SỞ GD&ĐT NGHỆAN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 12 THPT - BẢNG A Thời gian làm bài: 180 phút I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1. (3,5 điểm) Vì sao vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lại tìm cách liên kết với nhau? Hiệp ước Bali (1976) có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của tổ chức ASEAN? Câu 2. (3,5 điểm) Nêu xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Việt Nam đã làm gì để phù hợp với xu thế đó? II. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày sự chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Câu 2. (4,0 điểm) Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931? Câu 3. (5,0 điểm) Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11–1939 như thế nào? - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề chính thức SỞ GD&ĐT NGHỆAN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 12 THPT - BẢNG B Thời gian làm bài: 180 phút I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1. (4,0 điểm) Tại sao gọi sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960 – 1973 là “thần kì”? Nhân tố nào tạo nên sự “thần kì” đó? Câu 2. (3,0 điểm) Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Tại sao nói toàn cầu hóa là thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển? II. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1. (5,0 điểm) Nêu tóm tắt hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930. Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với cách mạng Việt Nam? Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân và diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Câu 3. (4,0 điểm) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của Hội nghị đó. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề chính thức SỞ GD&ĐT NGHỆAN KỲ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 12 GDTX CẤP THPT Thời gian làm bài: 180 phút I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1. (4,0 điểm) Tại sao gọi sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960 – 1973 là “thần kì”? Nhân tố nào thúc đẩy sự “thần kì” đó? Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống con người ? II. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1. (5,0 điểm) Nêu tóm tắt hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925. Theo anh (chị) sự kiện nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam ? Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân và diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Câu 3. (4,0 điểm) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của Hội nghị đó. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề chính thức SỞ GD&ĐT NGHỆAN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 12 THPT - BẢNG A Thời gian làm bài: 180 phút Câu Nội dung Điểm I PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI 7,0 1 Vì sao vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lại tìm cách liên kết với nhau? Hiệp ước Bali (1976) có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của tổ chức ASEAN ? 3,5 * Vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lại tìm cách liên kết với nhau vì: - Sau khi dành độc lập các nước Đông Nam Á đều gặp nhiều khó khăn, thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. 0,5 - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực… 0,5 - Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều và rất thành công… 0,5 - Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)… 0,5 * Hiệp ước Bali có ý nghĩa… - Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN… 0,75 - Đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN … 0,75 2 Nêu xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Việt Nam đã làm gì để phù hợp với xu thế đó? 3,5 * Xu thế - Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm . 0,5 - Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp . 0,5 - Hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo, nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra xung đột . 0,5 - Xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ . 0,5 * Việt Nam đã làm . - Tiếp tục công cuộc đổi mới đất nước, tập trung phát triển kinh tế . 0,5 - Mở cửa, hội nhập thế giới, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá . 0,5 - Coi trọng hoà bình, ổn định đất nước và thế giới . 0,5 II PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 13,0 1 Trình bày sự chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. 4,0 - Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành 5 giai cấp… 0,5 - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa; một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia phong trào dân tộc. 0,5 - Giai cấp nông dân bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất… mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai… 0,5 Đáp án - Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén về thời cuộc, bị chèn ép nên có tinh thần chống Pháp và tay sai. 0,5 - Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc có tinh thần đấu tranh cách mạng. 0,5 - Giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, bị nhiều tầng áp bức bóc lột…, có quan hệ gắn bó với nông dân, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 0,75 - Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp), trong đó chủ yếu là giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. 0,75 2 Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931? 4,0 Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì : * Ở Nghệ - Tĩnh nhiều nơi đã giành được chính quyền về tay nhân dân, lập nên các Xô viết. 0,75 * Chính sách của Xô viết - Về chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập đội tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân… 0,5 - Về kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế, xóa nợ,… 0,5 - Về văn hóa – xã hội, xóa bỏ mê tín dị đoan, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xây dựng nếp sống mới… 0,5 * Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt… 0,75 * Tuy chỉ tồn tại 4 – 5 tháng nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa vô cùng to lớn: - Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân cả nước. 0,5 - Để lại nhiều bài học sâu sắc cho cách mạng sau này 0,5 3 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11–1939 như thế nào? 5,0 * Chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 - Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. 0,5 - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất…, thành lập Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… 0,5 - Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh… 0,75 - Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm… 0,75 * Hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 - Tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, coi độc lập dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng. 0,5 - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất 0,5 - Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, mỗi nước lập một mặt trận riêng… 0,5 - Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể… 0,5 - Chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 0,5 . (Thái Lan)… 0,5 * Hiệp ước Bali có ý nghĩa… - Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN… 0,75 - Đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN …. sinh: Số báo danh: Đề chính thức SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: