GMTcóphảilàgiờquốctế???GiờGMT (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") làgiờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0. Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờGMTlàgiờ Mặt Trời trung bình của năm. Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1, 1972, một hội nghị quốctế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốctế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UT1 được dùng, thay GMT, để tuợng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây. Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT. Múi giờ Thái Bình Dương Múi giờ Thái Bình Dương làgiờ tính bằng cách lấy Giờ phối hợp quốctế (UTC) trừ đi 8 tiếng. Múi giờ này dựa theo Thời gian Mặt trời trung bình của kinh tuyến 120 độ phía tây Đài quan sát Greenwich. Trong thời gian dùng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày, múi giờ này được chỉnh thành UTC-7. Giờ phối hợp quốctế cũng còn được gọi làGiờ trung bình Greenwich (GMT). Tại Hoa Kỳ và Canada, múi giờ này được gọi làGiờ Thái Bình Dương (PT). Chi tiết hơn, nó làGiờ chuẩn Thái Bình Dương (PST) khi áp dụng giờ chuẩn trong mùa thu và mùa đông, và được gọi làGiờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương (PDT) khi áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày trong mùa xuân, hè, và đầu mùa thu . Múi giờ này đi trước Múi giờ Alaska 1 tiếng, đi sau Múi giờ miền núi một tiếng và sau Múi giờ miền Đông 3 tiếng. Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang Washington và California nằm hoàn toàn trong Múi giờ Thái Bình Dương. Gần như cả Nevada, trừ các thị trấn West Wendover và Jackpot, là thuộc Múi giờ Thái Bình Dương. Ngoài ra, phần phía bắc của Idaho (Vùng Cán chảo Idaho) và tất cả Oregon trừ phần lớn của Quận Malheur cũng nằm trong múi giờ này. Chi tiết chính xác về vị trí của múi giờ và đường phân chia giữa các múi giờ được công bố trong Mã Qui định Liên bang (Code of Federal Regulations).[1] Tại Canada, Giờ chuẩn Thái Bình Dương bao gồm gần như toàn bộ tỉnh bang British Columbia (trừ hành lang Xa lộ 95 và các vùng quanh Fort St. John), tất cả Lãnh thổ Yukon và Tungsten thuộc Northwest Territories. Tại Mexico, tiểu bang Baja California hoàn toàn nằm bên trong và phần duy nhất của Mexico nằm trong Giờ chuẩn Thái Bình Dương. Đa số trong múi giờ Thái Bình Dương áp dụng Giờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương (PDT, UTC-7) trong các tháng mùa hè, trừ những khu vực xung quanh Dawson Creek và Creston tại British Columbia. Cũng nên nói là trong các tháng mùa hè, phần lớn bang Arizona áp dụng giờ miền núi nhưng không áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày nên cógiờ như giờ của các bang lân cận ở phía tây đang áp dụng Giờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương. Trong năm 2006, giờ địa phương (Giờ chuẩn Thái Bình Dương, UTC-8) đổi sang Giờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương (UTC-7) lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó thành 03:00 sáng) ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư, và trở về giờ chuẩn lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó thành 01:00 sáng) ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Bắt đầu năm 2007, giờ địa phương (Giờ chuẩn Thái Bình Dương, UTC-8) đổi sang Giờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương (UTC-7) lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó thành 03:00 sáng) ngày chủ nhật lần thứ hai của tháng 3, và trở về giờ chuẩn lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó thành 01:00 sáng) ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11, trừ tại Mexico các ngày đổi giờ vẫn giữ như trước. Quy ước giờ mùa hè Quy ước giờ mùa hè là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm. Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" (daylight saving time trong tiếng Anh). Thí dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm. . GMT có phải là giờ quốc tế ??? Giờ GMT (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time nghĩa là " ;Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt. hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT. Múi giờ Thái Bình Dương Múi giờ Thái Bình Dương là giờ