĩnh: Đi thường theo nhịp 1,2 giáo viên Học sinh hệ thống bài.

2 Nhận xét-Dặn dò: Nhận xét học.

Giáo viên hô “Thể dục” HS đáp “Khoẻ”.

2’ 2’

4 haứng doùc

Âm nhac

Học hát bài: Quốc ca Việt Nam ( G/ V chuyên soạn gi¶ng)

Thứ sáu ngày 27 tháng 08 năm 2010 TẬP LÀM VĂN

Tiết 1: NÓI VỀ ĐỘI TNTP ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN A Mục tiêu :

- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1) - Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)

B Chuẩn bi :

- Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn bài tập (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS) - Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ

- Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập

- HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV Ngoài các câu hỏi bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:

(33)

+ Hãy tả lại huy hiệu của Đội

+ Hãy tả lại khăn quàng của đội viên + Bài hát của Đội sáng tác? + Kể tên một số phong trào của Đội… C Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Giới thiệu:

Trong giờ học tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nói những điều mình biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách

3 Bài mới: a) Bài 1:

- Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ - G/V viết các câu hỏi (theo mục B) vào các hoa giấy, sau đó gài lên một cảnh

- Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước

- G/V hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa câu trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời

- Cả lớp lắng nghe

- 1, HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần)

b) Bài 2:

- HS nêu yêu cầu bài

- Ở lớp 2, các em đã được học bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn

- HS suy nghĩ và tự làm bài - HS lên bảng làm bài

- Chữa bài - 2, HS đọc đơn của mình

+ Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?

+ Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Địa chỉ nhận đơn

+ Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?

+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn

+ Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?

(34)

4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu - Nhận xét tiết học

-TOÁN

LUYỆN TẬP A Mục tiêu :

- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)

- HS biết cách quan sát và vẽ hình vào vở bài tập - Làm được BT 1,2,3,4

B Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Khởi động: - HS hát

2 Kiểm tra cu: - Thầy giáo cho bài

- Nhận xét – chữa bài và cho điểm

- HS làm bài bảng 132

+ 259 391

423 + 258 681

218 + 547 765

152 + 463 615 3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hôm chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng các số có ba chữ số - Thầy giáo ghi tựa bài

b) Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:

- HS lên bảng làm bài - Yêu cầu HS vừa lên bảng vừa nêu

rõ cách thực hiện phép tính của mình

- Chữa bài và cho điểm

- HS 1: 367 +120 487

- cộng bằng 7, viết - cộng bằng 8, viết - cộng bằng 4, viết

Bài 2:

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì? + Bài toán yêu cầu chúng ta đặt tính và tính - HS nêu lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính

- HS lên bảng làm bài

- Chữa bài – cho điểm

a) +367

125 + 487

(35)

+168 503

492 617 151 671

Bài 3:

- HS đọc tóm tắt bài toán + Thùng thứ nhất có lít

dầu?

+ Thùng thứ nhất có 125l dầu + Thùng thứ hai có lít

dầu?

+ Thùng thứ hai có 135l dầu

+ Bài toán hỏi gì? + Hỏi cả hai thùng có lít dầu? - Yêu cầu dựa vào tóm tắt để đọc

thành đề toán

+ Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 135l dầu Hỏi cả hai thùng có lít dầu? - HS làm bài

- Chữa bài và cho điểm

Bài giải

Cả hai thùng có số lít dầu là: 125 + 135 = 260 (l)

Đáp số: 260 lít

Bài 4:

- HS đọc yêu cầu của bài - Nhận xét, chữa bài - HS tự làm rồi chữa bài

Bài (Khá, giỏi):

- Yêu cầu HS quan sát hình và vẽ vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của

- HS tự làm bài, sau đó kiểm tra bài bạn bên cạnh

4 Củng cố, dặn do:

- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần

- Nhận xét tiết học

-ThĨ dơc

Baứi 2: Tập hợp hàng dọc, quay phải quay trái, ng ngh, ng

nghiêm , dồn hàng, chào báo cáo.

Trò chơi: Nhanh lên bạn “ KÕt b¹n”

I./ Mục tiêu :

(36)

-Troứ chụi : Nhanh lên bạn “Kết bạn” Bước đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi

II./ Địa điểm phương tiện :

-Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện

-Phương tiện : Chuẩn bị còi Kẻ sân cho trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy” Bước đầu biết cách chơi v tham gia được trò chơi

III./ Nội dung phương pháp lên lớp :

(37)

SINH HOẠT LỚP TuÇn 1 I – SƠ KẾT TUẦN:

+ Nhận xét tuần qua: Học sinh học đúng giờ, chuyên cần Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt em:

+ Tham gia đầy đủ các công tác đội

+ Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp + Truy bài đầu giờ tốt

II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TÔN TẠI: 1 Ưu điểm:

+ Lớp trật tự giờ học

+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ: + Ghi chép bài và làm bài đầy đủ

+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 2 Tồn tại:

+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc giờ học em: Hoàng, Thắng, Huyền, An

+ Còn nói chuyện và làm việc riêng giờ học em: Đông, Huỳnh + Chưa tự giác vệ sinh sân trường em: D ũng, Minh

III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm

- Phân công các tổ tham gia lao động vệ sinh sân trường IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:

- Phân công trực lớp

- Nhắc nhở HS tham gia học đều - Kiểm tra sách vở của em:

- Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp V – BÀI HÁT:

- Hát các bài hát của đội

(38)

TUẦN : Thứ hai ngày 30 tháng năm 2010 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYÊN :

BÀI: AI CÓ LỖI

I Mục đích yêu cầu:

A- Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ ; Bớc đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật

- Hiểu đợc ý nghĩa: phải biết nhờng nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi trót c xử không tốt với bạn.(trả lời CH-SGK)

B- KĨ chun

- Kể lại đợc đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa II Đ dùng dạy học:Å

- Tranh minh hoạ đọc truyện kể SGK

- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hớng dẫn HS luyện đọc III Các hoạt động dạy học:

Tập đọc

Hoạt động GV Hoạt động HS I Kiểm tra cũ :Kiểm tra đọc Đơnxin vào

Đội nêu nhận xét cách trình bày đơn II Bài

1 Giới thiệu Luyện đọc

a GV đọc toàn Gợi ý cách đọc: Giọng nhân vật “tôi” giọng Cô-rét-ti – SGV tr 52, 53

b GV hớng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc câu: Hớng dẫn HS đọc từ ngữ dễ phát âm sai viết sai

- Đọc đoạn trớc lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ đọc với giọng thích hợp SGV tr.53

- Giúp HS nắm nghĩa từ

- Đọc đoạn nhóm: Theo dõi, hớng dẫn nhãm

- Lu ý HS đọc ĐT với cờng độ vừa phải, khơng đọc q to

3 Híng dẫn tìm hiểu bài:

+Hai ban nho truyờn tên là gì? +Vì hai bạn nhỏ giận nhau?

+Vì saoEn-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét ti?

+Hai bạn đã làm lành với sao?

+Em đoán Cô-rét ti đã nghĩ gì chủ động làm lành với bạn?

+Bố đã trách mắng En-ri-cô ntn?

- HS đọc nhận xét

- Theo dõi GV đọc tranh minh hoạ SGK

- Đọc nối tiếp câu (hoặc 2, câu lời nhân vật)

- Đọc nối tiếp đoạn

- HS c chỳ gii SGK tr.13 - Đọc theo cặp

- nhóm nối tiếp đọc đồng đoạn 1, 2,

- HS đọc nối tiếp đoạn 3, En-ri-cụ Và Cụ-ret-ti

HS phát biểu trả lời

(39)

+Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?

4 Luyện đọc lại

- Chọn đọc mẫu đoạn

- Chia lớp thành nhóm 3, tổ chức thi đọc nhóm

- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay

- Theo dõi GV đọc - Phân vai, luyện đọc

- Nhận xét bạn đọc hay nhất, thể đ-ợc tình cảm nhân vật

KĨ chun

1 GV nªu nhiƯm vơ: Nh SGV tr.55

2 Híng dẫn kể đoạn câu chuyện theo tranh

a Híng dÉn HS quan s¸t tranh

b HD đọc ví dụ cách kể SGK tr.13

- HDHS kể lần lợt theo tranh (chia nhóm ) c Nhận xét nhanh sau lần kể:

- Nhận xét: Về nội dung, diễn đạt, cỏch th hin

d HD HS kể lại toàn câu chuyện

III Củng cố dặn dò:

- Em học đợc điều qua câu chuyện này? - Nhận xét tiết học

- HS theo dâi - HS theo dâi

Hs nêu nội dung từng tranh

- HS theo dâi - HS theo dâi - HS theo dâi - Vµi HS - HS theo dâi

TOÁN

TRỪ CÁC SỚ CÓ BA CHỮ SỚ( Cã nhí mét lÇn). I.MỤC TIÊU :

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm )

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ ) BT1 (cột 1,2,3), BT2 (cột 1,2,3), BT3

- Áp dụng để giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1 Kiểm tra

- Gọi HS làm bài - Nhận xét - ghi điểm 2 Bài mới:

a/ Phép trừ: 432 - 215 = ? - Gọi HS lên bảng đặt tính - Gọi HS nêu cách tính

- Nhận xét bài bảng Bài tập HS

(40)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò b/ Phép trừ: 627 - 143 = ?

- Gọi HS nêu cách đặt tính - Gọi HS nêu cách tính - Lớp làm vào bảng - Nhận xét bài bảng * Kết luận:

+ Phép trừ 432 - 215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục

+ Phép trừ 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm

c/ Thực hành:

Bài 1: Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài

- Chữa bài và ghi điểm Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Gọi HS đọc đề.

- Tổng số tem của hai bạn là ? - Bạn bình có tem? - Bài toán yêu cầu ta làm gì? - Gọi HS lên bảng giải - Lớp làm vào vở

- Chữa bài và cho điểm HS - Chấm bài, cho điểm 3 Củng cố - dặn do:

- Yêu cầu về luyện tập thêm về phép trừ - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- HS lên bảng làm - Lớp bảng - HS nêu cách tính

- HS nêu - HS nêu

- HS lên bảng làm bài Lớp làm vào vở

- HS đọc

- Tổng số tem của bạn là 335 tem - Bình có 128 tem

- Tìm số tem của Hoa Bài giải:

Số tem của bạn Hoa là: 335 - 128 = 207 (con tem) Đáp số: 207 tem

-o c

Kính yêu Bác Hå (TiÕt 2) I Mơc tiªu:

(41)

- Biết đợc tình cảm Bác Hồ thiếu nhi tình cảm thiếu nhi Bác Hồ

- Thực theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng II Tài liệu phơng tiện.

- Vở tập Đạo đức

- Các thơ, hát, truyện, tranh ảnh, băng hình Bác Hồ, tình cảm Bác Hồ với thiếu nhi

III Các hoạt đeng dạy - häc chñ yÕu

Hoạt động GV Hoạt động HS

Hoạt động 1:

- GV giúp HS tự đánh giá việc thực Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi với bạn ngồi bên cạnh

- GV khen HS thực tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng nhắc nhở lớp học tập bạn

Hoạt động 2:

- GV khen HS su tầm đợc nhiều t liệu tốt giới thiệu hay

Hoạt động 3: Trị chơi Phóng viên

- GV: Kính yêu biết ơn Bác Hồ, thiếu nhi phải thực tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

- HS tự liên hệ theo cặp

- HS trình bày, giới thiệu t liệu su tầm đợc Bác Hồ

- HS c¶ líp th¶o luận, nhận xét kết su tầm b¹n

- HS lớp lần lợt thay úng vai phúng viờn

- Các câu hỏi:

+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ có tên gọi khác?

+ Thiu nhi cần phải làm để tỏ lịng kính yêu Bác Hồ?

+ Bạn đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

+ Bạn đọc câu ca dao nói Bác Hồ

- Cả lớp đọc đồng câu thơ: “Tháp Mời đẹp sen Việt Nam đẹp có tên Bác Hồ”

Thứ ba ngày 31 tháng năm 2010 TËp §äc

Cô giáo tí hon I-Mục tiêu :

-Biết ngắt nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy cụm từ

-Hiu ni dung: T trò chơi lớp học ngộ nghĩnh bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm u q giáo mơ ớc trở thành cô giáo (Trả lời đợc cõu hi SGK)

II-Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ ( SGK ) - Bảng phơ ghi c©u

(42)

-Y/c h/s đọc thuộc lòng thơ : Khi mẹ vắng nhà

- Bạn nhỏ làm việc đỡ mẹ? - GV nhận xét, cho điểm

B- Bài : 1- GTB : 2- Luyện đọc :

a) GV đọc diễn cảm toàn :

b) GV hớng dẫn HS luyện đọc giải nghĩa từ :

+) Đọc câu :

- GV cho hs đọc nối tiếp câu - GV sửa lỗi phát âm cho HS

- Treo bảng phụ hd đọc câu 2: Nó cố bắt chớc/ dáng đi…giáo/ cô bứơc vào lớp/ - HS đọc nối tiếp câu lần

+) Đọc đoạn trớc lớp : -Cho hs đọc nối tiếp đoạn

- GV ý cách nghỉ số câu dài kết hợp giải nghĩa từ ngữ : khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu +) Đọc đoạn nhóm :

- GV yờu cầu HS luyện đọc theo nhóm đơi - Tổ chức cho HS thi đọc

3- Tìm hiểu : - h/s đọc đoạn

- TruyÖn có nhân vật nào?

- Cỏc bn nh chơi trị chơi gì? +Y/c h/s đọc thầm thảo luận theo nhóm câu hỏi

- Những cử cô giáo Bé lµm em thÝch thó?

- u cầu em đọc đoạn: đàn em ríu rít đến hết

+ Tìm hình ảnh ngộ nghĩnh đáng

- Hs đọc - Lớp nhận xét

- HS theo dâi

- HS đọc nối tiếp câu

- HS luyện đọc câu đó, ngắt nghỉ chỗ có gạch chéo/

- Hs nối tiếp đọc đoạn

- Hs đọc theo nhóm đơi - nhóm lên thi đọc

- Lớp nhận xét, bình bầu nhóm, cá nhân đọc hay

- Lớp đọc thầm theo - Bé đứa em - Trò chơi lớp học -h/s đọc thảo luận - kẹp tóc…

- §i khoan thai vµo líp

(43)

u đám học trò? => G/v : Bài văn tả gì? 4- Luyện đọc lại : - Gv đọclại đoạn

-G/v hd ngắt nghỉ, nhấn giọng -G/v y/c số h/s đọc

-1 Em đọc toàn 5- Củng cố dặn dò :

-Trong lớp ta có ớc mơ trở thành giáo ? Để ứơc mơ trở thành thực em cần làm gì?

- NX giê häc

- Đứng dậy khúc khích chào cơ, đánh vần theo…

- tả trò chơi lớp học ngộ nghĩnh chÞ em

-H/s đọc

-h/s đọc tồn bài.-lớp nhận xét

To¸n

LUYỆN TẬP I Mục tiêu:

- Biờ́t thực hiợ̀n phép cụ̣ng , phép trừ các sụ́ có ba chữ sụ́ (khụng nhớ hoặc có nhớ mụ̣t lõ̀n).Học sinh làm đợc BT 1,BT (a), BT 3(Cụ̣t 1,2,3), BT

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép cộng hoặc một phép trừ ): - Vận dụng vào giải toán có lời văn về phépcộng, phép trừ

II Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, bảng Vở BT

II

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Kieåm tra cũ:

+ Học sinh lên bảng làm baøi 1,2,3 trang

+ Nhận xét, chữa cho điểm học sinh

2 Bài mới:

a,Luyện tập thực hành: * Bài 1:

+ học sinh nêu yêu cầu

+ Yêu cầu học sinh tự làm

+ Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực phép tính

+ học sinh lên bảng làm

(44)

+ Học sinh lớp theo dõi để nhận xét bạn

+ Chữa cho điểm học sinh * Bài 2:

+ học sinh nêu yêu cầu

+ u cầu học sinh tự làm ( khơng có điều kiện, phép giảm bớt phần b

+ Học sinh đổi chéo để kiểm tra

+ Giáo viên gọi học sinh nêu lại cách đặt tính cách thực phép tính * Bài 3:

+ Bài tốn u cầu gì?

+ u cầu học sinh suy nghĩ tự làm (nếu điều kiện, phép làm cột cuối)

+ Chữa bài:

+ Tại ô thứ lại điền 326 + Số cần điền vào ô trống thứ phép trừ? Tìm số cách nào?

+ Nhận xét cho điểm học sinh * Bài 4:

+ u cầu học sinh đọc phần tóm tắt tốn

+ Bài tốn cho ta biết gì? + Bài tốn hỏi gì?

+ u cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề hồn chỉnh

+ Yêu cầu HS tự đặt tính tính 542

318 660

251 727 272 224 409 455

+ Điền số thích hợp vào trống:

+ học sinh lên bảng, lớp làm vào

+ Vì cần điền lại hiệu phép trừ Lấy số bị trừ 752 trừ số trừ 426 hiệu 326

+ Là số bị trừ phép trừ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ + Học sinh đọc thầm

+ Ngày thứ bán đợc 415 kg gạo, ngày thứ bán 325 kg?

+ Cả hai ngày bán kg gạo?

(45)

+ Yêu cầu học sinh laøm baøi

+ Chữa cho điểm học sinh * Bài 5:

+ Gọi học sinh đọc đề

+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm

+ Chữa cho điểm học sinh

3 Củng cố, dặn dò :

+ Cơ vừa dạy gì?

+ Về nhà làm 1,2,4 trang + Nhận xét tiết học

Giải:

Số kg ngày bán là: 415 + 325 = 740 (kg)

Đáp số: 740 kg gạo + 1HS lên bảng làm bài, HS lớp làm vào

Giaûi:

Số HS nam khối là:

165 – 84 = 81 (học sinh) Đáp số: 81 học sinh

Chính tả: (nghe-viết)

B i:à Ai có lỗi? I Mục đích , yêu cầu:

- Nghe - viết CT; trình bày hình thức văn xuôI; viết sai không lỗi

- Tìm viết đợc từ ngữ chứa tiếng có vần: uêch/vần uyu (BT 2) - Làm BT 3b

II Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết lần nội dung BT3b - Vở Bài tËp TiÕng ViÖt

III Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động GV Hoạt động HS A Kiểm tra cũ:

- KiÓm tra viÕt: ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm

B Bài mới:

1 Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC Híng dÉn nghe – viÕt:

- HS viÕt b¶ng líp

- C¶ líp viÕt b¶ng ( giÊy nh¸p)

(46)

2.1 Hớng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn lần - Giúp HS nhận xét:

Đoạn văn nói điều gì? Tìm tên riêng tả nhận xét cách viết tên riêng - Nói thêm: Đây tên riêng ngời nớc ngồi, có cách viết đặc biệt

2.2 §äc cho HS viÕt:

- GV đọc thong thả câu( đọc – lần) 2.3 Chấm, chữa bài: GV đọc lại - Chấm số vở, nhận xét

3 Híng dÉn lµm bµi tËp: 3.1 Bµi tËp 2:

- Nêu yêu cầu

- Chia bảng thành cột chia lớp thành nhóm

- Nhận xét, kết luận nhóm thắng - Chốt lại lời giải

3.2 Bµi tËp 3:(BT lựa chọn làm 3b)

- Mở bảng phụ

- Chốt lại lời giải

C Cñng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS viết làm tập tả cha tốt nhà làm lại cho nhí

- HS đọc viết tiếng khó: Cơ-rét-ti, khuỷu tay, sứt

- HS viÕt bµi vào - HS tự soát lỗi

- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi lề

- Chơi trị tiếp sức: HS nhóm nối tiếp viết bảng từ chứa tiếng có vần uêch/uỷu 1HS thay mặt nhóm đọc kết

- NhËn xÐt, chữa cho bạn - Cả lớp làm BT

- HS nêu yêu cầu - 1HS làm mẫu Cả lớp theo dõi - Cả lớp lµm vë BT

THỦ CÔNG

BÀI: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (TIẾT 2) I Mơc tiªu:

- HS biÕt cách gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Gp đợc tàu thuỷ hai ống khói Các nếp gấp tơng đối thẳng, phẳng Tàu thủy tơng đối cân đối

II Đồ dùng dạy -học:

- Mu tu thu hai ống khói đợc gấp giấy - Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói

- GiÊy nháp, giấy thủ công Bút màu, kéo thủ công

III Các hoạt đeng dạy -học:

Hot ng ca GV Hoạt động HS

*Hoạt động 3: HS thực hành gấp tàu thủy hai ống khói

- GV gọi HS thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo bớc đ hà ớng dẫn

- GV gợi ý: Sau gấp đợc tàu thuỷ, dùng

(47)

bút màu trang trí xung quanh tàu cho đẹp - GV tổ chức cho HS thực hành

- GV quan sát, uốn nắn để em hoàn thành sản phẩm

- GV đánh giá kết thực hành HS * Nhận xét- dặn dò:

- GV nhận xét chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết thực hành HS

Dặn dò HS học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học “Gấp ếch”

- HS thực hành

- HS trng bày sản phÈm

Thứ tư ngày tháng nm 2010 Luyn từ câu:

Từ ngữ Thiếu nhi :Ôn tập câu Ai ?

I Mục đích – yêu cầu:

- Tìm đợc vài từ ngữ trẻ em theo y/c ( BT1)

- Tìm đợc phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, gì)?, Là ? (BT 2) - Đặt đợc câu hỏi cho phận in đậm (BT 3)

II Đồ dùng dạy học:

- Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 (xem mẫu phần lời giải) - Bảng phụ viết theo hàng ngang câu văn BT2

III Cỏc hot động dạy – học:

Hoạt động GV Hoạt động HS A Kiểm tra cũ:

B Bµi míi: Giíi thiƯu bµi:

2 Híng dÉn lµm bµi tËp: a Bµi tËp 1:

- GV chia lớp thành nhóm mời lên bảng thi tiÕp søc

- Lấy nhóm thắng làm chuẩn, viết bổ sung từ để hoàn chỉnh

b Bµi tËp 2:

- Híng dÉn HS lµm bµi

- GV nhận xét, chốt lời giải c Bài tập 3:

- GV nhắc HS: tập xác định trớc phận trả lời câu hỏi -Ai (cái gì, gì)?

- GV nhận xét chốt lời giải Củng cố - dặn dò:

- GV nhËn xÐt tiÕt häc

- HS lµm BT1 vµ BT2

- HS đọc yêu cầu - HS làm vào v BT

- Các nhóm thi từ tìm b¶ng

- Cả lớp đọc bảng từ nhóm tìm đợc, nhận xét sai

- HS đọc yêu cầu - HS giải câu a để làm mẫu - HS làm BT vào

- HS lớp làm

- HS đọc câu hỏi đợc in đậm câu a, b, c

- HS ghi nhí nh÷ng tõ võa häc

-TOÁN

(48)

I Mơc tiªu:

- Tḥc các bảng nhân ,3,4,5

- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức Bài , Bài ( a , c ) , Bài , Bài

- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép tính )

II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1 Kiểm tra

- Gọi hS đọc bảng nhân và chia 2, 3, - GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm

2 Bài mới:

- Nêu mục tiêu bài học, ghi đề

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân chia : 2, 3, 4,

b/ HD Ôn tập: *Bài 1:

- Gọi HS nối tiếp đọc kết quả

- Thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm - GV phân tích cách nhẩm:

200 x = Bằng cách nhẩm

x = 4, Vậy trăm x = trăm Viết là: 200 x = 400

- Gọi HS làm phần còn lại - Chữa bài và cho điểm *Bài 2: Tính gá trị biểu thức:

- x + 10 : Yêu cầu cả lớp suy nghĩ tính giá trị biểu thức này

- Gọi HS giải

- Chữa bài và cho điểm *Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Trong phòng ăn có mấy cái bàn ? + Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế ?

- HS đọc

- HS đọc đề - HS đọc

- HS đọc nối tiếp

- HS nối tiếp nêu kết quả đến hết

- HS lên bảng làm bài tập

- HS thực hiện:

x + 10 = 12 + 10 = 22 - HS lên bảng

- Lớp làm vào vở - HS đọc đề

(49)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Vật cái ghế được lấy mấy lần?

+ Tính số ghế phòng ăn ta làm thế nào ? - Gọi HS làm bài bảng

- HS làm bài vào vở

- Chữa bài và cho điểm HS Củng cố dặn dò:

- Yêu cầu HS về nhà ôn luyện thêm - Nhận xét tiết học, tuyên dương

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập các bảng chia

- Ta thực hiện tính x

- HS lên bảng Lớp làm vào vở Bài giải:

Số ghế có phòng ăn là: x = 32 (cái ghế) Đáp số: 32 cái ghế

-TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA Ă, Â I - Mục tiêu:

- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng) Â , L (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng : Ă quả mà trồng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ

- Củng cố cách viết chữ viết hoa Ă, Â (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữu đúng quy định) thông qua BT ứng dụng :

II – Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L

- Tên riêng Âu Lạc và câu tục ngữ viết dòng kẻ ô li - Vở TV, bảng con, phấn

III Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A Kiểm tra

- Thu một số vớ HS để chấm bài về nhà, gọi HS đọc lại từ và câu Ư/D

- Gọi HS lên bảng viết từ: Vừ A Dính, Anh em

- Nhận xét, ghi điểm B Dạy bài mới: Giới thiệu

- GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng Hướng dẫn HS viết chữ hoa:

- HS lên bảng đọc

- HS lên bảng, lớp viết bảng

- HS nhắc lại đề bài

(50)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Quan sát và nêu quy trìmh viết chữ Ă, Â, L

hoa

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?

- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết các chữ Ă, Â, L đã học - Viết mẫu các chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình

b) Viết bảng:

- Yêu cầu HS viết vào bảng - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS - Nhận xét, sửa chữa

3 Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng: a) Giới thiệu từ ứng dụng: Âu Lạc - Gọi HS đọc từ ứng dụng b) Quan sát và nhận xét

- Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? Là những chữ nào?

- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao thế nào?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng:

- Yêu cầu HS viết từ Ư/D: Âu Lạc - Nhận xét, sửa chữa

4 Hướng dẫn viết câu ứng dụng: a) Giới thiệu câu ứng dụng: - Gọi HS đọc câu ứng dụng

- GV nêu nội dung câu ứng dụng b) Quan sát và nhận xét:

- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào?

c) Viết bảng:

- Yêu cầu HS viết từ Ăn khoai, Ăn quả vào bảng

- Theo dõi, sửa lỗi cho từng HS Hướng dẫn HS viết vào VTV: - Cho HS xem bài viết mẫu - Yêu cầu HS viết bài

- Theo dõi và sửa lỗi cho từng HS - Thu và chấm đến bài

- Nhận xét, tuyên dương những HS viết đúng và đẹp

- HS nhắc lại, cả lớp theo dõi - Theo dõi, quan sát GV viết mẫu - HS viết bảng lớp

- Lớp viết bảng - HS theo dõi, lắng nghe - HS đọc Âu Lạc

Từ gồm chữ Âu, Lạc

- Chữ A, L cao li rưỡi, các chữ còn lại cao li

- Bằng chữ o

- HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng - HS đọc

- HS lắng nghe

- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung - HS lên bảng viết

- Lớp viết bảng - Nhận xét, sửa chữa - HS viết bài theo yêu cầu

(51)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS

- Dặn HS về nhà làm bài thành bài viết VTV, học thuộc câu Ư/D

- Chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa B

-Tu nhiên xà hei

VE SINH HÔ HẤP

I MỤC TIÊU:

- Học sinh biết lợi ích việc tập thở buổi sáng

- Kể việc nên làm không nên làm để giữ vệ sinh quan hô hấp II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở BTTN-XH - Tranh thiết bị

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động (ổn định tổ chức)

2 Kiểm tra cũ: - Nên thở nào?

- Thở khơng khí lành có lợi gì?

- Thở khơng khí có nhiều khói bụi có hại gì? - Chấm BTTN-XH Nhận xét

3 Bài mơùi:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động Thảo luận nhóm

Mục tiêu:Nêu ích lợi việc tập thở buổi sáng

Cách tiến hành:

- Bước 1.Làm việc theo nhóm

+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?

- Hằng ngày, nên làm để giữ mũi, họng?

- Bước

+ Giáo viên yêu cầu làm việc lớp

+ Học sinh quan sát hình 1;2;3 trang

+ Thảo luận trả lời câu hỏi

+ Đại diện nhóm trả lời câu hỏi

(52)

+ Giáo viên nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng * Hoạt động 2:Thảo luận theo cặp

Mục tiêu:Kể việc nên làm không nên làm để giữ vệ sinh quan hơ hấp

Cách tiến hành:

- Bước 1.Làm việc theo cặp

+Giáo viên yêu cầu: học sinh ngồi cạnh quan sát hình 9/SGK trả lời câu hỏi

- Chỉ nói tên việc nên khơng nên làm để bảo vệ giữ gìn vệ sinh quan hô hấp

+ Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh

- Bước

+ Gọi học sinh lên bảng trình bày + Giáo viên bổ sung sửa chữa ý kiến chưa học sinh

+ Giáo viên yêu cầu lớp:

- Nêu việc em làm nhà xung quanh khu vực nơi em sống để giữ cho bầu không khí ln lành

+ Giáo viên kết luận:

- Khơng nên phịng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì khói thuốc có nhiều chất độc) chơi đùa nơi có nhiều khói bụi - Khi quét dọn vệ sinh, ta cần đeo trang

- Luôn quét dọn lau đồ đạc

- Buổi sáng sớm khơng khí lành khói bụi

- Sau đêm nằm ngủ không hoạt động, thể cần vận động để mạch máu lưu thông

- Hằng ngày, lau mũi súc miệng nước muối

+ Thảo luận theo cặp

+ Các cặp làm việc + Làm việc lớp

+ Mỗi học sinh phân tích tranh + Liên hệ thực tế sống + Kể việc nên làm làm để bảo vệ giữ gìn quan hơ hấp

+ Học sinh phát biểu

(53)

cũng sân nhà để đảm bảo khơng khí nhà ln

- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm

SGK/9

4 Củng cố & dặn dò:

+Chốt nội dung học: yêu cầu thực hành theo học + Nhận xét tiết học

+ CBB: Phịng bệnh đường hơ hấp

Thứ năm ngày tháng năm 2010

TOÁN

ÔN TẬP CÁC BANG CHIA I Mục tiêu

- Thuộc các bảng chia ( chia cho 2,3,4,5) Bài , Bài ,Bài

- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm chia cho ,3,4, ( phép chia hết ) III Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1 Kiểm tra - Kiểm tra bài tập về nhà: - HS đọc bảng nhân 2, 3, 4,

- GV nhận xét, tuyên dương, cho điểm Bài mới:

a/ Giới thiệu:

- Giới thiệu bài ghi đề lên bảng

b/ HD Ôn tậpBài 1: HS thi đọc nối tiếp bảng chia : 2, 3, 4,

* HS tự làm bài tập - Đổi vở chấm bài

*Bài 2: Thực hiện chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm

- HD HS nhẩm - Gọi HS tự nhẩm - 200 : = ?

