Những "dân đen" xưng đế xưng vương Ngoài những người thuộc hoàng thân, quốc thích vì muốn tranh quyền đoạt vị mà tự xưng đế, xưng vương hoặc được các thế lực dựng lên vì mục đích khác nhau thì trong lịch sử ở vào những hoàn cảnh nhất định, một số người xuất thân bình dân, thậm chí ở tầng lớp rất thấp kém cũng được đưa lên ngôi vị đế vương trên danh nghĩa. Những trường hợp như vậy khá nhiều trong lịch sử Việt Nam, vai trò, mục đích và tầm ảnh hưởng của họ cũng khác nhau nhưng hầu hết đều bị sử sách phong kiến gọi là những “kẻ tiếm hiệu”, “phản loạn” hay “ngụy vương”. Dưới đây là một số nhân vật như vậy. 1. Thân Lợi vốn là một người thày bói, năm Canh Thân (1140) thấy xã hội hỗn loạn, nôngdân nổi dậy khắp nơi bèn mạo xưng là con của Lý Nhân Tông để chiêu tập lực lượng nổi loạn. Tiếp đó Thân Lợi kéo quân theo đường thuỷ đánh chiếm các châu Thái Nguyên, Tây Nông, Lục Lệnh, Thượng Nguyên và Hạ Nông (nay thuộc đất Thái Nguyên, Bắc Kạn). Đầu năm Tân Dậu (1141) Thân Lợi lên ngôi, xưng là Nam Bình Vương, lập hoàng hậu, phong các con làm vương hầu, phong quan tước theo thứ bậc như một triều đình riêng. Vua Lý Anh Tông nghe tin cấp báo liền cho quân lên trấn áp nhưng thất bại, nhân thế đó Thân Lợi kéo quân về vây hãm Thăng Long. Triều đình tập hợp một lực lượng lớn tiến hành phản công, nhiều quân tướng của Thân Lợi bị giết, bị bắt. Thân Lợi thế cùng chạy về châu Lạng (nay thuộc Lạng Sơn) thì bị Thái phó Tô Hiến Thành bắt được. Tháng 10 năm Tân Dậu (1141) Thân Lợi và hơn 20 người thân cận bị xử chém tại kinh đô Thăng Long. 2. Nguyễn Nộn vốn là một cư sĩ ở chùa Phù Đổng, tìm được vàng ngọc nhưng không đem dâng lên nên bị triều đình bắt tội vào tháng 8 năm Mậu Dần (1218). Tháng 2 năm Kỷ Mão (1219) thái úy Trần Tự Khánh xin vua Lý Huệ Tông tha cho Nguyễn Nộn, bắt đi theo quân đội đánh giặc để chuộc tội. Đến tháng 3 năm Canh Thìn (1220) Nguyễn Nộn chạy về chiếm giữ hương Phù Đổng (nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh) tự xưng là Hoài Đạo Vương. Vua Lý Huệ Tông sai sứ đến phủ dụ nhưng không được. Tháng 12 năm Mậu Tí (1228) sau khi đánh thắng một lực lượng cát cứ khác do cầm đầu Đoàn Thượng ở vùng Hồng Châu (nay thuộc Đường Hào, Mỹ Hào, Hưng Yên), thế lực của Nguyễn Nộn ngày càng mạnh bèn tự xưng là Đại Thắng Vương. Khi triều Trần thành lập, trấn áp các thế lực cát cứ là công việc quan trọng hàng đầu của triều đại mới. Sau nhiều lần đem quân đến đánh nhưng không được, thái sư Trần Thủ Độ bèn tìm cách mua chuộc, cho người mang thư đến mừng, xin triều đình phong tước Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương và gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nguyễn Nộn để dò xét tình hình. Do ăn chơi quá độ, lại biết thế lực của mình sớm muộn cũng bị nhà Trần diệt nên Nguyễn Nộn dâng biểu về triều hẹn cuối tháng 10 năm Kỷ Sửu (1229) sẽ về hàng. Chẳng bao lâu sau, Nộn