Các khoản chi phí nàythường được thu hồi đều trong một số năm đầu khi dự án đi và hoạt động.1.2.2 Dự toán công trình Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đãcông bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn củaHội đồng khoa học
Tác giả luận văn
Mai Việt Bách
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức Tôi xinđược bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu trường Đạihọc Thủy lợi Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý, các thầy côgiáo trong bộ môn Quản lý xây dựng, các cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâmgiúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi đặc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS NguyễnXuân Phú, thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng tôinhững khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4
1.1 Đầu tư 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư 4
1.1.2 Các giai đoạn đầu tư 4
1.2 Chi phí đầu tư xây dựng công trình 6
1.2.1 Tổng mức đầu tư 6
1.2.2 Dự toán công trình 8
1.2.3 Định mức và giá xây dựng công trình 10
1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 11
1.3.1 Quản lý tổng mức đầu tư 16
1.3.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình 18
1.3.3 Quản lý định mức và đơn giá xây dựng 20
1.3.4 Quản lý tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí ĐTXD công trình 23
1.4 Đặc điểm của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 25
1.4.1 Nguyên tắc 25
1.4.2 Đặc điểm 26
1.5 Chỉ tiêu, tiêu chí, đánh giá của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 27
1.5.1 Chỉ tiêu tổng mức đầu tư 28
1.5.2 Chỉ tiêu dự toán, tổng dự toán 29
Trang 41.5.3 Chỉ tiêu quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 29
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 29 1.6.1 Nhóm các nhân tố chủ quan 29
1.6.2 Nhóm các nhân tố khách quan 32
Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 36
2.1 Tổng quan về ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 36
2.1.1 Thông tin chung về Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 36
2.1.2 Chức năng của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 36
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 37 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 38
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu giai đoạn 2015-2018 39
2.2.1 Đối với công tác đền bù GPMB 39
2.2.2 Đối với công tác khảo sát 39
2.2.3 Đối với công tác thiết kế, lập dự toán 40
2.2.4 Đối với công tác lựa chọn nhà thầu 44
2.2.5 Đối với công tác thi công xây dựng công trình 45
2.2.6 Đối với công tác giám sát thi công 46
2.2.7 Đối với công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình 47
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 50
2.3.1 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 50
2.3.2 Một số hạn chế, trở ngại trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 54
Kết luận chương 2 58
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 59
Trang 53.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Yên Châu 59
3.2 Các căn cứ và quan điểm đề ra giải pháp 60
3.2.1 Các căn cứ đề ra giải pháp 60
3.2.2 Các quan điểm đề ra giải pháp 60
3.3 Cơ hội và thách thức 61
3.3.1 Những cơ hội trong đầu tư xây dựng công trình 62
3.3.2 Những thách thức đối với đầu tư xây dựng công trình 62
3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 64
3.4.1 Nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án đầy tư xây dựng bằng đào tạo 64
3.4.2 Hoàn thiện kỹ năng tổ chức, quản lý của Ban QLDA thành một cơ quan quản lý dự án chuyên nghiệp 69
3.4.3 Hoàn thiện kỹ năng tuyển chọn tư vấn, nhà thầu thi công 75
3.4.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 81
Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 91
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư 6
Hình 1.2 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng 12
Hình 1.3 Quá trình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 13
Hình 1.4 Quá trình lập kế hoạch chi phí 14
Hình 1.5 Quá trình kiểm soát chi phí và quyết toán vốn ĐTXD 15
Hình 1.6 Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư 17
Hình 1.7 Sơ đồ tóm tắt nội dung và phương pháp xác định tổng dự toán 19
Hình 1.8 Quá trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng 28
Hình 1.9 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất phát từ chủ đầu tư 30
Hình 1.10 Nhân tố ảnh hưởng chi phí xuất phát từ nhà thầu 32
Hình 1.11 Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng 34
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu 38
Hình 2.2 Quy trình lập, th m định và phê duyệt thiết kế – dự toán 41
Hình 2.3 Các bước thực hiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu 44
Hình 2.4 Quy trình thanh toán khối lượng hoàn thành 48
Bảng 2.4 Bảng số liệu các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng 52
Hình 3.1 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ban quản lý dự án 64
Hình 3.2 Đề xuất cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án 70 Hình 3.3 Đề xuất Sơ đồ quy trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án 72
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thống kế số lượng các dự án bị các sai sót trong công tác thiết kế và dự toán
từ 2015-2018 43Bảng 2.2 Thống kê số lượng các dự án bị vướng mắc trong quá trình thi công từ năm2015-2018 46Bảng 2.3 Bảng theo dõi tình hình thanh toán và giá trị thực hiện 2015 - 2018 51Bảng 2.4 Bảng số liệu các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng 52Bảng 2.5 Thống kế số lượng các dự án bị các sai sót trong công tác lập chi phí dự án từ2016-2018 53
Trang 8GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản ph m nội địa
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chính sách phát triển đấtnước, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta trởthành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, từng bước hoàn thiệncông tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo định hướng và tiêu chu n, sánh vai vớicác nước trên thế giới Cùng với việc phát triển kinh tế, công nghiệp, đầu tư xây dựngngày càng phát triển, qui mô số lượng các công trình ngày càng tăng, các vấn đề vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng ngày càng trở nên quan trọng
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung vàcủa từng địa phương nói riêng Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản khôngnhững góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, đặc biệttrong thời kỳ đầu xây dựng nền tảng hạ tầng cần thiết cho sự phát triển, mà còn có tínhđịnh hướng đầu tư góp phần quan trọng vào việc thu hút các nguồn lực đầu tư pháttriển khác cũng như giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường…
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và huyện Yên Châu nóiriêng nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng chiếm tỷ trọng rấtlớn trong GDP và là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địaphương Tuy nhiên, trong thực tế, thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bảntrên địa bàn cả nước nói chung còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là tình trạngđầu tư dàn trải, phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối của Ngân sách Nhànước gây nợ đọng lớn, công trình dở dang không phát huy hiệu quả, tình trạng chấtlượng công trình yếu kém, thất thoát lãng phí, tham ô, tham nhũng cũng xảy ra ở nhiềunơi
Trên địa bàn huyện Yên Châu, kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toánnhững năm gần đây của các cơ quan chức năng trên địa bàn đã phản ánh thực trạnghiệu quả đầu tư còn thấp, nguồn vốn đầu tư được bố trí dàn trải và vẫn còn nhiều thất
Trang 10thoát, lãng phí trong quản lý thực hiện nguồn vốn này làm cho mục tiêu tăng trưởngphát triển kinh tế xã hội của địa phương càng khó khăn.