- HS lên bảng

(54)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nhẩm: trăm chia = trăm

Vậy 200 : = 100 - Gọi HS nối tiếp nhẩm - Nhận xét, tuyên dương *Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu - Tất cả có cái cốc ?

- Xếp đều vào hộp là xếp thế nào ? - Bài toán yêu cầu tính gì ?

- HS làm bài bảng Lớp làm vào vở - Chữa bài, chấm điểm

- HS làm lại bài vào vở Củng cố - dặn dò

- HS về nhà học thuộc bảng nhân và chia - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- HS đọc kết quả

- HS đọc đề

- Có tất cả 24 cái cốc

- Nghĩa là chia 24 cái cốc thành phần bằng

- Tìm số cốc hộp Giải:

Số cốc mỗi chiếc hộp là: 24 : = (cái cố)

Đáp số: cái cốc - HS lắng nghe

THỂ DỤC

BÀI 3: ƠN ĐI ĐỀU- TRỊ CHƠI T×m ngêi chØ huy"

I MỤC TIÊU: Ôn theo hàng dọc, yêu cầu thực động tác mức theo nhịp hô của GV

+ Trò chơi: “Kết bạn” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi cách chủ động.

II ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN

Sân trường - Chuẩn bị: Cịi

- Kẻ sân chơi I.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢNG DAÏY

ĐLVĐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Nhận lớp: Phổ biến nội dung, yêu cầu học

2 Khởi động: Giậm chân chỗ đếm

2’ 2’

(55)

theo nhòp.

Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc * Trò chơi:

Làm theo hiệu lệnh

1’

Theo hàng dọc PHẦN CƠ BẢN

1 Kiểm tra cũ: Đi hàng

dọc HS thường hô theo nhịp 1, 2 2 Bài mới: Ôn Đi đều

Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu và nêu tóm tắt động tác cho HS tập theo lệnh: “bắt đầu” Sau 5-10m hơ”đứng lại đứng”

Trò chơi: Chơi trò “Kết bạn”

9’ 10’

8’

4 hàng dọc

Đi hàng dọc, tập theo tổ

PHẦN KẾT THÚC

1 Hồi tĩnh: Đi chậm vừa vỗ tay vừa hát.

Giáo viên HS hện thống bài 2 Nhận xét-Dặn dò:

+ Nhận xét học nhà ôn động tác

đi kiễng gót2 tay chống h«ng

2’ 2’

Đi theo vòng tròn

ChÝnh t¶: ( Nghe viÕt)

Cơ giáo tí hon I Mục đích , yêu cầu:

- Nghe , viết CT, không mắc lỗi - Làm BT 2b

II §å dïng d¹y – häc:

- đến tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2b - Vở Bài tập Tiếng Việt

III Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động GV Hoạt động HS I.kiểm tra cũ:

- KiÓm tra viÕt: nguệch ngoạc- khuỷu tay, xấu hổ- cá sấu, sông sâu- xâu kim

II Bài mới:

1 Gii thiệu bài: Nêu MĐ, YC Hớng dẫn nghe – viết: 2.1 Hớng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn lần

- HS viÕt b¶ng líp

- C¶ líp viÕt b¶ng ( giÊy nháp)

(56)

- Giúp HS nắm hình thức đoạn văn Đoạn văn có câu? Chữ đầu câu viết ntn? Chữ đầu đoạn viết ntn? Tìm tên riêng đoạn văn? 2.2 Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả cụm từ câu đọc – lần

- GV theo dõi, uốn nắn 2.3 Chấm, chữa bài: - GV đọc lại

- ChÊm mét sè vë, nhËn xÐt Híng dÉn lµm bµi tËp: 3.1 Bµi tËp 1:

(BT lựa chọn làm phần b) - HD HS lµm bµi

- Chốt lại lời giải Củng cố, dặn dò: - GV nhận xột tit hc

- Yêu cầu HS viết tả cha tốt nhà viết lại

- HS đọc viết tiếng khó - HS viết vào - HS tự soát lỗi

- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi lề

- HS nêu yêu cầu Cả lớp đọc thầm theo

- HS lµm mÉu - Cả lớp làm BT

Xem lại lời giải tập, ghi nhớ tả

-Tự nhiên xã hội Phịng bệnh đờng hơ hấp

I/ Mục tiêu :

- Kiến thức : giúp HS nêu nguyên nhân cách đề phịng bệnh đường hơ hấp

- Kĩ năng : Kể tên bệnh đường hô hấp thường gặp : viêm họng, viêm

phế quản, viêm phổi

- Thái độ : HS có ý thức phịng bệnh đường hơ hấp

II/ Chuẩn bị:

hình SGK, tranh minh hoạ phận quan hô hấp

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động GV Hoạt động HS

2.Khởi động : ( 1’)

1.Bài cũ : ( 4’ ) Vệ sinh hô hấp

- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi ích ? - Hằng ngày, nên làm để giữ mũi, họng ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá - Nhận xét cũ

3,Các hoạt động :

- Haùt

(57)

- Giới thiệu : ( 1’ )

-Ghi baûng

Hoạt động : động não ( 12’ )

-Giáo viên hỏi :

+Nhắc lại tên phận CQHH? + Kể tên bệnh đường hô hấp mà em thường gặp ?

- Giáo viên kết hợp ghi bảng

- Giáo viên lưu ý học sinh : học sinh nêu bệnh ho, sốt, đau họng, viêm họng … Giáo viên nói cho học sinh hiểu biểu bệnh

- Giáo viên KL:

Hoạt động 2: làm việc với SGK ( 17’):

Bước 1 : làm việc theo nhóm đo

- yêu cầu HS quan sát hình SGK - gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn

+ Tranh vaø vẽ ?

+ Nam nói với bạn Nam ?

+ Em có nhận xét cách ăn mặc bạn hình ?

+ Bạn ăn mặc phù hợp với thời tiết ? + Chuyện xảy với Nam ?

+ Nguyên nhân khiến Nam bị viêm họng

- Giáo viên kl

+ Bạn Nam khuyên Nam điều ? + Tranh vẽ ?

+ Bác sĩ khun Nam điều ?

+ Bạn khun Nam thêm điều ? + Nam phải làm để chóng khỏi bệnh ? + Tranh vẽ ?

+ Tại thầy giáo lại khuyên bạn học sinh phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn bít tất ?

+ Tranh vẽ ?

-HS : Các phận quan hô hấp mũi, khí quản, phế quản, phổi

- Học sinh kể

- Bạn nhận xét, bổ sung

HS quan sát

hs đọc yêu cầu kí hiệu kính lúp Học sinh làm việc theo nhóm đơi

- Tranh vẽ Nam ( mặc áo trắng ) đứng nói chuyện với bạn Nam

- Học sinh trả lời

- Hai bạn ăn mặc khác : bạn mặc áo sơ mi, bạn mặc áo ấm - Nguyên nhân khiến Nam bị viêm họng bạn bị lạnh, bạn khơng mặc áo ấm trời lạnh nên bị cảm lạnh, dẫn đến ho đau họng

- Bạn Nam khuyên Nam nên đến bác sĩ để khám bệnh

- Cảnh bác sĩ nói chuyện với Nam sau khám bệnh cho Nam - Học sinh trả lời

- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung - Lớp nhận xét

(58)

- Giaùo viên kl + Tranh vẽ ?

+ Khi bị bệnh viêm phế quản, không chữa trị kịp thời dẫn đến bệnh ?

+ Bệnh viêm phế quản viêm phổi thường có biểu ?

+ Nêu tác hại bệnh viêm phế quản viêm phổi ?

Bước 2 : Làm việc lớp

- gọi số học sinh lên trình bày - Giáo viên chốt ý :

+ Chúng ta cần làm để phịng bệnh viêm đường hơ hấp ?

- Giáo viên cho học sinh nối tiếp nêu Giáo viên ghi lên bảng

- Giáo viên choát :

- Cho lớp liên hệ xem em có ý thức phịng bệnh đường hơ hấp chưa

Kết Luận:

5.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- Thực tốt điều vừa học - GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị : : Bệnh lao phoåi

- Cảnh người qua khuyên hai bạn nhỏ không nên ăn nhiều đồ lạnh

- Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh … bị nhiễm lạnh mắc bệnh đường hô hấp

- Không ăn kem nghe lời bác qua đường

- Cảnh bác sĩ vừa khám vừa nói chuyện với bệnh nhân

- Học sinh lên trình bày Bạn nhận xét, bổ sung

-Học sinh liên hệ

Hát nhạc:

Học hát bài: Quốc ca Việt Nam ( G/V Chuyên soạn giảng)

Thứ sáu ngày tháng năm 2010

Tập làm văn VIẾT ĐƠN I.Mục tiêu:

-Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK)

(59)

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Bài cũ

-Gv kiểm tra vở của 4,5 hs viết đơn xin cấp thẻ đọc sách

-Kiểm tra 1,2 hs nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh

-Nhận xét bài cũ B.Bài mới

1.Giới thiệu

-Nêu mục đích yêu cầu của bài 2.HD hs làm bài

-Gọi hs đọc yêu cầu của bài

-Gv giúp hs nắm vững yêu cầu của bài: các em cần viết đơn vào đội theo mẫu đơn đã học tiết tập đọc, có nội dung không thể viết hoàn toàn theo mẫu? Vì sao?

-Mời hs phát biểu -Gv chốt lại:

+Lá đơn phải trình bày theo mẫu:…

+Trong các nội dung thì phần lí viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu vì mỗi người có một lí riêng

-Cho hs viết đơn vào vở -Gọi một số hs đọc đơn

-Gv liên hệ thực tế để giáo dục hs: +Em nào muốn vào Đội?

-Gv nêu hướng để hs phấn đấu 3.Củng cố, dặn do

-Nhận xét tiết học, nhấn mạnh: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn

-Yêu cầu hs ghi nhớ một mẫu đơn, nhắc những hs viết đơn chưa đạt về nhà sửa lại -Chuẩn bị bài sau: Kể về gia đình

-1,2 hs nói những điều em biết về Đội

-2 hs đọc đề bài

-1 hs đọc yêu cầu -Lớp đọc thầm theo

-Hs nêu ý kiến -Hs chú ý lắng nghe

-Hs tự làm bài -Một số hs đọc đơn

-Nhận xét bài viết của bạn

-Hs phát biểu ý kiến TOÁN

LUYỆN TẬP. I Mục tiêu:

(60)

- H/S khuyết tật làm đợc BT1

II Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra

- Kiểm tra bài tập

- Gọi HS đọc bảng nhân, chia 2, 3, 4, - GV nhận xét, ghi điểm

2 Bài mới: a/ Giới thiệu

- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề b/ Hướng dẫn

- Củng cố về tính giá trị biểu thức: Bài 1: GV đưa biểu thức sau: x5 + 215 = ?

- GV nêu phương án tính:

x + 215 = 20 + 215 = 235 (1) Cách 2: x + 215 = x 220 = 880

- Trong hai cách trên, cách nào đúng, cách nào sai ?

- Gọi HS lên bảng

- Chấm chữa bài, ghi điểm

Bài 2: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần tư số vịt? Vì ?

- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số vịt ? Vì ?

- Vậy hình a đã khoanh vào 1/4 số vật Bài 3: Gọi hS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài - Gọi HS lên bảng

- Chữa bài và cho điểm 3 Củng cố dặn do: - Nhận xét tiết học

- Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt - Luyện tập thêm nhân và chia

- Học thuộc lòng bảng nhân và bảng chia - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về hình học

- HS - HS

- HS đọc đề

- HS trả lời - HS làm bảng - Lớp làm vào vở

- Hình a/ đã khoanh vào 1/4 số vịt Vì: 12 vịt chia làm phần bằng thì một phần có

- Vì có 12 chia làm phần bằng thì một phần được

- HS đọc

- HS lên bảng, lớp làm vào vở Bài giải:

Bốn bàn có số HS là: x = (học sinh) Đáp số: học sinh

(61)

ôn tập rèn luyện t thế, kĩ vận động bn

Trò chơi Nhóm ba nhóm bảy

I- Mục tiêu:

Bớc đầu biết cách hàng dọc theo nhịp (nhịp bớc chân trái, nhịp bớc chân phải), biết dóng hàng cho thẳng

-Bit cỏch i theo vạch kẻ thẳng, nhanh chuyển sang chạy -Bớc đầu biết cách chơi tham gia chơi đợc trò chi

II- Địa điểm ph ơng tiện

- Sân trờng vệ sinh sẽ, an toàn - Còi , kẻ sân cho trò chơi

III- Nei dung phơng pháp lên lip 1.Phần mở đầu : ( phót)

- NhËn líp phỉ biÕn néi dung, yêu cầu học

2.Phần bản: ( 25 phút)

- Nhắc lại yêu cầu - Gv quan sát, nhắc nhở

- Gv hớng dẫn cách chơi

3.Phần kết thúc: ( phút)

- NhËn xÐt giê häc - Giao bµi vỊ nhµ

- đứng vỗ tay hát Giậm chân chỗ

1- Ôn 1-> hàng dọc - Hs tập lớp trởng huy

2- Ôn kiễng gót tay chống hông, dang tay

3- Ôn phối hợp theo vạch kẻ thẳng, nhanh chuyển sang chạy

4- Trò chơi: Tìm ngời huy - Hs chơi thử

- Hs chơi thức - Đi thờng vỗ tay, hát

Mü thuËt:

Vẽ trang trí:Vẽ tiếp họa tiết vẽ màu vào đờng diềm

(G/V chuyên soạn giảng)

-SINH HOAT LỚP TuÇn 2

I SƠ KẾT TUẦN:

+ Nhận xét tuần qua: Học sinh học đúng giờ, chuyên cần Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt em:

(62)

+ Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp + Truy bài đầu giờ tốt

II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TÔN TẠI: 1 Ưu điểm:

+ Lớp trật tự giờ học

+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ: + Ghi chép bài và làm bài đầy đủ

+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 2 Tồn tại:

+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc giờ học em: Hoàng, Thắng, Kú, An, Văn

+ Con noi chuyờn va lam viờc riêng giờ học em: Đông, Huỳnh + Chưa tự giác vệ sinh sân trường em: Dũng, Minh

III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm

- Phân công các tổ tham gia lao động vệ sinh sân trường IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN

- Phân công trực lớp

- Nhắc nhở HS tham gia học đều - Kiểm tra sách vở của em:

- Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp V – BÀI HÁT:

- Hát các bài hát của đội

RÚT KINH NGHIỆM

Tun 3:

(63)

CHÀO CỜ

Tập đọc Kể chuyện

CHIẾC ÁO LEN

A/ Mục tiêu:

- Luyện đọc đúng các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ

- Biết ngắt nghỉ sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,)

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý(HS: Khá, giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan)

- Giáo dục HS: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn

- H/S khuyết tật rèn đọc đánh vần đoạn

B/ Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc C/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Gọi em đọc bài “ Cơ bé tí hon “ - GV nhận xét ghi điểm

2.Bài mới:

a) Giới thiệu chủ điểm học : Treo tranh để giới thiệu

b) Luyện dọc: * GV đọc mẫu toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu trước lớp

- Gọi học sinh tiếp nối đọc đoạn bài (1 -2 lượt)

- Lắng nghe, nhắc nhớ HS ngắt nghỉ đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp và

- em HS lên bảng đọc bài và trả lời theo yêu cầu của GV

- HS quan sát tranh và chú ý lắng nghe - Lớp theo dõi GV đọc mẫu

- HS tiếp nối đọc từng câu trước lớp, kết hợp luyện phát âm các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ

- HS nối tiếp đọc đoạn bài và giải nghĩa các từ: bối rối, thì thào (chú giải )

(64)

giải nghĩa từ mới

- Yêu cầu đọc từng đoạn nhóm - Yêu cầu nhóm đọc đồng nối tiếp đoạn và bài

- Yêu cầu HS tiếp nối đọc đoạn 3,

c) Hướng dẫn tìm hiểu : - Gọi học sinh đọc lại bài. - Yêu cầu HS đọc thầm bài

* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, , 3, và trả lời câu hỏi:

+ Chiếc áo len bạn Hòa đẹp tiện lợi ?

+Vì Lan dỗi mẹ ?

+Anh Tuấn nói với mẹ ? +Vì Lan ân hận ?

* Yêu cầu đọc thầm toàn bài suy nghĩ để tìm một tên khác cho truyện

- Vì em chọn tên chuyện tên đó?

* Có em dỗi cách vơ lí khơng? Sau em có nhận sai và xin lỗi không?

d) Luyện đọc lại:

- Chọn để đọc mẫu một đoạn bài - Gọi 2HS nối tiếp đọc lại toàn bài

* Yêu cầu tự hình thành các nhóm mỗi nhóm em rồi tự phân các vai chuyện

- Tổ chức các nhóm thi đọc theo vai - Giáo viên bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất

) Kể chuyện:

- HS đọc từng đoạn nhóm

-2 nhóm đọc ĐT đoạn và đoạn bài ( một hoặc hai lượt )

- HS đọc nối tiếp đoạn và - Một học sinh đọc lại cả bài - Cả lớp đọc thầm bài một lượt

* HS đọc thầm lần lượt các đoạn 1, , và để tìm hiểu nội dung bài:

- Áo màu vàng có dây kéo ở giữ a, có mũ để đội ấm là ấm

- Vì mẹ nói rằng không thể mua được chiếc áo đắt tiền vậy

- Mẹ hãy dành hết tiền … mặc áo cũ bên

- Vì Lan đã làm cho mẹ buồn - Cả lớp đọc thầm bài văn

- Học sinh tự đặt tên khác cho câu chuyện: “ Mẹ hai “ “ Cô bé ngoan “ Tấm lòng người anh“,… HS tự nêu ý kiến của mình về việc chọn tên bài

-Thảo luận nhóm trước lớp và lần lượt trả lời

- HS lắng nghe GV đọc mẫu - 2HS nối tiếp đọc lại toàn bài

- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, mẹ Tuấn , Lan) và đọc

- nhóm thi đua đọc theo vai

(65)

1 Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Trong phần kể chuyện hôm các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK để kể lại từng đoạn truyện "Chiếc áo len " bằng lời kể của em dựa vào lời kể của Lan

- Gọi 1HS đọc đề bài và gợi ý, cả lớp đọc thầm

- Kể mẫu đoạn

- Yêu cầu học sinh nhìn SGK đọc gợi ý để kể từng đoạn

- Yêu cầu học sinh kể mẫu đoạn - Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể - Gọi học sinh kể trước lớp

- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng

- Nhận xét, tuyên dương đ) Củng cố dặn dị:

*-Qua câu chuyện em học điều ? - Giáo dục học sinh về cách cư xử tình cảm đối với người thân gia đình - Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà học bài xem trước bài "Khi mẹ vắng nhà"

- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học

- Quan sát lần lượt dựa vào gợi ý của đoạn truyện, nhẩm kể chuyện

- HS theo dõi

-1HS đọc gợi ý kể đoạn 1- cả lớp đọc thầm

- HS khá giỏi nhìn gợi ý kể mẫu đoạn

- Từng cặp HS tập kể

- 4HS nối tiếp kể theo đoạn của câu chuyện

- Lớp cùng GVnhận xét lời kể của bạn - Bình chọn bạn kể hay nhất

- Anh em gia đình phải biết nhường nhịn, yêu thương và nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi cư xử không tốt với

- Về nhà tập kể lại nhiều lần - Học bài và xem trước bài mới

-Toán :

ƠN TẬP VỀ HÌNH HỌC A/ Mục tiêu :

-Giúp học sinh ôn về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc Về tính chu vi tam giác và tứ giác

- Củng cố nhận dạng hình vuông, tứ giác, tam giác qua bài đếm hình

- Làm đợc BT1,2,3

- HS khuyết tật làm đợc BT biết tính độ dài đờng gấp khúc BT1(b)

(66)

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Bài cu :

- Gọi em lên bảng làm BT và - Nhận xét đánh giá

2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:

- Hôm chúng ta cùng ôn tập về hình học

b) Khai thác:

- Bài1a: Cho học sinh quan sát hình vẽ - Hãy đọc tên đường gấp khúc ?

- Đường gấp khúc có đoạn ? - Hãy nêu độ dài đoạn ? - Bài tốn u cầu gì?

- u cầu lớp làm vào vở - Mời HS lên bảng giải

- Gọi học sinh nhận xét bài bạn

- Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm nào?

- Giáo viên nhận xét đánh giá 1b Giáo viên treo bảng phụ - Gọi 1HSđọc yêu cầu bài 1b

- Hướng dẫn học sinh nhận biết về độ dài các cạnh hình tam giác

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở - Goị 1HS lên bảng chữa bài - Từng cặp đổi vở chéo để KT

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh Bài - Gọi học sinh đọc bài sách - Cho HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật rồi giải bài vào vở

- Yêu cầu lên bảng tính chu vi hình chữ nhật ABCD

2 học sinh lên bảng sửa bài -HS 1: Lên bảng làm bài tập số

-HS 2: Làm bài về giải toán có lời văn

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Quan sát hình và nêu tên đường gấp khúc ABCD

- Đường gấp khúc này có đoạn

- AB = 34 cm, BC = 12cm, CD = 40cm - Tính độ dài đường gấp khúc

- Cả lớp làm vào vở

- Một học sinh lên bảng giải

- Giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

34 + 12 + 40 = 86 cm Đáp số: 86 cm - Nhận xét bài bạn

- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

- Học sinh quan sát hình vẽ - Một học sinh đọc bài tập

- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn - Một học sinh sửa bài

Giải : - Chu vi hình tam giác MNP là 34 + 12 + 40 = 86 (cm)

Đ/S: 86 cm - Nhận xét bài bạn

- HS dựa vào hình vẽ đo độ dài các cạnh rồi tự làm bài

- HS lên bảng chữa bài

(67)

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở - Gọi học sinh nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 3: - Cho học sinh quan sát hình vẽ - Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông và tam giác có hình bên

- Gọi một học sinh nêu miệng

- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và nhận xét

+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài - Gọi học sinh đọc bài sách - Hướng dẫn học sinh vẽ thêm một đoạn thẳng để được hình tam giác (câu a) và hình tứ giác (câu b)

- Yêu cầu một em lên bảng vẽ

- Yêu cầu lớp thực hiện vẽ vào phiếu học tập

- Gọi học sinh nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá c) Củng cố - Dặn dò:

- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật?

* Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập

+ + + = 10 (cm) Đ/S: 10 cm - Học sinh nhận xét bài bạn

- Quan sát hình vẽ và đếm số hình vuông và hình tam giác có hình vẽ:

- Trong hình vẽ bên có: hình vuông và hình tam giác

- Lớp lắng nghe và nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài

- Thực hiện làm bài

- Một học sinh lên bảng vẽ - Lớp thực hiện làm bài - Học sinh nhận xét, bổ sung

- Hai em nêu cách tính chu vi của hình tam giác , hình hình chữ nhật

- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại - Xem trước bài “ Luyện tập”

Đạo đức

GIỮ LỜI HỨA (T1) A/ Mục tiêu :

- Học sinh biết : Thế nào là giữ lời hứa? Vì phải giữ lời hứa Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với người hay thất hứa

B /Tài liệu phương tiện : - Truyện tranh chiếc vòng bạc, phiếu minh họa dành cho hoạt động và (2 tiết) các tấm bìa xanh đỏ trắng

C/ Hoạt động dạy học :

(68)

1.Bài cũ: - Kính yêu Bác Hồ 2.Bài mới:

Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc"

- Kể chuyện kèm theo tranh minh họa - Mời từ – học sinh đọc lại

Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận

- Bác Hồ làm gặp lại em bé sau hai năm xa?

- Em bé người truyện cảm thấy trước việc làm Bác? Việc làm Bác thể điều gì?

- Qua câu chuyện em rút điều gì? - Thế giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa người đánh thế nào?

* Kết luận sách giáo viên  Hoạt động 2: Xử lí tình

- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một hai tình huống dười đây:

- Lần lượt nêu từng tình huống SGV yêu cầu học sinh giải quyết

- Đại diện từng nhóm lên báo cáo - Yêu cầu cả lớp thảo luận

- Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì ?

* Kết luận: SGV

Hoạt động 3: Tự liên hệ - Yêu cầu HS tự liên hệ:

+ Thòi gian qua em có hứa với điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?

+ Em thấy thế nào thực hiện được

- Học sinh theo dõi và kết hợp quan sát tranh

- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi - Cả lớp thảo luận theo yêu cầu giáo viên

- Bác Hồ đã không quên lời hứa với một em bé … "Một chiếc vòng bạc mới"

- Mọi người rất cảm động và kính phục trước việc làm của Bác

- Chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa - Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói Đã hứa hẹn với người khác

- Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo

- Các nhóm thảo luận theo tình huống

- Tình huống1: Tân cần sang nhà bạn học đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ

(69)

(không được) điều đã hứa?

- Nhận xét khen những học sinh biết giữ lời hứa

3) Củng cố- dặn dò :

- Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Lần lượt từng học sinh đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa

- Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến

- Học sinh đọc câu tục ngữ SGK

- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày

Thứ ba ngày7 thán năm 2010 Tập đọc

QUẠT CHO BÀ NGỦ A/ Mục tiêu :

-Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ,nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ

- Hiểu tình cảm yêu thương,hiếu thảo của bạn nhỏ bài thơ đối với bà( trả lời được các câu hỏi sgk, thuộc cả bà thơ)

- Giáo dục hs yêu thương,hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- H/S khuyết tật đánh vần đọc khổ thơ đầu

B/ Chuẩn bi :

- Tranh minh họa bài đọc ( SGK)

- Bảng phụ viết khổ thơ để hướng dẫn học sinh luyện đọc C/ Lên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh lên bảng đọc nối tiếp kể lại đoạn câu chuyện “ Chiếc áo len " - Nhận xét đánh giá, ghi điểm

2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:

- Bài thơ “Quạt cho bà ngủ “ b) Luyện đọc:

1/ Đọc mẫu bài thơ (giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm)

- Hai em đọc bài nối tiếp về câu chuyện và trả lời nội dung của từng đoạn câu chuyện “ Chiếc áo len “

(70)

2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ

- Yêu cầu HS tiếp nối đọc từng khổ thơ trước lớp

- Nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ đúng, tự nhiên sau các dấu phẩy,nghỉ giữa các dòng thơ ngắn giữa các khổ thơ - Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới từng khổ thơ, (thiu thiu )

- Gọi ý để học sinh đặt câu với từ này - Yêu cầu đọc từng khổ thơ nhóm - Yêu cầu nhóm đọc khổ thơ

- Theo dõi hướng dẫn HSđọc đúng - Yêu cầu cả lớp đọc đồng cả bài c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Mời 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:

- Bạn nhỏ thơ làm gì? - Cảnh vật nhà, vườn như thế ?

- Bà mơ thấy ?

- Vì đoán bà mơ ? - Qua thơ em thấy tình cảm cháu đối với bà nào?

d) Học thuộc lòng thơ:

- Hướng dẫn đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài tại lớp theo phương pháp xoá dần bảng

- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách thi đọc thuộc bài thơ theo hình thức nâng cao dần

- Cho học sinh thi đọc thuộc khổ thơ bằng cách chơi trò chơi nêu chữ đầu của

- HS nối tiếp đọc mỗi em dòng thơ, luyện đọc các từ HS phát âm sai

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp, giải nghĩa tư ø: thiu thiu, Đặt câu với từ đó

(Thiu thiu : ý nói mới ngủ còn chưa say Em bé đã thiu thiu ngủ )

- Học sinh đọc từng khổ thơ nhóm - nhóm tiếp nối đọc

-Cả lớp đọc đồng bài thơ

- Lớp đọc thầm bài thơ để tìm hiểu nội dung bài

- Bạn quạt cho bà ngủ

- Mọi vật đều im lặng ngủ: ngấn nắng ngủ thiu thiu tường, cốc chén nằm im, hoa cam,…

- Mơ tay cháu quạt hương thơm tới

- Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước bà ngủ

- Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà …

- HS học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên - em đại diện nhóm đọc tiếp nối khổ thơ

- Thi đọc thuộc cả khổ thơ theo hình thức đọc tiếng đầu của khổ thơ

(71)

mỗi khổ thơ

- Yêu cầu hai em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ

- Giáo viên theo dõi nhận xét 3) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về học thuộc bài và xem trước bài mới

- Lớp bình chọn bạn thắng cuộc - em nhắc lại nội dung bài

- Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “Người mẹ”

-Toán :

ÔN TẬP VỀ GIAI TOÁN A/ Mục tiêu :

- Giúp học sinh ôn biết giải bài toán về “nhiều hơn, ít " -Biết giải bài toán về “Hơn kém một số đơn vị"

- Làm đợc BT1,2,3

- H/S khuyÕt tËt biÕt c¸ch gi¶i BT1

B/ Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình sách giáo khoa C/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ :

- Gọi H lên bảng làm bài tập số - Nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hôm chúng ta cùng ôn tập về giải toán

b) Khai thác:

-Bài 1: - Yêu cầu hs nêu bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu lớp làm vào vở nháp - Gọi 1học sinh giải bảng

- Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương

Hai học sinh lên bảng sửa bài - HS: Lên bảng làm BT1

* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - HS: nêu bài toán

-HS: Trả lời

- Cả lớp làm vào vở nháp - Một học sinh lên bảng giải - Lớp nhận xét chữa bài Giải :

(72)

- Bài tốn thuộc dạng gì? Bài - Yêu cầu hs nêu bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu lớp làm vào vở nháp - Gọi 1học sinh lên bảng giải

- Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương

- Bài toán thuộc dạng gì?

Bài a: - Cho quan sát hình vẽ + Hàng có ?

+ Hàng có ?

+ Hàng hàng ? + Làm để có kết 2? - HDHS: Làm theo mẩu

b, - Yêu cầu hs nêu bài toán - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu lớp làm vào vở - Gọi 1học sinh lên bảng giải

- Chấm vở số em, nhận xét, chữa bài - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và nhận xét bài bạn

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 3) Củng cố - Dặn dò:

* Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập

Đ/S : 320 - Dạng toán “ nhiều “

- Học sinh nêu bài toán - HS: Trả lời

- Cả lớp làm vào vở nháp - Một học sinh lên bảng giải

- Giải: Số lít xăng buổi chiều cửa hàng bán được là: 635 – 128 = 507(lít)

Đáp số: 507 lít xăng - Lớp nhận xét chữa bài

- Dạng toán “ “ - HS: Quan sát hình vẽ sgk - HS quan sát và TLCH - Hàng có quả - Hàng dưới có quả

- Hàng nhiều hàng dưới quả - Lấy quả trừ quả bằng quả - HS nêu yêu cầu bài toán

- Trả lời

- Cả lớp làm vào vở - 1HS lên bảng làm bài Giải :

Số bạn nữ nhiều số bạn nam là: 19 – 16 = (bạn)

Đ/S:3 bạn - Lớp theo dõi và nhận xét bài bạn

- HS nêu cách tính về dạng toán “nhiều hơn” “ít hơn”

- Về nhà học bài

(73)

A/ Mục tiêu :

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- HS làm đúng (BT2a) hoặc b.Điền đúng chữ và tên chữ vào ô trống bảng(BT:3 - H/S khuyết tật nhìn chép câu đầu đoạn

B/Đồ dùng dạy học :

- Ba hoặc bốn băng giấy viết đến lần nội dung bài tập - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập

C/ HOẠT ĐỢNG DẠY HỌC :

Hoạt đợng của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Mời học sinh lên bảng

- Viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

- Bài viết hôm các em sẽ nghe viết đoạn của bài “ Chiếc áo len “

b) Hướng dẫn nghe viết : */ Hướng dẫn chuẩn bị :

- Yêu cầu ba em đọc đoạn bài chiếc áo len - Yêu cầu tìm hiểu nội dung đoạn văn cần viết

- Vì Lan ân hận ?