ốm chết, quân của Nguyễn Nộn không đánh mà tan. 3. Ngô Bệ người làng Trà Hương, chiêu mộ lực lượng chiếm cứ vùng núi Yên Tử (nay thuộc Quảng Ninh) vào tháng 8 năm Mậu Tuất (1358) đời Trần Dụ Tông “dựng cờ lớn trên núi, tiếm xưng vị hiệu” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau nhiều lần ra quân đánh dẹp, đến tháng 3 năm Canh Tý (1360) quân nhà Trần bắt được Ngô Bệ đóng cũi đem về kinh xử chém cùng 30 người thân thuộc. 4. Nguyễn Bổ, người ở lộ Bắc Giang (nay là địa phận Bắc Giang, Bắc Ninh) nhân xã hội đói lớn, quốc khố cạn kiệt, triều đình phải ra lệnh tăng thuế đinh kiến dân chúng bất bình bèn nổi dậy bạo loạn, tự xưng là Đường lang tử y, nói là có pháp thuật để chiêu tập quần chúng, đặt hiệu xưng vương vào tháng 8 năm Kỷ Mùi (1379). Vua Trần Phế đế cho quân đánh dẹp, lực lượng nổi dậy nhanh chóng tan rã, Nguyễn Bổ bị giết. 5. Nguyễn Thanh là dân ở xứ Thanh Hóa, khi nghe tin Đế Nghiễn (tức Trần Phế Đế) bị truất ngôi xuống làm Linh Đức vương rồi bị Hồ Quý Ly bức tử bèn phao tin và giả làm Linh Đức vương còn sống, đi lánh nạn ở vùng sông Lương (sông Chu). Dựa vào danh nghĩa đó, tháng 8 năm Kỷ Tị (1389) Nguyễn Thanh tập hợp lực lượng nổi dậy khởinghĩa xưng vương, được nhiều người hưởng ứng nhưng không lâu sau bị quân triều đình đánh tan. 6. Nguyễn Kỵ cũng là người xứ Thanh Hóa, tháng 9 năm Kỷ Tị (1389), tụ họp nôngdân chiếm giữ Nông Cống mà xưng vương. Nhân thấy tên mình trùng với tên của Điền Kỵ, danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc nên tự đặt hiệu là Lỗ Vương Điền Kỵ. Triều đình phải cho quân đàn áp, một thời gian sau mới dẹp yên được lực lượng nổi dậy này. 7. Phạm Sư Ôn (có sách chép là Phạm Như Ôn) là một nhà sư ở vùng Quốc Oai Thượng (nay thuộc Hà Nội) chiêu tập lực lượng phần lớn là dân nghèo rồi nổi dậy xưng vương vào vào tháng 12 năm Kỷ Tị (1389), phong chức Hành khiển cho thuộc hạ thân cận là Nguyễn Tống Mại và Nguyễn Khả Hành. Cuộc nổi dậy này được nôngdân hưởng ứng rất đông, sau khi lực lượng lớn mạnh, Phạm Sư Ôn chia ra làm các đội quân lấy tên là Thần kỳ, Dũng đấu, Vô hạn rồi kéo về đánh Thăng Long khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông và vua Trần Thuận Tông phải chạy sang Bắc Giang. Chiếm kinh đô trong 3 ngày sau đó Phạm Sư Ôn rút quân về Nộn Châu (nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội). Triều Trần vội truyền gọi tướng Hoàng Phụng Thế đang chống nhau với Chiêm Thành đem quân theo đường thủy về đánh, bắt được Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tống Mại, Nguyễn Khả Hành mang xử chém vào đầu năm Canh Ngọ (1390). 