De thi HSG tong hop

2 555 1
De thi HSG tong hop

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: (2 đ) Cho biết các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích rõ từng trường hợp. a.Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen). b.Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau. Câu 2: (2đ) a.Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao? b.Làm thế nào để chứng minh được hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST? Câu 3: (2đ) Ở nòi bồ câu Rosy, người ta cho con mái đầu xám lai với con trống đầu vàng thu được F 1 phân li với tỉ lệ: 1chim trống đầu xám: 1chim trống đầu vàng: 1chim mái đầu xám. Hãy giải thích kết quả trên. Câu 4: Trình bày các phép lai dùng trong nghiên cứu di truyền và ý nghĩa của các phép lai đó. Câu 5: Bài tập: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai elen quy định: gen A quy định màu đỏ, gen a quy định màu trắng. Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec: a. Quần thể 1: 100% cây cho hoa đỏ. b. Quần thể 2: 100% cây cho hoa trắng. c. Quần thể 3: 25% cây cho hoa trắng. Câu 6: (2 điểm) a) Những nhân tố nào làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể giao phối? Nhân tố nào là chủ yếu? Vì sao? (0,5 điểm) b) Bằng cách nào để biết được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec? Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền chưa cân bằng thì sau bao nhiêu thế hệ sẽ đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec? Giải thích.(1,5điểm) Câu 7: Để xác định vi trí tương đối của gen trên NST, ngươi ta thường dựa vào tần số trao đổi chéo giữa các gen. Nếu chỉ xét 1 gen duy nhất (gen này có 2 alen: A và a; các alen quan hệ trội lặn không hoàn tòan) thì làm thế nào ta có thể xác định vị trí tương đối của gen trên NST? Cho ví dụ minh họa. Câu 8: Ở một loài thực vật có hoa, màu sắc của hoa được hình thành theo con đường chuyển hóa sau: alen B gen A enzim B Chất màu đỏ - Chất không màu 1 enzim A chất không màu 2 enzim b Chất màu vàng alen b - Alen a không thể tạo ra enzim chuyển hóa chất không màu 1 thành chất không màu 2 - Hai gen A và B nằm trên 2 NST thường khác nhau; các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Câu hỏi: a. Màu hoa của loài thực vật trên được hình thành như thế nào? b. Xác định kiểu gen có thể có của cây có kiểu hình hoa đỏ? c. Trong 1 phép lai giữa 2 cây chưa biết kiểu gen, thế hệ con lai F1 thu được: 75% hoa màu đỏ; 25% hoa màu vàng. Hãy xác định kiểu gen của 2 cây đem lai và viết 1 sơ đồ lai tự chọn? Câu 9: Lấy nhân TB tuyến vú của cừu A chuyển vào TB trứng đã loại nhân của cừu B. Tiếp tục nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi rồi cấy vào cừu C, sinh ra cừu con D. Nhận xét nào sau đây là đúng? Giải thích. A. Cừu D có kiểu hình giống cừu C B. Cừu D có kiểu hình hoàn toàn giống cừu A C. Cừu D có kiểu hình hoàn toàn giống cừu B D. Cừu D có mang đặc điểm của A lẫn B Câu 10: (1,5 điểm) Xét 1 gen có 2 alen (A và a). Một quần thể sinh sản hữu tính, sau 5 thế hệ, người ta thấy tần số alen và tần số kiểu gen trong quần thể không thay đổi. Ta có thể khẳng định quần thể trên là quần thể ngẫu phối được không? Giải thích.

Ngày đăng: 10/11/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan