PHÒNG GD & ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút Câu 1: (3 điểm) Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (hướng quay, thời gian, độ nghiêng của trục và hệ quả)? Câu 2: (3 điểm) Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? Trên bản đồ tỉ lệ 1:500.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? Câu 3: (4 điểm) So sánh đặc điểm hình dạng, độ cao, giá trị kinh tế của ba dạng địa hình: Bình nguyên, Cao nguyên và Đồi? --- HẾT -- PHÒNG GD – ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2010-2011 Môn: Địa lý 06 Câu 1(3 điểm): HS trình bày được: + Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Độ nghiêng của trục Trái Đất là 66 0 33’ trên mặt phẳng quỹ đạo (0,5đ) - Hướng tự quay: Từ Tây sang Đông (0,5đ) - Thời giân tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm) (0,5đ). +Hệ quả: - Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi trên Trái Đất.(0,75đ). - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt trái đất. (0,75đ) Câu 2 (3 điểm): Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. (1đ) Bản đồ tỉ lệ 1: 500.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500.000cm trên thực tế. (1đ) Vậy 5cm trên bản đồ tương ứng với trên thực tế là: 5 cm x 500.000 = 2.500.000 cm = 25km (1 đ) (HS chỉ nêu kết quả đúng không có phép tính thì trừ ½ số điểm). Câu 3 (4 điểm): Học sinh so sánh được: Đặc điểm Bình nguyên Cao nguyên Đồi Độ cao (1đ) Độ cao tuyệt đối dưới 200m Độ cao tuyệt đối trên 500m Độ cao tương đối không quá 200m Hình dạng (1,5đ) Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tường đối bằng phẳng hay hơi gợn sóng Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sống nhưng có sườn dốc. Địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải. Giá trị kinh tế (1,5đ) Trồng cây lương thực thực phẩm. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn (theo vùng chuyên canh qui mô lớn) Trồng cây công nghiệp, cây lương thực kết hợp với lâm nghiệp, chăn thả gia súc. --- HẾT -- . trừ ½ số i m). Câu 3 (4 i m): Học sinh so sánh được: Đặc i m Bình nguyên Cao nguyên Đ i Độ cao (1đ) Độ cao tuyệt đ i dư i 200m Độ cao tuyệt đ i trên 500m. v i bao nhiêu km trên thực địa? Câu 3: (4 i m) So sánh đặc i m hình dạng, độ cao, giá trị kinh tế của ba dạng địa hình: Bình nguyên, Cao nguyên và Đ i?