8. Trần Nguyệt Hồ tự xưng là con cháu nhà Trần, được thổ hào Phạm Chấn tôn lên làm vua ở Bình Than (nay thuộc Hải Dương) vào năm Đinh Hợi (1407), dựng cờ chiêu an gọi là Trung nghĩa quân. Sau đó Trần Nguyệt Hồ kéo quân về lập căn cứ ở Đông Triều (Quảng Ninh) chống đánh giặc Minh xâm lược. Tuy nhiên do lực lượng yếu, không lâu sau Trần Nguyệt Hồ bị giặc Minh bắt, giết. 9. Nguyễn Sư Cối người làng Nghi Dương, huyện An Lão, châu Đông Triều (nay thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy; Hải Phòng) bàn mưu với người cùng làng là Đỗ Nguyên Thố tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ rồi khởi binh xưng vương, phong quan chức cho Phạm Chi, Trần Nguyên Khanh, Nguyễn Nhân Trụ,… Lực lượng nghĩa quân chỉ trong thời gian ngắn đã đông tới 2 vạn người, hoảng sợ trước sự phát triển nhanh chóng của đó nên tháng giêng năm Canh Dần (1410), quân Minh do Trương Phụ cầm đầu đã huy động một lực lượng lớn kéo đi đàn áp. Sau nhiều trận đánh ác liệt quân giặc mới đánh bại được nghĩa quân của Phạm Sư Cối. 10. Phạm Ngọc vốn là một nhà sư ở chùa Đồ Sơn (nay thuộc An Lão, Hải Phòng), cuối năm Kỷ Hợi (1419) phao tin được trời cho ấn kiếm để làm chủ thiên hạ, tập hợp quần chúng nổi lên chống quân Minh xâm lược. Phạm Ngọc tự xưng là La Bình Vương, đặt niên hiệu là Vĩnh Ninh, phong cho Phạm Thiện, Ngô Trung, Lê Hành, Đào Thừa các chức tướng quốc, tư không, đại tướng quân. Cuộckhởinghĩa phát triển mạnh, nhanh chóng lan khắp vùng Kiến An, đánh phá nhiều thành ấp của giặc. Tên tổng binh nhà Minh là Lý Bân đem quân đàn áp, nghĩa quân sau nhiều trận chiến đấu bị thiệt hại nặng phải phân tán nhỏ ra hoạt động nhiều nơi, đến tháng 4 năm Canh Tý (1420) sau khi các thủ lĩnh bị bắt, cuộckhởinghĩa mới chấm dứt hẳn. 11. Lê Ngã người làng Tràng Kênh, huyện Thuỷ Đường (nay thuộc Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) trước vốn là gia nô của tên quý tộc Việt gian Trần Thiên Lại, một kẻ phản quốc theo giặc Minh xâm lược. Tháng Chạp năm Kỷ Hợi (1419) Lê Ngã đổi tên là Dương Cung, kêu gọi nhân dân nổi dậy chống sự thống trị của ngoại bang, giải phóng đất nước; chỉ trong một tháng, nghĩa quân đã lên tới vài vạn người. Từ căn cứ Đan Ba (thuộc Bình Lập, Quảng Ninh) nghĩa quân tiến xuống chiếm một vùng ven biển rộng lớn ở An Bang (Quảng Ninh). Lê Ngã tự xưng là Thiên Thượng hoàng đế, đặt niên hiệu là Vĩnh Thiên, phong chức tước cho các tướng, đúc tiền riêng để sử dụng trong khu vực kiểm soát. Nghĩa quân nhiều lần tiến công đánh phá các thành lũy của giặc Minh như thành Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), đồn Bình Than (nay thuộc Hải Dương)… Đến mùa thu năm Canh Tý (1420) quân Minh mở cuộc tiến công lớn, nghĩa quân bị đánh bại; thủ lĩnh Lê Ngã trốn thoát nhưng sau đó mất tích, không rõ đi đâu. 12. Hồ Ông là con nhà ăn mày, tự xưng là Trần Du cháu ba đời của vua Trần Nghệ Tông. Bấy giờ cuộckhởinghĩa Lam Sơn liên tiếp giành được nhiều chiến thắng quan trọng, thành luỹ của giặc Minh bị thất thủ khắp nơi, thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) bị vây hãm. Trước tình thế này, tướng giặc Vương Thông tìm cách kéo dài thời gian để chờ viện binh