HỘI KH HUYỆN HÒN ĐẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI KH XÃ NAM THÁI SƠN Độc lậ p – Tự do – Hạnh phúc CHI HỘI TRƯỜNG THPT NAM THÁI SƠN ------------------------- Nam Thái Sơn, ngày .tháng . năm 2010 (dự thảo) BÁO CÁO CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ I (2010 – 2014) ------------------- - Căn cứ vào Hướng dẫn số 108 của Hội Khuyến học tỉnh Kiên Giang ngày 01/3/2010 và kế hoạch chỉ đạo tổ chức Đại hội cơ sở của Hội Khuyến học huyện Hòn Đất; Nay Chi hội Khuyến học Trường THPT Nam Thái Sơn báo cáo kết quả hoạt động thực hiện như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể địa phương. - Chi hội Khuyến học Trường THPT Nam Thái Sơn có chương trình hành động cụ thể sâu sát đến các hoạt động của Chi hội. Động viên, khen thưởng và giúp đỡ kịp thời các em học sinh nghèo vượt khó, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và học sinh giỏi. - Bên cạnh đó, được Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Hội đồng sư phạm nhà trường đồng tình ủng hộ. - Phụ huynh học sinh, nhân dân hưởng ứng tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Ban chấp hành chi hội và hội viên tích cực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. 2. Khó khăn: - Đa số con em phụ huynh ở vùng nông thôn điều kiện kinh tế còn khó khăn. Việc xây dựng nguồn quỹ để hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. - Còn một số ít phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em, ỷ lại, giao khoán toàn bộ cho nhà trường và xã hội. Từ đó, công tác khuyến học chưa đạt kết quả cao. B. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC NHỮNG NĂM QUA 1. Phát triển tổ chức hội, hội viên: - Đơn vị cơ sở Trường THPT Nam Thái Sơn được thành lập đầu năm học 2009- 2010 trên cơ sở nâng cấp từ Trường THCS Nam Thái từ năm 2008 gồm có 1 Chi hội , các thành viên là cán bộ giáo viên, CNV và Hội CMHS. Tổng số hội viên hiện nay là 60 hội viên (trong đó CBGV-CNV 42). - Trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 - 2010 Chi hội đã xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch cụ thể, nêu cao tính chất quan trọng của chi hội khuyến học nhằm động viên tạo điều kiện học tập cho các em học sinh phát huy tài năng và duy trì tài năng trẻ, xây dựng nhân tài cho địa phương mai sau, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh nghèo chăm học có điều kiện học tập đến nơi đến chốn. Thực hiện, duy trì tốt phổ cập THCS trong toàn dân, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng. - Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trong PHHS và giáo viên, động viên giáo viên tích cực tham gia tốt phong trào khuyến học học trong nhà trường, GVCN lớp phối hợp phân chi hội lớp vận động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại lớp, hạn chế học sinh bỏ học. - Từng bước “Xã hội hoá giáo dục” tăng thêm niềm tin và sự quan tâm xây dựng chi hội khuyến học trong nhà trường. 2. Các hoạt động khuyến khích hỗ trợ phát triển giáo dục: - Để duy trì số lượng học sinh đi học học đầy đủ, giảm học sinh bỏ học, chi hội phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh đã phân công các thành viên trong hội ở địa phương nắm bắt tình hình học sinh bỏ học, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, động viên các em đến trường (tham mưu với chi hội tạo điều kiện giúp đỡ). - Phát huy học sinh học tập tốt, học sinh nghèo vượt khó, chi hội kịp thời khen thưởng giúp đỡ, động viên khích lệ làm gương cho học sinh cả trường noi theo. 3.Vận động quỹ: - Vận động phụ huynh học sinh, nhân dân, các tổ chức xã hội ủng hộ công tác khuyến học của nhà trường trong năm học. Tổ chức quyên góp quỹ khuyến học ở các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội và các nhà hảo tâm trên địa bàn xã, kết quả đạt được