Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp dùng để phản ánh tổng thu và tổng chi của một nước đối với các nước khác để thực hiện các quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao xã hội trong một thời gian nhất định.
Cán cân thanh toán I. Khái niệm chung: Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp dùng để phản ánh tổng thu và tổng chi của một nước đối với các nước khác để thực hiện các quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao xã hội trong một thời gian nhất định. Theo nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được quy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chi tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán. II. Nội dung phản ánh cán cân thanh toán Việt Nam: Nội dung của cán cân thanh toán gồm có 5 phần: • Cán cân vãng lai ( hay tài khoản vãng lai) ( Current account –CA). • Cán cân vốn và tài chính (Capital account – KA). • Cán cân tổng thể (Overall balance – OB). • Lỗi và sai sót. • Cán cân bù đắp chính thức ( Official financing balance – OFB). III. Phân tích và cho số liệu cụ thể về Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012: 1. Cán cân vãng lai ( hay tài khoản vãng lai) ( Current account –CA). Cán cân vãng lai là việc ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những thu chi khác có liện quan đến nước ngoài về hàng hóa dịch vụ quốc gia. Xem xét giai đoạn từ năm 2003 đến 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đều rơi vào tình trạng thâm hụt, đặt biệt trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 là thâm hụt ở mức cao hơn hẳn sao với các năm trước. Cụ thể tình trạng thâm hụt như sau: Bảng 1. Cán cân vãng lai qua các năm ĐVT: tỷ USD 2007 2008 2009 2010 Tài khoản vãng lai -7 -10,787 -7,440 -6,050 1. Cán cân thương mại -10,483 -12,782 -8,306 -8200 2. Dịch vụ ròng -8,97 -915 -1,129 550 3.Chuyển tiền ròng 6,43 7,311 6,527 6,900 4. Thu nhập từ đầu tư ròng -2,190 -4,401 -4,532 -4,200 (nguồn : tổng cục thống kê) Từ số liệu của bảng 1 cho thấy rằng mức thâm hụt trong 3 năm từ 2007 đến 2009 khá cao. Tài khoản vãng lai 2007 thâm hụt ở mức -7 tỷ USD qua đến 2008 thì mức thâm hụt tăng lên là -10,787 tỷ USD và năm 2009 thì mức thâm hụt là -7,440 tỷ USD. Trong gian đoạn này là do Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên việc thâm hụt cán cân là không thể tránh khỏi cộng thêm việc Việt Nam là một nước nhập siêu truyền thống vẫn chưa được cải thiện nên dẫn đến những con số thâm hụt ở mức cao . Trong cán cân vãng lai bao gồm: a. Cán cân thương mại hàng hóa b. Cán cân thương mại dịch vụ c. Cán cân thu nhập d. Các khoản chuyển giao một chiều. Phân tích cụ thể: a. Cán cân thương mại hàng hóa (trade balance): Từ năm 2003 trở lại đây, cán cân thương mại Việt nam lại rơi vào tình trạng thâm hụt. Nguyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu tăng quá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 17,76 tỷ USD năm 2003 lên đến mức kỷ lục 97,4 tỷ USD năm 2011. Tương tự kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng nhưng nhìn chung cho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với kim ngạch xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại vẫn thường xuyên trong trạng thái thâm hụt. Bảng 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Đơn vị : Tỷ USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch xuất khẩu Giá trị 20,15 26,49 32,45 39,83 48,56 62,69 57,1 72,2 96,9 114,6 Tăng trưởng (%) 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2 18,3 Kim ngạch nhập khẩu Giá trị 22,73 28,77 34,89 42,6 58,92 75,47 65,4 77,3 97,4 113,79 Tăng trưởng 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9 6,6 Cán cân thương mại -2,58 -2,28 -2,44 -2,77 -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4 -2,4 (nguồn: tổng cục thống kê) Cụ thể hơn về nhập khẩu: Việt nam là một nước nhập siêu truyền thống. Nhập siêu chủ yếu là nguyên liệu, máy móc và phụ tùng. Tuy nhiên lượng