Làm thế nào để lập chi phí đầu tư xây dựng cho phù hợp với qui mô và thực tế xã hội?
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng (trong lập tổng mức đầu tư, dự toán, thi công, thanhquyết toán) như thế nào cho hợp lý, đảm bảo qui mô chất lượng dự án, tiết kiệm tránhthất thoát lãng phí?
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đ y mạnh thực hành tiết kiệm, chốngthất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhànước trên địa bàn đòi hỏi cấp thiết phải tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cường quản
lý nguồn vốn này
Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La” sẽ giải quyết phần nào những vấn đề đã đặt ra và là một trong những đề tài mang
tính cấp thiết đối với quản lý đầu tư xây dựng của Nước ta hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lýchi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Yên Châu trên
cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và thựctrạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận văn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phương pháp chuyên gia và tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn;
- Phương pháp kế thừa và một số kết hợp khác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Trang 11b Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu về công tác quản lý đầu tư xây dựng Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2018, định hướng đến năm 2020
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được bố cục với 3 chương, nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản
lý dự án ĐTXD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực laođộng và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu vềlợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội
Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư, chủ đầu tư có thể là cánhân, tổ chức hay nhà nước Nếu phân loại đầu tư theo quan hệ quản lý của chủ đầu
tư, thì có thể chia làm hai loại đầu tư:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư”
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,
các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chínhtrung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.Đứng trên góc độ của toàn nền kinh tế, vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trongnước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và
các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư [1]
1.1.2 Các giai đoạn đầu tư
Quá trình đầu tư là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động và vật chất khác đểtạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất Đó là tổng thể các hoạt động đểvật chất hóa vốn đầu tư thành tải sản cố định cho nền kinh tế quốc dân
Trình tự đầu tư xây dựng được hiểu như là một cơ chế để tiến hành các hoạt động đầu
tư và xây dựng Trong đó định rõ thứ tự nội dung các công việc cũng như trách nhiệm
và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện các công việc đó
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trong giai đoạn này cần giải quyết các công việc sau đây:
Trang 13- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước, ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản ph m
- Xem xét các khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư
- Tiến hành điều tra khảo sát và lựa chọn địa điểm
- Lập dự án đầu tư
- Th m định dự án đầu tư và quyết định đầu tư
Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư củaNhà nước hoặc văn bản giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các thành phần kinh tếkhác
* Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này gồm các công việc sau:
- Xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa
- Chu n bị mặt bằng xây dựng
- Tổ chức tuyển chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế giám sát kỹ thuật và chất lượngcông trình
- Th m định thiết kế công trình
- Đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
- Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
- Ký các hợp đồng với nhà thầu xây lắp để thực hiện dự án
- Thi công công trình
- Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng
- Lắp đặt thiết bị
- Tổng nghiệm thu công trình
* Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
Giai đoạn này gồm các công việc sau đây:
Trang 14Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã được xây lắp xonghoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu chất lượng Hồ sơ bàn giao phảiđầy đủ theo quy định và phải nộp lưu trữ theo pháp luật và theo Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạnbảo hành công trình
Sau khi nhận bàn giao công trình Chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác sử dụng đầy đủnăng lực của công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huycác chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã đề ra trong dự án [2]
1.2 Chi phí đầu tư xây dựng công trình
Chi phí dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành dự án đầu tư xây dựng được xác định phù hợp với các giai đoạn của trình tự đầu tư xây dựng Cáchxác định chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Phụ lục 1
1.2.1 Tổng mức đầu tư
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng côngtrình được ghi trong quyết định đầu tư Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kếhoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình [3]
Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư
(Nguồn: Giáo trình “Đo bóc khối lượng – Lập dự toán – Đơn giá dự thầu
công trình”; Mai Bá Mẫn, NXB Xây dựng, 2017)
+ Chi phí xây dựng bao gồm:
Trang 15- Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tự, vật liệu đượcthu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư)
- Chi phí sản lấp mặt bằng xây dựng
- Chi phí xây dựng công trình tạ, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước ) nhà tạm tại hiện trưởng để ở và điều hành thi công (nếu có)
+ Chi phí thiết bị bao gồm:
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chu n cần sản xuất, gia công), chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưucontainer (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập kh u), chi phí bảo quản,bảo dưỡng kho bãi tại hiện trường
- Chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệp, hiệu chỉnh (nếu có)
- Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình và các khoản chi phí khác có liên quan.+ Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thườngnhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, ; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đếnbồi thường giải phòng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặtbằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹthuật đã đầu tư
+ Chi phí quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản
lý dự án từ giai đoạn chu n bị dự án, thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạnchu n bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trìnhvào khai thác sử dụng
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báocáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kếxây dựng công trình, chi phí th m tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toánxây dựng công trình
Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án,chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tàisản cố định nhưng là các khoản chi gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận
Trang 16hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư Các khoản chi phí nàythường được thu hồi đều trong một số năm đầu khi dự án đi và hoạt động.
