ĐỀKIỂMTRA Môn: Sinh 12 Khoanh tròn vào 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi câu sau: Câu 1: Trong nhân tế bào sinh dưỡng của 1 cơ thể sinh vật có 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau, đó là dạng đột biến: a. thể tự đa bội b. thể lưỡng bội c. thể lệch bội d. thể dị đa bội Câu 2: bộ NST lưỡng bội bình thường của 1 loài có 12 NST, trong TB cá thể B chỉ có NST cặp thứ 4, cá thể đó là: a. thể đơn lệch bội b. thể đa bội lẻ c. thể một d. thể tam bội Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở SV nhân thực, sợi cơ bản có đường kính: a. 2nm b. 30 nm c. 700 nm d. 11nm Câu 4: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo nên: a. thể ba b. thể bốn c. thể không d. thể một Câu 5: Loại đột biến cấu trúc NST thường ít ảnh hưởng đến sức sống của SV: a. mất đoạn b. lặp đoạn c. chuyển đoạn d. đảo đoạn Câu 6: Loại đột biến cấu trúc NST thường gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức sống của SV là: a. mất đoạn b. lặp đoạn c. chuyển đoạn d. đảo đoạn Câu 7: Thể đột biến mà trong TB sinh dưỡng có 1 cặp NST tương đồng tăng them 1 chiếc được gọi là: a. Thể tam bội b. Thể đa nhiễm c. Thể ba d. thể đa bội Câu 8: NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH (dấu * thể hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc NST tạo ra NST có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến nào: a. Chuyển đoạn không tương hỗ b. đảo đoạn ko có tâm động c. chuyển đoạn tương hỗ d. Đảo đoạn có tâm động Câu 9: Sự tăng một số nguyên lần NST đơn bội của 1 loài (> 2n) là hiện tượng: a. Dị đa bội b. tự đa bội c. tứ bội d. tam bội Câu 10: Sự kết hợp giữa giao tử 2n của loài A với giao tử 2n của loài B tạo thể: a. bốn kép b. dị đa bội c. tứ bội d. bốn Câu 11: một gen có 3120 liên kết hidro. Số nu loại A là 480 nu. Gen tự nhân đôi 3 lần, số nu tự do môi trường cần cung cấp cho cả quá trình là: a. 19200 b. 19800 c. 16800 d. 13700 Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN, ADNpolimerase giữ vai trò a. cung cấp nu tự do b. tháo xoắn phân tử ADN c. bẻ gẫy LK hidro giữa 2 mạch ADN d. lắp ráp các nu tự do vào mạch ADN khuôn theo NTBS Câu 13: đột biến gen (đột biến điểm) có các dạng a. thêm, thay thế vài cặp nu b. mất, thay thế và cặp nu c. mất, thêm 1 hay vài cặp nu d. mất, thêm, thay thế 1 cặp nu Câu 14: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo nên: a. thể ba b. thể bốn c. thể không d. thể một Câu 15: Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung 1 cơ chế điều hòa được gọi là: a. Vùng vận hành b. operon c. vùng điều hòa d. Vùng khởi động Câu 16: đột biến thêm cặp nu trong gen: a. Có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu b. làm cho gen trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn so với gen ban đầu c. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu d. Tách thành 2 gen mới bằng nhau Câu 17: Trong quá trình dịch mã, thành phần ko tham gia trực tiếp là: a. ADN b. tARN c. mARN d. riboxom Câu 18: Gen của SV nhân thực khác gen của SV nhân sơ ở chỗ: a. có tín hiệu kết thúc dịch mã b. Có vùng mã hóa liên tục c. được chia thành 3 vùng: điều hòa, mã hóa và kết thúc d. có vùng mã hóa ko liên tục Câu 19: một mARN trưởng thành dài 2312A 0 có A = 1/3U = 1/7X = 1/9G. số lượng các loại nu A:U:G:X trên mARN lần lượt là: a. 102:34:238:306 b. 306:102:238:34 c. 34:102:306:238: d. 238:102:306:34 Câu 20: Ở cấp độ phân tử, NTBS được thể hiện theo cơ chế a. nhân đôi, phiên mã, dịch mã b. Tổng hợp ADN, ARN, hoạt hóa enzim c. tổng hợp AND, dịch mã d. nhân đôi, tổng hợp ARN Câu 21: Vùng mã hóa là vùng: a. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã b. mang thông tin kết thúc phiên mã c. mang thông tin mã hóa các axit amin d. mang thông tin tổng hợp protein ức chế Câu 22: Sự kết hợp giữa giao tử 2n của loài A với giao tử 2n của loài B tạo thể: a. bốn nhiễm kép b. dị đa bội c. tứ bội d. bốn nhiễm Câu 23: Trong phiên mã, mạch ADN được dung để làm khuôn là mạch a. 3’ -> 5’ b. 3 -> 5 c. 5’ ->3’ d. 5 -> 3 Câu 24: tác nhân hóa học như 5 – bromua uraxin là chất đồng đẳng của timin gây: a. tạo 2 phân tử timin (T) trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau b. đột biến thêm A c. đột biến A – T -> G – X d. đột biến mất A Câu 25: Tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã nằm ở: a. vùng kết thúc b. vùng điều hòa c. vùng mã hóa d. cả 3 vùng: mã hóa, điều hòa, kết thúc Câu 26: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở SV nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là: a. Mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng vận hành b. Mang thông tin cho việc tổng hợp protein c. Mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng khởi đầu d. nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã Câu 27: Cơ chế nhân đôi ADN không có ý nghĩa a. là cơ sở để NST tự nhân đôi b. làm tăng tính đa dạng của VCDT c. bảo đảm cho ADN được ổn định về mặt cấu trúc, hàm lượng qua các thế hệ TB và cơ thể d. góp phần ổn định các tính trạng qua các thế hệ khác nhau của loài Câu 28: Một đoạn gen có mạch bổ sung là GXATTA. Trình tự nu của đoạn mARNđược phiên mã từ gen đó là: a. XGUAAU b. XGTAAT c. GXATTA d. GXAUUA Câu 29: Đột biến gen là: a. những biến đổi trong cấu trúc của gen b. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử AND c. Sự biến đổi tất cả các cặp nu trong gen d. sự biến đổi 1 cặp nu trong gen Câu 30: Các protein được tổng hợp trong TB nhân thực đều a. Bắt đầu bằng axit foocmin - met b. kết thúc bằng Met c. bắt đầu từ 1 phức hợp aa – tARN d. bắt đầu bằng axit amin Met Câu 31: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng cặp A – T thì số liên kết hidro sẽ a. Tăng 2 b. giảm 2 c. tăng 1 d. giảm 1 Câu 32: Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở đặc điểm a. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 aa b. được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ ban u c. tất cả các loài đều cùng 1 mã di truyền d. một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 aa Câu 33: Gen không phân mảnh có: a. vùng mã hóa liên tục b. đoạn intron c. cả exon và intron d. vung không mã hóa liên tục Câu 34: dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nu và sô liên kết hidro so với gen ban đầu: a. thêm 1 cặp nu b. thay thế 1 cặp nu có cùng số liên kết hidro c. thay thế cặp nu A – T bằng cặp G – X hoặc ngược lại d. mất 1 cặp nu Câu 35: Trong phép lai aaBbDDeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là: a. 1/8 b. 1/4 c. 1/32 d. 1/16 Câu 36: Nhận định đúng với hiện tượng di truyền hoán vị gen là: a. các gen qui định các tính trạng nằm trên 1 NST b. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp c. làm hạn chế các biến dị tổ hợp d. luôn duy trì các nhóm gen liên kết quí Câu 37: để biết chính xác kiểu gen của 1 cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của phép lai a. Phân tích b. thuận nghịch c. lai gần d. lai xa Câu 38: Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là: a. 0.64 AA + 0.32 Aa + 0.04 aa b. 0.32 AA + 0.04 Aa + 0.64 aa c. 0.64 AA + 0.04 Aa + 0.32 aa d. 0.04 AA + 0.64 Aa + 0.32 aa Câu 39: Cấu trúc di truyền tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng a. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn b. giảm dần tỉ lệ dị hợp, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử c. tăng dần tỉ lệ dị hợp, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử d. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội Câu 40: Vốn gen của quần thể là: a. tổng số các kiểu gen của quần thể b. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể c. tần số kiểu gen của quần thể d. tần số alen của quần thể . NST đơn b i của 1 lo i (> 2n) là hiện tượng: a. Dị đa b i b. tự đa b i c. tứ b i d. tam b i Câu 10: Sự kết hợp giữa giao tử 2n của lo i A v i giao tử 2n. mang tín hiệu kh i động và ki m soát quá trình phiên mã b. mang thông tin kết thúc phiên mã c. mang thông tin mã hóa các axit amin d. mang thông tin tổng