nhập siêu ngày càng tăng qua các năm khiến Chính phủ ngày càng lo ngại vì nhập siêu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Biểu đồ 1 :Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm (nguồn : tổng cục hải quan ) Bảng 3 :Tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu 2003-2010 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉ lệ(%) 25,3 20,7 13,3 12,7 29,2 28,8 22,5 17,5 Ngồn : tính toán từ số liệu Tổng cục thống kê. Các số liệu cho thấy tình hình nhập siêu của Việt nam ngày càng trầm trọng.Mức nhập siêu của VN vẫn được coi là ở “ mức báo động đỏ” cần nhanh chóng tái cấu trúc mặt hàng và thị trường XNK, tình trạng nhập siêu đã được cải thiện với kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011 và đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây. Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2012 và so sánh với năm 2011 nguồn : web: www.baohaiquan.vn Đối với xuất khẩu: Ở các năm trước thì tình trạng xuất khẩu của VN dù có tăng song chưa tương ứng với sự gia tăng trong nhập khẩu, phần bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ phía nước ngoài sụt giảm, cộng thêm giá hàng hóa xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm theo ở những năm 2007, 2008 và 2009. Tuy nhiên khi tình hình được cải thiện ở các năm sau đó, tình trạng xuất khẩu của VN cũng dần được cải thiện vào năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 18,9%. Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2012 so sánh với 2011 (nguồn : web: www.baohaiquan.vn) b. Cán cân thương mại dịch vụ (Service balance) : Cán cân dịch vụ của VN giai đoạn 2003-2012 liên tục trong trạng thái thâm hụt. Trừ năm 2006, cán cân dịch vụ gần đạt trạng thái cân bằng ( thâm hụt rất nhỏ, 8 triệu USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị về phát triển dịch vụ của VN theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ và tiến tới gia nhập WTO, từ năm 2007 đến nay thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 thâm hụt ở mức 894 tỷ USD . Theo tổng cục thống kê, nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD trong đó dịch vụ du lịch xuất siêu 4,7 tỷ USD, dịch vụ vận tải nhập siêu 6,6 tỷ USD, các dịch vụ khác nhập siêu 1,2 tỷ USD. Bảng 4: Cán cân dịch vụ của VN giai đoạn 2003-2011: ĐVT: tỷ USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khoản thu 3272 3867 4176 5100 6030 7041 5766 7460 8879 Khoản chi 4050 4739 4395 5108 6924 7956 6895 9900 11859 Dịch vụ ròng -778 -871 -219 -8 -894 -915 -1129 -2440 -2980 (nguồn : tổng cục thống kê) Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi . Trong khi đó, chi phí nhập khẩu dịch vụ tăng rất nhanh qua các năm khiến cho nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu. Chi dịch vụ tăng phần lớn là do kim ngạch nhập khẩu tăng đã làm tăng các chi phí về vận tải, bảo hiểm bởi hầu hết các giao dịch nhập khẩu của VN đều được thực hiện theo điều kiện CIF. Về cớ cấu xuất khẩu dịch vụ: Dịch vụ du lịch luôn chiếm vai trò chủ chốt trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch ngày càng tăng và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao. Tiếp theo là dịch vụ vận tải và được coi là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao mà nhiều doanh nghiệp tập đoàn nhắm tới. Ngoài ra một số ngành dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ như dịch vụ tài chính, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ chính phủ, dịch vụ bảo hiểm… Khác với xuất khẩu dịch vụ, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chứng kiến sự vượt trội trong nhập khẩu vận tải so với nhập khẩu dịch vụ du lịch. Còn các ngành dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ chính phủ, dịch vụ bưu chính viễn thông vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ. c. Cán cân thu nhập (income balance): Trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu nhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư. Bảng 5: Cán cân thanh toán 2003 - 2012: ĐVT: tỷ USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 các khoản thu 0.13 0.19 0.36 0.67 1.09 1.36 0.8 0.5 0.4 0.3 các khoản chi 0.94 10.8 1.58 2.1 3.26 5.76 3.8 5 5.4 6.6 thu nhập ròng -0.81 -0.89 -1.22 -1.43 -2.17 -4.4 -3 -4.6 -5.1 -6.3 Nguồn : IMF Country Report Vietnam Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này. Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong những năm gần đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài tăng lên nhanh chóng do những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước. Giai đoạn 2003 - 2005, cả nước đã đưa được 173.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2006 đạt 78.855 người, năm 2007 tăng lên 79.950 người. Năm 2012, nước ta đã xuất khẩu trên 80.000 lao động với 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm là: Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2012). Ðây là một trong những biện pháp giúp tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp cán cân thu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam. d. Các khoản chuyển giao một chiều ( one-sided frequent): Gồm các khoản chuyển giao bằng tiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và chính phủ. Bảng 6 : Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2003-2012: ĐVT : Tỷ USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chuyển giao tư nhân (ròng) 2.1 2.31 3.15 3.8 6.18 6.8 6.02 7.6 7.6 8.1 Chuyển giao chính thức (ròng) 0.14 0.18 0.23 0.25 0.25 0.51 0.4 0.3 0.3 0.3 Chuyển giao vãng lai ròng 2.24 2.49 3.38 4.05 6.43 7.31 6.42 7.9 7.9 8.4 Nguồn : IMF Country Report Vietnam Bảng 6 cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012. Trong giai đoạn 2003 - 2012, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mức chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên. Từ năm 2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên 6,4 tỷ USD. Các khoản chuyển giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng 6 có thể thấy các khoản chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài. Cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều cũng có những tác động nhất định tới cán cân vãng lai của Việt Nam.Ðặc biệt, mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cải thiện một phần tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai. 2. Cán cân vốn và tài chính (Capital account – KA): Trong những năm qua tài khoản vốn của Việt nam đạt những thành tựu đáng kể, dòng vốn vào liện tục đạt những mức vượt bậc ngoài mong đợi kể từ năm 2003 – 2005 thặng dư cán cân vốn cao hơn nhiều so với mức thâm hụt cán cân vãng lai . Năm 2004 cán cân vốn đạt thặng dư 2,447 tỷ USD trong đó giải ngân đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 1,610 tỷ USD cao hơn mức 1,450 tỷ USD của năm 2003 . Vay , Trả nợ trung dài hạn ròng đạt thặng dư 1,396 tỷ USD tăng mạnh so với mức thặng dư 0,974 tỷ USD của năm 2003 do giải ngân các khoản vay trung , dài hạn tăng mạnh. Tuy nhiên vay , trả nợ ngắn hạn ròng đã chuyển từ thặng dư 0,026 tỷ USD của năm 2003 sang thâm hụt 0,054 tỷ USD của năm 2004 do một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở việt nam vay ngân hàng mẹ và tiến hành trả nợ ngay. Trong năm 2004 hệ thống ngân hàng thương mại đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức tiền gửi 0,035 tỷ USD ngược với xu hướng rút 1,372 tỷ USD tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài về trong năm 2003. Nguyên nhân là do lãi suất đồng đôla Mỹ trên thị trường thế giới tăng do Cục dữ trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất liên ngân hàng định hướng của đồng đôla Mỹ từ 1% /năm lên 2.25 % / năm . Cán cân vốn năm 2005 đạt thặng dư 3,087 tỷ USD cao hơn mức thặng dư 2,447 tỷ USD năm 2004 cũng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức tăng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng đạt 1,430 tỷ USD trong đó giải