bằng cách giảng hoà, đề nghị lập con cháu nhà Trần làm vua và xin rút quân. Với chủ trương giải phóng đất nước ít tốn xương máu nhất, Lê Lợi và các tướng lĩnh đã lập Trần Du lên làm vua vào tháng 11 năm Bính Ngọ (1426). Khi được làm vua Trần Du bèn đổi tên là Cảo, lấy niên hiệu Thiên Khánh. Tháng 12 năm Đinh Mùi (1427) sau khi viện binh do Mộc Thạch, Liễu Thăng bị đánh bại, Vương Thông xin hàng để được rút quân về nước; nhà Minh buộc phải tuyên bố bãi binh và vớt vát thể diện bằng cách phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương nhằm chứng tỏ đã đạt được mục tiêu “phù Trần diệt Hồ” khi lấy đó làm cớ lúc xâm lược nước ta. Đất nước được giải phóng, vai trò của ông vua Trần Cảo trở nên thừa. Tự biết mình không có công lao gì mà lại giữ ngôi vua, Trần Cảo thường áy náy không yên; đến tháng giêng năm Mậu Thân (1428) bèn đi thuyền chạy trốn vào châu Ngọc Ma (Thanh Hóa) nhưng rồi bị bắt, phải uống thuốc độc mà chết. Lê Lợi cho làm tang lễ rất hậu theo nghi thức của một vị vua. 13. Vũ Đăng người xã Vũ Lăng, huyện Tiên Minh (nay thuộc Tiên Lãng, Hải Phòng), tháng 6 năm Giáp Ngọ (1594), nổi quân tụ họp chống lại triều đình, tự xưng vương, đặt hiệu là La Bình năm thứ nhất. Chúa Trịnh Tùng cho quân đi đánh, bắt được đem chém. 14. Nguyễn Dương Minh người huyện Yên Hưng (này thuộc Bắc Ninh) nhân xã hội rối loạn, cuộc chiến Lê-Mạc vẫn đang diễn ra liền chiêu mộ quân nổi dậy vào tháng 3 năm Đinh Dậu (1597). Nguyễn Dương Minh xưng vương, đặt niên hiệu là Phúc Đức năm thứ nhất sau đó dẫn quân đi đánh chiếm khắp các huyện ở Kinh Bắc. Triều Lê sai danh tướng Hoàng Đình Ái đem quân dốc sức đánh, sau đó bắt được Nguyễn Dương Minh và 4 bộ hạ thân cận đem giết đi. 15. Nguyễn Minh Trí người xã Ngải Cầu, huyện Từ Liêm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) vào tháng 5 năm Đinh Dậu (1597) cùng con nổi binh xưng vương, chiếm đất, đặt hiệu là Đại Đức năm thứ 3. Thái úy Nguyễn Hữu Liêu được lệnh của triều đình dẫn quân đánh, bắt được cha con Nguyễn Minh Trí đem chém. 16. Nguyễn Đương Hưng vốn là một nhà sư, tháng 9 năm Đinh Tị (1737) tụ tập lực lượng khoảng vài nghìn người, chiếm cứ núi Tam Đảo (nay thuộc Sơn Tây, Hà Nội) rồi “xưng ngụy hiệu, đặt quan thuộc” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Quân triều đình do tướng Nguyễn Bá Lân kéo lên đánh dẹp nhanh chóng. 17. Đoàn Chí Tuân (tên khác là Đoàn Đức Mậu) quê ở làng Hòa Ninh (nay thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có hiệu là Bạch Xỉ, từ nhỏ nổi tiếng thần đồng. Năm Ất Dậu (1885) hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Đoàn Chí Tuân chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp, hoạt động chủ yếu tại phía Nam Quảng Bình, sau đó là vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh). Sau khi nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt, Đoàn Chí Tuân cho là vận nước