- Những chữ đoạn văn cần viết hoa?

- Lời Lan muốn nói với mẹ đặt trong dấu gì?

- Hướng dẫn viết tên riêng và các tiếng dễ lẫn, chăn bông, cuộn ,…

- Yêu cầu lấy bảng và viết các tiếng khó - Giáo viên nhận xét đánh giá

- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở

-3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng các từ : Gắn bó, nặng nhọc, khăn tay, khăng khít,xào rau, xinh xắn, sà xuống,

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Hai em nhắc lại tựa bài

- 3HS đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài

- Vì Lan đã làm cho mẹ khó xử và không vui

- Những chữ bài cần viết hoa (Đầu câu và danh từ riêng)

- Lời của Lan muốn nói với mẹ được đặt dấu ngoặc kép

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

(74)

- Đọc lại để học sinh tự bắt lỗi và ghi số lỗi ngoài lề

- Chấm vở số em, nhận xét c/ Hướng dẫn làm tập

*Bài : - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Chia băng giấy cho em làm bài tại chỗ - Yêu cầu cả lớp làm vào vở

- Gọi học sinh lên dán bài làm lên bảng - Gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh *Bài - Gọi một em đọc yêu cầu bài - Yêu cầu một em lên làm mẫu : gh – giê hát - Gọi hai học sinh lên làm bảng

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở

- Sau đó cho cả lớp nhìn bảng nhiều em đọc chữ và tên chữ bảng

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- Khuyến khích đọc thuộc lòng tại lớp chữ và tên chữ

d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm

- em đại diện làm vào băng giấy, sau làm xong thì dán lên bảng lớp

- Cả lớp nhận xét, chữa bài

- Câu a : Cuộn tròn, chân thật, chậm trễ

- Câu b : Vừa dài mà lại vừa vuông …

- HS đọc đề bài

- Một em lên bảng làm mẫu - Cả lớp làm vào vở bài tập - Hai em lên sửa bài bảng

- Khi bạn làm xong cả lớp nhìn lên bảng để nhận xét

- từ cần để điền là: g – giê; gh – giê hát, gi- giê i ,h– hát, i - i, k- ca, kh-ca hát, l- elờ, m - em mờ …

- 3HS nhắc lại các yêu cầu viết chính tả

- Về nhà học và làm bài tập còn lại Thủ công

GẤP CON ẾCH A/ Mục tiêu :

- Sau bài học học sinh biết: + Cách gấp ếch

+ Gấp được ếch theo quy trình kĩ thuật + Yêu thích gấp hình

(75)

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá

2.Bài mới: * Giới thiệu bài: - Gấp “ Con ếch "

* Hướng dẫn quan sát nhận xét : - Cho học sinh quan sát mẫu một ếch đã được gấp sẵn và hỏi:

- Con ếch có đặc điểm hình dạng ?

- Giới thiệu và liên hệ ích lợi của ếch thật so với ếch gấp bằng giấy * Bước : - Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông

- Gọi một em lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp

-Bước 2: - Hướng dẫn HS gấp

- Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp tờ giấy hình vuông tiết trước và gấp đôi tờ giấy theo đường chéo Hình 2, được hình tam giác Hình 3, gấp đôi hình để được dấu giữa rồi dở ra, Gấp hai nửa … hình 4, Gấp hai nửa cạnh đáy hình tam giác… Hình 5, gấp đỉnh hình vuông hình để được hình SGV

* Hoạt động 3: -Gấp tạo hai chân sau và thân ếch :

- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên tổ mình

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Hai học sinh nhắc lại tựa bài

- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên

- Có đặc điểm: Gồm có phần là phần đầu, phần thân và phần chân

- Phần đầu có hai mắt nhọ về phía trước, phần thân rộng phình dần về phía sau và phần chân có hai chân trước và hai chân sau phía dưới bụng ếch

- Lắng nghe ích lợi của ếch thật - Lớp quan sát

- Một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông đã học lớp

- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành phần bằng theo đường chéo qua từng bước cụ thể - Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, … 13 để có được một ếch hoàn chỉnh

(76)

gấp thành ếch lần lượt qua các bước hình 8, a, b, hình 10, 11 và 12, 13 SGV

- Hướng dẫn cách cho ếch nhảy hình 14 - Gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp ếch

- Giáo viên cùng cả lớp quan sát các thao tác của bạn

- Cho học sinh tập gấp bằng giấy 3) Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

- Hai em nhắc lại lí thuyết về cách gấp ếch

Học sinh tập gấp bằng giấy - HSnêu nội dung bài học

- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp ếch

Thứ tư ngày tháng năm 2010 Luyện từ câu

SO SÁNH - DẤU CHẤM A/ Mục tiêu :

- Tìm được hình ảnh so sánh các câu thơ, câu văn.( BT1) - Nhận biết được các từ chỉ sự vật so sánh (BT2)

- Ôn về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu( BT3)

- H/S khuyết tật biết tìm hình ảnh so sánh BT1

B/ Đồ dùng dạy học :

- băng giấy khổ to ghi sẵn mỗi ý nội dung bài tập 1, bảng phụ viết sẵn nội dung trong bài tập 3,

C/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Bài cũ:

- Gọi học sinh làm bài tập - Một học sinh làm bài tập - Chấmvở số em, nhận xét 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

3 học sinh lên bảng làm bài tập - HS1 : Làm lại bài tập

(77)

- So sánh và ôn về dấu chấm b)Hướng dẫn học sinh làm tập: *Bài 1: - Yêu cầu đọc thành tiếng bài tập - Yêu cầu cả lớp theo dõi SGK

- Yêu cầu làm bài theo theo cặp để hoàn chỉnh bài làm

- Giáo viên dán lên bảng lớp tờ giấy to - Yêu cầu lớp chia thành nhóm lên bảng chơi tiếp sức tìm từ so sánh

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng

* Bài : - Yêu cầu một em đọc thành tiếng về yêu cầu bài tập

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm

- Mời một em lên bảng làm mẫu câu - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở

- Mời H lên bảng gạch gạch dưới những từ chỉ sự so sánh các câu thơ

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập - Giáo viên và lớp theo dõi nhận xét - Chốt lại lời giải đúng

*Bài - Yêu cầu HS đọc BT - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập - Yêu cầu HS làm bài vào VBT

- Lưu ý học sinh đọc kĩ đoạn văn và chấm dấu chấm cho đúng

- Gọi học sinh lên bảng làm bài

- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu - em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập1 SGK

- Cả lớp đọc thầm bài tập và trao đổi theo cặp

- em đại diện nhóm lên bảng thi làm bài đúng, nhanh

- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài a/ Mắt hiền sáng tựa

b/ Hoa xao xuyến nở mây chùm .

c/ Trời tủ ướp lạnh/ Trời bếp lò nung

d/ Dịng sơng đường trăng lung linh dát vàng

- Cả lớp đọc đồng các từ vừa tìm được

-1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập sách giáo khoa

- Cả lớp đọc thầm bài tập - H làm bảng làm mẫu - Cả lớp làm bài vào vở

- học sinh lên bảng lên bảng làm bài - Lớp theo dõi nhận xét, chốt lại lời giải đúng

(các từ chỉ sự so sánh các câu thơ là:

Tựa – – – )

- Một – hai em đọc yêu cầu đề bài - Cả lớp đọc thầm bài tập

- Lớp thực hiện làm bài vào VBT

- HS chữa bài bảng lớp Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng

(78)

- Giáo viên theo dõi và nhận xét 3) Củng cố - Dặn dò

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

- Ơng tơi …loại giỏi Có lần… đinh đồng Chiếc búa …tơ mỏng Ơng là…gia đình tơi.

- HS nhắc lại những nợi dung vừa học - Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm

Toán

XEM ĐÔNG HÔ A/ Mục tiêu :

- Học sinh biết xem giờ đồng hồ kim phút chỉ từ đến 12 - Củng cố biểu tượng về thời gian

- Làm đợc BT1,2,3,4

- H/S khuyết tật làm đựoc BT1, BT3 biết đồng hồ

B/ Đồ dùng dạy học :

- Mặt đồng hồ bằng bìa Đồng hồ để bàn ( loại có kim ngắn kim dài) Đồng hồ điện tử

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ :

- Gọi 2HSlên bảng làm BT3 cột b và BT4/ 12

- Yêu cầu mỗi em làm một cột - KT vở số em

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu lại số giờ một ngày:

- Một ngày có mấy giờ ? Bắt đầu tính từ mấy giờ và cuối cùng là mấy giờ ? - Dùng đồng hồ bằng bìa GV đọc giờ yêu cầu HS quay kim đúng với số giờ

- Hai học sinh lên bảng bài - Cả lớp theo dõi, nhận xét

* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài

- Một ngày có 24 giờ

- Được tính bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau

(79)

GV đọc

- Giới thiệu cho HS về các vạch chia phút

* Giúp học sinh xem giờ, phút :

- Yêu cầu nhìn vào tranh vẽ đồng hồ khung bài học để nêu thời điểm - Ở tranh thứ kim ngắn vị trí nào? Kim dài vị trí nào? Vậy đồng hồ giờ?

- Tương tự yêu cầu học sinh xác định giờ ở hai tranh tiếp theo

*Muốn xem đồng hồ chính xác, em cần làm gì?

c) Luyện tập:

-Bài 1: - Giáo viên nêu bài tập - Giáo viên hướng dẫn ý thứ nhất -Yêu cầu tự quan sát và tính giờ ở các ý còn lại

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài

- Yêu cầu lớp cùng thực hiện mặt đồng hồ bằng bìa

+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh

Bài - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ điện tử

- Giới thiệu về cách xem loại đồng hồ này

- Yêu cầu cả lớp xem và trả lời những câu hỏi tương ứng

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn

chiều (17 giờ), giờ tối (20 giờ )

- HS lắng nghe để nắm về cách tính phút - Lớp quan sát tranh phần bài học SGK để nêu:

- Kim ngắn chỉ quá vạch số một ít kim dài chỉ đúng vào vạch ghi số nên bây giờ là giờ phút

- Tranh : giờ 15 phút

- Tranh : 8giờ rưỡi hay giờ 30 phút - Cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút

- HS trả lời miệng:

+ Nêu tên vị trí kim ngắn, kim dài + Nêu giờ, phút tương ứng

+ Trả lời câu hỏi BT: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Một em nêu đề bài

- HS thực hành quay kim đồng hồ để có các giờ : giờ phút; rưỡi, 11 giờ 50 phút

- Học sinh khác nhận xét bài bạn - Một học sinh nêu yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ để trả lời miệng các câu hỏi của BT:

A/ giờ 20 phút B/9 giờ 15 phút

C/ 12 giờ 35 phút D/ 14 giờ phút

(80)

- Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Giáo viên gọi học sinh đọc đề - Yêu cầu lớp theo dõi vào mặt đồng hồ điện tử để chọn các đồng hồ cùng giờ

- Nhận xét bài làm của học sinh 3) Củng cố - Dặn dò:

* Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà tập xem đồng hồ

- Cả lớp thao dõi, nhận xét bài bạn

- Một em đọc đề bài

- HS nêu kết quả quan sát: Hai đồng hồ buổi chỉ cùng thời gian là: A - B; C - G; D - E

- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học tập xem đờng hờ

-Tập viết ƠN CHỮ HOA B I/ Mục tiêu :

- Củng cố về cách viết chữ hoa B, H, T, viết đúng tên riêng Bố Hạ, và câu ứng dụng - Rèn HS viết đúng chữ mẫu, trình bày sạch đẹp

II/ Đồ dùng dạy học :

- GV : chữ mẫu B, tên riêng : Bố Hạ và câu tục ngữ dòng kẻ ô li. - HS : Vở tập viết, bảng con, phấn

III/ Các hoạt động :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 Bài cũ :

- GV kiểm tra viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.

- Gọi học sinh nhắc lại từ câu ứng dụng viết ở trước.

- Cho học sinh viết vào bảng : Âu Lạc, Ăn quả

- Nhận xét 2 Bài mới:

- Giới thiệu bài :

3 Hướng dẫn viết chữ hoa.

- Quan sát nêu quy trình viết chữ hoa

(81)

+ Yêu cầu HS đọc tên riêng câu ứng dụng

GV cho HS quan sát tên riêng : Bố Hạ và hỏi:

+ Tìm và nêu các chữ hoa có tên riêng ?

- GV gắn chữ B bảng cho học sinh quan sát nhận xét.

+ Chữ B được viết mấy nét ?

- GV vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết - Lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dong kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về

cách viết

- Giáo viên cho HS viết vào bảng từng chữ hoa:

Chữ B hoa cỡ nhỏ : lầnChữ H hoa cỡ nhỏ : lần

- Giáo viên nhận xét.

/* Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng)

- Học sinh đọc tên riêng : Bố Hạ

- Giới thiệu : Bố Hạ xã huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.

- Treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát nhận xét các chữ cần lưu ý viết.

- Các chữ hoa : B, H, T - HS quan sát nhận xét. - Nêu quy trình viết

- nét.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.

- Học sinh quan sát. - Viết bảng con

- Cá nhân

- Học sinh quan sát nhận xét.

- HS viết vào bảng con - H trả lời.

(82)

+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ? + Chữ nào viết một li ?

+ Đọc lại từ ứng dụng

- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dong kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các chữ.

- Cho HS viết vào bảng con - Nhận xét, uốn nắn về cách viết. * Luyện viết câu ứng dụng:

- GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : Bầu thương lấy bí cùng

Tuy khác giống chung giàn - Câu tục ngữ mượn hình ảnh bầu bí là những khác leo trên cùng một giàn để khuyên phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát nhận xét các chữ cần lưu ý viết.

+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? - Yêu cầu học sinh luyện viết bảng con

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn

4/ Hướng dẫn HS viết vào Tập viết : - Yêu cầu :

+ Viết chữ B : dòng cỡ nhỏ

+ Viết các chữ H, T : dòng cỡ nhỏ + Viết tên Bố Hạ : dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ : lần

- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Cho học sinh viết vào vở.

- GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế cầm bút sai, ý hướng

- Học sinh viết bảng con

- Đọc câu ứng dụng

- Học sinh quan sát nhận xét.

- Chữ viết hoa Bầu, Tuy

(83)

dẫn các em viết nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo mẫu.

* Chấm, chữa

- Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – bài

- Nhận xét về các chấm để rút kinh nghiệm chung.

5 Củng cố – Dặn do: - GV nhận xét tiết học.

- Luyện viết thêm vở tập viết để rèn chữ đẹp - Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ - Chuẩn bị: bài : ôn chữ hoa C

-Tự nhiên xã hội

BỆNH LAO PHỔI A/ Mục tiêu:

- HS Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi

- Nêu được việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi

- Giáo dục HS có ý thức cùng với mọi người xung quanh phòng bệnh lao phổi B/ Đồ dùng dạy học : - Tranh sách giáo khoa (trang 12 13)

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Bài cũ:

- Kiểm tra bài "Phịng bệnh đường hơ hấp"

- Gọi học sinh trả lời nội dung

- Nhận xét đánh giá sự chuẩn bị bài của HS

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

*Hoạt động : Làm việc với SGK * Bước Làm việc theo nhóm

- Cho các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4,

-HS 1: Trả lời về các nguyên nhân dẫn đến bị bệnh đường hô hấp

-HS 2:Nêu cách đề phòng bị các bệnh đường hô hấp

- Tiến hành thực hiện chia nhóm theo hướng dẫn của giáo viên

(84)

5 trang 12 SGK

- Yêu cầu học sinh phân 1em đọc lời bác sĩ 1em đọc lời bệnh nhân

- Yêu cầu các nhóm thảo luận lần lượt các câu hỏi SGK

* Bước 2: Làm việc lớp

- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời kết quả vừa thảo luận, mỗi nhóm trình bày một câu

- Các nhóm khác theo dõi góp ý

- Giáo viên theo dõi và giảng thêm cho học sinh hiểu về nguyên nhân gây bệnh lao cũng tác hại của bệnh này *Hoạt động 2:

* Bước : Làm việc theo nhóm:

- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 13 SGK và kể những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi *Bước : Làm việc lớp :

- Gọi một số đại diện nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận

- Theo dõi, chốt lại ý đúng Bước Liên hệ thực tế

- Em gia đình cần làm việc để phòng tránh bệnh lao phổi ?

* Kết luận : -Lao bệnh truyền nhiễm vi khuẩn lao gây ra, có thuốc chữa phịng bệnh lao, trẻ em cần tiêm phịng lao có thể khơng bị mắc bệnh suốt cuộc đời.

- Rút học (SGK)

*Hoạt động 3: - Học sinh đóng vai

+ Bước 1:- Nêu hai tình huống SGK

gợi ý của giáo viên

- Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo

+ Lao là một bệnh truyền nhiễm vi khuẩn lao gây …

+ Bệnh lao có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp + Bệnh lao làm cho sức khỏe giảm sút có thể bị chết nếu không chữa kịp thời … - Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV

- Lần lượt đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung + Những việc làm và hoàn cảnh gây cho ta bị mắc bệnh lao phổi như: Hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, sống nơi ẩm thấp …

+ Những việc làm và hoàn cảnh giúp tránh bệnh lao phổi: Tiêm phòng bệnh lao mới sinh, làm việc vừa sức, nhà ở thoáng mát

+ Không nên khạc nhổ bừa bãi - HS tự liên hệ:

- Để tránh bị mắc bệnh lao mỗi chúng ta nên: Luôn quét dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá, làm việc nghỉ ngơi điều độ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà

- HS nêu bài học (SGK)

- Phân nhóm, nhận tình huống, thảo luận đóng vai

(85)

+ Bước 2: Trình diễn: Yêu cầu các nhóm lên trình diễn trước lớp

* Kết luận : - Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần khám bác sĩ, tuân theo chỉ dẫn bác sĩ

3) Củng cố - Dặn do:

- Giáo viên dặn học sinh áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

- Xem trước bài mới

- Cả lớp theo dõi, nhận xét- tuyên dương - Nhiều em nhắc lại

- Học sinh về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày

- Xem trước bài: Máu và quan tuần hoàn

-Mỹ thuật

Vẽ theo mõu: V QUA

( G/V chuyên soạn giảng)

Thứ năm ngày tháng năm 2010 Toán

XEM ĐÔNG HÔ (TT) A/ Mục tiêu :

- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào các số từ đến 12 và đọc được theo cách

- Làm đợc BT 1, 2,

- H/S khuyết tật làm đợc BT1 biết đồng hồ

B/ Đồ dùng dạy học:

- Mặt đồng hờ bằng bìa, đờng hờ để bàn (loại có kim ngắn kim dài), đồng hồ điện tử

C/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ : GV vặn kim đồng hồ, gọi

HS đọc giờ - phút tương ứng 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Giáo viên tổ chức cho học sinh cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách:

- Vặn kim đồng hồ mô hình trùng với số giờ, phút ở hình vẽ SGK rồi gọi

- 3HS đọc giờ, phút theo yêu cầu của GV - Cả lớp theo dõi, nhận xét

Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Lớp quan sát mô hình đồng hồ

- 2HS đọc: giờ 35 phút

(86)

HS đọc

+ Còn mấy phút nữa thì đến giờ? - Gọi HS đọc cách 2, GV sửa chữa - KL: Vậy có thể nói: giờ 35 phút hay giờ kém 25 phút đều được

- Tương tự yêu cầu học sinh xác định giờ ở hai tranh tiếp theo

- Củng cố cho học sinh nêu về cách gọi thông thường kim dài chưa vượt qua số thì nêu cách nếu kim dài vượt quá số thì nêu cách

c) Luyện tập:

-Bài 1: - Yêu cầu tự quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài

-Yêu cầu học sinh tự làm bài

-Yêu cầu HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ tranh rồi chữa bài

Bài : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài -Yêu cầu lớp thực hiện mặt đồng hồ bằng bìa

- Yêu cầu vài em nêu nêu vị trí kim phút từng trường hợp tương ứng

- Gọi số cặp HS nhận xét chéo - Nhận xét chung về bài làm của học sinh

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài : Xem tranh trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ba + Nhận xét bài làm của học sinh và tuyên dương các nhóm trả lời tớt

3) Củng cố - Dặn dị:

- HS đọc cách 2: giờ kém 25 phút

- đến HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng cách:

+ Tranh 2: giờ 45 phút (9 giờ kém15 phút)

+ Tranh 3: giờ 55 phút (9 giờ kém phút)

- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý - Cả lớp tự làm bài

- em lần lượt trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung

- em nêu đề bài

- Lớp thực hành quay kim đồng hồ bằng bìa để có các giờ tưong ứng :

a/ giờ 15 phút; b/ giờ kém 10 phút; c/ giờ kém phút

- Quan sát và nhận xét chéo

- Một em nêu yêu cầu bài

- Cả lớp cùng thực hiện theo nhóm ba - Quan sát tranh

- Thảo luận: - Các nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến của các nhóm bạn * Ví dụ:

+ H 1: Bạn Minh thức dậy lúc mấy giờ? + H 2: Bạn Minh thức dậy lúc giờ 15 phút

+ H 3: Quay kim đồng hồ đến giờ 15 phút

(87)

*Nhận xét đánh giá tiết học - Về nhà tập tiếp tục tập xem đồng hồ

Chính tả: (Tập chép) CHỊ EM

A/ Mục tiêu:

- Chép và trình bày đúng bài chính tả

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng vần dễ ăc / oăc - Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp biết giữ vở sạch

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài thơ “ Chị em", Bảng lớp viết nội dung bài tập

C/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Bài cũ:

- Mời học sinh lên bảng - Nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS chép bài: * Hướng dẫn chuẩn bị :

- Đọc bài bài thơ bảng phụ - Yêu cầu học sinh đọc lại

- Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu nội dung bài thơ

+ Người chị thơ làm những việc gì?

+ Bài thơ viết theo thể thơ ? + Cách trình bày thơ lục bát ntn? + Các chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?

- Yêu cầu HS nêu các tiếng khó và viết vào bảng

* Yêu cầu HS nhìn vào SGK chép bài vào vở

- Theo dõi uốn nắn cho học sinh

- 3em lên bảng viết các từ : thước kẻ , học vẽ ,vẻ đẹp, thi đỗ

- HS đọc thuộc lòng 19 chữ và tên chữ đã học

- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài

- HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi SGK

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Chị trải chiếu, buông màn, quạt cho em ngủ, quét thềm, đuổi gà, ngủ cùng em - Viết theo thể thơ lục bát.(dòng chữ, dòng chữ),

- Chữ đầu của dòng thơ chữ viết lùi vào cách lề ô , dòng cách lề 1ô

- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa - Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: hát ru, ngoan - Cả lớp nhìn SGK và chép bài thơ vào vở

(88)

* Chấm, chữa bài

c/ Hướng dẫn HS làm tập *BT :

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài

- Hướng dẫn giúp học sinh hiểu yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Tổ chức cho HS thi làm bài bảng lớp

- GV kết luận lời giải đúng

*Bài 3b: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở - Gọi HS chữa bài bảng lớp

GV chốt lại lời giải đúng: mở bể -mũi

3) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về học và làm bài xem trước bài mới

- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm

- HS nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bàivào VBT

- HS lên bảng thi làm bài, cả lớp nhận xét

- Vần cần điền là: Ngắc ngứ, ngoắc tay, dấu ngoặc đơn

- HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm - Cả lớp làm vào VBT

- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét

- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai, xem lại các BT đã làm

Tự nhiên xã hội:

MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN

A/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh: Chỉ đúng các bộ phận của quan tuần hoàn trên hình vẽ hoạc mô hình

- Nêu được chức của quan tuần hoàn: vận chuyển máu nuôi các quan của thể

B/ Đồ dùng dạy học : Các hình trang 14 và 15 SGK C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

-Nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi ?

-Hằng ngày em phải làm để giữ vệ

(89)

sinh tránh mắc bệnh lao phổi ? - Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

*) Giới thiệu bài:

“ Máu quan tuần hoàn “

*Hoạt động 1: quan sát thảo luận

-Bước : Làm việc theo nhóm:

- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, trang 14 SGK và thảo luận các câu hỏi sau:

- Bạn bị đứt tay hay trầy da chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy ở vết thương?

- Khi máu bị chảy khỏi thể chất lỏng hay đặc?.

- Quan sát máu hình bạn thấy máu có phần ? Đó phần ? - Huyết cầu đỏ có hình dạng thế nào? Có chức ?

- Cơ quan vận chuyển máu khắp cơ thể có tên ?

Bước : Làm việc cả lớp

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- Cả lớp nhận xét bổ sung

* Giáo viên kết luận sách giáo viên *Hoạt động 2: làm việc với SGK - Bước 1: làm việc theo cặp

-Yêu cầu hai em ngồi gần quan sát hình trang 15 SGK, lần lượt bạn hỏi- bạn trả lời các câu hỏi:

- Chỉ hình vẽ đâu tim ? đâu các mạch máu?

- Dựa vào hình vẽ mô tả tim trong lồng ngực?

- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

- Học sinh nêu đã có lần bị đứt tay… - Từ vết thương ta thấy có máu chảy - Máu ban đầu mới chảy từ thể là một chất lỏng

- Máu là một chất màu đỏ có hai phần Đó là huyết tương và huyết cầu

- Huyết cầu có dạng tròn màu đỏ có chức nuôi thể

- Cơ quan vận chuyển máu nuôi thể gọi là quan tuần hoàn

- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

-Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Từng cặp quan sát tranh và làm việc theo yêu cầu của GV

- Bức tranh : Học sinh lên chỉ vị trí của tim hình vẽ

(90)

- Em vị trí tim lồng ngực của ?

-Bước : Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi một số cặp học sinh lên trình bày kết quả thảo luận

* GV kết luận:Cơ quan tuần hồn gồm có tim mạch máu

- Bài học SGK

* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức - Hướng dẫn học sinh cách chơi

- Yêu cầu học sinh cầm phấn mỗi em viết tên một bộ phận thể có máu qua

- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc

3) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và xem trước bài mới

- Lần lượt từng cặp học sinh lên trình bày - Hai em nhắc lại

- Nêu bài học

- Lớp chia thành hai đội có số người bằng lên thực hiện trò chơi tiếp sức: Lần lượt từng em mỗi đội lên bảng viết tên bộ phận của thể có các mạch máu qua

-Hai học sinh nhắc lại bài học -Hai học sinh nêu nội dung bài học -Về nhà học bài và xem trước bài mới

Thể dục

ƠN ĐỢI HÌNH, ĐỢI NGŨ TRỊ CHƠI: "TÌM NGƯỜI CHỈ HUY" A/ Mục tiêu

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm sớ

- Ơn đợng tác đều từ – hàng dọc theo vạch kẻ thẳng Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng

- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy “ Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động

B/ Đia điểm phương tiện :

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi …

C/ Hoạt động dạy học :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : ( phót)

- G V nhận lớp phở biến nội dung tiết học

- HS đứng tại chỗ vừa xoay khớp vừa đếm theo nhịp (từ – 8)

(91)

- Chạy nhẹ nhàng vòng quanh sân từ 100 – 120 m - Trở về chơi trò chơi “ Chui qua hầm cầu"

2/ Phần :( 25 phót)

- Giáo viên u cầu lớp ơn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số

+ Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập luyện â và sửa sai cho HS + Lớp trưởng hô cho lớp thực hiện â

+ Tập luyện theo tổ và thi đua giữa các tổ (tổ nào thực hiện các động tác đều đẹp và chính xác sẽ được tuyên dương, tổ nào có nhiều bạn sai phải nắm tay vừa vừa hát xung quanh lớp - Ôn đều theo - hàng dọc theo vạch kẻ thẳng

-Chơi trò chơi : “ Tìm người chỉ huy “

-Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

-Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Tìm người chỉ huy “ - Chạy sân trường

3/Phần kết thúc:( phót)

-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

-Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các động tác vừa học

GV

 

 

 

 

GV

GV

Thứ sáu ngày10 tháng9 năm 2010 Tập làm văn :

KỂ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN A/ Mục tiêu :

- HS kể được một cách đơn giản về gia đình mình với bạn mới quen ( BT1) - Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu Biết điền vào giấy tờ in sẵn ( BT2)

- H/S khuyết tật biết kể gia đình với ngời bạn quen BT1

B/ Đồ dùng dạy - học : - Mẫu đơn, bảng phụ C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

(92)

- Gọi 2HS lên kể về gia đình mình 2.Bài mới:

a/ Giới thiệu :

b/ Hướng dẫn làm tập :

*Bài : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập (Kể gia đình em)

- Cho HS kể về gia đình theo bàn - Gọi đại diện các nhóm lên thi kể - Giáo viên lắng nghe và nhận xét *Bài :- Gọi học sinh đọc bài tập - Yêu cầu HS đọc lại mẫu đơn - Nêu trình tự của lá đơn - Gọi học sinh làm miệng BT

- Yêu cầu lớp điền vào mẫu đơn ở VBT

- Gọi số đọc bài viết của mình

- Chấm vở số em, nhận xét, tuyên dương

c) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Nhắc học sinh về cách trình bày một lá đơn

- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau

- em lên bảng kể về gia đình mình (Phương Lam, Hải Quân)

- Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này

- Hai em đọc yêu cầu BT - HS kể theo bàn

- Lần lượt đại diện nhóm lên thi kể trước lớp - Cả lớp lắng nghe bình chon bạn kể tốt nhất

- Một học sinh đọc bài tập

-1 HS đọc lại mẫu đơn và các bước của một lá đơn

- em làm miệng BT

- Thực hành làm bài vào VBT - Ba học sinh đọc lại đơn

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung

- Hai em nhắc lại nội dung bài học

-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau : Nghe kể dại gì mà đổi – điền vào tờ giấy in sẵn

-Toán

LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu

- Biết xem giờ ( chính xác đến phút) - Biết xác định 1/2, 1/3 của nhóm đồ vật

- Làm đợc BT1,2,3,4

- H/S khuyết tật biết xem đồng hồ BT1 Hiểu đợc BT3 khuanh 1/3 Hình phần a 1/2 hình phần b

B/ Đồ dùng dạy - học :

- Đồng hồ, hình bài tập 1và C/ Hoạt động dạy - học:

(93)

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: “Luyện tập “

b)Hướng dẫn HS làm BT: -Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập

- Dùng mô hình đồng hồ vặn kim theo các giờ khác và yêu cầu học sinh đọc

-Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Yêu cầu hs nhìn tóm tắt nêu yêu cầu bài

- HDHS làm bài vào vở - Gọi em lên bảng chữa bài - Nhận xét, tuyên dương

Bài Yêu cầu HS đọc câu hỏi ở SGK, xem hình vẽ rồi trả lời miệng

Yêu cầu học sinh nêu hình 1đã khoanh vào số phần nào?

- Gọi một học sinh lên bảng chỉ

3b/ Đã khoanh vào 12 số hoa hình nào ?

- Nhận xét bài học sinh Bài : -Gọi học sinh đọc đề

-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở Sau đó đỏi vở cheo để KT

-Nhận xét bài làm của học sinh 3) Củng cố - Dặn dò:

-Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập

Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Cả lớp thực hiện quan sát và trả lời

- em đứng tại chỗ nêu số giờ ở đồng hồ giáo viên vặn kim

- Học sinh nhận xét bài bạn

- em nhìn vào tóm tắt để nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện làm vào vở

-1 học sinh lên bảng chữa bài, lớp tneo dõi bổ sung

- Giải: Số người bốn thuyền có là: x = 20 (người)

Đáp số: 20 người

- HS đọc yêu cầu bài - Lên bảng chỉ vào hình và nêu :

- Hình có hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào 13 số cam

- Hình B đã khoanh vào 12 số hoa cả hai hình và

- Lớp nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài ở SGK -Cả lớp làm vào vào vở bài tập

-Một em lên bảng tính giá trị biểu thức đơn giản rồi so sánh giá trị của biểu thức

(94)

-Thể dục

ƠN ĐỢI HÌNH, ĐỢI NGŨ TRỊ CHƠI: "TÌM NGƯỜI CHỈ HUY" A/ Mục tiêu

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm sớ

- Ơn đợng tác đều từ – hàng dọc theo vạch kẻ thẳng Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng

- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy “ Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động

B/ Đia điểm phương tiện :

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi …

C/ Hoạt động dạy học :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : ( phót)

- G V nhận lớp phở biến nội dung tiết học

- HS đứng tại chỗ vừa xoay khớp vừa đếm theo nhịp (từ – 8) - Chạy nhẹ nhàng vòng quanh sân từ 100 – 120 m

- Trở về chơi trò chơi “ Chui qua hầm cầu" 2/ Phần : ( 25 phót)

- Giáo viên yêu cầu lớp ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số

+ Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập luyện â và sửa sai cho HS + Lớp trưởng hô cho lớp thực hiện â

+ Tập luyện theo tổ và thi đua giữa các tổ (tổ nào thực hiện các động tác đều đẹp và chính xác sẽ được tuyên dương, tổ nào có nhiều bạn sai phải nắm tay vừa vừa hát xung quanh lớp - Ôn đều theo - hàng dọc theo vạch kẻ thẳng

-Chơi trò chơi : “ Tìm người chỉ huy “

-Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

-Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Tìm người chỉ huy “ - Chạy sân trường

3/Phần kết thúc:( phót)

-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

-Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát

GV

 

 

 

 

 

(95)

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các động tác vừa học

GV

Âm nhạc

HỌC BÀI HÁT: BÀI CA ĐI HOC

( G/V chuyên soạn giảng)

-Sinh ho¹t líp

Nhận xét hoạt động tuần3 kế hoạch tuần4

I)Mục tiêu :

- Đánh giá hoạt động tuần qua ,đề kế hoạch tuần đến - Rèn kỹ sinh hoạt tập thể

- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể

II) Chuẩn bị:

Nội dung sinh hoạt

III)Các hoạt động dạy học:

1)Đánh giá hoạt động tuần qua:

- Các em có ý thức học tập , vào lớp khộng có HS muộn - Vệ sinh cá nhân

- Bên cạnh cịn số em ý thức tổ chức chưa cao: Đông, Thắng

-i hoực chuyeừn can ,biet giup bán beứ: Kỳ, Tình, Châu, Hồng -Đồ dùng, sách tơng đối đầy đủ

-Một số em có tiến chữ viết

-Bên cạnh cịn số em cịn lười học, khơng học bài, chuẩn bị trước:

Hoµng, Dịng, ChiÕn, Thµnh, An

- Thực tốt việc lao động trờng đề

2)Kế hoạch tuần 4:

-Duy trì tốt nề nếp qui định trường ,lớp

-TiÕp tơc ®Èy m¹nh viƯc häc tËp

-Lao động vệ sinh sân trờng theo kế hoạch trờng

-Thực tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ tiến

NhËn xÐt:

(96)

tuÇn 4:

Thứ hai ngày 13 tháng năm 2010 CHÀO CỜ

Tập đọc - Kể chuyện: NGƯỜI MẸ A/ Mục tiêu

- Luyện đọc đúng, diễn cảm, kể lại được câu chuyện

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu ND: Người mẹ rất yêu Vì con, người mẹ có thể làm tất cả

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai - GDHS phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- H/S khuyết tật biết biết đánh vần đọc đoạn Biết nghe hiểu đựoc ND câu chuyện

B / Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc SGK C/ Các hoạt động dạy - học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Gọi HS đọc bài: "Quạt cho bà ngủ" - Nêu nội dung bài đọc ?

- Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới:

a): Giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng

b) Luyện dọc:

* Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Giới thiệu về nội dung bức tranh

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- H/dẫn HS đọc từng câu và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai - Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp (1 -2 lượt)

- Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp,

- học sinh lên bảng đọc bài, mỗi em đọc một đoạn

- Một học sinh đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc

- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu - Lớp quan sát và khai thác tranh

(97)

- Giúp HS hiểu các từ mới ở phần chú giải sách giáo khoa (hớt hải, vội vàng, hoảng hốt …)

- Đọc từng đoạn nhóm

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc c) Hướng dẫn tìm hiểu :

*Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt các đoạn 1, 2, 3, và trả lời câu hỏi :

-Hãy kể vắn tắt câu chuyện xảy đoạn 1?

–Người mẹ làm để bụi gai chỉ đường cho bà?

–Người mẹ làm để hồ nước chỉ đường cho bà ï ?

-Thái độ thần chết nào? khi thấy người mẹ (2HS đọc to đoạn ) -Người mẹ trả lời ?

*Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện

-Chốt lại sách giáo viên: Người mẹ có thể làm tất

d) Luyện đọc lại : - GV đọc lại đoạn

*Yêu cầu học sinh tự hình thành các nhóm mỗi nhóm em rồi tự phân các vai chuyện để đọc diễn cảm đoạn

- Chia nhóm (mỗi nhóm em) phân vai theo các nhân vật để đọc lại toàn bộ câu chuyện

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất

- HS nối tiếp đọc từng đoạn nhóm

- đại diện nhóm nối tiếp đọc đoạn

- Một học sinh đọc lại cả bài

* Đọc thầm đoạn các đoạn 1, , và của bài

- Bà mẹ thức mấy đêm ròng trực đứa con…khi thức dậy thấy đứa con… chỉ đường cho bà

- Mẹ chấp nhận các u cầu bụi gai : Ơm ghì…b́t giá

- Bà khóc đến nỗi…hòn ngọc

- Ngạc nhiên không hiểu vì người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở - Mẹ nói rằng vì bà là mẹ- người mẹ có thể làm tất cả vì và bà đòi trả cho mình

- Cả lớp đọc thầm bài văn, trao đổi chọn ý đúng nói lên ND câu chuyện: cả ý đều đúng đúng nhất là ý (Người mẹ làm tất đứa con).

- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu

- Các nhóm (mỗi nhóm em) tự phân vai đọc diễn cảm đoạn

(98)

) Kể chuyện : Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc)

- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai (Cứ lượt kể em đóng các vai).

- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng

- GV cùng lớp bình chọn nhóm, CN kể hay nhất

3) Củng cố dặn

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn học sinh về nhà học bài xem trước bài

" Ông ngoại"

- Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay - Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học

- Dựa vào gợi ý của đoạn truyện, tự lập nhóm và phân vai, nhẩm kể chuyện không nhìn sách

- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm kể hay nhất

- Về nhà tập kể lại nhiều lần - Học bài và xem trước bài mới

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG A/ Mục tiêu :

- Giúp học sinh biết làm các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia số có chữ số, bảng nhân chia đã học Giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số số đơn vị)

- Làm đợc BT1, 2, 3,

- H/S khuyết tật làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết nội dung bài tập C/ Hoạt động dạy - học::

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ :

- Gọi 2HSlên bảng làm BT2 và - KT vở số em

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

Hai học sinh lên bảng sửa bài - HS 1: Lên bảng làm bài tập - HS và : Làm bài

(99)

b) Luyện tập:

- Bài 1: -Gọi học sinh nêu bài

- Yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính kết quả

- Gọi học sinh lên tính mỗi em một cột

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài :-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài

- Muốn tìm thừa số, só bị chia chưa biết ta làm ?

- Yêu cầu em lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng

+ Nhận xét bài làm của học sinh Bài -Yêu cầu một em nêu đề bài - Yêu cầu HS nêu cách tính và tính - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi 2HS lên bảng tính

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài :-Gọi học sinh đọc đề

- Yêu cầu học sinh lên bảng giải - Cả lớp thực hiện vào vở

- Gọi học sinh khác nhận xét + Nhận xét, chữa bài

c) Củng cố - Dặn dò:

- Nêu cách đặt tính phép tính cộng, trừ, nhân , chia số có chữ số? * Nhận xét đánh giá tiết học, dặn dò

- Một em đọc đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở

- em lên bảng thực hiện mỗi em một cột

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - Đổi chéo vở để KTbài cho - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết - Ta lấy thương nhân với số chia

- Hai học sinh lên bảng thực hiện Lớp lấy bảng để làm bài

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Nêu cách thứ tự thực hiện các phép tính biểu thức

- Lớp làm bài vào vở, 1HS lên bảng giải

- Học sinh nhận xét bài bạn, chữa bài - Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm - Cả lớp thực hiện vào vở

- Một học sinh lên bảng giải bài Giải :

Số lít dầu thùng thứ hai nhiều thùng thứ nhất là :

160 – 125 = 35 (lít )

Đ/S: 35 lít - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học bài và làm bài tập

Đạo đức:

(100)

- Học sinh biết:- Thế nào là giữ lời hứa Vì phải giữ lời hứa Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và khôngđồng tình với những người hay thất hứa

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa

B / Đồ dùng dạy học: - Truyện tranh chiếc vòng bạc, phiếu minh họa dành cho hoạt động và các tấm bìa xanh đỏ trắng

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1/ Bài cũ: - Em hãy kể lại những tấm

gương giữ lời hứa tôt? 2/ Bài mới:

- Giới thiệu bài: - Ghi bảng

Hoạt động :Thảo luận nhóm hai người

- HS thảo luận theo nhóm ngưới và làm BT ở VBT

- Yêu cầu số nhóm trình bày kết quả trước lớp

- Kết luận : - Các việc làm ở mục a, d là giữ lời hứa còn b và c là không giữ lời hứa

Hoạt động : Đóng vai

- Chia lớp thành các nhóm và giao n/vụ cho các nhóm xử lí 1trong tình huống SGV (VBT)

- Yêu cầu cả lớp thảo luận rồi lên đóng vai

- Yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung

* Kết luận: Cần xin lỗi bạn, giải thích lý và khuyên bạn không nên làm điều sai trái

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

- Lần lượt nêu từng ý kiến , qua điểm ở BT6 yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ của mình? Giải thích lí do?

- HS trả lời, lớp nhận xét

- Học sinh trao đổi và làm bài tập VBT

- Các nhóm trình bày kết quả

- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Lớp thảo luận theo nhiệm vụ yêu cầu của giáo viên để đóng vai

- Đại diện các nhóm lên đóng vai - Lớp trao đổi nhận xét, bổ sung

- Bày tỏ thái độ của mình về từng ý kiến theo ba cách khác : đồng tình, không đồng tình, lưỡng lự (Giơ phiếu màu).

(101)

-Kết luận : Đồng tình với ý kiến b,d ,đ khơng đồng tình với ý kiến a, c, e

*Kết luận chung: - Giữ lời hứa… được mọi người tin cậy và tôn trọng

- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói

3/ Củng cố, dăn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương, nhắc nhở

- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày

Thứ ba ngày 14 tháng năm 2010 Tập đọc:

ÔNG NGOẠI A/ Mục tiêu :

- Biết đọc đúng các kiểu câu Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

Hiểu ND:Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học

- HS: Học thuộc bài thơ

- H/S khuyết tật nghe hiểu đợc ND Biết đánh vần đọc đoạn

B/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa bài SGK

- Bảng phụ viết đoạn 1để hướng dẫn HS luyện đọc C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ: - Gọi HS lên bảng đọc

bài

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới

a) Giới thiệu bài: - Bài : “Ông ngoại “ b) Luyện đọc :

* Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng…)

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

(102)

- Giáo viên giới thiệu tranh minh họa * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu

+ Gọi HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và uốn nắn những em đọc sai

- Đọc từng đoạn trước lớp

+ Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng đoạn bài

+ Hướng dẫn HS cách đọc, giúp HS hiểu nghĩa từ : loang lỗ và yêu cầu HS đặt câu với từ đó

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nhóm - Yêu cầu cả lớp đọc đờng bài c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi :

+ Thành phố vào thu có đẹp?

- Gọi 2HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo

+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị học như ?

- HS đọc thành tiếng đoạn

+ Tìm hình ảnh đẹp mà em thích đoạn ơng dẫn cháu đến thăm trường ? - Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn ći : + Vì bạn nhỏ gọi ơng ngoại người thầy ?

- Tổng kết nội dung bài sách giáo viên

d) Luyện đọc lại : - Đọc diễn cảm đoạn

- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng đọc diễn cảm đoạn văn - Gọi -5 em thi đọc diễn cảm đoạn

- Lớp quan sát và khai thác tranh minh họa

- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng các từ ở mục A - Đọc nối tiếp từng đoạn của bài

- Học sinh đọc phần chú giải từ Loang lỗ, (học sinh đặt câu: Chiếc áo bạn Nam loang lỗ vết mực)

- Đọc từng đoạn nhóm - Cả lớp đọc đồng cả bài - Lớp đọc thầm đoạn

+ Không khí mát dịu… lặng lẽ những ngọn hè phớ

+ Ơng dẫn bạn mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở,… đầu tiên

- 1Học sinh đọc đoạn cả lớp đọc thầm theo

+ Học sinh nêu theo ý của mình - 1HS đọc đoạn còn lại

- Tự trả lời theo ý nghĩ của bản thân (Vì ơng dạy cho bạn chữ cái đầu tiên ).

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu bài một lần

- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu

- 4HS thi đọc đoạn văn - 2HS thi đọc cả bài

(103)

- Hai học sinh thi đọc cả bài

- Giáo viên nhận xét đánh giá đ) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi -4 học sinh nêu nội dung bài học - Giáo viên nhận xét đánh giá

- Dặn dò học sinh về nhà học bài

.- học sinh nêu nội dung vừa học -Về nhà học bài và xem trước bài mới: "Người lính dũng cảm"

Toán KIỂM TRA A/ Muc tiờu : - Đánh giá cac kiờn thc đã học:

- Kỹ thực phép cộng phép trừ số có ba chữ số ( có nhớ lần) - Khả nhận biết số phần đôn vị

- Giải đợc tốn có phép tính - Biết tính độ dài đờng gấp khúc - H/S khuyết tật làm đợc BT1,2

B/ Đồ dùng dạy học :- Đề bài kiểm tra C/ Hoạt động dạy học::

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro - GV ghi đề toán lên bảng

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

327 + 416 ; 561 – 244 462 + 354 ; 728 – 456 Bài Hãy khoanh tròn vào 13 số chấm tròn?

     

 

     

 

    

  

Bài 3:

Mỗi hộp cốc có cái cốc Hỏi hộp cốc thế có cái cốc ? Bài 4:

a) Tính độ dài đường gấp khucsABCD biết AB = 35 cm ; BC = 25 cm và CD

- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài và làm bài KT

Cho điểm

- Bài 1: Đặt tính và tính đúng kết quả được điểm (mỗi phép tính điểm )

- Bài : Học sinh khoanh đúng vào mỗi hình được điểm

- Bài 3: Nêu lời giải đúng, thực hiện phép tính tìm được số cốc là 32 cốc Đáp số đúng được 2,5 điểm

(104)

= 40 cm

B D

A C

b) Đường gấp khúc ABCD có độ dài mấy mét?

- Yêu cầu HS đọc kĩ đề rồi làm bài KT - Thu bài về nhà chấm, chữa bài bảng lớp

* Nhận xét đánh giá tiết KT * Dặn dò

-Về nhà xem trước bài “ Luyện tập”

Chính tả: (Nghe viết) NGƯỜI MẸ

A/ Mục tiêu :

- Nghe viết đúng bài chính tả, tình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các vần dễ lẫn: ân/âng (BT 3a B) GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch

- H/S khuyết tật nhìn chép từ “ Một bà mẹ đứa mất”

B/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 2a C/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng các từ ngữ học sinh thường hay viết sai

- ngắc ngứ , ngoặc kép , mở của , đổ vỡ , - Nhận xét đánh giá ghi điểm

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn nghe - viết: * Hướng dẫn chuẩn bị

- Yêu cầu 2HS đọc đoạn chính tả

- HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng các từ: ngắc ngứ, ngoặc kép, đổ vỡ,

- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

(105)

+ Đoạn văn có câu ?

+ Tìm tên riêng có ?

+ Những chữ đoạn văn cần viết hoa ?

+ Những dấu dùng đoạn văn?

- Yêu cầu học sinh lấy bảng và viết các tiếng khó

- Đọc cho học sinh viết vào vở

- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ngoài lề

- Chấm vở số em, nhận xét c/ Hướng dẫn làm tập

*Bài : - Nêu yêu cầu của BT2a (Giải câu đố)

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở

- 3HS làm bài băng giấy, làm xong dán bài bảng, đọc to kết quả

- Nhận xét bài làm học sinh

* Bài - Gọi 2HS đọc yêu cầu bài 3b - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở

- Gọi học sinh lên thi viết nhanh từ tìm được lên bảng, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét đánh giá d) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

+ Đoạn văn có câu

+ Các danh từ riêng Thần Chết , , thần Đêm Tối

+ Những chữ đầu câu và danh từ riêng

+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm - Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở - Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì

- Nộp bài lên để GV chấm điểm - 2HS đọc yêu cầu BT

- Học sinh làm vào vở bài tập

- em làm rồi dán bài lên bảng, đọc kết quả

- Cả lớp theo dõi và nhận xét (a/ Hòn gạch ; b/ Viên phấn) - 2HS đọc yêu BT, lớp đọc thầm - Lớp thực hiện làm vào vở bài tập - em lên thi đua viết nhanh từ tìm được bảng

- Cả lớp nhận xét

- 3HS nhắc lại các yêu cầu viết chính tả

- Về nhà học và làm bài tập còn lại

Thủ công :

GẤP CON ẾCH ( tiết ) A/ Mục tiêu :

- HS gấp được ếch bằng giấy đúng quy trình kĩ thuật - HS hứng thú với giờ học gấp hình

(106)

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

2.Bài a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hoạt động 3: Học sinh thực hành gấp ếch

- Yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại và thực hiện thao tác gấp ếch đã học ở tiết và nhận xét

- Treo tranh quy trình và nhắc lại các bước gấp ếch:

+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông + Bước 2: Gấp tạo chân trước ếch

+ Bước 3: Gấp tạo chân sau và thân ếch

- Tổ chức cho thực hành gấp ếch theo nhóm

- Theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng

- Yêu cầu các nhóm thi đua xem ếch của nhảy cao và xa

- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và nhận xét

- Đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương

d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên tổ mình

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- 2HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp hiện

- Lớp quan sát các bước rên tranh qui trình gấp ếch để áp dụng vào thực hành

- Thực hành gấp ếch theo nhóm

- Đại diện các nhóm lên trình diễn sản phẩm để chọn ếch nhảy xa nhất

- Lớp quan sát và bình chọn sản phẩm đẹp nhất, tuyên dương

- em nhắc lại quy trình gấp ếch - Chuẩn bị giáy màu, kéo, hô dán

(107)

MỞ RỘNG VỐN TỪ GIA ĐÌNH – ƠN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? A/ Mục tiêu

- Mở rộng vốn từ về gia đình Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người gia đình BT1

- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp BT2 - Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? BT3

- H/S khuyết tật biết tìm từ ngữ gộp ngời gộp gia đình BT1

B/ Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập , C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh làm bài tập và - Chấm vở tổ

- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ 2.Bài

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn học sinh làm tập: *Bài 1: -Yêu cầu 2HS đọc thành tiếng ND bài tập và mẫu (ông bà, chú cháu), cả lớp theo dõi SGK

- Gọi 1HS tìm thêm 1-2 từ mới

-Yêu cầu cầu trao đổi nhanh theo cặp - Mời HS phát biểu ý kiến

- GV ghi nhanh lên bảng

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng - Gọi số HS đọc lại kết quả đúng

- Yêu cầu HS làm vào VBT theo lời giải đúng: ông cha, cha chú, chú bác, cha anh,

* Bài : - Yêu cầu em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm

- Mời một học sinh lên bảng làm mẫu câu a

- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm - Mời học sinh lên bảng trình bày kết

2 học sinh lên bảng làm bài tập - HS1: Làm lại bài tập

- HS2: làm bài tập

- Lớp theo dõi, nhận xét bài bạn - Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Hai em đọc thành tiếng nội dung của bài và mẫu SGK, cả lớp đọc thầm

- Thực hành làm bài tập trao đổi nhóm, viết nháp những từ ngữ tìm được

- Nêu những từ ngữ vừa tìm được - Cả lớp nhận xét bổ sung

- em đọc lại kết quả đúng - Cả lớp làm bài vào VBT

- Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập

- Cả lớp đọc thầm bài tập

- Thực hành làm bài tập theo nhóm - học sinh lên bảng làm bài

(108)

quả

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT theo kết quả đúng

- Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi nhận xét

*Bài 3: -Yêu cầu cả lớp đọc thầm ND bài

- Gọi một em nêu lại yêu cầu - Gọi một học sinh làm mẫu

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp - Gọi HS trình bày kết quả làm bài

- Giáo viên nhận xét, chốt lại những câu đúng

c) Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

- Cả lớp làm bài vào vở

- Cả lớp đọc thầm bài tập - em đọc yêu cầu đề bài

- Lên bảng thực hiện làm mẫu câu a - Lớp trao đổi theo cặp

- số em trình bày ý kiến,cả lớp theo dõi bổ sung

- Cả lớp làm bài vào VBT theo kết quả đúng

a/ Tuấn người anh biết thương yêu em

b/ Bạn nhỏ cô bé hiếu thảo c/ Bà mẹ người thương yêu d/ Sẻ non người bạn dũng cảm, tốt bụng

- Học sinh về nhà học bài và xem lại các bài tậpđã làm

Toán:

BANG NHÂN 6

A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: - Tự lập và học thuộc bảng nhân - VËn dông giải các bài toán có phép nhân

- Làm đợc BT 1, 2,

- H/S khuyết tật làm đợc BT 1, Dựa vào bảng nhân

B/ Đồ dùng dạy học:

- Các tấm bìa mỗi tấm có chấm tròn C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

(109)

- Gọi hai em lên bảng làm BT3 và - Chấm vở tổ

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: - Bài "Bảng nhân 6" * Lập bảng nhân 6:

- Gắn tấm bìa có hình tròn lên bảng và hỏi: + Có mấy hình tròn?

- hình tròn được lấy mấy lần?

- được lấy lần, nên ta lập được phép nhân: x = đọc là nhân bằng - Gắn tiếp tấm bìa lên bảng và hỏi: + Có tấm bìa mỗi tấm có hình tròn, vậy hình tròn được lấy mấy lần?

- Lập phép tính tương ứng x 2: + x = + = 12 x = 12 - Tương tự HD HS thành lập phép nhân: x

x 10

b) Luyện tập:

- Bài 1: - Nêu bài tập sách giáo khoa

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nêu miệng kết quả

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài - Yêu cầu học sinh nêu bài toán. - Yêu cầu cả lớp tự giải vào VBT - Mời một học sinh lên giải

- Chấm vở số em, nhận xét, chữa bài

+ Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập3 + Học sinh 2: Làm bài

- Lớp theo dõi, nhận xét

* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét - Có hình tròn

- hình tròn được lấy lần - Nêu x =

- hình tròn được lấy lần, - Đọc: x = 12

( sáu nhân hai mười hai) - Đọc thuộc bảng nhân

- Thi đọc cá nhân

* Dựa vào bảng nhân vừa học để điền kết quả nhẩm vào chỗ trống

- học sinh nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung

x = ; x = 12 ; x = 18 ; x = 24 ; x = 30 ;

- 2em đọc bài toán SGK

- Cả lớp làm vào vào vở bài tập

- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp theo dõi

Giải :

Số lít dầu của thùng là : x = 30 (lít)

(110)

Bài - Gọi HS nêu yêu cầu BT ở SGK. - Yêu cầu học sinh quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số - Gọi số em đọc kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét đánh gia.ù c) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

– Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm

- 1HS đọc yêu cầu BT - Cả lớp tự làm bài vào vở - Một học sinh lên sửa bài

- Sau điền ta có dãy số: 6;12 ; 18 ; 24; 30; 36 ; 42 ; 48 ; 54 ; 60

- Đọc bảng nhân

- Về nhà học bài và làm vào vở bài tập

Tập viết ÔN CHỮ HOA C A/ Mục tiêu :

- Viết đúng chữ hoa C, tên riêng, câu ứng dụng - GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch

B/ Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ viết hoa và tên riêng Cửu Long C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh - 2HS lên bảng, lớp viết vào bảng các từ: Bố Hạ, Bầu

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn viết bảng *Luyện viết chữ hoa:

- Yêu cầu tìm các chữ hoa C có bài

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- Yêu cầu tập viết vào bảng các chữ vừa nêu

*Luyện viết từ ứng dụng:

- Hai học sinh lên bảng, lớp viết vào bảng các từ GV yêu cầu

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu

- Các chữ hoa có bài: C, L, T, S, N - Học sinh theo dõi giáo viên

- Cả lớp tập viết chữ C và các chữ S, N bảng

(111)

- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long

- Giáo viên giới thiệu: Cửu Long là tên của dòng sông lớn nhất nước ta chảy qua nhiều tỉnh Nam Bộ

*Luyện viết câu ứng dụng:

- Yêu cầu một học sinh đọc câu - Công cha… nguồn chảy + Câu ca dao nói lên điều gì ?

- Yêu cầu luyện viết những từ có chữ hoa ( Công, Thái Sơn, Nghĩa )

c) Hướng dẫn viết vào vở:

- Nêu yêu cầu viết chữ C, L, N dòng cỡ nhỏ

- Viết tên riêng Cửu Long dòng cỡ nhỏ - Viết câu ca dao lần

- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các chữ và câu ứng dụng đúng mẫu

d/ Chấm chữa

- Chấm từ - bài học sinh

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm đ/ Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà tập viết vào vở ở nhà

- Lắng nghe để hiểu thêm về Cửu Long - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng

- 1HS đọc câu ứng dụng

- Câu ca dao nói lên công ơn của cha mẹ rất lớn lao

- Lớp tập viết bảng các chữ:Công, Thái Sơn, Nghĩa

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh nộp vở theo yêu vầu của GV

- Về nhà tập viết vào vở ở nhà

Tự nhiên xã hợi

HOẠT ĐỢNG TUẦN HOÀN

A/ Mục tiêu : - Biết tim đập để bơm máu khắp thể Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được các mạch máu, thể sẽ chết

-Chỉ và nói được đường của máu sơ đồ vòng tuần lớn, vòng tuần hoàn nhỏ B/ Đồ dùng dạy học:

- Các hình trang 16, 17, SGK, sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu hai vòng tuần hoàn

(112)

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1 Kiểm tra cũ:

- Nêu thành phần máu ?

- Theo em quan tuần hồn gồm có những phận nào?

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: ghi bảng *Hoạt động 1: -Thực hành. - Bước : Làm việc cả lớp

- Hướng dẫn áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm nhịp tim đập mợt phút

- Đặt ngón tay trỏ ngón tay phải lên cổ tay trái đếm số nhịp đập trong phút ?

- Gọi học sinh lên làm mẫu cho cả lớp quan sát

- Cả lớp nhận xét bổ sung - Bước 2: Làm việc theo cặp -Từng cặp học sinh lên thực hành - Bước 3: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :

- Các em đã nghe thấy gì áp tay vào ngực bạn

- Khi đặt ngón tay lên cổ tay mình em thấy gì?

- Kết luận sách giáo viên

*Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 17 sách giáo khoa thảo luận

- Chỉ hình vẽ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch? Nêu chức của từng loại mạch máu?

- Chỉ nói đường mạch máu

- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ

- Cả lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

- Lớp tiến hành làm việc áp tai vào ngực bạn để nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp đập một phút thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

- Đặt ngón tay trỏ lên cổ tay trái để theo dõi nhịp mạch đập một phút

- 2HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát - Từng cặp học sinh lên thực hành hướng dẫn của giáo viên

- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

+ Khi áp tai vào ngực bạn ta nghe tim đập…

+ Khi đặt ngón tay lên cổ tay ta thấy mạch máu đập

- Từng nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh

- Bức tranh 3: Học sinh lên chỉ vị trí của động mạch , tĩnh mạch và mao mạch

(113)

trong vịng tuần hồn nhỏ ? Vịng tuần hồn nhỏ có chức gì?

- Chỉ đường mạch máu trong vịng tuần hồn lớn? Vịng tuần hồn lớn có chức gì

*Bước : Làm việc cả lớp

- Gọi học sinh lên trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào sơ đồ

* Giáo viên rút nội dung bài học (SGK)

* Hoạt động Trò chơi ghép chữ vào hình:

- Hướng dẫn học sinh cách chơi

- Yêu cầu học sinh cầm phiếu rời dựa vào sơ đồ hai vòng tuần hoàn ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn - Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình

- Theo dõi phân định nhóm thắng cuộc - Quan sát sản phẩm và đánh giá b) Dặn dò:

- Dặn học sinh về nhà xem lại vòng tuần hoàn và nêu được chức của nó

hoàn đối với thể

- Lần lượt từng cặp lên trình bày kết hợp chỉ vào sơ đồ

- Đọc bài học SGK

- Lớp tiến hành chơi trò chơi

- Lớp chia thành các đội có số người bằng thực hiện trò chơi ghép chữ vào hình

- Các nhóm thi đua nhóm nào gắn và điền xong trước thì gắn sản phẩm của mình lên bảng lớp

- Lớp theo dõi nhận xét và phân định nhóm thắng cuộc

- Về nhà học bài và xem trước bài mới

Tự nhiên xã hội :

VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN

A/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh có khả : - Có khả so sánh mức độ làm việc của tim chơi đùa quá sức hoặc làm việc nặng nhọc với lúc thể được nghỉ ngơi, thư giãn

- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh quan tuần hoàn Tập thể dục đều đặn, vui chơi, làm việc vừa sức để bảo vệ quan tuần hoàn B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình liên quan bài học ( trang 18 19 sách giáo khoa), C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

(114)

- Chỉ nêu chức hệ tuần hoàn lớn hệ tuần hoàn nhỏ ?

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

*Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động : - Bước 1: Hướng dẫn cáchù chơi và lưu ý học sinh theo dõi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi

- Cho học sinh chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang" (đòi hỏi vận động ít) - Sau chơi xong giáo viên hỏi học sinh xem nhịp tim và nhịp mạch của mình có nhanh ngồi yên không ? Bước 2: - Tổ chức chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều hơn: TC ”Đổi chỗ “, đòi hỏi học sinh phải chạy nhanh Sau chơi GV viên hỏi :

- Hãy so sánh nhịp tim vận động mạnh với vận động nhẹ và nghỉ ngơi? - Kết luận: SGV

Hoạt động Thảo luận nhóm -Bước : Làm việc theo nhóm :

- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình sách giáo khoa trang 19 và trả lời các câu hỏi sau

+ Hoạt động có lợi cho tim mạch ? + Theo bạn không nên làm việc quá sức

+ Hãy cho biết trạng thái dưới làm cho tim đập mạnh hơn: -Khi vui; Lúc hồi hộp xúc động mạnh; Lúc tức giận; Thư giãn

- 2HS lên bảng trả lời bài cũ, lớp theo dõi

- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài

- Lớp chú ý nghe H/dẫn

- Lớp thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên

- Dựa vào thực tế để trả lời: Nhịp tim và mạch đập nhanh ta ngồi yên - Lớp tham gia chơi TC, theo dõi bắt bạn làm sai

- Chơi trò chơi đòi hỏi vận động mạnh, chạy thật nhanh để dành chỗ đứng

- Khi chạy xong tim và mạch đập nhanh và mạnh nhiều so với hoạt đợng nhẹ và ngời yên

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

+ Các hoạt động có lợi như: Chơi thể thao, bộ,…

- Vì làm việc quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch

- Dựa vào thực tế để trả lời: Tâm trạng hồi hộp và xúc động mạnh sẽ làm cho tim đập nhanh và mạnh

(115)

+ Tại ta không nên mặc quần áo mang giày dép chật ?

+ Kể tên số thức ăn đồ uống giúp có lợi cho tim ?

-Bước : Làm việc cả lớp

- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- Cả lớp nhận xét bổ sung

* Giáo viên kết luận sách giáo viên d) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và xem trước bài mới

như: các loại rau quả, thịt bò

- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Hai học sinh nêu nội dung bài học - Về nhà học bài và xem trước bài mới

Thứ năm ngày 16 tháng năm 2010 Toán

LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân

- Vận dụng bảng nhân tính giá trị của biểu thức và giải toán

- Làm đợc BT1, 2, 3,

- H/S khuyết tật làm đợc BT

B/ Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa mỗi tấm có chấm tròn C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi em lên bảng làm BT3 và - Chấm vở tổ

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài GV theo dõi

- Hai học sinh lên bảng sửa bài

+ Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập + Học sinh 2: Làm bài

- Lớp theo dõi nhận xét *Lớp theo dõi giới thiệu bài - 2HS đọc yêu cầu bài - Lớp tự làm bài

* Dựa vào bảng nhân vừa học để điền kết quả nhẩm vào chỗ trống

(116)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả

- Giáo viên nhận xét kết luận

Bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Mời 2HS lên bảng giải, cả lớp giải bảng

- Nhận xét chữa bài

Bài - Gọi học sinh đọc bài toán

- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ và giải bài vào vở - Gọi một em lên bảng giải

- Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

Bài : - Gọi HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi Sau đó tự làm bài vào vở

- Mời 1HS lên bảng làm bài

- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài

c) Củng cố - Dặn dò:

* Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung

6 x = 30 ; x 10 = 60 ; x = 12 - Một em đọc yêu cầu bài

- Cả lớp làm vào bảng

x + = 54 + x + = 36 + = 60 = 42 x + 29 = 30 + 29

= 59

- Một em nêu đề bài

- Lớp giải bài vào vở, một em lên sửa bài Giải:

Số quyển vở em mua là : x = 24 (quyển)

Đ/ S: 24 - 2HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp tự làm bài

- Một học sinh lên bảng sửa bài, lớp nhận xét bổ sung

a/ 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 ; 48 b/ 18 ; 21 ; 24 ; 27 ; 30 ; 33 ; 36 - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại

Thể dục

ƠN ĐỢI HÌNH ĐỢI NGŨ, TRÒ CHƠI: " THI XẾP HÀNG" A/ Mục tiêu :

- Biết cách tập hợp hàng ngang , dóng thẳng hàng ngang, biết cách chuyển hướng phải trái.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác

- Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động B/ Đia điểm phương tiện :

(117)

C/ Lên lớp :

dung phương pháp dạy học Đội hình luyện

tập 1/ Phần mở đầu :

- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học - Lớp làm các động tác khởi động

+ Giậm chân tại chỗ vừa vỗ tay theo nhịp vừa hát + Chạy nhẹ nhàng vòng sân từ 100 – 120 m

- Trở về ôn lại các động tác nghiêm, nghỉ, quay trái, phải, đằng sau quay …

2/ Phần bản :

- Giáo viên yêu cầu lớp ôn tập hợp Hàng ngang, dóng hàng, quay trái, quay phải, điểm số

- Lớp tập theo hàng, giáo viên hô và sửa sai uốn nắn cho học sinh

- Lớp tập theo tổ (các em thay làm chỉ huy)

- Các tổ thi đua thực hiện các động tác tổ nào đều đẹp và chính xác sẽ được tuyên dương tổ nào có nhiều bạn sai phải nắm tay vừa vừa hát xung quanh lớp

- Chơi trò chơi : “ Thi xếp hàng "

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

- Học sinh thực hiện chơi trò chơi : "Thi xếp hàng "

* Giáo viên chia học sinh thành hai đội hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi "Thi xếp hàng "

3/ Phần kết thúc:

- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các

GV

Chính tả : (nghe viết ) ÔNG NGOẠI

A/ Mục tiêu :

- Nghe viết đúng bài chính tả, tình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay Làm đúng các bài tập (sgk)

(118)

- GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch

- H/S khuyết tật nhìn chép từ Trong vắng lặng ChiÕc trèng trêng”

B/ Đồ dùng dạy học:: - Bảng lớp viết nội dung bài tập 3b C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ: - Gọi học sinh lên bảng

- Yêu cầu viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai theo yêu cầu của giáo viên

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài c 2.Bài mới

*) Giới thiệu bài

*) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị :

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn

- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn gồm có câu ?

+ Những chữ phải viết hoa ?

- Yêu cầu lớp lấy bảng và viết các tiếng khó: lớp, loang lổ, gõ thử - Viết chính tả: T đọc

- Đọc lại cho HS dò bài, soát lỗi

- Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét

*/ Hướng dẫn làm tập

*Bài : - 1HS nêu u cầu của BT (Tìm tiếng có vần oay)

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT

- Chia bảng lớp làm cột, mời nhóm chơi TC Tiếp sức: Mỗi em viết lên bảng tiếng có vần oay rồi chuyển phấn cho bạn (1 phút)

- Yêu cầu cả lớp chữa bài vở theo

- em lên bảng viết các từ: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.

- Cả lớp viết vào bảng

- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

- 2HS đọc đoạn văn viết chính tả

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài + Đoạn văn có câu

+ Viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn - Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cả lớp viết bài vào vở

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm - Đọc yêu cầu BT

- Làm bài vào VBT

- Lớp chia thành nhóm chơi trò chơi tiếp sức: Tìm tiếng có vần oay (3 tiếng)

+ Ví dụ: Xoay, khốy, ngốy - Bình chọn nhóm thắng cuộc - Cả lớp chữa bài vào vở

(119)

lời giải đúng: xoáy, ngoáy, loáy hoáy, *Bài 3b:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm

- Cho HS trao đổi theo cặp

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 3b lên bảng

- Gọi học sinh thi đua làm bài bảng phụ

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Yêu cầu cả lớp viết vào VBT theo lời giải đúng

3) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

- Từng cặp trao đổi ý kiến

- HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét - Cả lớp viết vào VBT: sân – nâng; chuyên cần – cần cù

- Về nhà học bài và làm bài tập sách giáo khoa

Âm nhạc:

HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC (TT)

( G/V chuyên soan giảng)

Thứ sáu ngày 17 tháng năm 2010 TẬP LÀM VĂN

DẠI GÌ MÀ ĐỔI - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN A/ Mục tiêu :

- HS kờ̉ lại được nụ̣i dung cõu chuyợ̀n.Dại mà đổi” BT1

- Rèn kĩ viết, điền đúng vào tờ giấy in sẵn những nội dung cần thiết của mẫu điện báo BT2

- H/S khuyết tật nghe hiểu đợc nội dung câu chuyện BT1 Biết điền vào giấy tờ in sẵn theo cô hớng dẫn

B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu điện báo

C/ Hoạt động dạy học:

(120)

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi HS kể lại nội dung câu chuyện "Dại gì mà đổi"

- Nhận xét ghi điểm 2.Bài mới:

a/ Giới thiệu :

b) Hướng dẫn làm tập:

*Bài 1: - Gọi học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu đọc câu hỏi gợi ý )

- Yêu cầu quan sát tranh minh họa SGK, đọc thầm các gợi ý

- Giáo viên gọi HS giỏi kể lại câu chuyện

- Cho HS nhìn các gợi ý bảng tập kể theo nhóm

- Yêu cầu các nhóm thi kể trước lớp - Giáo viên tuyên dương ghi điểm

*Bài2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo, cả lớp đọc thầm

+ Tình huống cần viết điện báo là gì? + Yêu cầu của bài là gì?

- H/dẫn HS điền đúng ND vào mẫu điện báo

- Yêu cầu hai em nhìn mẫu điện báo để làm miệng

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở những nội dung yêu cầu của bài tập

- Gọi số em đọc bài làm trước lớp - Nhận xét, ghi điểm

c) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Nhắc HS về cách ghi nội dung vào điện báo - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau

- em lên bảng (Quỳnh Anh, Trần Trọng Long)

- Cả lớp lắng nghe

- 2HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý

- Lớp quan sát tranh minh họa, đọc thầm câu hỏi gợi ý

- HS kể lại câu chuyện (Diệu Trinh) - Học sinh kể theo nhóm

- Các nhóm thi kể

- Lớp bình bầu nhóm, cá nhân kể tốt + Em được chơi xa, trước em đi, ông bà, bố mẹ lo lắng

+ Dựa vào mẫu điện báo điền những ND còn thiếu vào chỗ trống

- 2HS làm miệng Lớp nhận xét

- Thực hành điền vào mẫu điện báo vào vở

- 4HS đọc ND bài làm

- Hai em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn

- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau “Tổ chức cuộc họp"

Toán

(121)

A/ Mục tiêu : Học sinh biết : - Đặt tính rồi tính nhân số có chữ số với số có chữ số không nhớ

- Vận dụng đợc để giải tốn có phép nhân - Làm BT 1, 2( a) BT3

- H/S khuyết tật làm đợc phép tính BT1

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi hai em lên bảng làm BT va tiết trước

- Chấm vở tổ

- Nhận xét đánh giá phần bài cũ 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

- Hướng dẫn thực hiện phép nhân - Giáo viên ghi bảng: 12 x =?

- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân và nêu cách tìm tích, GV ghi bảng:

12 + 12 + 12 = 36 Vậy 12 x = 36 - Hướng dẫn đặt tính và tính SGK - Gọi số em nêu lại cách nhân c) Luyện tập:

- Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài

- Gọi một em làm mẫu một bài bảng - Yêu cầu cả lớp tự làm các phép tính còn lại

- Gọi em lên tính mỗi em một phép tính - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài :- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện bảng

- 2HSlên bảng làm bài, lớp theo dõi + HS : Lên bảng làm bài tập + HS 2: Làm bài

* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

- Thực hiện phép tính, đó phát biếu ý kiến

- Lớp theo dõi giáo viên để nắm được cách thực hiện phép nhân

- 2HS nêu lại cách thực hiện phép nhân

- Một em đọc đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở

- em lên bảng thực hiện mỗi em một cột

- Học sinh khác nhận xét bài bạn - Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn

(122)

- GV nhận xét chữa bài

Bài -Gọi học sinh đọc bài

- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

d) Củng cố - Dặn dò:

* Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập

24 22 11 33 x x x x 48 88 55 33 - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Cả lớp làm vào vào vở bài tập - Một học sinh lên bảng giải bài : Giải :

Số bút chì cả hộp là : 12 x = 48 (bút chì)

Đ/S: 48 bút chì - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại

Thể dục:

ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG A/ Mục tiêu

- Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang - Biết cách chuyển hướng phải trái

B/ Đia điểm phương tiện :

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/Phần mở đầu :

- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động + Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp + Chạy nhẹ nhàng vòng sân từ 100 – 120 m - Trở về chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay 2/Phần :

* Ôân tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trái, quay phải, điểm số, theo vạch kẻ thẳng

- Lớp tập lần theo hàng ngang, GV hô và sửa sai cho HS - HS tập luyện theo tổ, GV quan sát và nhắc nhở

- Tập hợp cả lớp, cho tổ lên thực hiện, cả lớp nhận xét

(123)

* Học động tác vượt chướng ngại vật thấp : Giáo viên nêu tên động tác

- Làm mẫu và nêu tên động tác và học sinh tập bắt chước theo - Giáo viên hô : “ Vào chỗ ! … Bắt đầu !“

- Lớp tổ chức tập theo hàng ngang trước .sau thuần thục chuyển sang đội hình hàng dọc

- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh * Chơi trò chơi: "Thi xếp hàng"

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

- Học sinh thực hiện chơi trò chơi: "Thi xếp hàng "

* Giáo viên chia học sinh thành hai đội hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi "Thi xếp hàng"

c/ Phần kết thúc:

- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn học sinh về nhà thực hiện lại các động tác vừa học

GV

GV

-Mỹ thuật:

VẼ TRANH ĐỀ TAI TRNG EM ( G/V chuyên soan giảng)

SINH HOẠT LỚP TUẦN 4 I-Mục tiêu:

-HS nhận ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm

-HS có thói quen múa hát tập thể, dạn dĩ -Giáo dục tình đoàn kết

II-Nội dung:

1-Nhận xét đánh giá hoạt động tuần 3: a-Ưu:

-Đa số các em lễ phép, biết lời cô giáo

-Đi học đều, ăn mặc gọn gàng: Minh, Văn, Hoàng, Thành, Khánh -Ra vào lớp có xếp hàng

-Học tập có tiến bộ b-Khuyết:

(124)

-Còn nói chuyện, ít chú ý giờ học : Hường, Dương,Mai -Học quá yếu : Trêng, Thµnh

-Trình bày sách vở đa số chưa sạch sẽ -Còn nghịch phá bạn: Văn, Huỳnh, Kỳ

-Con vai em cha hoc bài và chuẩn bị bài đến lớp 2-Hoạt động lớp:

-Cho HS biết tên sao: "Sao chăm chỉ" -Đọc điều Bác Hồ dạy

-Cá nhân -Đồng 4-Phương hướng tuần 5:

-Thường xuyên nhắc nhở các em hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà -Hướng dẫn các em hạn chế khuyết điểm

TUẦN 5

Thứ hai ngày20 tháng năm 2010 CHÀO CỜ

Tập đọc – Kể chuyện:

NGƯỜI LÍNH DŨNG CAM A/ Mục tiêu:

- Luyện đọc đúng các từ : loạt đạn, lỗ hổng, buồn bã …

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi vad sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

- H/S khuyết tật đọc đợc đoạn hiểu đợc nội dung

B / Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa C/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

(125)

- Nêu nội dung bài đọc ?

- Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới:

a) Phần giới thiệu :

- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc ghi tựa bài lên bảng

b) Luyện dọc: * Đọc mẫu toàn bài.

- Giới thiệu về nội dung bức tranh

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu trước lớp

- Gọi HS tiếp nối đọc từng câu, GV sửa sai cho các em

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: thủ lĩnh, nứa tép

-Yêu cầu học sinh đặt câu với từ thủ lĩnh, quả quyết

-Yêu cầu HS đọc từng đoạn nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc DDT đoạn của truyện

-Gọi một học sinh đọc lại cả câu truyện c) Hướng dẫn tìm hiểu :

- Gọi học sinh đọc lại đoạn của - Yêu cầu đọc thầm và trả lời nội dung bài + Các bạn nhỏ chuyện chơi trò chơi gì?

Ở đâu ?

* Yêu cầu đọc thầm đoạn trả lời câu hỏi: - Vì lính nhỏ định chui qua lỗ hỏng chân hàng rào?

+ Việc leo rào bạn khác gây hậu quả ?

đoạn

- Một học sinh đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc

- Lắng nghe GV giới thiệu bài

- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu - Lớp quan sát và khai thác tranh

- Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buốn bã

- Tự đặt câu với mỗi từ

- Nối tiếp đọc đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK)

- Luyện đọc theo nhóm

- Nối tiếp đọc ĐT4 đoạn bài - Một học sinh đọc lại cả câu truyện - Một em đọc đoạn của câu chuyện - Cả lớp đọc thầm đoạn của bài một lượt

+ Chơi trò đánh trận giả vườn trường

* Đọc thầm đoạn đoạn của bài

(126)

- Yêu cầu học sinh đọc to đoạn

+ Thầy giáo chờ mong điều học sinh trong lớp?

+ Vì lính nhỏ run lên nghe thầy giáo hỏi?

* Yêu cầu đọc thầm đoạn và trả lời : + Phản ứng lính nào? nghe lệnh " Về thôi" viên tướng ?

+ Thái độ bạn trước hành động lính nhỏ ?

+ Ai người lính dũng cảm chuyện này ? Vì ?

+ Các em có dũng cảm nhận sửa lỗi bạn nhỏ chuyện không? d) Luyện đọc lại :

- Đọc mẫu đoạn bài Treo bảng phụ đã viết sẵn hướng dẫn H đọc đúng câu khó đoạn

- Cho HS thi đọc đoạn văn

- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm em tự phân vai để đọc lại truyện

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất

* Kể chuyện: Giáo viên nêu nhiệm vụ - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa SGK để kể lại câu chuyện bằng lời kể của em

- Hướng dẫn học sinh kể theo tranh

- Cứ mỗi lượt kể là em tiếp nối kể lại đoạn chuyện

- Gọi học sinh xung phong kể lại đoạn của câu chuyện

- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng

- Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất, ghi điểm

+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ

- Một học sinh đọc to đoạn

+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm

- Có thể trả lời theo ý của mình - Lớp đọc thầm đoạn và trả lời :

+ Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường

+ Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo bước theo một người chỉ huy dũng cảm

+ Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi

- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Lắng nghe giáo viên đọc mẫu và H/dẫn

- Lần lượt - em thi đọc đoạn

- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và thầy giáo)

- nhóm thi đọc lại truyện theo vai - Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay - Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học

- Quan sát lần lượt tranh, dựa vào gợi ý của đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách

(127)

đ) Củng cố dặn dò :

- Qua câu chuyện em hiểu điều qua hành động người lính trẻ ?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học bài xem trước "Mùa thu của em"

- em xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện

- Lớp theo dõi bình bạn kể hay nhất

- Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi

- Về nhà tập kể lại nhiều lần - Học bài và xem trước bài mới

Toán :

NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỚ (có nhớ )

A/ Mục tiêu :

- Học sinh biết: Đặt tính rồi tính nhân số có chữ số với số có chữ số có nhớ - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết

- Vọ̃n dụng giải bài toán có mụ̣t phép nhõn - Làm đợc BT1( cột1,2,4), BT2, BT3

- H/S khuyết tật làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học:: Nội dung bài tập ghi sẵn vào bảng phụ C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập số và bài tập số 3tiết trước

- Nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

+ Hướng dẫn thực hiện phép nhân - Giáo viên ghi bảng: 26 x =?

- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân

- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính - Hướng dẫn tính có nhớ SGK 26 * nhân bằng 18, viết 8, nhớ

2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét

- Học sinh : Lên bảng làm bài tập 2a - Học sinh 2: Làm bài

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

- Cả lớp tự tìm kết quả phép nhân vào nháp

(128)

x * nhân bằng 6, thêm là 7, viết

78 Vậy 26 x = 78

- Mời vài học sinh nêu lại cách nhân

+ Hướng dẫn với phép nhân: 54 x = ?

c) Luyện tập:

Bài 1: -Gọi học sinh nêu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi em lên tính mỗi em một phép tính vừa tính vừa nêu cách tính bài học - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài - Gọi học sinh đọc bài toán. - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em, nhận xét chữa bài Bài - Gọi học sinh đọc bài.

- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp làm bài bảng

- Nhận xét sửa chữa từng phép tính d) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân

- HS thực hiện VD1

- Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng - em lên thực hiện mỗi em một cột 47 25 18

x2 x3 x4 94 75 72 Lớp nhận xét bài bạn

- em đọc bài toán

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - 1HS lên bảng giải, lớp theo dõi nhận xét

Giải :

Độ dài hai cuộn vải là : 35 x = 70 (m) Đ/S:70 m - 1HS đọc yêu cầu bài (Tìm x)

- 2HS lên bảng, cả lớp lấy bảng làm bài

a/ x : = 12 b/ x : = 23 x = 12 x x = 23 x x = 72 x = 96 - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học và làm bài tập còn lại

-Đạo đức :

TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết1)

(129)

B.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa tình huống (Hoạt động tiết 1), phiếu hoạt động nhóm dành cho hoạt động (tiết 2)

C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

* Hoạt động : Xử lí tình

- Yêu cầu cả lớp xử lí các tình huống dưới :

- Lần lượt nêu từng tình huống của BT1 ở VBT yêu cầu học sinh giải quyết

- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :

- Nếu Đại em làm ? Vì sao ?

- Gọi hai học sinh nêu cách giải - Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn vừa trình bày khơng ? Vì sao?

-Theo em có còn cách giải quyết nào khác tốt không ?

* KL: Mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình

* Hoạt động : Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung của BT2 - VBT

- Mời lần lượt đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp

* Kết luận: Cần điền các từ:

a/ cố gắng - bản thân - dựa dẫm b/ tiến bợ - làm phiền

ª Hoạt động :Xử lí tình - Lần lượt nêu từng tình huống ở BT3 (VBT) và yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải quyết

- Gọi số HS nêu cách giải quyết của mình, lớp nhận xét bổ sung

* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình

- Học sinh theo dõi giáo viên và tiến hành trao đổi để giải đáp tình huống giáo viên đặt

- Hai em nêu cách giải quyết của mình - Học sinh theo dõi nhận xét bổ sung - Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình

- Các nhóm thảo luận theo tình huống - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp

- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có

- 2HS đọc lại ND câu a và b sau đã điền đủ

- Lắng nghe GV nêu tìng huống

- Lần lượt từng HS đứng nêu lên ý kiến về cách giải quyết của bản thân

(130)

*Hướng dẫn thực hành :

- Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà, ở lớp

- Sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy việc của mình

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyên về các tấm gương tự làm lấy việc của mình

- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày

Thứ ba ngày21 tháng năm 2010 Tập đọc:

CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT A/ Mục tiêu :

- Luyện đọc đúng các từ: tan học, dõng dạc, hoàn toàn mũ sắt, - Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - ND: Hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung

- H/S khuyết tật đọc đợc đoạn hiểu đợc nội dung

B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa SGK

- hoặc tờ giấy rô ki và bút lông chuẩn bị cho hoạt động nhóm C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra 3HS oc Ông ngoại va

TLCH vờ nụi dung bài - Nhận xét ghi điểm 2.Bài

a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc :

* GV đọc mẫu, Hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Cho HS tiếp nối đọc từng câu, GV theo dõi sửa sai

- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng

- HS lờn bang oc Ông ngoại va tra

lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu - Lớp quan sát tranh minh họa

- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện đọc các từ ở mục A

- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài

(131)

đoạn bài

- Hướng dẫn đọc đúng ở các kiểu câu bài câu hỏi, câu cảm …

- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nhóm

- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc đoạn - Cả lớp đọc đồng bài

c/ Hướng dẫn tìm hiểu

-Yêu cầu lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi + Các chữ dấu câu họp bàn việc ?

- Gọi mợt học sinh đọc các đoạn còn lại + Cuộc họp đề cách để giúp bạn Hồng ?

- Mợt học sinh đọc thành tiếng yêu cầu - Chia lớp thành các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để TLCH

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi đua báo cáo kết quả

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét - Tổng kết nội dung bài

d) Luyện đọc lại :

- Đọc mẫu lại một vài đoạn văn

- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng đọc diễn cảm đoạn văn

- Gọi mỗi nhóm em thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, dấu Chấm đọc diễn cảm bài văn

- Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm đọc hay

đ) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi học sinh nêu nội dung bài học

đúng đoạn văn

- Lần lượt đọc từng đoạn nhóm - nhóm tiếp nối đọc đoạn - Cả lớp đọc đồng cả bài - Lớp đọc thầm bài văn

+ Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn rất kì quặc

- Một học sinh đọc các đoạn còn lại + Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi Hoàng định chấm câu

- 1Học sinh đọc câu hỏi SGK - Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời

- Hết thời gian thảo luận đại diện các nhóm lên thi báo cáo kết quả bài tập - Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm báo cáo hay nhất

- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần - Một học sinh khá đọc lại bài

- Học sinh phân nhóm các nhóm chia từng vai thi đua đọc bài văn

- Lớp lắng nghe để bình chọn nhóm đọc hay nhất

(132)

- Giáo viên nhận xét đánh giá

Toán: LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu :

- Củng cố phép nhân số có chữ số với sớ có mợt chữ sớ có nhớ - Ơn tập về thời gian (xem đồng hồ số ngày)

- Làm đợc BT1, BT2( a,b), BT3, BT4 - H/S khuyết làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học: - Đồng hồ để bàn C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà - Nhận xét, ghi điểm

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào bảng

- Gọi HS nêu kết quả và cách tính - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : Giáo viên yêu cầu nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện bảng

- Gọi học sinh lên bảng đặt tính rồi tính - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài - Gọi học sinh đọc bài toán.

- H/dẫn HS phân tích bài toán rồi cho HS tự giải vào vở

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng chữa bài

Hai học sinh lên bảng làm bài, Lớp theo dõi

-Học sinh 1: làm bài -Học sinh 2: làm bài *Lớp theo dõi giới thiệu bài - Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng - Học sinh nêu kết quả và cách tính - Cả lớp nhận xét bổ sung

49 27 57 18 64 x2 x4 x6 x5 x3 98 108 342 90 192 - Hai học sinh thực hiện bảng - Cả lớp làm bài bảng 38 27 53 45 x x x4 x 76 162 212 225 - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - học sinh lên bảng thực hiện

(133)

- Chấm vở số em, nhận xét đánh giá

Bài : - Gọi học sinh đọc đề

- Yêu cầu cả lớp quay kim đồng hồ với số giờ tương ứng

- Yêu cầu học sinh lên thực hiện trước lớp - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh c) Củng cố - Dặn dò:

*Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập

Số giờ của ngày là : 24 x =144 ( giờ )

Đ/S: 144 - Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện quay kim đồng hồ - Một em lên thực hiện cho cả lớp quan sát

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Chính tả: (nghe viết )

NGƯƠÌ LÍNH DŨNG CAM A/ Mục tiêu :

- Rèn kỉ viết chính tả, nghe viết chính xác một đoạn của bài “Người lính dũng cảm“.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần đễ lẫn n/ l ( BT1 a), en / eng BT1 b) - Ôn bảng chữ : Biết điền đúng chữ và tên chữ vào ô trống bảng và học thuộc chữ đó( BT3)

- H/S khuyết tật nhìn chép đợc đoạn từ “Viên tớng khoát tay đến ngời huy dũng cảm”

B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 2b C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Mời học sinh lên bảng

-Yêu cầu viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai

-Yêu cầu đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học 2.Bài

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn nghe viết * Hướng dẫn chuẩn bị

- Yêu cầu 2HS đọc đoạn bài "Người lính

- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng các từ : loay hoay, gió xốy, nhẫn nại, nâng niu.

- 2HS đọc thuộ lòng 19 chữ và tên chữ đã học

-Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

(134)

dũng cảm"

+ Đoạn văn kể chuyện ?

+ Đoạn văn có câu?

+ Những chữ đoạn văn viết hoa?

+ Lời nhân vật đánh dấu những dấu gì?

- Yêu cầu học sinh lấy bảng và viết các tiếng khó

- Giáo viên nhận xét đánh giá * Đọc cho học sinh viết vào vở

- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ngoài lề

* Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét Hướng dẫn làm tập

*Bài 2b : -Nêu yêu cầu của bài tập 2b - Yêu cầu cả lớp làm vào vở

- Gọi học sinh lên bảng làm, lớp theo dõi - Giáo viên chốt lại ý đúng

*Bài

- Yêu cầu một em nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp tự làm bài vào VBT

- Gọi HS tiếp lên bảng điền cho đủ chữ và tên chữ

- Gọi nhiều học sinh đọc lại chữ và tên chữ

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng tại lớp -Yêu cầu HS chữa bài ở VBT (nếu sai) -Yêu cầu 2HS đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học

- Giáo viên nhận xét đánh giá c) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài

thầm tìm hiểu nội dung bài

+ Đoạn văn kể lại lớp học tan chú lính nhỏ và viên tướng vườn trường sửa hàng rào …rồi bước nhanh theo chú + Đoạn văn có câu

+ Những chữ bài được viết hoa là những chữ đầu câu và tên riêng + Lời các nhân vật viết sau dấu chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở

- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì

- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm

- Làm vào vở bài tập

- Hai học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét

- Một em nêu yêu cầu bài

- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập - Lần lượt em lên bảng làm bài, lớp theo dõi bổ sung

- Lần lượt từng HS nhìn bảng đọc tên chữ

- HTL chữ và tên chữ - Cả lớp chữa bài vào vở

- Đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học theo thứ tự

(135)

mới

AN TOÀN GIAO THÔNG.

BÀI 3: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.

I-Mục tiêu:

- HS nhận biết được đặc điểm, ND của biển báo:204,210, 423(a,b), 434, 443, 424 - Vận dụng hiểu biết về biển báo tham gia GT

- GD ý thức tham gia GT II- Nợi dung:

- Ơn biển báo đã học ở lớp - Học biển báo mới:

Biển báo nguy hiểm: 203,210, 211 Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b),424,434,443 III- Chuẩn bi:

1- Thầy:Biển báo

2- Trò: Ôn biển báo đã học IV- Hoạt động dạy và học:

Hoạt đông của thầy. Hoạt đơng của tro. HĐ1: Ơn biển báo đã học:

a-Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học b- Cách tiến hành:

- Nêu các biển báo đã học?

- nêu đặc đIểm,ND của từng biển báo? 2-HĐ2: Học biển báo mới:

a-Mục tiêu:Nắm được đặc điểm, ND của biển báo:

Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211 Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b),424,434,443 b- Cách tiến hành:

- Chia nhóm - Giao việc: Treo biển báo

Nêu đặc điểm, ND của từng biển báo?

- Biển nào có đặc đIểm giống nhau?

- HS nêu

- Cử nhóm trưởng - HS thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả Biển 204: Đường chiều

Biển 210: Giao với đường sắt có rào chắn

Biển 211: Giao với đường sắt không có rào chắn

Biển 423a,b: đường người bộ sang ngang

(136)

Hoạt đông của thầy. Hoạt đông của tro. - Thuộc nhóm biển báo nào?

- Đặc điểm chung của nhóm biển báo đó?

*KL: Nhóm biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen

- nhóm biển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen

HĐ3:Tro chơi biển báo

a-Mục tiêu: Củng cố các biển báo đã học b- Cách tiến hành:

- Chia nhóm.Phát biển báo cho từng nhóm - Giao việc:

Gắn biển báo vào đúng vị trí nhóm ( bảng)

V- củng cố- dăn do. Hệ thống kiến thức Thực hiện tốt luật GT

-204,210, 211

- 423(a,b),424,434,443

Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211 Biển báo chỉ dẫn:

423(a,b),424,434,443

- Nhóm biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen - nhóm biển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen

-HS chơi trò chơi

Thủ công:

GẤP CẮT NGÔI SAO CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (tiết )

A/ Mục tiêu

- Sau bài học,học sinh biết: - Cách gấp, cắt, dán cánh Gấp được cánh và lá cờ đỏ vàng theo quy trình kĩ thuật

-Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán B/ Đồ dùng dạy học:

- Một mẫu lá cờ đỏ vàng sẵn bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát được Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ vàng

- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá

(137)

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hoạt động :-Hướng dẫn quan sát và nhận xét :

- Cho học sinh quan sát mẫu một cánh và lá cờ đỏ vàng gấp sẵn và hỏi : + Lá cờ có đặc điểm hình dạng thế

nào ?

+ Lá cờ đỏ vàng thường treo nơi những ? Vào dịp ?

- Giới thiệu và liên hệ với lá cờ đỏ vàng thật

* Hoạt động 2:

- Bước : Gấp cắt năm cánh

- Gọi một học sinh lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu hình vuông có cạnh là cm - Mở một đường gấp đôi để lại một đường gấp AOB đó O là điểm giữa

- Đánh dáu điểm …trùng khít

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước từ hình – SGV

Bước 2: - Hướng dẫn học sinh gấp, cắt ngôi cánh

- Giáo viên lần lượt hướng dẫn HS cách đánh dấu gấp, cắt tờ giấy hình vuông tiết trước và gấp thành các hình Hình rồi cắt để được cánh hình SGV

* Hoạt động 3: -Dán ngơi vào tờ giấy hình chữ nhật để cờ đỏ vàng - Lần lượt hướng dẫn học sinh cách lần lượt qua các bước hình sách giáo

-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

-Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên - Lớp sẽ lần lượt nhận xét:

+ Lá cờ hình chữ nhật

+ Ngôi vàng có cánh bằng được dán chính giữa hình chữ nhật màu đỏ

+ Thường được treo ở các quan, trường học, nhà ở vào các dịp lễ, Tết - Lắng nghe giáo viên để nắm được ý nghĩa của lá cờ đỏ vàng thật

- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông đã học lớp

- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành phần bằng theo đường chéo qua từng bước cụ thể hình minh họa ở tranh quy trình

- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 2,3, 4, 5, và hình để có được một cánh hoàn chỉnh mẫu

(138)

khoa

- Gọi hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp, cắt, dán cánh

- Giáo viên cùng cả lớp quan sát các thao tác của bạn

- Cho học sinh tập gấp bằng giấy d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà tập cắt lại cánh

- Cả lớp tập gấp cắt

- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành gấp cắt dán lá cờ đỏ vàng

Thứ tư ngày 22 tháng năm 2010 Luyện từ câu :

SO SÁNH A/ Mục tiêu :

- HS nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh kém BT1 - Nêu được các từ so sánh các khổ thơ ở BT

- Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh BT3, BT4

- H/S khuyết tật biết tìm hình ảnh so sánh BT1

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung khổ thơ bài tập 3, C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh làm bài tập - Một học sinh làm bài tập - Chấm vở số em

- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn học sinh làm tập:

*Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng bài tập 1, cả lớp theo dõi sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào nháp - Mời học sinh lên bảng làm bài

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng

- Giúp học sinh phân biệt hai loại so sánh :

- 2HS len bảng làm bài

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn

- Cả lớp theo dõi giới thiệu bài

- Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập1 - Cả lớp đọc thầm bài tập

- Thực hành làm bài tập trao đổi nhóm

- 3HS lên bảng làm bài

(139)

so sánh ngang bằng và so sánh kém

* Bài : - Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng về yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm - Cho HS tự tìm các từ so sánh mỗi khổ thơ

-Mời em lên bảng làm bài (Tìm từ so sánh gạch chân).

-Yêu cầu học sinh làm vào vở -Giáo viên chốt lại lời giải đúng

*Bài : -Yêu cầu một học sinh đọc bài Cả lớp đọc thầm lại và suy nghĩ làm bài

- Giáo viên mời một học sinh làm - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở - Giáo viên chốt lại lời giải đúng

*Bài 4: - Yêu cầu 1HS đọc yêu cầu và mẫu - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập

- Nhắc học sinh có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT

- Mời 2HS lên bảng làm bài sau đó đọc kết quả

- Giáo viên chốt lại ý đúng d) Củng cố - Dặn dò

- Nhắc lại nội dung bài học về so sánh … - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học xem trước bài mới

a cháu - ông ; ông - buổi trời chiều b trăng - đèn

c - mẹ thức ) - Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm

- Học sinh tự làm bài

- em lên bảng lên bảng thi làm bài - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúnglg (a - - ; b hơn; c chẳng - là)

- Một em đọc yêu cầu đề bài - Cả lớp đọc thầm bài tập

- Lớp thực hiện làm vào giấy nháp

- em lên bảng thực hiện làm BT3 lớp n/xét

(quả dừa-đàn lợn; tàu dừa-chiếc lược) - em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập sách giáo khoa

- Cả lớp đọc thầm bài tập

- Học sinh thực hành làm bài tập - Cả lớp làm bài vào vở

- học sinh lên bảng lên bảng sửa bài - Lớp theo dõi nhận xét

- Hai học sinh nhắc lại các kiểu so sánh …

- Về nhà học thuộc bài và xem lại các BT đã làm, ghi nhớ

Toán : BANG CHIA 6 A/ Mục tiêu :

(140)

- Làm đợc BT1, BT2, BT3

- H/S khuyÕt tËt biÕt thùc hiÖ phÐp chia

B/ Chuẩn bị :

- Các tấm bìa mỗi tấm có chấm tròn C/ Lên lớp :

Hoạt động thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi lên bảng sửa bài tập số cột b và c và bài ø tiết trước

- Chấm vở tổ - Nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Lập bảng chia :

- Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu để lập lại công thức của bảng nhân, Rồi cũng dùng tấm bìa đó để chuyển công thức nhân thành công thức chia

a/ Hướng dẫn học sinh lập công thức bảng chia sách giáo viên

- Cho học sinh lấy tấm bìa mỗi tấm có chấm tròn nêu câu hỏi

- chấm tròn lấy lần ? - Yêu cầu học sinh nhắc lại để giáo viên ghi bảng

- Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi: Lấy 12 chấm trịn chia thành nhóm nhóm có chấm trịn thì nhóm ? Ta viết phép chia như ?

- Gọi vài học sinh nhắc lại 12 chia 6 được

- Tương tự hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng chia

- Yêu cầu học sinh HTL bảng chia

Hai học sinh lên bảng làm bài - Học sinh 1: làm bài tập2 - Học sinh : làm bài

*Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Lớp lần lượt từng học sinh quan sát và nhận xét về số chấm tròn tấm bìa

- Dựa vào bảng nhân 6, lớp nhận xét và nêu kết luận Một số nhân với thì bằng chính nó Ngược lại chấm tròn chia thành nhóm mỗi nhóm được chấm tròn Chắng hạn x = và : =

- Cả lớp cùng quan sát tấm bìa và hướng dẫn của giáo viên để nêu kết quả

12 chấm tròn chia thành hai nhóm mỗi nhóm được chấm tròn …

- Hai học sinh nhắc lại

- Lớp tương tự và nêu các công thức còn lại của bảng chia

- HTL bảng chia

(141)

c) Luyện tập:

Bài 1: -Nêu bài tập sách giáo khoa. - Giáo viên hướng dẫn một ý thứ nhất chẳng hạn : 42 : =

-Yêu cầu học sinh tương tự: đọc rồi điền kết quả ở các ý còn lại

- Yêu cầu học sinh nêu miệng - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài

- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét chữa bài

+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc bài sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh đọc thầm và tìm cách giải

- Mời hai học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

d) Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

- Cả lớp tự làm bài dựa vào bảng chia - Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả

: = ; 12 : = 2; 18 : = 24 : = ;

- Lớp theo dõi nhận xét, chữa bài

- Một học sinh đọc yêu cầu BT

- Tự đọc từng phép tính mỗi cột, tính nhẩm rồi điền kết quả

- Lần lượt từng em nêu kết quả, lớp nhận xét

6 x = 24 x = 12 x = 30 24 : = 12 : = 30 : = 24 : = 12 : = 30 : = -Một em đọc đề bài sách giáo khoa -Cả lớp làm vào vào vở bài tập -Một học sinh lên bảng giải bài Giải : Độ dài mỗi đoạn dây đồng là : 48 : = (cm)

Đ/ S : cm - Đọc bảng chia

-Về nhà học bài và làm bài tập

-Tập viết:

ÔN CHỮ HOA C ( tiết ) A/ Mục tiêu :

- Viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng - Rèn hs viết đúng mẫu, giữ vở sạch đẹp

(142)

C/ Lên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh

- Yêu cầu 3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con:

Cửu Long, Công - Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn viết bảng *Luyện viết chữ hoa :

- Yêu cầu tìm -Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

-Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng các chữ vừa nêu

*Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng

- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng Chu Văn An

- Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng đời Trần,ông có nhiều trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước

*Luyện viết câu ứng dụng :

- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe - HD học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: Chúng ta phải biết nói dịu dàng, lịch sự

-Yêu cầu học sinh luyện viết những tiếng có chữ hoa (Chim, Người )

c) Hướng dẫn viết vào : - GV nêu yêu cầu :

- Hai em lên bảng viết các tiếng: Cửu Long, Công …

- Lớp viết vào bảng

- Lớp theo dõi giới thiệu

- Các chữ hoa có bài : Ch, V, A, N

- Học sinh theo dõi giáo viên

- Cả lớp tập viết bảng con: Ch, V, A

- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng

- Một học sinh đọc từ ứng dụng

- Lắng nghe để hiểu thêm về nhà giáo ưu tú Chu Văn An thời Trần đã có nhiều công lao đối với đất nước ta - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng

- em đọc câu ứng dụng

(143)

+ Viết chữ Ch một dòng cỡ nhỏ

+ Viết tên riêng Chu Văn An hai dòng cỡ nhỏ

+ Viết câu tục ngữ hai lần d/ Chấm chữa

- Giáo viên chấm từ 5- bài

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm đ/ Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh nộp vở để GV chấm điểm

- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa D, Đ ” Tự nhiên xã hợi:

PHỊNG BỆNH TIM MẠCH A/ Mục tiêu

- Sau bài học, HS biết:

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em

- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em - Kể một số cách phòng bệnh và ý thức phòng bệnh thấp tim

B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình liên quan bài học ( trang 20 21 sách giáo khoa), C/ Hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài "Vệ sinh quan tuần hoàn" - Giáo viên nhận xét đánh giá phần bài cũ 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

Hoạt động 1: Động não

-Yêu cầu HS kể tên một bệnh về tim mạch mà em biết

- Cho biết một số bệnh tim mạch : thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch

Hoạt động Đóng vai Bước : Làm việc cá nhân :

- Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: + Nêu lí tại không nên mặc áo quần và giày dép quá chật

+ Kể một số việc làm bảo vệ tim mạch

- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài

- Lớp trao đổi suy nghĩ và nêu về một số bệnh về tim mạch mà các em biết

(144)

- Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, SGK đọc câu hỏi - đáp của từng nhân vật hình

Bước Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau :

+ Lứa tuổi thường bị bệnh thấp tim ? + Theo em bệnh thấp tim nguy hiểm nào?

+ Nguyên nhân gây bệnh thấp tim ?

Bước : Làm việc cả lớp

- Cho các nhóm xung phong đóng vai (mỗi nhóm đóng cảnh)

- Cả lớp nhận xét, tuyên dương * Giáo viên kết luận: SGV

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm * Bước 1: làm việc theo cặp

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5,6 trang 21 SGK chỉ vào từng hình nói với về nội dung, ý nghĩa của các việc làm từng hình

* Bước 2:Làm việc lớp

- Gọi một số học sinh trình bày kết quả theo cặp

* Kết luận: SGV d) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và xem trước bài mới

dẫn của giáo viên

- Lớp quan sát các hình SGK, đọc các câu hỏi và đáp của các nhân vật hình

+ Lứa tuổi thiếu nhi là hay mắc bệnh thấp tim

+ Để lại di chứng bặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim

+ Do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hay viêm khớp không chữa trị kịp thời và dứt điểm

- Lần lượt các nhóm lên đóng vai bác sĩ và bệnh nhân nói về bệnh thấp tim

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận dựa vào các hình 4, 5, SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

- Nêu kết quả thảo luận theo từng cặp - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Hai học sinh nêu nội dung bài học - Về nhà học bài và xem trước bài mới

Thứ năm ngày 23 tháng năm 2010

(145)

LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu :

- Củng cố việc thực hiện phép nhân, chia phạm vi b¶ng nhân 6, bảng chia -Vận dụng giải toán có lời văn( Có phép chia 6)

-Nhõn biết 61 của một hình chữ nhật một số trng hp n gian - Làm đuợc BT1, 2, 3,

- H/S khuyết tật làm đợc BT1(a)

B/ Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng làm BT3 tiết trước - Gọi hai học sinh đọc bảng chia

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài.

- Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

- Gọi HS nêu miệng kết qua, lớp nhận xét bổ sung

Bài :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài -Yêu cầu lớp thực hiện tính nhẩm

- Gọi ba em nêu miệng kết quả nhẩm, mỗi em một cột

- Gọi học sinh khác nhận xét - Nhận xét bài làm của học sinh Bài - Gọi học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở

- Gọi một học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em nhận xét chữa bài

- học sinh lên bảng làm bài - học sinh đọc bảng chia - Lớp theo dõi nhận xét *Lớp theo dõi giới thiệu bài - Một HS nêu đề bài

-Cả lớp thực hiện làm vào vở x = 36 x = 54 18 : = 36 : = 54 : = x = 18 - Một học sinh nêu yêu cầu bài

- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm tính kết quả

- 3HS nêu miệng mỗi em nêu một cột 16 : = 18 : = 24 : = 16 : = 18 : = 24 : = 12 ; = 15 : = 35 : = Học sinh theo dõi nhận xét bạn trả lời - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Cả lớp làm vào vào vở bài tập

- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài

Giải :

(146)

Bài Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời miệng câu hỏi:

+ Đã tô màu vào 1/6 hình nào? - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung c) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học, tuyên dương

- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm

18 : = 3(m)

Đ/S: m - Cả lớp tự làm bài

- em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét (Đã tô màu 1/6 vào hình và 3)

-Về nhà học bài và xem lại các bài tập đã làm

-Thể dục:

ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT A/ Mục tiêu:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải quay trái đúng cách

- Biết cách vượt chướng ngại vật thấp - Giáo dục các em rèn luyện thể lực B/ Địa điểm phương tiện :

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi

C/ Hoạt động dạy học :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập

1/Phần mở đầu :

- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp

- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn rộng 100 - 120m - Trở về chơi trò chơi : (Có chúng em )

2/Phần :

* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải

- GV hô cho HS tập và sửa sai uốn nắn cho các em - Lớp trưởng hô cho lớp thực hiện, GV theo dõi * Ơn đợng tác vượt chướng ngại vật thấp : Giáo viên nêu tên động tác

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV

(147)

- Làm mẫu và nêu tên động tác và học sinh tập bắt chước theo - Giáo viên hô : “ Vào chỗ ! … Bắt đầu !“

- Lớp tổ chức tập theo dòng nước chảy Em nọ cách em -4 m

- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh * Chơi trò chơi : “ Thi xếp hàng “

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Thi xếp hàng “

Chia học sinh thành hai đội hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức, tính thi đua

3/Phần kết thúc:

- Y cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Dặn dò

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV

GV

Chính tả: (Tập chép) MÙA THU CỦA EM A/ Mục tiêu

- Chép và trình bày đúng bài chính tả

-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam) BT2

-Tìm đợc từ chứa tiếng bắt đầu l/n en / eng BT3( a,b)

- Rèn các em viờ́t đúng đẹp, biờ́t giữ vở sạch - H/S khuyết tật chép đợc khổ thơ đàu

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài thơ “ Mùa thu của em “ Bảng lớp viết nội dung bài tập

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Mời học sinh lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai

- Gọi học sinh đọc 28 chữ và tên chữ đã học - Nhận xét, ghi điểm

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn nghe viết :

- em lên bảng viết các từ : sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.

- Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 28 chữ cái đã học

(148)

* Hướng dẫn chuẩn bị :

- Đọc mẫu bài lần bài thơ bảng - Yêu cầu hai học sinh đọc lại

- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi :

+ Bài thơ viết theo thể thơ ? + Tên viết vị trí ?

+ Những chữ phải viết hoa ? + Các chữ đầu câu viết ?

-Yêu cầu học sinh lấy bảng và viết các tiếng khó

- Giáo viên nhận xét đánh giá

* Yêu cầu HS nhìn sách chép bài vào vở - Theo dõi uốn nắn cho học sinh

* Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét c/ Hướng dẫn làm tập

*Bài : -Nêu yêu cầu của bài tập

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài - Giúp học sinh hiểu yêu cầu

- Yêu cầu học làm bài bảng - Cả lớp cùng thực hiện vào vở

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng

*Bài 3b: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b - Yêu cầu thực hiện vào vở

- Gọi vài em nêu kết quả

- Lớp cùng giáo viên nhận xét chớt ý đúng d) Củng cố - Dặn dị:

Nhận xét tiết học tuyên dương nhắc nhở Dặn về nhà viết lại các tiếng từ viết sai chính tả

- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài - học sinh đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Học sinh nêu về hình thức bài :

+ Thể thơ chữ

+ Tên bài được viết ở giũa trang vở + Viết các chữ đầu dòng, tên riêng + Ta phải viết hoa chữ cái đầu

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cả lớp chép bài vào vở

- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm - Lớp tiến hành luyện tập

- Một em làm mẫu bảng

- Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống

- Cả lớp thực hiện vào vở - Một em làm bài bảng - Vần cần tìm là:

a/, Sóng vỗ ồm oạp … b/ Mèo ngoạm miếng thịt - Lớp thực hiện bài a

- Cả lớp làm vào vở

- Hai học sinh nêu kết quả

- Các từ cần điền ở bài 3b: Kèn – kẻng – chén

HS viết lại tiếng từ sai - chuẩn bị bài mới

Tự nhiên xã hội :

(149)

A/ Mục tiêu :

- Sau bài học học sinh biết: - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của quan bài tiết nước tiểu tranh vẽ hoạc mô hình

- Kể tên các bộ phận hệ bài tiết nước tiểu và nêu chức của chúng Giải thích tại hàng ngày mọi người phải uống đủ nước

B/ Đồ dùng dạy học :

- Các hình liên quan bài học ( trang 22 23 sách giáo khoa), C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài “Phòng bệnh tim mạch “ +Nêu nguyên nhân bị bệnh thấp tim ? + Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm

2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận Bước 1: Yêu cầu quan sát theo cặp hình 1 trang 22 và trả lời :

+ Chỉ đâu thận đâu ống dẫn nước tiểu ?

Bước :- Làm việc lớp

- Treo tranh hệ bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu vài học sinh lên chỉ và nêu tên các bộ phận của quan bài tiết nước tiểu

Hoạt động Thảo luận nhóm

-Bước : Làm việc cá nhân Yêu cầu học sinh quan sát tranh 23 đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn tranh ?

Bước : Làm việc theo nhóm :

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình sách giáo khoa trang 23 và trả lời các câu hỏi sau + Nước tiểu tạo thành đâu ?

+Theo bạn nước tiểu đưa xuống bóng

- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ

- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài

- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên

- Lần lượt từng HS lên bảng chỉ và nêu các bộ phận của quan bài tiết nước tiểu, lớp theo dõi nhận xét

- Dựa vào tranh 23 quan sát để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn hình

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

(150)

đái đường ?

+ Trước thải nước tiểu được chứa đâu ?

+ Nước tiểu thải đường nào?

+ Mỗi ngày người thải bao nhiêu lít nước tiểu ?

Bước : Làm việc cả lớp

-Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- Giáo viên khuyến khích học sinh cùng một nội dung có nhiều cách đặt câu hỏi khác

- Cả lớp nhận xét bổ sung *Giáo viên kết luận: SGV c) Củng cố - Dặn dò:

và được đưa xuống bóng đái bằng ống dẫn nước tiểu

+Trước thải ngoài nước tiểu được chứa ở bóng đái

+ Thải ngoài bằng ống đái

+ Mỗi ngày mỗi người có thể thải ngoài từ lít – lít rưỡi nước tiểu - Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

Về nhà học bài và xem trước bài mới

Âm nhạc:

HỌC HÁT: BAI ấM SAO ( G/V chuyên soạn giảng )

Thứ sáu ngày 24 tháng10 năm 2010 Tập làm văn:

TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP A/ Mục tiêu :

- Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ

- Bước đầu biết xác định rõ được nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học

- H/S khuyết tật hiểu đợc nội dung họp bàn việc gì?

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi: Gợi ý về nội dung cuộc họp, trình tự bước của cuộc họp (viết theo tập 3)

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi hai học sinh lên làm bài tập 1và - Yêu cầu em kể lại câu chuyện ”Dại

(151)

mà đổi” 2.Bài mới:

a/ Giới thiệu :

- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài b) Hướng dẫn làm tập :

* Gọi học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý )

- Giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo

+ Qua bài …Cho em biết để tổ chức tốt một cuộc họp em cần chú ý điều gì ?

- Yêu cầu một học sinh nhắc lại trình tự của một cuộc họp

* Yêu cầu từng tổ làm việc * Các tổ thi tổ chức cuộc họp

- Giáo viên lắng nghe và nhận xét bình chọn tổ có cuộc họp hiệu quả nhất

c) Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước của một cuộc họp

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau

- Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này

- Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn

- Đọc thầm câu hỏi gợi ý

+ Phải xác định nội dung họp bàn về việc gì Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp

- Hai học sinh nhắc lại trình tự (Nêu mục đích họp; Nêu tình hình của lớp )

- Các tổ bàn bạc để xác định nội dung cuộc họp

- Lần lượt từng tổ thi tổ chức cuộc họp, cả lớp theo dõi bình chọntor họp có hiệu quả nhất

- Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau

Toán:

TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ A/ Mục tiêu :

- Học sinh biết cách tìm một các phần bằng của một số - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn

- Làm đợc BT1, BT2

- H/S khuyết tật làm đợc BT1(a,b)

(152)

- 12 cái kẹo, 12 que tính C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số và bài tập số tiết trước

- Chấm vở tổ - Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hướng dẫn học sinh tìm một các phần bằng của một số

- Giáo viên nêu bài toán sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập + Làm thể nào để tìm 13 của 12 cái kẹo ? - Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ

- Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành phần bằng Sau đó HS khác lên bảng giải

+ Giáo viên hỏi thêm : Muốn tìm 14 của 12 cái kẹo ta làm thế nào ? * Thực hành:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.

- Gọi một em làm mẫu một bài bảng - Yêu cầu học sinh tự tính kết quả

- Gọi em lên tính mỗi em một phép tính - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự

Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi

- Học sinh : Lên bảng làm bài tập - Học sinh 2: Làm bài

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

- HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu : +Ta lấy 12 cái kẹo chia thành phần bằng nhau,mỗi phần chính là 13 số kẹo cần tìm

-1HS lên chia 12 cái kẹo thành phần bằng nhau, cả lớp cùng quan sát

-1em lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung

Giải:

Chị cho em số kẹo là: 12 : = 4(cái)

Đ/S: cái kẹo + Ta chia 12 cái kẹo thành phần bằng mỗi phần chính là 14 số kẹo cần tìm

- Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở

(153)

chữa bài

- Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài -Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện

- Gọi 1HS lên bảng làm bài

+Giáo viên chấm vở số em, nhận xét chữa bài

c) Củng cố - Dặn dị:

+ Ḿn tìm các phần bằng của số ta làm thế nào?

- Dặn về nhà học và làm bài tập

24, 54)

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn

- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn

- Một học sinh đọc bài toán

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở

- học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai)

Giải :

Số mét vải xanh cửa hàng bán là : 40 : = ( m )

Đ/S: m -Vài học sinh nhắc cách tìm

-Về nhà học bài vàĩem lại các BT đã làm Thể dục :

TRỊ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CḤT ” A/ Mục tiêu

- Biết cách chơi và tham gia chơi được một số trò chơi - Giáo dục các em rèn luyện thể lực

B/ Địa điểm phương tiện :

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi …

C/ Lên lớp :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/Phần mở đầu :

- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động - HS chạy chậm theo hàng dọc

- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp - Chơi trò chơi : ( Qua đường lội ) 2/Phần :

* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trái, quay phải,điểm số,

(154)

đi theo vạch kẻ thẳng

- Cho HS luyện tập theo tổ, các em thay làm chỉ huy GV theo dõi uốn nắn cho các em

* Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp : - Giáo viên nêu về việc ôn động tác

- Làm mẫu và nêu tên động tác với nhiều hình thức và dung cụ hôm trước và học sinh tập bắt chước theo

- Giáo viên hô : “ Vào chỗ ! … Bắt đầu !“

- Lớp tổ chức tập theo hàng ngang trước.sau thuần thục chuyển sang đội hình hàng dọc

- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh * Chơi trị chơi : “ Mèo đ̉i cḥt “

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Mèo đuổi chuột “

* Giáo viên chia học sinh thành vòng tròn hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi “ Mèo đuổi chuột “

- Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi

c/ Phần kết thúc:

- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV

GV

-Mĩ thuật:

TP NN TAO DANG T DO: Nặn quả

(G/V chuyên soạn giảng)

SINH HOAT LP TUN 5 I-Mục tiêu:

-HS nhận ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm

-Giúp HS thuộc điều Bác Hồ dạy và biết được ý nghĩa của từng điều -Biết tên và giữ gìn vệ sinh cá nhân

(155)

1-Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm tuần 5: -Ưu: Đa số các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp: +Ăn mặc sạch sẽ

+Ra vào lớp có xếp hàng +Học tập có tiến bộ

+Chữ viết có phần tiến bộ -Khuyết:

+Mợt vài HS còn nghịch ngợm ( Dịng, Long, Hoµng)

+Lên lớp còn chưa chuẩn bị bài và hoc bai ( Huỳnh, Thành, Văn)

+Thờ duc gia giờ chưa nhanh nhẹn 2-Hoạt động lớp:

-Yêu cầu HS đọc điều Bác Hồ dạy Cá nhân - Đồng

thanh

-Nêu tên Cá nhân - Đồng

thanh

-Kiểm tra vệ sinh cá nhân Cá nhân

3-Hoạt động trời:

-Cho theo vòng tròn hát bài "Lớp chúng mình", "Cùng cầm tay" -Cho HS chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột, chim sổ lồng"

4-Phương hướng tuần 6:

-GV thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ HS từng ngày quan các giờ nghỉ giải lao

Tun 6:

Th hai ngày 27 tháng năm 2010 CHÀO CỜ

Tập đọcKể chuyện BÀI TẬP LÀM VĂN A/ Mục tiêu

- Rèn đọc các từ ở địa phương hay đọc sai: ngắn ngủn, rửa bát đĩa, vất vả, khăn mùi soa

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” và lời người mẹ

(156)

- KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa

- H/S khuyết tật biết đánh vần đọc đoạn Nghe hiểu đợc ND câu chuyện

B / Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa , C/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

-Gọi HS đọc bài : Cuộc họp chữ viết

-Nêu nội dung đọc ?

-Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới:

a) Giới thiệu :

*Giới thiệu chủ điểm và bài đọc ghi tựa bài lên bảng

b) Luyện dọc:

* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài -Giới thiệu về nội dung bức tranh

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu ,

- Luyện đọc tiếng, từ HS phát âm sai -Viết từ Liu - xi - a , Cô - li - a

- Gọi học sinh đọc tiếp nối các đoạn bài

Lắng nghe nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp Giúp HS hiểu từ: ngắn ngủn

-Yêu cầu đặt câu với từ Ngắn ngủn -Yêu cầu đọc từng đoạn nhóm

- Yêu cầu các tổ đọc đồng đoạn của truyện

-Gọi một học sinh đọc cả bài c) Hướng dẫn tìm hiểu :

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, TLCH

- em đọc bài , mỗi em đọc một đoạn - em đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc

- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu -Lớp quan sát tranh

HS đọc nối tiếp câu

.-Lớp luyện đọc từ chỉ tên người nước ngoài: liu - xi - a ,Cô- li-a

- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp

- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp

- Học sinh tự đặt câu với từ ngắn ngủn (Chiếc áo của em đã ngắn ngủn)

- HS nối tiếp đọc từng đoạn nhóm

- nhóm tiếp nối đọc đồng đoạn

(157)

+ Nhân vật xưng “ Tôi “ truyện là ai?

+ Cô giáo cho lớp đề tập làm văn như thế nào?

+ Vì Cơ – li – a thấy khó viết TLV này?

- Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi va

+ Thấy bạn viết nhiều, Cơ – li – a làm cách để viết dài ?