ngân đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đạt 1,954 tỷ USD cao hơn năm 2004 do môi trường pháp luật và cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tư tiếp tục được cải thiện ….Vay nợ nước ngoài dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ra nước ngoài đạt 0,750 tỷ USD do tháng 11/2005 chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế làm tăng nguồn thu cán cân vốn . Lượng tiền gửi ngoại tệ của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ngoài tăng 0,634 tỷ USD , ngược lại với xu hướng giảm 0,035 tỷ USD năm 2004 . Vay , Trả nợ ngắn hạn ròng thặng dư 0,046 tỷ USD tăng mạnh so với mức thâm hụt 0,054 tỷ USD của năm 2004 . Tuy nhiên vay, trả nợ trung dài hạn ròng đạt thặng dư 1,360 tỷ USD giảm so với mức thặng dư 1,396 tỷ USD của năm 2004 do nợ đến hạn phải trả tăng . Năm 2007 cán cân vốn thặng dư đạt 17,540 tỷ USD cao gấp 5.7 lần mức thặng dư năm 2006 là 3,088 tỷ USD do giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài , vay hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư gián tiếp của nước ngoài (cổ phiếu, trái phiếu ) đều đạt tốc độ tăng trưởng cao . Thặng dư năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 từ 17,540 tỷ USD xuống 12,116 tỷ USD do khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng giảm mạnh so với năm 2007 từ 6,243 tỷ USD xuống 0,578 tỷ USD tuy nhiên luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn gia tăng 38.2 % so với năm 2007 . Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam vùa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao , thâm hụt thương mại lớn , thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh lại phải đối mặt với con bão khủng hoãng tài chính toàn cầu khiến cho dòng đầu tư trực tiếp tử nước ngoài toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể cụ thể là Việt nam chỉ thu hút được tồng cộng khoản hơn 21 tỷ USD ( bằng 30% so với năm 2008) nhưng vượt qua chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 là 20 tỷ USD là một cố gắng nổ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2010 đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào việt nam có giảm nhưng theo đánh giá của tổ chức quốc tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng coa nhất thế giới trong năm 2010 và là mục tiêu hàng đầu mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư .Trong năm này Việt Nam thu hút 18.59 tỷ USD (chiếm 82.2% so với cùng kì năm 2009) và gần đạt mục tiêu cho năm 2010. Trong năm 2011 xuất khẩu từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 21.28 % trong tốc độ tăng trưởng 33% giá trị xuất khẩu trong khi nhập khẩu thì tăng 12.7% trong 24% tăng thêm của tốc độ nhập khẩu. Bên cạnh đó mức đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam vẫn tăng lên 7 tháng đầu năm 2011 đạt 700 tỷ USD tăng nhẹ so với cùng kì năm 2010 nguồn vốn này tạo thêm cung ngoại tệ và góp phần tạo thặng dư cán cân thanh toán trong những năm vừa qua . Tuy nhiên , nợ nước ngoài tăng đáng kể bao gồm các khoản vay chính thức và vay thương mại đều này càng tạo áp lực cho việc huy động vốn nước ngoài tính đến hết năm 2010 nợ của chính Phủ và nợ được Chính Phủ Việt Nam bảo lãnh là hơn 32 tỷ USD tăng đáng kể so với hết năm 2009 là 27.9 tỷ USD ( tăng lên đến 42% GDP). Cán cân vãng lai sau khi thâm hụt liên tục trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 thì sang đến năm 2012 đã chuyển sang thặng dư lớn cụ thể như sau : Bảng 7 : Cán cân vốn qua các năm: ĐVT: Tỷ USD Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, xuất khẩu đạt 98,555 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch xuất [...]