1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Van nghe chao mung Dai hoi chau ngoan Bac Ho xa Tam Hung 2015

11 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 36,32 KB

Nội dung

6 / Trong câu” Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục.” Tác giả đã miêu tả rất [r]

Trang 1

Trường TH

Lớp : 5/ …

Họ và tên: ………

Thứ ngày tháng năm 2010

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2010 – 2011 Môn: Tiếng việt Thời gian : … phút

A – KIỂM TRA ĐỌC

1 Đọc thành tiếng (5 điểm) GV cho học sinh bốc thăm 5 bài Tập đọc theo qui định & trả lời

1 câu hỏi

2 Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm )

Cây đề

Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề Cây

đề như vẫy gọi nguời xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến

Mùa xuân khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời không ai biết

Cây đề thường cổ thụ Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục Đền đài miếu mạo chính là chỗ cho cây đề gửi thân nương hồn như nhà tu hành đắc đạo Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỷ niệm mà là niềm sùng kính Đó cũng là cây mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền, đã giác ngộ, đã thành Đức Phật Tổ từ trên hai nghìn năm trăm năm nay Vì thế, nó được chăm chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn

Trên đất Thăng Long thời hiện đại, có biết bao nơi còn lưu giữ bóng đề, một thứ cây cổ tích, trầm tư suy ngẫm, một thứ cây reo reo rung động lòng người bằng muôn vàn trái tim đồng cảm trong gió mơn man Đó cũng là chút hồn non nước lắng sâu trong mỗi chúng ta chăng?

(Băng Sơn) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1 / Nhân dân ta thường trồng cây đề ở đâu?

A Cạnh những ngôi đền cổ

B Cạnh giếng nước, mái đình

C Bên cạnh thác nước

D Trồng ở cuối làng

2 / Cây đề ra lộc vào mùa nào?

A Mùa xuân

B Mùa hạ

Trang 2

C Mùa thu

D Mùa đông

3 / Khi miêu tả lá đề, tác giả đã khéo léo dùng những từ chỉ màu sắc:

A Đỏ au, ánh tím, xanh óng, vàng hoe, nâu đỏ

B Đỏ au, xanh óng, vàng hoe, ánh tím, đẫm nước

C Đỏ au, ánh tím, xanh óng, nuột nà, nâu thẫm

D Đỏ au, vàng hoe, nâu thẫm, nuột nà, xanh ngắt

4 / Tác giả cho ta thấy cây gắn bó với người qua hình ảnh:

A Cây vẫy gọi người xa, khi vỗ về kẻ ở

B Lá ngả màu nâu thẫm khi rơi về gốc mẹ

C Gốc và rễ xoắn xuýt vào nhau

D Gốc đề là nơi mọi người ngồi tránh nắng những khi trưa hè

5/ Trong tâm khảm người Việt nam, cây đề là:

A Kỉ niệm

B Niềm sùng kính

C Biểu tượng của tình mẹ con

D Biểu trưng của thời hiện đại

6 / Trong câu” Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục.” Tác giả

đã miêu tả rất thành công với biện pháp:

A So sánh

B Nhân hóa

C Nhân hóa và so sánh

D Liên kết câu

7/ Từ đồng nghĩa với từ “hòa bình” là:

A Lặng yên

B Thanh bình

C Bình thản

D Yên tỉnh

8/ Những chiếc lá đề cứ treo nghiêng mình hờ hững cho cái gì lách qua:

A Chim chóc

B Gió

C Chuột

D Rắn

9/ Từ trái nghĩa với từ cuối cùng trong câu “Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn

treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.”:

A Giữa

B Ban đầu

C Cuối

D Đoạn cuối

10/ Từ “nước” thuộc từ loại nào?

A Danh từ

B Động từ

C Tính từ

D Trạng ngữ

Trang 3

B – KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm ) – 15 phút

Trang 4

II – Tập làm văn ( 5 điểm ) – 35 phút

Tả một cảnh đẹp ở quê hương em

Trang 7

Đáp án :

MÔN : TIẾNG VIỆT II/ Phần đọc:

1 Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm)

+ Giọng đọc cĩ biểu cảm: (1 điểm)

+ Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt khơng rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc khơng trả lời được : 0 điểm)

2 Phần đọc thầm : ( 5 Điểm )

Học sinh chọn kết quả đúng, mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: B

Câu 9: B

Câu 10: A

II Phần viết:

1 Chính tả ( 5 điểm)

Vầng trăng quê em

Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhơ lên từ sau luỹ tre xanh thẫm