- Yêu cầu 1HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm

+ Vì lúc đầu mẹ sai giặt quần áo Cô – li – a lại ngạc nhiên na

+Do đâu mà sau bạn lại vui vẻ làm theo lời mẹ

+ Qua học giúp em hiểu thêm điều ? d) Luyện đọc lại :

- GV đọc mẫu đoạn và 4, hướng dẫn HS đọc đúng câu khó đoạn

- Mời số em thi đọc diễn cảm bài văn - Mời HS tiếp nối thi đọc đoạn văn

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất

) Kể chuyện :

* Giáo viên nêu nhiệm vụ: sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện Sau đó chọn kể đoạn của câu chuyện bằng lời của em

* Hướng dẫn học sinh sắp xếp các bức tranh theo thứ tự

tên là Cô – li – a

- Kể lại những việc làm đã giúp mẹ - Vì Cô – li – a chẳng phải làm việc gì giúp mẹ cả, mẹ dành thời gian cho bạn ấy học

- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm

+ Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và đã kể những việc mình chưa bao giờ làm giặt áo lót, áo sơ mi và quần Cô-li-a viết “ muốn giúp mẹ nhiều ”

- Một học sinh đọc to đoạn 4, lớp đọc thầm

+ Vì Cô-li-a chưa bao giờ phải giặt quần áo, là lần đầu tiên mẹ bảo bạn làm việc này

+ Vì nhớ đó là việc bạn đã viết bài tập làm văn

+ Lời nói phải đôi với việc làm - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu - em đọc diễn cảm bài văn

- em tiếp nối thi đọc đoạn văn -Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất

(158)

- Gọi học sinh xung phong nêu trật tự của bức tranh của câu chuyện

- Mời một em đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu

- Mời học sinh kể mẫu từ – câu - Gọi từng cặp kể

- Yêu cầu ba , bốn học sinh tiếp nối kể lại 1đoạn bất kì câu chuyện

- Theo dõi bình chọn học sinh kể tốt nhất đ) Củng cố dặn dò :

* Qua câu chuyện em hiểu điều ? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về học ,xem trước bài "Nhớ lại …đi học"

tự các bức tranh là : – – -1) .- 1HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu - Một học sinh kể mẫu 2-3 câu

- Lần lượt từng cặp học sinh kể

- Ba, bốn em nối tiếp kể một đoạn câu chuyện

- Lớp theo dõi bình xét nhóm kể hay nhất

- Mỗi chúng ta lời nói phải đôi với việc làm

- Về nhà tập kể lại nhiều lần - Học bài và xem trước bài mới

Toán : LUYỆN TẬP

A/ Mục tiêu : -Biết tìm một các phần bằng của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn

- Làm đợc BT1, BT2, BT4

- H/S khuyÕt tËt biết cách làm BT1( a)

B/ dựng dạy học:- Bảng phụ, vở bài tập C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 3, mỗi em làm câu

- Nhận xét chung 2.Bài a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập - GV làm mẫu câu

- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả

- Gọi học sinh lên tính mỗi em một phép tính

Hai học sinh lên bảng làm bài - Hai học sinh khác nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

- Một em nêu yêu cầu đề bài - Cả lớp thực hiện làm vào vở

- học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột

(159)

a, Tìm của: 12 cm, 18 kg, 10 lít

b, Tìm của: 24m, 30 giờ, 54 ngày,

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài

- Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu bài toán. - H/dẫn HS phân tích bài toán

- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện - Gọi 1HS lên bảng làm bài

- Yêu cầu học sinh đổi vở cho để chấm và chữa bài

- GV chấm một số bài

+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài 3: -Gọi em đọc bài tập 3(nếu còn thờigian)

- Gọi một em giải bài bảng - Yêu cầu lớp giải bài vào vở

- Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

Bài 4:

Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu số ô vuông

- GV giải thích câu trả lời của các em c) Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài tập, chuẩn bị bài mới

b, là: 4m, giờ, ngày - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn

- Đổi chéo vở kết hợp tự sửa bài cho bạn

- Gọi học sinh nhận xét bài bạn - Một học sinh nêu yêu cầu bài

- Nêu những điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - Một học sinh lên bảng thực hiện Giải

Số hoa Vân tặng bạn là : 30 : = ( ) Đ/S: hoa - Lớp chữa bài

- Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện vào vở

- Một học sinh lên bảng giải bài

* Giải :

- Số học sinh lớp 3A tập bơi là : 28 : = ( bạn ) Đ/S: bạn - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn - HS quan sát trả lời

- Hình và có số ô vuông đã được tô màu

(160)

Đạo đức

TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2).

A/ Mục tiêu:

- HS biết tự làm lấy công việc của mình học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà

- Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình

- Hiểu được ích lợi cuả việc tự làm lấy việc của mình cuộc sống hằng ngày B /Đồ dùng dạy học: Phiếu minh họa dành cho hoạt động 2; VBT

C/ Hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1/ Bài cũ:

- Gọi HS nêu công việc tự làm lấy của mình - Nhận xét tuyên dương

2/ Bài mới:

- Giới thiệu bài học (tiết 2)

* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế - Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ + Các em tự làm việc mình?

+ Các em thực điều như thế nào?

+ Em cảm thấy làm hồn thành cơng việc ?.

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả trước lớp

- Giáo viên kết luận

* Hoạt động 2: Đóng vai

- GV chia lớp thành nhóm; giao nhiệm vụ nhóm xử lí tình huống 1(BT4 ở VBT), nhóm xử lí tình huống2(BT5 ở VBT),rồi thể hiện qua TC đóng vai

- Mời từng nhóm lên trình bày TC đóng vai trước lớp

* Giáo viên kết luận: SGV

* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Cho HS trao đổi và làm BT6 ở VBT

- Lớp theo dõi, nhận xét bạn trả lời

- HS theo dõi giáo viên và tiến hành suy nghĩ và nêu kết quả về những công việc mà bản than tự làm lấy Qua đó bày tỏ cảm giác của mình hoàn thành công việc

- Lần lượt từng học sinh trình bày trước lớp

- Cả lớp lắng nghe và nhận xét

- Các nhóm thảo luận các tình huống theo

yêu cầu của giáo viên

- Lần lượt từng nhóm trình diễn trước lớp

- Lớp trao đổi nhận xét

(161)

- GV nêu từng ND, HS nêu kết quả của mình trước lớp, những HS khác bổ sung (Đồng ý ở các câu a, b, đ, e)

* Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt ngày, em tự làm lấy cơng việc mình, khơng nên dựa dẫm vào người khác.

3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị bài

- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước lớp

- Lớp theo dõi và nhận xét ý kiến bạn

* Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày

Thứ ba ngày 28 tháng năm 2010 Tập đọc:

NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC

A/ Mục tiêu: Rèn đọc đúng các từ ngữ: tựu trường, bỡ ngỡ, mơn man, quang đãng, ngập ngừng.

- Bước đầu biết đọc bài văn xuôi với giọng nhẹ nhàng, tình cảm

- Hiểu ND:Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu học - HS học thuộc đoạn văn mà em thích

- H/S khuyết tật bết đọc đoạn Nghe hiểu đợc ND

B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài đọc sách giáo khoa - Bảng phụ chép đoạn để luyện đọc và HTL

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh lên đọc bài - Trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét đánh giá

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc :

* Đọc diễn cảm toàn bài

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc từng câu GV sửa sai

- Ba em lên bảng đọc bài:“Bài tập làm văn “

- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

(162)

- Giáo viên có thể chia bài thành đoạn sách giáo viên

- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải: náo nức, mơn man, quang đãng (SVK)

- Cho HS tập đặt câu với các từ

- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nhóm

+ Cho nhóm tiếp nối đọc ĐT đoạn

+ Gọi 1HS đọc lại cả bài c/ Hướng dẫn tìm hiểu

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn trả lời câu hỏi

+ Điều gợi cho tác giả nhớ kỉ niệm buổi tựu trường ?

- Cả lớp đọc thầm đoạn đoạn

+Trong ngày đến trường tác giả thấy vật thay đổi lớn ?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn

+ Tìm hình ảnh nói lên bỡ ngỡ, rụt rè đám học trò tựu trường ? d) HTL đoạn văn:

- Giáo viên đọc mẫu lại đoạn

- Giáo viên hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng đọc diễn cảm các từ gợi tả , gợi cảm đoạn văn - Gọi 3HS đọc lại đoạn văn

- Yêu cầu cả lớp nhẩm đọc thuộc đoạn (mỗi em chọn HTL đoạn văn mà mình thích)

- Cho HS thi đọc thuộc đoạn văn

- Lần lượt từng em đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc các từ ở mục A

- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài

- Học sinh đọc phần chú giải từ và tập đặt câu

- HS đọc từng đoạn nhóm + nhóm tiếp nối đọc ĐT văn + em đọc lại toàn bài

- Lớp đọc thầm đoạn bài văn

+ Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối mùa thu làm tác giả nhớ lại những ngày đầu tựu trường

- Cả lớp đọc thầm

+ Vì tác giả lần đầu học, cậu rất bỡ ngỡ…mọi vật xung quanh cũng thay đổi - Lớp đọc thầm đoạn còn lại

+ Đứng nép bên người thân, chỉ dám từng bước nhẹ, chim…e sợ, thèm vụng và ước ao những học trò cũ

- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu

- học sinh khá đọc lại bài

(163)

- GV cùng HS nhận xét biểu dương d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá - Dặn dò học sinh về nhà học bài

- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất

- Về nhà học bài và xem trước bài mới Trận bóng dưới lòng đường

Toán :

CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ A/ Mục tiêu :

- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số cho số có một chữ số. - Biết tìm một các phần bằng của một số

- Lµm BT1 BT2( a) BT3 - H/S khuyÕt tËt biÕt lµm BT1

B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập C/ Các hoạt đông dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi 2HS lên bảng làm lại BT2 và tiết trước (mỗi em làm bài)

- GV nhận xét ghi điểm 2.Bài mới:

*) Giới thiệu bài:

*) H/dẫn HS thực phép chia 96 : 3 - Giáo viên ghi lên bảng 96 : = ? + Số bị chia là số có mấy chữ số? + Số chia là số có mấy chữ số?

Đây phép chia số số có chữ số cho số có 1chữ số

- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: + Bước 1: đặt tính (hướng dẫn HS đặt tính vào nháp)

+ Bước : tính (GV hướng dẫn HS tính, vừa nói vừa viết SGK)

- Yêu cầu vài học sinh nêu lại cách chia

Hai học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Học sinh quan sát giáo viên và nhận xét về đặc điểm phép tính

+ Số bị chia có chữ số + Số chia có chữ số

- Lớp tiến hành đặt tính theo hướng dẫn - Học sinh thực hiện tính kết quả theo hướng dẫn của giáo viên

(164)

*) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1 -Yêu cầu HS thực hiện bảng - Giáo viên nhận xét chữa bài

Bài :-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu lớp tự làm bài - Gọi hai em lên bảng làm bài

- Nhận xét bài làm của học sinh Bài - Gọi học sinh đọc bài toán - Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm - HD HS tìm hiểu bài

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

3) Củng cố - Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập

- Hai học sinh nhắc lại cách chia - 1HS đọc yêu cầu bài tập

- Lớp thực hiện bảng ( đặt tính) 48 : = 24 84 : = 42 66 : = 11

- Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện vào vở

- 2HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi + Tìm 13 của 69 , 36 và 93 là: 23, 12, 31

- Đổi chéo vở để kiểm tra bài - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Cả lớp làm vào vào vở bài tập - Một học sinh lên bảng giải bài :

Giải :

Số quả cam mẹ biếu bà là : 36 : =12 ( quả)

Đ/S: 12 cam -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại

Chính tả : (nghe viết) BÀI TẬP LÀM VĂN

A/ Mục tiêu

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo Phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x (BT 3a)

- GD các em rèn chữ viết đúng đẹp, giữ vở sạch

B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập và bài tập 3a C/ Hoạt động dạy học:

(165)

1 Kiểm tra cũ:

- Mời học sinh lên bảng viết tiếng có vần oam

- Cả lớp viết vào bảng các từ: kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn.

- Nhận xét đánh giá ghi điểm 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn nghe- viết : * Hướng dẫn chuẩn bị :

- Giáo viên đọc ND bài tập làm văn - Yêu cầu hai em đọc toàn bài

- Giáo viên hướng dẫn nhận xét chính tả bài:

+ Những chữ đoạn văn cần viết hoa ?

- Yêu cầu làm bảng và viết các tiếng khó

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở

* Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ngoài lề

* Chấm chữa bài

c/ Hướng dẫn làm tập

Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập -Yêu cầu cả lớp làm vào vở

- Gọi học sinh lên bảng thi làm đúng , nhanh Sau đó đọc kết quả

- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Gọi số HS đọc lại kết quả

- Cho cả lớp chữa bài vào VBT: khoeo chân, người lẻo khoeo, ngoeo tay.

- 3HS lên bảng làm bài

- Cả lớp viết vào bảng các từ GV yêu cầu

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài

- Hai học sinh đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Lớp nhận xét trả lời theo gợi ý giáo viên

- Những chữ bài cần viết hoa: Chữ đầu câu và tên riêng )

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cô – li –a , quần lót, ngạc nhiên

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì - Nộp bài lên để giáo viên chấm

- Học sinh làm vào vở bài tập - 3HS lên bảng làm bài

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét - em nhìn bảng đọc lại kết quả

(166)

Bài 3a

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3a - Yêu cầu học sinh làm vào VBT

- Gọi 3HS thi làm bài bảng(chỉ viết tiếng cần điền âm đầu s/x)

- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Gọi 3HS đọc lại khổ thơ đã điền đúng âm đầu

- Yêu cầu cả lớp chữa bài vào VBT d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

- 2HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm

- em lên bảng tìm các tiếng cần điền âm đầu bài

- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn làm đúng nhất

- HS đọc khổ thơ

- HS chữa bài vào VBT (nếu sai)

- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai, xem trước bài mới

AN TOÀN GIAO THÔNG.

BÀI 3: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. ( TiÕt 2)

I-Mục tiêu:

- Cñng cè cho HS nhận biết được đặc điểm, ND của biển báo:204,210, 423(a,b), 434,

443, 424

- Vận dụng hiểu biết về biển báo tham gia GT - GD ý thức tham gia GT

II-Chuẩn bi:

-Thõ̀y:Biờ̉n báo Trò chơi hoạt động

- Trò: Ôn biển báo đã học IV- Hoạt động dạy và học:

Hoạt động thầy Hoạt động trị

1.Hoạt động1: ơn biển báo hiệu giao thông

- H/S nhớ lại biển báo học

- chia lớp thành nhóm gioa cho loại biển báo, yêu cầu H/S nhận xét đặc điểm loại biển v :

+ Màu sắc: + Màu sắc: + Hình vẽ:

- H/S làm việc nhóm

- Lần lt nhóm trình bày

- Các nhãm kh¸c nhËn xÐt bỉ sung

Biển 443: Có chợ -204,210, 211

- 423(a,b),424,434,443

Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211 Biển báo chỉ dẫn:

(167)

*Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức

- Cử đội đợi em hai đội thi lần lợt tùng em điền tên vào hình vẽ biển báo hiệu vẽ sẵn giấy đội xong trớc thắng

V- củng cố- dăn do. - Hệ thống kiến thức - Thực hiện tốt luật GT

- Nhóm biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen

- nhóm biển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen

- H/S tham gia ch¬i

- Tuyên dơng đội thắng

Thủ cơng:

GẤP, CẮT NGƠI SAO CÁNH (tiết 2)

A/ Mục tiêu

- Gấp, cắt, dán được cánh và lá cờ đỏ vàng - Các cánh của đều

- Hình dán phẳng, cân đối theo quy trình kĩ thuật - GDHS tính khéo tay

B/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ vàng - Giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hoạt động :Học sinh thực hành gấp cắt dán cánh

- Yêu cầu thực hiện lại thao tác gấp cắt cánh đã học ở tiết và nhận xét

- Treo tranh về quy trình gấp cắt cánh để cả lớp quan sát và nắm vững về các bước gấp cắt cánh

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên tổ mình

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- em nhắc lại các thao tác về gấp cắt cánh

(168)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp cắt cánh theo nhóm - Theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng

- Yêu cầu các nhóm thi đua xem nhóm nào cắt các cánh đề , đẹp - Chấm một số sản phẩm của học sinh - Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và giáo viên tuyên dương học sinh

d) Củng cố - Dặn dò:

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn học sinh về học và xem trước bài mới

- Lớp chia thành các nhóm tiến hành gấp cắt dán cánh

- Đại diện các nhóm lên trình diễn sản phẩm để chọn cân đối và đẹp nhất

- Một số em nộp sản phẩm lên giáo viên kiểm tra

- Lớp quan sát và bình chọn chọn sản phẩm tốt nhất

-Hai em nhắc lại các bước gấp cắt và dán cánh để có lá cờ đỏ vàng

Thứ tư ngày 29 tháng năm 2010 Luyện Từ Câu:

TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY A/ Mục tiêu :

- Tìm được một số từ về trường học qua bài giải ô chữ BT1 - Biết điền đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp câu văn BT2 B/ Đồ dùng dạy học:

- tờ giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ ở bài tập - Bảng phụ viết câu văn ở BT2

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh làm bài tập - Một học sinh làm bài tập - Nhận xét ghi điểm

2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn học sinh làm tập: *Bài 1: - Gọi em đọc yêu cầu bài tập -Yêu cầu lớp đọc thầm và theo dõi ô chữ và chữ cần điền (LÊN LỚP)

- học sinh lên bảng làm bài tập - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn - Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu - Hai em đọc yêu cầu bài tập1 sách giáo khoa

(169)

- Hướng dẫn HS cách thực hiện

- Yêu cầu trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm rồi làm bài tập vào nháp

- Dán tờ giấy lên bảng mời nhóm HS(mỗi nhóm 10 em) thi tiếp sức điền vào ô trống để được các từ hoàn chỉnh Sau đó đại diện mỗi nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, đọc từ mới xuất hiện

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng - Cho cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng

* Bài : - Gọi 1em đọc yêu cầu bài tập 2(Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp)

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm

- Yêu cầu học sinh làm vào VBT - Mời ba học sinh lên bảng làm bài

- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng

3) Củng cố - Dặn dò

- Nhắc lại nội dung bài học về so sánh … - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

- Thực hành làm bài tập trao đổi nhóm

- nhóm mỗi nhóm 10 em lên chơi tiếp sức mỗi em điền nhanh một từ vào ô trống Đọc kết quả các từ đã hoàn chỉnh - Lớp theo dõi nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc

- Làm bài vào VBT theo lời giải đúng - em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm bài tập

- Cả lớp làm bài vào vở

- em lên bảng lên bảng làm bài

a, Ơng em, bớ em và chú em đều là thợ mỏ

- Lớp theo dõi nhận xét, chữa bài

- Hai em nhắc lại các từ thường dùng nói về nhà trường …

- Về nhà học bài, xem lại các BT đã làm

Toán: LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu:

- Củng cố các kĩ thực hiện phép chia số có chữ số cho số có 1chữ số - Biết tìm các phần bằng của số và vận dụng giải toán - Giáo dục HS yêu thích môn học

- BT1,BT2, BT3

- H/S khuyết tật làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, vở BTT C/ Hoạt động dạy học:

(170)

1.Bài cũ :

- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phép tính sau:

Đặt tính rồi tính: 68 : 39 : = - Giáo viên nhận xét ghi điểm

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b)Luyện tập :

Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập(Đặt tính rồi tính)

- Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi học sinh lên bảng chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở

- Gọi số học sinh nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh

Bài

- Gọi học sinh đọc bài toán

- Yêu cầu học sinh nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi rồi làm bài vào vở

- Gọi một học sinh lên bảng giải - Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

c) Củng cố - Dặn dò:

*Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Một em nêu yêu cầu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở - 2HS lên bảng làm bài (đặt tính )

48 : = 24 84 :4 = 21 55 :5 = 11 - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài và tự sửa bài

- Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện làm bài vào vở - em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung + 1/4 của 20cm là: 20 : = 5(cm) + 1/4 của 40km là: 40 : = 10(km) - Một em đọc bài toán sách giáo khoa

- Cả lớp làm bài vào vở

-Một học sinh lên bảng giải bài : Giải :

Số trang truyện My đã đọc là: 84 : = 42 (trang) Đ/S: 42 trang - Lớp nhận xét, chữa bài

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học và làm bài tập còn lại

(171)

ÔN CHỮ HOA D , Đ

A/ Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa D, tên riêng và câu ứng dụng - Rèn HS viết đúng mẫu, biết giữ vở sạch đẹp

B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoa D, Đ, tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ dòng kẻ ô li

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh - Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng các từ: Chu Văn An, Chim - Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn viết bảng *Luyện viết chữ hoa :

- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có bài:

- Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng các chữ hoa vừa nêu

* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Kim Đồng - Giới thiệu về anh Kim Đồng là một những đội viên đầu tiên của Đội TN TPHCM, là thiếu niên anh hùng của đất nước

- Cho HS tập viết bảng con: Kim Đồng

*Luyện viết câu ứng dụng: - Yêu cầu một học sinh đọc câu

- Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn

+ Câu tục ngữ nói gì?

- u cầu HS tập viết bảng chữ

- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng theo yêu cầu của GV

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu

- HS tìm các chữ hoa có gồm chữ: D, Đ K

- Lớp theo dõi

- Cả lớp tập viết bảng con: D, Đ, K

- Một học sinh đọc từ ứng dụng

- Học sinh lắng nghe để hiểu thêm về người đội viên ưu tú đầu tiên của Đội TNTPHCM

- Cả lớp tập viết bảng - Đọc câu ứng dụng

+ Con người phải chăm học mới khôn ngoan , trưởng thành

(172)

Dao

c) Hướng dẫn viết vào vở:

- Nêu yêu cầu: viết chữ D một dòng cỡ nhỏ

+ Viết tên riêng Kim Đồng hai dòng cỡ nhỏ

+ Viết câu tục ngữ hai lần

- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các chữ và câu ứng dụng đúng mẫu

d/ Chấm chữa

- Giáo viên chấm vở số em

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm đ/ Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò HS về nhà viết bài và xem trước bài mới

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu của GV

- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : Ôn chữ hoa E, Ê

Tự nhiên xã hội:

VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

A/ Mục tiêu:

- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ quan bài tiết nước tiểu - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở quan bài tiết nước tiểu

- Nêu được cách phòng tránh các bệnh kể

- GDHS biết được tác hại của việc không giữ vệ sinh quan bài tiết nước tiểu B/ Đồ dùng dạy học: Các hình liên quan bài học ( trang 24 25 sách giáo khoa), C/ Các hoạt đọng dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra bài “cơ quan tiết nước tiểu “

- Giáo viên nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

- 1HS chỉ và nêu ten các bộ phận của quan bài tiết nước tiểu sơ đồ câm - 1HS nêu chức của thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái

(173)

* Giới thiệu bài:

*Hoạt động 1: Thảo luận lớp

Bước : -Yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi :

+ Tại cần giữ vệ sinh quan tiết nước tiểu ?

Bước :- Yêu cầu các cặp lên trình bày kết quả thảo luận

-Theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng nhất Hoạt động 2: Quan sát -Thảo luận Bước : làm việc theo cặp

-Yêu cầu từng cặp cùng quan sát hình 2, 3, , trang 25 SGK thảo luận các câu hỏi

+ Cho biết bạn hình làm gì? Việc làm có lợi việc giữ và bảo vệ quan tiết nước tiểu? - Bước : Làm việc lớp

- Gọi một số cặp trình bày kết quả

- Tiếp theo giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi gợi ý :

+ Chúng ta phải làm để giữ vệ sinh bộ phận bên quan tiết nước tiểu?

+ Tại hàng ngày cần phải uống đủ nước ?

* Giáo viên rút kết luận (sách giáo khoa) - Liên hệ thực tế

- GDHS biết được tác hại của việc không giữ vệ sinh quan bài tiết nước tiểu 3/ Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn học sinh về nhà học và em trước bài mới

- Lớp trao đổi suy nghĩ trả lời

+ Để quan bài tiết nước tiểu không bị nhiễm trùng

- Một số cặp lần lượt lên báo cáo

- Lớp theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng

- Lớp tiến hành làm việc theo cặp thảo luận dựa vào các hình 2, 3, 4, SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

- Lần lượt từng cặp lên báo cáo kết quả thảo luận Lớp theo dõi nhận xét bổ sung

+ Cần phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước mặc quần áo + Để bù cho quá trình mất nước việc thải nước tiểu hằng ngày để tránh bị sỏi thận

- Nêu bài học SGK

- HS tự liên hệ với bản thân

(174)

Thứ năm ngy 30 thỏng nm 2010 Toan

PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ A/ Mục tiêu:

- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư - Biết số dư bé số chia

- Rèn HS giải toán nhanh đúng - Làm BT 1,BT2,BT3, BT4 - H/S khuyết tật làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa có các chấm tròn, que tính, bảng phụ C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi 3HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:

42 : 69 : 84 : - Giáo viên nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

*) Giới thiệu bài:

- Giáo viên ghi bảng phép chia:

- HDHS thực hiện

- Gọi hai em lên bảng mỗi em làm một phép tính, cả lớp nhận xét chữa bài

- Giáo viên gợi ý để học sinh rút đặc điểm của phép chia hết và chia dư

- Yêu cầu học sinh kiểm tra lại bằng mô hình hoặc bằng vật thật

- Giáo viên kết luận :

* chia được không còn thừa ta nói 8 : phép chia hết

viết : =

* chia được còn thừa ta nói : phép chia có dư là số dư

- học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp theo dõi nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp

- Học sinh thực hành chia vật thật hạn:

(175)

Viết : = ( dư ) - Yêu cầu vài học sinh nhắc lại *)Luyện tập :

-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập - Cho HS thực hiện bảng - Nhận xét chữa bài

Bài :

- Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở

- Gọi 1số em nêu kết quả, sau đó từng cặp đổi chéo vở để KT bài

- Nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài

- Cho HS quan sát hình vẽ SGK rồi TLCH:

+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tơ hình nào?

- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài 3) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

- Một học sinh nêu yêu cầu bài

- 3HS lên bảng, cả lớp làm bài bảng

a/20 15 19 20 15 16 ( d 3)

20 : = 15 : = 19 : = b,

- Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Cả lớp làm vào vào vở bài tập

- em lần lượt nêu kết quả làm bài, cả lớp nhận xét

- Đổi vở KT chéo bài

- Một học sinh nêu yêu cầu bài, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng

+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô ở hình a

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà xem lại các làm bài tập đã làm Thể dục:

ễN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP Trò chơi “ Mèo đổi chuột” I/ Mục tiờu:

-Ơn đợng tác vượt chướng ngại vật thấp y/c thực hiện động tác tương đối đúng - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang và theo nhịp 1-4 hàng dọc -Chơi trò chơi “mèo đuổi chuột”

II/ Đia điểm, phương tiện:

- Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ

(176)

III/Nội dung phương pháp lên lớp :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyện tập

1/P hần mở đầu :

-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học -Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động

- Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp - Trở về chơi trò chơi : “ Chui qua hầm “ 2/Phần bản :

* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ,đi đều theo đội hình 1- hàng dọc mỗi động tác thực hiện – lần riêng đều tập - lần chú ý cự li khoảng 20 m

- GV vừa hô cho cả lớp tập vừa sửa sai uốn nắn cho học sinh - Lố trưởng hô cho lớp thực hiện

* Ơn đợng tác vượt chướng ngại vật thấp : - Giáo viên nêu tên động tác

- Cho HS xoay các khớp xương ta, vai, hông, cổ tay, cổ chân - Giáo viên hô : “ Vào chỗ ! … Bắt đầu !“

- Lớp tổ chức tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em 2m - Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh

* Chơi trò chơi : “ Mèo đuổi chuột “

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần

- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :” Mèo đuổi chuột “

* Giáo viên chia lớp thành hai đội hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi “ Mèo đuổiû chuột “

3/ Phần kết thúc :

- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các động tác vừa học

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § §

GV Chính tả : (nghe viết )

(177)

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Viết đúng những tiếng có vần khó eo/ oeo ( BT2) và ươn / ương ( BT3) - GDHS rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp

B/ Đồ dùng dạy học: Bảng quay viết bài tập Bảng lớp viết nội dung bài tập 2 C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Mời học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng những từ HS hay viết sai (GV đọc)

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Giáo viên đọc đoạn văn - Yêu cầu 1học sinh đọc lại

- Yêu cầu lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi :

- Yêu cầu lấy bảng và viết các tiếng khó

- Yêu cầu học sinh khác nhận xét bảng - Giáo viên nhận xét đánh giá

* Giáo viên đọc bài để HS viết bài vào vở - Đọc lại bài cho HS soát lỗi

* Chấm , chữa bài

c/ Hướng dẫn làm tập

*Bài : -Nêu yêu cầu của bài tập

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài - Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu - Yêu cầu học làm bài bảng - Cả lớp cùng thực hiện vào vở

- Yêu cầu cả lớp nhận xét và chốt ý chính - Giáo viên nhận xét đánh giá

*Bài 3b: -Yêu cầu làm bài tập.

- 3HSlên bảng viết, cả lớp viết vào bảng các từ : Khoeo chân , đèn sáng , xanh xao , giếng sâu , lẻo khoẻo, khỏe khoắn - Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài - học sinh đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Học sinh nêu về hình thức bài

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

- Cả lớp viết bài vào vở

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm - Lớp tiến hành luyện tập

- Hai em thực hiện làm bảng

- Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống

- Cả lớp thực hiện vào vở - Vần cần tìm là:

a/ ngoằn ngoèo , ngặt nghẽo , ngoẹo đầu - Lớp nhận xét bài bạn

(178)

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở - Gọi vài em nêu kết quả

- Lớp cùng giáo viên nhận xét chốt ý đúng

3) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới

- Hai học sinh nêu kết quả

(Các từ cần điền: Mướn – thưởng – nướng)

- Học sinh khác nhận xét

- Về nhà viết lại cho đúng các từ đã viết sai, mỗi chữ dòng

Tự nhiên xã hội: CƠ QUAN THẦN KINH A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Nêu được tên, chỉ sơ đồ và thể đúng vị trí các bộ phận của quan thần kinh

- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan - GDHS Biết giữ gìn và bảo các quan thần kinh

B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình SGK trang 26 và 27 - Hình quan thần kinh phóng to C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Nêu nguyên nhân bị bệnh quan tiết?

- Cần làm để giữ VS quan tiết nước tiểu?

- Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài

a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

*Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận Bước 1: làm việc theo nhóm :

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 SGK trang 26 và trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ nêu tên phận quan

- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ

- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài

(179)

thần kinh sơ đồ ?

+ Trong quan quan nào được bảo vệ hộp sọ ? Cơ quan nào được bảo vệ cột sống ?

+ Hãy vị trí não , tủy sống cơ thể em bạn ?

Bước : Làm việc cả lớp

- Treo hình phóng to về quan thần kinh

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận kết hợp chỉ vào sơ đồ trước lớp

- Cả lớp nhận xét bổ sung

* Giáo viên kết luận: sách giáo viên Hoạt động 2: Thảo luận

Bước :- Cho HS chơi TC “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang” Kết thúc TC, HS trả lời câu hỏi:

+ Trong trò chơi em dùng giác quan để chơi?

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình sách giáo khoa trang 27 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Não tủy sống có vai trị ?

+ Theo bạn dây thần kinh giác quan có vai trị ?

+ Điều xảy những bộ phận bị hỏng ?