trong những năm qua như sau: + Năm học 2008 – 2009 nhà trường tổ chức đêm văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 gây quỹ “ Xây dựng tủ sách dùng chung ” góp được số tiền 14.000.000 đồng để mua hơn 200 bộ sách giáo khoa trang bị cho những em học sinh nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập được tốt hơn. + Năm học 2009 – 2010 được sự quan tâm của Chính phủ, cơ quan ban ngành địa phương, quỹ thiện tâm, tập đoàn Technocom, các bậc mạnh thường quân đã đầu tư xây dựng thành lập trường mới. Và trong dịp lễ khai giảng, nhà trường được nhà đầu tư tặng hơn 600 phần quà gồm 10 quyển tập và 1 cặp đi học cho toàn thể các em trong năm, trang bị 1 tủ thuốc, giường bệnh y tế học đường. Ngoài ra, cũng được Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang tặng 100 chiếc xe đạp trị giá hơn 100.000.000 đồng dành cho các em học sinh nghèo để có phương tiện đến lớp và được Bộ Văn hóa tặng cho thư viện trường những đầu sách mới, trang thiết bị phục vụ trị giá gần 65.000.000 đồng. + Và trong đêm văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (năm học 2009 – 2010), gây quỹ “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp được số tiền 20.200.000 đồng, toàn bộ số tiền trên đã được chi cho tất cả các hoạt động ngoại khóa, phong trào dành cho các em học sinh, giáo viên, tổ chức các hội thi và sân chơi bổ ích cho học sinh. Nhân dịp này, 5 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tốt, vượt khó trong học tập được nhận học bổng từ các cựu học sinh của trường những năm học trước trao tổng số tiền 2.000.000 đồng và 6 em khác có hoàn cảnh như trên được nhận học bổng tổng số tiền 4.200.000 đồng của Công ty Bưu chính - Viễn thông Kiên Giang tặng. + Năm học 2010 – 2011, nhà trường đã phát động phong trào “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh, các bậc mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn xã góp gần 2.000 quyển tập giúp cho 72 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được sách mới. 4. Công tác thi đua khen thưởng: - Hàng năm, Chi hội nhà trường hỗ trợ phát thưởng cho học sinh khá, giỏi và những học sinh giỏi các cấp vào cuối học kỳ và cả năm, ngoài ra còn hỗ trợ khen thưởng các phong trào trong nhà trường vào ngày 20/10; 20/11; 8/3; 26/3 …; hỗ trợ đột xuất học sinh nghèo vượt khó. 5. Những khó khăn vướng mắc của đơn vị: - Công tác khuyến học là công tác còn mới. Cán bộ, giáo viên làm công tác này còn kiêm nhiệm chưa có chuyên trách nên phong trào khuyến học chưa mạnh. - Kinh phí phụ cấp và bồi dưỡng cho những thành viên làm công tác này chưa có, nên trong khi thực hiện còn nghiêng nặng về công tác chuyên môn được giao. C. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HỘI KHUYẾN HỌC LẦN I NHIỆM KỲ 2010 – 2014 1. Phát triển và xây dựng hội viên: - Tiếp tục phát triển rộng khắp tổ chức Hội, Chi hội và hội viên. - Phát triển thêm 8 hội viên là CBGV-CNV, 132 hội viên là các bậc PHHS đến hết nhiệm kỳ nâng tổng số hội viên lên là 200 hội viên Hội Khuyến học cơ sở Trường THPT Nam Thái Sơn. - Sinh hoạt hội họp vào nề nếp. Định kỳ trong năm học tiến hành họp 2 lần, chú ý nội dung, kết quả và hiệu quả, tránh hình thức. - Đẩy mạnh các hoạt động khuyến học - khuyến tài. - Tăng cường hỗ trợ học tập trong nhà trường. Tăng cường giáo dục đạo đức, kiên quyết không để các tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạt động nhà trường được tốt hơn. - Ủng hộ nhiệt tình và tham gia tích cực cuộc vận động của ngành “Hai không” với 4 nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”. Thực hiện Dạy thực-Học thực, nâng dần chất lượng dạy và học, đảm bảo PC.THCS. Và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tiếp tục vận động các nguồn lực xã hội, các ngành học, kết hợp dạy chữ, dạy nghề, góp phần đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời huy động kinh phí từ mọi nguồn lực góp phần chuẩn hoá CSVC nhà trường. - Tích cực xây dựng xã hội học tập. Hội, Chi hội và hội viên vận động các nguồn tài trợ để tạo điều kiện giúp học sinh nghèo có điều kiện tốt trong học tập, động viên khen thưởng giáo viên và học sinh vượt khó để dạy giỏi, học giỏi. 2. Công tác vận động và quản lý quỹ tài trợ: - Huy động mọi nguồn lực xây dựng Quỹ khuyến học của Hội. - Phát triển đa đạng các hình thức gây quỹ nhằm tạo nguồn lực cho hoạt động. - Quỹ “hỗ trợ và khuyến khích” tập trung trước hết là hỗ trợ học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên gặp khó khăn. Khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong dạy và học. - Hội có trách nhiệm và thống nhất thực hiện thu, chi, hỗ trợ đúng theo quy chế điều lệ Hội Khuyến học Kiên Giang. 3. Công tác tuyên truyền và vận động xây dựng gia đình hiếu học, gia đình Tiến sĩ, gia đình Thạc sĩ, gia đình cử nhân:: - Đây là công tác tiến hành thường xuyên, liên tục với mọi đối tượng nhất là hội viên nhà trường. Tâp trung về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, tôn chỉ mục đích của Hội khuyến học, vận động mọi người tham gia công tác khuyến học theo phương châm “Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến học và cả xã hội làm khuyến học” để tạo một xã hội học tập tích cực trong nhà trường, tạo sự chuyển biến tích cực trong PHHS và nhân dân địa phương. - Vận động cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cũng như phụ huynh học sinh trong nhà trường đăng ký gia nhập thành viên của Hội Khuyến học. - Đưa nội dung tuyên truyền về tổ chức và mục đích ý nghĩa hoạt động của Hội Khuyến học đến từng chi hội hoạt động vào giờ sinh hoạt cuối tuần, 15 phút đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ để phổ biến, vân động giáo viên và học sinh toàn trường nhiệt tình tham gia, xây dựng tổ chức hội. - Hàng tuần, hàng tháng nêu gương sáng khuyến học, những điển hình vượt khó học tốt, dạy tốt. Mỗi học kỳ, cuối năm học biểu dương khen thưởng, vận động mỗi chi hội lớp đặt mua một tờ báo khuyến học. - Xây dựng bảng thông tin khuyến học. Phối hợp với Đoàn TNCS HCM trong Nhà trường vận động CBGV-CNV và thanh niên học sinh tích cực phòng trống ma túy và các tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông, ngăn ngừa bỏ học, hạn chế lưu ban. - Vận động xây dựng gia đình hiếu học, gia đình Tiến sĩ, gia đình Thạc sĩ, gia đình cử nhân. 4. Công tác thi đua, khen thưởng và chỉ tiêu phấn đấu: Công tác khen thưởng: + Hội tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của các Chi hội và hội viên, đồng thời tổ chức thi đua, khen thưởng cho cá nhân và tập thể đăng ký làm tốt công tác khuyến học, những gia đình đạt các danh hiệu và đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời. Chỉ tiêu Phấn đấu hàng năm và hết nhiệm kỳ: + Xây dựng đảm bảo được nguồn quỹ hoạt động: 15.000.000 đồng; hết nhiệm kỳ, tổng: 60.000.000 đồng. + Gia đình hiếu học: 10; hết nhiệm kỳ, tổng: + Gia đình cử nhân: 30; hết nhiệm kỳ, tổng: + Chi hội xuất sắc: 03; hết nhiệm kỳ, tổng + Hội đạt Hội Khuyến học cơ sở xuất sắc và tổng kết nhiệm kỳ đạt: 5. Công tác tham mưu, tư vấn và biện pháp thực hiện: - Tranh thủ sự ủng hộ và tiếp thu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý và hỗ trợ chính quyền tạo nguồn tài chính cho Hội hoạt động tốt và đạt hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường và đặc biệt là Hội khuyến học các cấp, nhằm huy động mọi nguồn lực, góp phần tạo điều kiện hoạt động tích cực. Trên đây là báo cáo hoạt động khuyến học và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ (2010 – 2011) của Hội Khuyến học cơ sở Trường THPT Nam Thái Sơn./. TM/Hội Khuyến học cơ sở Chủ tịch