... cao, gây ra khoản thâm hụt lớn trong cán cân dịch vụ cũng như cán cân vãng lai Ðối với cán cân thu nhập : Trạng thái thâm hụt cao của cán cân vãng lai ngoài nguyên nhân do cán cân thương mại và cán cân dịch vụ thâm hụt còn có một phần do thâm hụt cán cân thu nhập gây nên Như đã phân tích ở trên, các khoản thu nhập ròng từ đầu tư đóng vai trò đáng kể trong cán cân thu nhập Việt Nam là nước có nền... và luôn gấp 2 tới 2,4 lần nguồn vốn ODA được giải ngân 3 Cán cân tổng thể: Bảng 8 : Cán cân thổng thể năm 2005-2010 Cán cân thanh toán tổng thể từ năm 2004 đến nay (tỷ USD) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Theo biểu đồ trên cho ta thấy, cán cân tổng thể năm 2012 ước đạt thặng dư 10 tỷ USD Cán cân tổng thể thâm hụt kỷ lục vào năm 2009 Đến năm 2011, cán cân tổng thể mới thặng dư trở lại với 2,5 tỷ USD Mức thặng... Thâm hụt cán cân thương mại VN gia tăng rất nhanh qua các năm Nếu như trong các năm 2005-2006 kiều hối( chiếm hơn 90% khoản mục “ chuyển giao “) đã vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân vãng lai thì nay tình hình trên đã trở nên xấu hơn nhiều trong những năm 2009 đến nay Chẳng hạn nếu như cán cân cơ bản (= cán cân vãng lai + cán cân vốn )... hụt cán cân thu nhập của Việt Nam V Các biện pháp cải thiện: Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai : Ðể giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, có thể tiếp cận các biện pháp theo hai hướng: + Thứ nhất, xác định các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân bộ phận trong cán cân vãng lai + Thứ hai, nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ Biện pháp cải thiện cán cân. .. vốn không thể biết chính xác nên mới có mục lỗi và sai sót để cân bằng cán cân thanh toán Theo thống kê ta có lỗi sai sót qua các năm như sau: năm 2003 lỗi và sai sót 0.8 5 2004 2005 2006 2007 2008 2009 -0.3 -0.5 1.4 0.4 1.08 -10.26 Nguồn : IMF và GSO 2010 Đơn vị : Tỷ usd 2011 2012 -4.36 -2 -2.584 Cán cân bù đắp tổng thể : Khi cán cân thanh toán ở tình trạng thặng dư : - Tăng nhập khẩu: hàng hoá tiêu... "đô la hoá" Cán cân tổng thể thặng dư là kết quả nổi bật trong năm 2012, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013 Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chưa vững chắc 4 Lỗi và sai sót : Cán cân thanh toán gồm : tài khoản vãng lai (chủ yếu là hàng mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài, tiền kiều hối ) với tài khoản và tài chính (chủ yếu là đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp, vốn vay…) cân đối 2... để tích trữ trước khi giá tăng Đồng tiền VN mất giá mạnh, làm gia tăng đột biến vàng nhập khẩu vì vàng được coi là tài sản đầu tư an toàn Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai : Ðối với cán cân thương mại : Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: + Thứ nhất, tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu Qua số liệu bảng 2, ta thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá... của doanh nghiệp khi đầu tư tại nước ngoài Biện pháp thúc đẩy chuyển giao vãng lai một chiều Trong các bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam, chỉ có duy nhất cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là liên tục thặng dư và góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai Trong các khoản chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì nguồn kiều hối có vai trò rất quan trọng Bởi vậy,muốn... nhất của Việt Nam thì thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam lại là các nước Ðông Nam Á, Nhật Bản,Trung Quốc và EU, do đó, khiến Việt Nam bị thiệt một khoản đáng kể khi thanh toán trên thị trường quốc tế bằng đồng USD Ðối với cán cân dịch vụ : Việt Nam nằm ở khu vực có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh cùng truyền thống lịch sử hào hùng rất thích hợp để phát triển ngành... tới gần đây Đầu năm, Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư khoảng 3 tỷ USD Cán cân tổng thể đạt thặng dư lớn đã góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia Nhờ vậy, mặc dù Ngân hàng Nhà nước cung ứng ra thị trường một lượng lớn nội tệ để mua ngoại tệ (tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức khá cao) nhưng không gây áp lực lạm phát, mà trái lại lạm phát