đến với mình bèn tự xưng hoàng đế, đặt niên hiệu là Văn Lượng. Qua nhiều năm chiến đấu chống giặc trong hoàn cảnh khó khăn, lực lượng của Đoàn Chí Tuân dần suy yếu, cuối cùng ông bị bắt vào Ất Mùi (1895), bị giam cầm ở nhà lao Vinh rồi sau đó bị giặc Pháp bí mật sát hại. 18. Phan Phát Sanh thường được biết tới với tên gọi Phan Xích Long, còn có tên khác là Lạc, người ở Sài Gòn. Nhằm lôi kéo lực lượng chống Pháp, Phan Phát Sanh tự nhận là con trai của vua Hàm Nghi, sử dụng các biện pháp mang tính thần bí, bùa phép để thu hút quần chúng. Khi đã có lực lượng, có căn cứ, kho chứa lương thực, vũ khí, tháng 10/1912 Phan Phát Sanh tự lên ngôi hoàng đế, hiệu là Phan Xích Long hoàng đế, đặt quốc hiệu “Đại Minh quốc”, đặt ra “quốc kỳ”, “gươm thiêng”, “ấn báu”… Cuối tháng 3/1913 lực lượng của Phan Phát Sanh lập kế hoạch nổi dậy ở Sài Gòn, Tân An, Sóc Trăng… cho rải truyền đơn, đặt trái phá ở nhiều nơi. Thực dân Pháp phát hiện được đã nhanh chóng đàn áp, bắt giết quân khởi nghĩa. Đầu tháng 11/1813 Pháp mở phiên tòa xét xử Phan Phát Sanh và hơn 100 nghĩa binh, kết án chung thân, khổ sai theo các mức khác nhau. Đầu năm 1916, lực lượng còn lại của Phan Phát Sanh bí mật kéo về Sài Gòn định phá ngục cứu ông nhưng không thành. Cuối tháng 2 năm đó, Pháp lại đưa Phan Phát Sanh và một số thành viên cốt cán của ông ra tòa và kết án xử tử, chúng thi hành bản án với những người yêu nước này vào ngày 22/2/1916. Trên đây là một số nhân vật xuất thân bình dân từng xưng đế, xưng vương trong lịch sử Việt Nam; vai trò có khác nhau nhưng mục đích đều nhằm đấu tranh chống áp bức, bất công, chống ngoại xâm khôi phục nền độc lập, tự do cho đất nước. Sử sách còn có nhiều người khác nhưng tư liệu ghi chép về họ rất giản lược nên chúng ta không biết nhiều về họ, thậm chí chỉ biết được khi tìm trong sách vở của nước ngoài như một số người nổi dậy chống quân Minh xâm lược mà sách sử của họ chép lại: “Có bọn Dương Công, Nguyễn Đa đều tự xưng vương, đặt người đảng là bọn Vi Ngũ, Đàm Hưng Bang, Nguyễn Gia làm Thái sư bình chương, cùng với các bọn giặc khác dựa vào nhau” (Sách Nguyên sử), hoặc sách Minh Thực Lục chép: “Tại Giao Chỉ, người châu Thuận có bọn Lê Hạch, Phan Cường, cùng bọn thổ quan Đồng tri Trần Khả Luận, Phán quan Nguyễn Chiêu, Chủ bạ Phạm Mã Hoãn, Thiên hộ Trần Não, Bách hộ Trần Ngô Sài; tại châu Nam Linh có Phán quan Nguyễn Nghĩ, Tri huyện Tả Bình Phạm Bá Cao, Huyện thừa Vũ Vạn, Bách hộ Trần Ba Luật làm loạn. Chúng đốt thành quách nhà cửa hai châu, giết quan lại, tiếm xưng danh hiệu, tụ tập đồng đảng…”. . dân, thậm chí ở tầng lớp rất thấp kém cũng được đưa lên ngôi vị đế vương trên danh nghĩa. Những trường hợp như vậy khá nhiều trong lịch sử Việt Nam, vai trò,. Linh Đức vương còn sống, đi lánh nạn ở vùng sông Lương (sông Chu). Dựa vào danh nghĩa đó, tháng 8 năm Kỷ Tị (1389) Nguyễn Thanh tập hợp lực lượng nổi dậy