Hình như cũng từ vầng trăng, làn giĩ nồm thổi mát rượi làm tuơn chảy những ánh vàng tràn trên sĩng lúa trải khắp cánh đồng Anh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa tới đĩ Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thơn Những mắt lá ánh lên tinh nghịch

- Bài viết đúng, đẹp , trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đẹp: 5 điểm

- Một lỗi sai chính tả trừ 0,5 điểm, trình bầy bẩn sai mẫu, cỡ chữ, khoảng cách (trừ 1 điểm tồn bài)

2.Tập làm văn: ( 5 điểm)

- Viết đủ cấu trúc 3 phần của bài tập làm văn (3 điểm)

- Tuỳ theo cách dùng từ, sử dụng các phép so sánh, nhân hĩa, mà giáo viên ghi điểm cho bài văn của học sinh

Trang 8

Trường TH

Lớp : 5/ …

Họ và tên: ………

Thứ ngày tháng năm 2010

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2010 – 2011

Môn: Toán Thời gian : … phút

I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm )

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1 Số “ ba mươi chín phẩy chín mươi năm” viết là :

A 309,905

C 39,905

B 39,95

D 309,95

2 Số lớn nhất trong các số : 6,907 ; 6,709 ; 6,509 ; 6, 059 là :

A 6,709

B 6,509

C 6,907

D 6,059

3.“9m 2 5dm 2 = ……….dm 2 ” số thích hợp điền vào chỗ trống là :

A 95

B 950

B 9005

D 905

4.Một khu vườn hình vuông có kích thước như hình vẽ.

Diện tích khu vườn là :

A 225 dam2

B 2,25 dam2

B 2250 dam2

D 22,5 dam2

5 Phân số gấp 3 lần phân số 6

5

là :

A 18 15

B 2 5

C 18 5

D 6 8

150m

Trang 9

6 4100

3

viết dưới dạng số thập phân là:

A 4,03

B 1,12

C 4,3

D 0,12

7 3 m 6 cm = … mm

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A 360 B 306 C 3060 D 3600 8 Có 60 bông hoa, trong đó có 12 bông màu hồng, 20 bông màu vàng, 13 bông màu tím và 15 bông màu trắng Như vậy, 4 1 số bông hoa có màu : A Hồng C Vàng B Tím D Trắng 9 Một vòi nước chảy vào bể trung bình mỗi giờ được 5 1 bể Hỏi sau 4 giờ còn mấy phần bể chưa có nước ? A 5 3 bể B 5 2 bể C 5 4 bể D 5 1 bể 10 2,7 tấn = ……… kg ? A 27 B 2700 C 270 D 2,7 II PHẦN TỰ LUẬN: ( 5điểm ) 1 Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

a) 256 122 - 87695 b) 41987 + 832099 c) 486  709 d) 463 232 : 658

Trang 10

2 Tìm x : (1 điểm)

x - 5 4

= 2

3

 2

3 Bài toán: (2 điểm)

Người ta trồng hoa trên một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 210 m, chiều rộng bằng 23 chiều dài Tính diện tích của khu đất đó ?

Bài giải

Trang 11

Đáp án : MÔN : TOÁN

I/ Phần trắc nghiệm : ( 5 Điểm )

Học sinh chọn kết quả đúng , mỗi bài được 0,5 điểm

Bài 1 : Câu B

Bài 2 : Câu C

Bài 3 : Câu D

Bài 4 : Câu A

Bài 5 : Câu A

Bài 6 : Câu A

Bài 7 : Câu A

Bài 8 : Câu D

Bài 9 : Câu D

Bài 10 : Câu B

II/ Phần tự luận : ( 5 Điểm )

Câu 1 : ( 2 điểm )

Học sinh đặt tính và có kết quả đúng , mỗi bài được 0,5 điểm

Câu 2 : ( 1 điểm )

x - 45 = 32 x 2

x - 45 = 62

x = 62 + 45 = 3810

Câu 3 : Bài toán ( 3 điểm )

Học sinh đặt đúng 1 câu lời giải được 0,25 điểm , thực hiện đúng mỗi phép tính được 1 điểm , có đáp số đúng, mỗi đáp số được 0,25 điểm

Giải

Chiều rộng của khu đất là:

210 : 3 x 2 = 140 (m) Diện tích của khu đất là:

210 x 140 = 29400 ( m2 ) Đáp số: Diện tích: 29400 m2

Ngày đăng: 01/04/2021, 20:03

w