Bước 3: Làm việc cả lớp

- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp (mỗi nhóm trình bày phần trả lời câu hỏi

- Cả lớp nhận xét bổ sung

* Giáo viên kết luận: sách giáo viên * Liên hệ thực tế GDHS không chơi các

- Hai học sinh lên chỉ vị trí não và tủy sống thể của bạn

- 2HS lần lượt lên bảng chỉ sơ đồ các bộ phận của quan TK, nói rõ đâu là não,tuỷ sống, các dây TK

- Lớp theo dõi nhận xét bạn

- Lớp tham gia chơi trò chơi

+ Học sinh trả lời theo ý của mình

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm quan sát hình vẽ trang 27 thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

+ Não có vai trò chỉ huy mọi hoạt động của thể

+ Các dây thần kinh dẫn các thông tin từ các quan thể về não và tủy sống

- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Hai học sinh nhắc lại KL

(180)

trò chơi nguy hiểm

- Nhắc nhở mọi người gia đình ngồi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm d) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn học sinh về nhà học và xem trước bài mới

- học sinh nêu nội dung bài học - Về nhà học bài và xem trước bài mới

Âm nhạc:

ÔN BÀI HÁT ĐẾM SAO - TRÒ CHƠI ÂM NHẠC ( G/V chuyên soạn giảng)

Th sỏu ngy thỏng 10 nm 2010 Tập làm văn

kể lại buổi đầu em học I Mục tiêu:

- Kể lại đợc buổi học

- Viết lại đợc điều vừa kể thành đoạn văn ngắn từ 5-7 câu

II Đồ dùng dạy học:

- Ghi sẵn câu hỏi gợi ý lên bảng

III Phơng pháp:

- Đàm thoại, thực hành luyện tập

IV Các hoạt động dạy học: A Ôn định tổ chức:

B KiĨm tra bµi cò:

- Gäi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Nêu nội dung trình tự họp thông thờng? - Gv nhận xét ghi điểm

- Hát

- Trình tự nội dung họp là: + Mục đích họp

+ T×nh h×nh cđa líp , tỉ

+ Ngun nhân dẫn tới tình hình + Nêu cách giải

+ Giao viƯc cho mäi ngêi

C Bµi míi: 1 Giíi thiệu bài:

-Nêu mục tiêu học, ghi tên

2 Kể lại buổi đầu học:

- HD: Để kể lại buổi đầu học em cần nhớ lại xem buổi đầu học nh nào?

+ Đó buổi s¸ng hay bi

- Hs nhËn xÐt

- HS nhắc lại đầu

- Hs lắng nghe phát biểu theo suỹ nghĩ Ví dụ:

(181)

chiỊu?

+ Buổi cách năm?

+ Em chuẩn bị cho buổi học nh nào?

+ Ai ngời đa em đến trờng? + Hơm trng hc trụng nh th no?

+ Lúc đầu em bỡ ngỡ sao? + Buổi đầu học kÕt thóc nh thÕ nµo?

+ Em nghĩ buổi đầu học đó?

- Gọi 1,2 hs kể trớc lớp để làm mẫu

- Yêu cầu hs ngồi cạnh kể cho nghe buổi đầu học - Gọi mét sè hs kĨ tríc líp - Gv nhËn xÐt kể hs

3 Viết đoạn văn:

- Nhắc hs viết cần đọc kĩ lại trớc chấm câu

- Gv kiểm tra giúp đỡ hs yếu

- Gv nhËn xÐt cho ®iĨm, số lại thu nhà chấm

4 Củng cố dặn dò:

- Về nhà viết lại văn cho hay chuẩn bị sau - Nhận xÐt tiÕt häc

lần em đợc học

- Mới ngày mà đến cách năm

- Hơm em dậy sớm để đánh răng, rửa mặt, ăn sáng xếp sách vào cặp Mẹ em dậy sớm để tết tóc cho em mặc cho em quần áo thật đẹp

- Em cảm thấy vui sớng đợc mẹ âu yếm đa em tới trờng

- §Õn trêng em thÊyvui nh ngµy héi vµ trang hoµng léng lÉy

- Lúc đầu thấy bạn học trị cũ nơ đùa vui vẻ em lại cảm thấy e thẹn nắm chặt tay mẹ

- Khi vào lớp em đợc cô giáo dịu dàng hớng dẫn bắt tay dạy em viết chữ o Cơ cịn dạy em nhiều điều

- Buổi đầu học em kỉ niệm đáng nhớ tuổi học trò em không quên

- 1,2 hs kể trớc lớp - Hs kể nhóm đơi - 1hs kể trớc lớp - Hs nhận xét

- Hs l¾ng nghe giáo viên nhắc nhở trớc viết - Hs viÕt bµi

- Hs nép bµi - HS l¾ng nghe

Toán LUYỆN TẬP

A/ Mục tiêu :

- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư - Vận dụng phép chia hết giải toán

- Giáo dục HS yêu thích môn học

- HS làm đợc BT1, BT2 ( cột 1,2,4), BT3, BT4 - H/S khuyết tật làm đợc BT1

(182)

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ :

-Gọi em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện phép tính chia

-Chấm vở tổ -Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập:

-Bài 1: -Nêu bài tập sách giáo khoa

-Yêu cầu tự đặt tính rồi tính vào vở nháp

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính

-Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp giải vào bảng

- GV nhận xét chữa bài

Bài - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán trả lời theo yêu cầu của gv rồi tự giải vào vở - Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài

- Gọi 1HS lên bảng chữa bài

-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá Bài

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, tự làm bài, sau đó trả lời miệng

- học sinh lên bảng làm bài - Lớp theo dõi nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

-Một em đọc lại yêu cầu bài tập -Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp - học sinh lên bảng đặt tính và tính 17 35

16 32 42 58 40 54

- Một em nêu đề bài (Đặt tính rồi tính) - Cả lớp thực hiện bảng

- Cả lớp đọc thầm bài toán, trả lời theo sự hướng dẫn của gv rồi tự làm bài vào vở - Từng cặp đổi vở KT chéo bài - em lên bảng chữa bài

Giải: Số HS giỏi có là: 27 : = (HS ) Đáp số: (HS )

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn - Cả lớp tự làm bài

- em nêu miêng kết quả, lớp nhận xét bổ sung

(183)

d) Củng cố - Dặn dò:

*Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập

-Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm

Thể dục:

ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHAI TRÁI TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT

A/ Mục tiêu : Bước đầu biết cách chuyển hướng phải, trái Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động

B/ Địa điểm : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi …

C/ Hoạt ộ dạy học :

Nội dung phương pháp dạy học Đội hình luyệntập 1/Phần mở đầu :( phót)

- GV nhận lớp phở biến nội dung yêu cầu tiết học - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động

- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp - Chơi trò chơi : ( kéo cưa lừa xẻ ) 2/Phần :( 25 phót)

* Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng - GV giao nhiệm vụ, cho HS tập luyện theo tổ - GV quan sát sửa chữa cho các em

- Nhận xét, biểu dương tổ tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng * Học động tác chuyển hướng phải trái:

-Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm

-Làm mẫu và giải thích động tác, HS tập bắt chước theo Lúc đầu chậm sau đó tăng nhanh dần

- Lớp tổ chức tập theo đội hình hàng dọc Học sinh thực hiện với cự li người cách người – m Lúc đầu cho học sinh theo đường thẳng trước sau đó mới chuyển hướng

- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh

- Cho HS thi đua giữa các tổ, nhận xét tuyên dương * Chơi trị chơi : “ Mèo đ̉i cḥt “

- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh

§ § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV

(184)

chơi (thưởng - phạt)

3/Phần kết thúc: ( phót)

- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng

- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các

GV

Mỹ thuật

VẼ TRANG TRÍ

VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUễNG ( G/V chuyên soạn giảng)

SINH HOAT LP TUẦN 6. I-Mục tiêu:

-Giúp HS nhận ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục -Cho HS biết được chủ đề năm học và lời hứa của nhi đồng

-Biết hát bài hàt: "Nhanh bước nhanh nhi đồng" II-Nội dung:

1-Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm tuần 5: -Ưu:

+Hầu hết các em chấp hành tốt nội quy trường lớp +Biết lời cô giáo

+Học tập có tiến bộ -Khuyết:

+Thể dục giữa giờ còn chậm

+Thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà : +Trong giờ học chưa nghiêm túc:

2-Hoạt động lớp:

-GV đọc và viết chủ đề năm học -Nêu lời hứa của sao:

HS đọc cá nhân Đồng Chủ đề:

Thiếu nhi Long S¬n

Học giỏi chăm ngoan Làm nghìn việc tốt

Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ Lời hứa:

(185)

-Tập bài hát: "Nhanh bước nhanh nhi đồng"

GV hát mẫu từng câu Đồng

-Hát cả bài Đồng

3-Phương hướng tuần 7:

-Tiếp tục động viên, nhắc nhỡ các em thực hiện tớt nợi quy trường, lớp

Tn 7:

Thứ hai ngày tháng10 năm 2010

CHÀO CỜ

Tập đọc - Kể chuyện: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG A/ Mục tiêu

- Rèn đọc đúng các từ : dẫn bóng , ngần ngừ, sững lại, khuỵu xuống - Bước đấu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn GDHS Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng ( trả lời được các câu hỏi SGK )

(186)

B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa sách giáo khoa C/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi em đọc thuộc lòng một đoạn bài

“ Nhớ lại buổi đầu học “ TLCH - Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: Tập đọc

a) Phần giới thiệu : b) Luyện dọc: * Đọc diễn cảm toàn bài

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu trước lớp, GV sửa sai - Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp

- Nhắc nhớ ngắt nghỉ đúng và giúp các em hiểu nghĩa của từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành

- Yêu cầu đọc từng đoạn nhóm - Mời 3HS nối tiếp thi đọc đoạn của bài - Yêu cầu cả lớp đọc ĐT cả bài

c) Hướng dẫn tìm hiểu :

- Gọi 2HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và TLCH:

+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng đâu ? + Vì trận bóng phải tạm dừng lại lần đầu?

- Mời 2em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH:

+ Vì mà trận bóng phải dừng hẳn?

- 3HS lên bảng đọc thuộc lòng một đoạn bài mà em thích và TLCH

- Cả lớp nghe GV giới thiệu bài

- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc - HS tiếp nối đọc từng câu, luyện đọc các từ: cướp , dẫn bóng , bấm nhẹ khuỵu xuống , sững lại …

- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải - Tự đặt câu với mỗi từ

- Luyện đọc theo nhóm

- 3HS thi đọc , lớp nhận xét tuyên dương - Cả lớp đọc ĐT cả bài

- em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm + Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường + Vì Long mãi đá bóng suýt tông vào xe máy Bác xe nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn

- 2em đọc lại đoạn 2,lớp đọc thầm và trả lời

+ Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đập vào đầu một cụ già khiến cụ loạng choạng rồi khuỵu xuống

(187)

+Thái độ bạn nhỏ khi tai nạn xảy ra?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, TLCH: + Tìm chi tiết cho biết Quang ân hận gây tai nạn ?

+ Câu chuyện muốn nói lên điều ? + Liên hệ: Qua học nhằm khuyên các em điều gì?( GDHS luật ATGT )

d) Luyện đọc lại :

- GV đọc mẫu đoạn , hướng dẫn học sinh đọc đúng câu khó đoạn

- Mời nhóm thi đọc phân vai

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất

*) Kể chuyện :

Giáo viên nêu nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh kể chuyện + Câu chuyện vốn kể theo lời ?

+Ta kể lại đoạn câu chuyện theo lời nhân vật nào? - Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập nhập vai nhân vật để kể

- Gọi 1HS kể mẫu theo lời nhân vật - Từng cặp học sinh tập kể

- Gọi 3HS thi kể

- Giáo viên cùng lớp bình chọn người kể hay nhất

3) Củng cố dặn dò :

+ Qua câu chuyện em hiểu điều ? - Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới

- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời:

+ Quang nấp sau một gốc lén nhìn sang , sợ tái cả người , cậu vừa chạy theo chiếc xích lơ vừa mếu máo “ Ơng …cụ Cháu xin lỗi …!”

+ Không được chơi bóng dưới lòng đường HS trả theo suy nghĩ của các em

- Lắng nghe đọc mẫu - nhóm lên thi đọc

- Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất

- Người dẫn chuyện

- Kể đoạn : Lời của Quang , Vũ Long , Bác lái xe

-Tập kể theo sự nhập vai của từng nhân vật - Một em lên kể mẫu, lớp theo dõi

- Tập kể theo cặp

- Lần lượt từng em kể cho lớp nghe về một đoạn của câu chuyện

- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất - Mỗi chúng ta cần phải chấp hành tốt luật lệ giao thông và những quy định chung của xã hội

(188)

Toán:

BANG NHÂN 7 A/ Mục tiêu

- Học sinh học thuộc bảng nhân

- Vận dụng phép nhân giải toán

- Lµm BT1, BT2, BT3

- H/S khuyết tật làm đợc BT1 Thuộc bảng nhân

B/ Đồ dùng dạy học:

- Các tấm bìa mỗi tấm có chấm tròn C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro 1.Bài cũ :

- Gọi 3HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:

30 : 34 : 20 : - Nhận xét ghi điểm

2.Bài mới:

* Giới thiệu bài:

* H/dẫn HS lập bảng nhân 7 :

* Bất cứ số nào nhân với thì bằng chính số đó

- Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu :

- chấm tròn được lấy lần bằng chấm tròn

-7 được lấy một lần bằng Viết thành: x 1= đọc là nhân bằng

- Yêu cầu học sinh nhắc lại để giáo viên ghi bảng

- Tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi : -Có bìa có chấm trịn , chấm trịn lấy lần bằng mấy? Ta viết phép nhân ? - Gọi vài học sinh nhắc lại

+ Làm để tìm x bao nhiêu ?

- học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp theo dõi nhận xét

*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Lớp lần lượt từng học sinh nhắc lại : - Bất cứ số nào nhân với thì cũng bằng chính nó

- Quan sát tấm bìa để nhận xét - Thực hành đọc kết quả chẳng hạn :

7 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 7 chấm tròn ( x = )

- Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân

- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để nêu :

- chấm tròn được lấy lần bằng 14

( x = 14 )

- Có chấm tròn được lấy lần ta được 21 chấm tròn

(189)

- Ghi bảng hai công thức

- Cho HS tự lập các công thức còn lại của bảng nhân

- Gọi số em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét

- Cho cả lớp HTL bảng nhân * Luyện tập:

Bài 1: -Nêu bài tập sách giáo khoa -Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi học sinh nêu miệng kết quả

- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung

Bài : -Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - HDHS Tìm hiểu dự kiện bài toán - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở - Mời một học sinh lên giải

- Chấm vở số em, nhận xét chữa bài Bài - Gọi học sinh đọc bài 3

-Yêu cầu quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số

- Gọi HS đọc dãy số vừa điền - Giáo viên nhận xét đánh giá 3) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập

Vậy x = 21

- Đọc : Bảy nhân ba bằng hai mươi mốt - Tương tự học sinh hình thành các công thức còn lại của bảng nhân

- HS nêu kết quả

- Cả lớp HTL bảng nhân

* Dựa vào bảng nhân vừa học để điền kết quả vào chỗ trống

- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả

x = ; x = 14 ; x = 21 x = 28 ; x = 35 - em đọc bài toán

HS trả lời theo HD của GV - Cả lớp làm bài vào vở bài tập

- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài

Giải

Bốn tuần lễ có số ngày là : x = 28 (ngày )

Đ/ S :28 ngày - Quan sát và tự làm bài

- HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi bổ sung

(Sau điền ta có dãy số : 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63,70).

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học thuộc bảng nhân

-Đạo đức:

(190)

A/Mục tiêu - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân gia đình

-Biết được vì mọi người gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em cuộc sống hằng ngày ở gia đình

B/ Đồ dùng dạy học: - VBT Đạo đức;Các bài thơ, bài hát các câu chuyện về chủ đề gia đình, Các tấm bìa mà đỏ, xanh , trắng

C/ Các hoạt động đạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1/ Bài cũ:

Cho cả lớp hát bài”Cả nhà thương nhau”.Gọi em lên bảng trả lời

+ Bài hát nói lên điều gì?

2/ Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi bảng.

* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị dành cho mình

- Yêu cầu HS nhớ và kể lại cho nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc thế nào? - Mời một số học sinh lên kể trước lớp - Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:

+ Em có suy nghĩ quan tâm người nhà dành cho em?

+ Em nghĩ bạn nhỏ thiệt thịi phải sống thiếu tình cảm chăm sóc của cha mẹ?

* Kết luận theo sách giáo viên

*Hoạt động2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất

- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh họa)

- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:

+ Chị em Ly làm sinh nhật mẹ?

- Cả lớp hát - HS trả lời

+ Nói lên tình cảm giữa cha mẹ và cái

- Cả lớp lắng nghe

- HS trao đổi với nhóm

- HS xung phong kể trước lớp

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân - Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- Lớp lắng nghe giáo viên kể chuyện - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý

+ Hái hoa tặng mẹ

(191)

+ Vì mẹ Ly nói bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ bó hoa đẹp nhất?

- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Liên hệ thực tế

- Giáo viên kết luận: SGV

* Hoạt động 3: Đánh giá hành vi

-Chia lớp thành các nhóm - Giáo viên lần lượt phát phiếu giao việc bằng các câu hỏi (BT2 ở VBT)

- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận - Mời lần lượt từng đại diện của nhóm trình bày trước lớp (mỗi nhóm trình bày trường hợp)

*Kết luận theo sách giáo viên

+ Các em có làm việc bạn Hương, Phong, Hồng làm khơng? Ngồi những việc đó, em cịn làm được những việc khác?

*Hướng dẫn thực hành:

- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm chăm sóc giữa những người thân gia đình

- Mỗi học sinh vẽ giấy một món quà mà em muốn tặng cho ông bà, cha mẹ nhân ngày sinh nhật

3/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau

- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.( Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung ) - HS tự liên hệ bản thân

- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV

-Lần lượt đại diện của từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung

+ HS tự liên hệ với bản thân

- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh , câu chuyên về các tấm gương biết quan tâm giúp đỡ ông bà , cha mẹ , anh chị và những người thân gia đình

- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày

Thứ ba ngày tháng 10 năm 2010 Tập đọc:

BẬN A/ Mục tiêu :

(192)

- Hiểu ND:Mọi người, mọi vật cả em bé đều bận rộnlàm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏgops vào cuộc đời ( trả lời được câu hỏi 1,2,3, thuộc được một số câu thơ bài

- H/S khuyết tật đọc đợc đoạn Hiểu ND

B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh lên đọc truyện “Trận bóng dưới lòng đường”, trả lời câu hỏi về nội dung bài

- Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài

a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc :

* Đọc diễn cảm bài thơ

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu thơ mõi em đọc dòng thơ, GV sửa sai - Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù (SGK) và hướng dẫn các em cách nghỉ giữa các dòng thơ, khổ thơ

- Yêu cầu đọc từng khổ thơ nhóm - + Cho nhóm nối tiếp đọc ĐT khổ thơ

+ Cả lớp đọc đồng cả bài c/ Hướng dẫn tìm hiểu

-Yêu cầu lớp đọc thầm khổ thơ và trả lời câu hỏi:

+ Mọi vật, người xung quanh bé bận những việc ? Bé bận việc gì?

- Mợt học sinh đọc thành tiếng khổ thơ

- em lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên

-Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc - Nối tiếp mỗi em đọc dòng thơ, luyện đọc các từ ở mục A

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp - Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải

- HS đọc từng khổ thơ nhóm

- + Các nhóm tiếp nối đọc khổ bài thơ

+ Cả lớp đọc đồng cả bài - Lớp đọc thầm khổ thơ và

+ Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy xe bận chạy, mẹ bận hát ru , bà bận thổi sáo

- Một học sinh đọc khổ thơ

(193)

+Vì người, vật bận mà vui ? + Em có bận rộn khơng?Em thường bận rộn với cơng việc gì?

d) HTL thơ :

-Giáo viên đọc lại bài thơ, 1HS đọc lại - Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng đọc diễn cảm bài thơ - Cho cả lớp HTL từng khổ thơ, cả bài thơ - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ

- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay

3) Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá - Dặn dò học sinh về nhà học bài

niềm vui

- Trả lời theo ý kiến riêng của mỗi người

- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần - Một học sinh khá đọc lại bài

- Cả lớp HTL bài thơ

- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng

- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất

- Về nhà học bài và xem trước bài mới “ Các em nhỏ và cụ già “

Toán : LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu :

- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân để làm tính, giải toán và vận dụng vào tính giá trị biểu thức

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân thông qua ví dụ cụ thể - Lµm BT1, BT2, BT3, BT4

- H/S khuyết tật làm đợc BT1

B/ Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán có các chấm tròn C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1.Bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập tiết trước

- Gọi hai học sinh đọc bảng nhân - Nhận xét đánh giá bài học sinh 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hai học sinh lên bảng làm bài - Hai học sinh đọc bảng nhân

(194)

b) Hướng dẫn HS làm BT:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Cho cả lớp tự làm bài

- Gọi HS nêu miệng kết quả

+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của phép nhân cùng cột?

Bài : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng - Gọi em lên bảng tính giá trị biểu thức

- Cho HS đổi chéo để KT bài

- Nhận xét bài làm của học sinh, chữa bài Bài - Gọi học sinh đọc bài 3.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải

- Giáo viên nhận xét chữa bài Bài : -Gọi học sinh đọc đề

- Yêu cầu cả lớp thực hiện và nhận xét kết quả

- Yêu cầu học sinh lên bảng tính và điền kết quả, cả lớp theo dõi bổ sung

- Nhận xét bài làm của học sinh

d) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm

- Một em nêu đề bài

- Cả lớp thực hiện làm vào vở

- Nêu miệng kết quả nhẩm về bảng nhân x = 14 x = 42

x = 14 x = 42 + Vị trí các thừa số thay đổi kết quả không thay đổi

- Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp tự làm bài vào bảng - học sinh lên bảng thực hiện

x + 15 = 35 + 15 ; x + 17 = 63 + 17

= 50 = 80

- Đổi chéo vở để kiểm tra bài - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Cả lớp làm vào vào vở

- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài:

Giải

Số hoa lọ là :

x = 30 ( ) Đ/S: 30 hoa - Một em đọc đề bài

- Cả lớp cùng thực hiện vào vở

- Một em lên tính và điền kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:

a/ Số ô vuông hình chữ nhật là: x = 28 ( ô vuông )

b/ Số ô vuông hình chữ nhật là: x = 28 ( ô vuông )

- Đọc bảng nhân

(195)

-Chính tả : (TC )

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

A/ Mục tiêu:

- Chép và trình bày đúng bài chính tả - Làm đúng bài tập (BT ab)

- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống bảng - GDHS rèn chữ viết đúng ,đẹp,giữ vở sạch

B/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi bài tập chép Một tờ giấy khổ lớn ghi nội dung bài tập3 C/ Hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- GV đọc , học sinh lên bảng viết, cả lớp viết ở bảng các từ: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, gương, vườn rau - Nhận xét đánh giá ghi điểm từng học sinh

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS tập chép: * Hướng dẫn chuẩn bị :

- Đọc đoạn văn chép bảng

-Yêu cầu học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn văn

+ Những chữ đoạn văn cần viết hoa ?

+Lời nhân vật đặt sau dấu ? - Yêu cầu lấy bảng và viết các tiếng khó: Xích lô , quắt ,

* Cho học sinh nhìn bảng chép bài vào vở

- Yêu cầu nhìn lên bảng dò bài, tự bắt lỗi và ghi số lỗi ngoài lề

- Chấm vở số em, nhận xét chữa bài

- 3học sinh lên bảng viết cả lớp viết vào bảng các từ GV yêu cầu

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài

- học sinh đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người

- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng

- Lớp nêu một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng

(196)

c/ Hướng dẫn làm tập

*Bài 2, a,b : - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập a,b

- Yêu cầu cả lớp làm vàoVBT - Gọi học sinh lên bảng làm

- Mời số HS đọc kết quả, giải câu đố

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng

*Bài - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu học sinh làm vào VBT

- Mời 11 em nối tiếp lên bảng làm bài

- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài - Gọi em đọc 11 chữ và tên chữ ghi bảng

- Cho HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp

c) Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới

- 2HS đọc yêu cầu BT

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập

- 2HS lên bảng làm bài cả lớp theo dõi và nhận xét

- 2HS đọc kết quả, giải câu đố a, Là cái bút mực

b, Là quả dừa

- học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm - Cả lớp tự làm bài

- 11HS lần lượt lên bảng điền 11 chữ và tên chữ theo thứ tự vào bảng

- Cả lớp nhìn lên bảng để nhận xét

- học sinh đọc lại 11 chữ và tên chữ bảng - Cả lớp học thuộc 11 chữ vừa điền

STT Chữ Tên chữ q quy r e – rờ s ét - sì t tê th tê - hát tr tê – e – rờ u u

v vê 10 x Ích - xì 11 y i dài

- Về nhà học bài và viết lại cho đúng những từ đã viết sai

(197)

BÀI 4: KỸ NĂNG ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN. I-Mục tiêu:

- HS nhận biết được các đặc điểm an toàn và khôn an toàn của đường bộ - Thực hành tốt kỹ và qua đường an toàn

- Chấp hành tốt luật ATGT II- Nội dung:

- Biết chọn nơi qua đường an toàn - Kỹ qua đường an toàn III- Chuẩn bi:

- Thầy:tranh vẽ nơi qua đường an toàn và không an toàn, Tranh ảnh - Trò: Ôn bài

IV- Hoạt động dạy và học:

Hoạt đông của thầy. Hoạt đông của tro. HĐ1: Kỹ bộ:

a-Mục tiêu:Nắm được kỹ bộ Biết xử lý các tình huống gặp trở ngại b- Cách tiến hành:

- Treo tranh

- Ai đI đúng luật GTĐB? vì sao? - Khi bộ cần thế nào?

*KL: Đi vỉa hè, Không chạy nghịch, đùa nghịch Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đường

HĐ2: Kỹ qua đường an toàn

a-Mục tiêu:Biết cách đi, chọn nơi và thời điểm qua đường an toàn

b- Cách tiến hành: - Chia nhóm - Giao việc: Treo biển báo

QS tranh thảo luận tình huống nào qua đường an toàn, không an toàn? vì sao?

*KL:Khi có đèn tín hiệu giao thông dành cho người bộ thì mới được phép qua đường nơi có vạch bộ qua đường.Nơi không có vạch bộ qua đường phải QS kỹ trước sang đường và chọn thời điểm thích hợp để qua đường HĐ3: Thực hành

- HS nêu

- Đi không chạy nghịch, đùa nghịch phải sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đường

- Cử nhóm trưởng - HS thảo luận

(198)

Hoạt đông của thầy. Hoạt đông của tro. a-Mục tiêu: Củng cố kỹ bộ an toàn

b- Cách tiến hành: Cho HS sân

V- Củng cố- dăn do. Hệ thống kiến thức Thực hiện tốt luật GT

- Thực hành ngoài sân lớp

Thủ cơng:

GẤP CẮT VÀ DÁN BƠNG HOA (tiết 1)

A/ Mục tiêu :

- Biết gấp, cắt, dán hoa ( năm cánh, bốn cánh,tám cánh,các cánh đều

- Gấp, cắt, dán được hoa Các cánh của hoa tương đối đều nhau( trình bày đẹp)

B/ Đồ dùng dạy học:

- Mẫu các hoa 5, 8, cánh gấp cắt sẵn bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được Tranh quy trình gấp, cắt, dán các hoa

C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá

2.Bài a) Giới thiệu bài: b) Khai thác:

* Hoạt động 1: H/dẫn HS quan sát và nhận xét :

- Cho quan sát mẫu một số hoa cánh , cánh cánh gấp sẵn và hỏi :

+ Các bơng hoa có đặc điểm hình dạng như nào?

+ Ta áp dụng cách gấp cắt dán sao 5 cánh để gấp cắt hoa không?

- GV liên hệ : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa với các hình dạng cánh hoa khác

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên tổ mình - Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nêu nhận xét:

+ Bông hoa có thể có , hoặc cánh Các cánh hoa giống vàng có cánh đều bằng và bầu

(199)

*Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.(treo tranh)

Bước Gấp, cắt, dán hoa năm cánh - Gọi 1HS lên bảng thực hiện các thao tác gấp, cắt cánh

- H/dẫn HS gấp, cắt, dán hoa cánh + Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là ô

+ Gấp giấy để cắt hoa cánh: gấp cắt

+ Vẽ đường cong (như tranh quy trình)

+ Cắt theo đường cong để được hoa cánh

Bước 2: Hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa cánh, cánh

+ Cắt các tờ giấy HV có kích thước khác + Gấp tờ giấy HV làm phần bằng nhau, gấp đôi lại

+ Vẽ đường cong rồi cắt theo đường cong ta được hoa cánh

+ Cắt hoa cánh: Gấp đôi hình để cắt hoa cánh rồi cắt theo đường cong ta được hoa cánh

Bước 3: H/dẫn HS dán các hình hoa. + Bố trí các hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp tờ giấy trắng rồi nhấc từng hoa, bôi hồ, dán vào đúng vị trí đã định Vẽ thêm cành , lá

- Gọi 3HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt, dán các hoa 4, và cánh

- Cho học sinh tập gấp bằng giấy nháp c) Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà tập cắt các hoa

- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông đã học lớp

- Quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành phần bằng theo đường chéo qua từng bước cụ thể

- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước, 4b để có được một hoa cánh và cánh

- em nhắc lên bảng thực hiện cách gấp cắt các hoa có , và cánh

- Cả lớp tập cắt giấy nháp - Thu dọn đồ dùng học tập

- Chuẩn bị dụng cụ cho đầy đủ để tiết sau thực hành gấp cắt dán các hoa

(200)

Thứ tư ngày tháng 10 năm 2010 Luyện từ câu :

ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG – TỪ SO SÁNH A/ Mục tiêu

- HS biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với người ( BT1 )

- Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, bài tập làm văn

B/ Đồ dùng dạy học:

- tờ giấy khổ to (mỗi tờ viết câu thơ) ở bài tập , C/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của tro

1 Kiểm tra cũ:

- Gọi học sinh làm bài tập - Một học sinh làm bài tập - Nhận xét ghi điểm

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn học sinh làm tập: *Bài 1: -Yêu cầu đọc nối tiếp bài tập - Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài tập vào nháp

- Mời em lên bảng lên bảng làm bài: gạch chân dịng thơ chứa hình ảnh so sánh

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng

- Cho cả lớp chữa bài theo lời giải đúng * Bài : - Yêu cầu em đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm

- Mời ba học sinh lên bảng làm bài

+ Tìm viết từ hoạt động trạng thái bạn nhỏ ( cuối đoạn 2, đoạn 3).

- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và làm bài vào vở

- Ba học sinh lên bảng làm bài tập - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn - Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Hai em đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm bài tập

- Thực hành làm bài tập vào nháp

- Bốn em lên bảng gạch chân các từ so sánh

- Các từ so sánh là :Trẻ em – búp cành ; nhà – trẻ nhỏ ; pơ mu – người lính canh ; bà –

- Hai em đọc yêu cầu bài tập, - Cả lớp đọc thầm

- Từng cặp trao đổi và làm bài vào vở - 3học sinh lên bảng viết kết quả, cả lớp nhận xét, chữa bài:

+ Các từ hoạt động : cướp bóng, dẫn bóng, bấm bóng, chơi bóng, sút bón, dốc bóng ;

Ngày đăng: 02/04/2021, 02:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w