1.2.2 Dự toán công trình
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đượcxác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình Là cơ sở xác định giá góithầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng [4]
Bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị giatăng Trong đó:
- Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí máy thi công.
- Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại
công trường, chi phí phục vụ công nhân, một số chi phí khác
- Thu nhập chịu thuế tính trước: Là khoản lợi nhuận của nhà thầu được dự tính trước
Gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chu
n bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đưa công trình vào khai thác sử dụng
Gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan.Bao gồm:
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Th m tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án
- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Trang 17- Thiết kế xây dựng công trình.
- Th m tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng
- Lập, th m tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọnnhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Th m tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Lập, th m tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng côngtrình
- Th m tra công tác đảm bảo an toàn giao thông
- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn)
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản ph m xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có)
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)
- Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàngiao đưa vào sử dụng
- Rà phá bom mìn, vật nổ
- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình
- Kiểm toán, th m tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thuhoàn thành công trình
- Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối vớicác dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng;chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàngiao (trừ giá trị sản ph m thu hồi được);
Trang 18- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;
- Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi côngtại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏicông trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thicông (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môitrường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khithi công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí cóliên quan khác liên quan đến công trình;
Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng choyếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình
1.2.3 Định mức và giá xây dựng công trình
1.2.3.1 Khái niệm về định mức xây dựng
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế – kỹ thuật và định mức tỷ lệ
- Định mức kinh tế – kỹ thuật (gọi tắt là định mức dự toán) là căn cứ để lập đơn giá xây
dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp Là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công
và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chu n bịđến khâu kết thúc công tác xây Được đo lường ở mức trung bình tiên tiến
- Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư
xây dựng bao gồm: Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí lán trại, chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác,
1.2.3.2 Khái niệm về đơn giá xây dựng
- Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộchi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể
- Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiếtđểhoàn thành một nhóm công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu, bộ phận của công
trình
- Phân theo nội dung chi phí của đơn giá xây dựng
Trang 19+ Đơn giá xây dựng (giá xây dựng tổng hợp) không đầy đủ: Là đơn giá chỉ bao gồm các thành phần chí phí: Vật liệu, Nhân công, Máy thi công.
+ Đơn giá xây dựng (giá xây dựng tổng hợp) đầy đủ: Là đơn giá gồm tất cả các thànhphần chi phí: Vật liệu, Nhân công, Máy thi công, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tínhtrước và Thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính
- Phân theo phạm vi sử dụng
+ Đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương: Là đơn giá do UBND Tỉnh, Thành phốtrực thuộc Trung ương ban hành, áp dụng cho công tác lập và quản lý chi phí tại địaphương của mình, phù hợp với từng thời điểm hiện tại
+ Đơn giá xây dựng (giá xây dựng tổng hợp) công trình: Là đơn giá được tính toánđiều chỉnh dựa trên đơn giá của địa phương sao cho phù hợp với từng loại công trình,từng địa điểm và thời gian cụ thể Mỗi công trình sẽ có những đơn giá khác nhau
+ Đơn giá (giá xây dựng tổng hợp) dự thầu: Là đơn giá do nhà thầu lập căn cứ vào điều kiện, biện pháp thi công cụ thể, các định mức và đơn giá nội bộ của mình lập ra
1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Trang 20Lập, th m định, phê duyệt Tổng mức đầu tư
Lập, th m định, phê duyệt dự toán (tổng dự toán)
xây dựng công trình
Dự toán chi
phí
Lập, th m định, phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu
tư (nếu có)
Lập, th m định, phê duyệt điều chỉnh dự toán (tổng
dự toán) xây dựng công trình
Lập
Lập, phê duyệt kế hoạch ngân sách
kế hoạch chi phí
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch giảingân
Lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng
Kiểm soát chi
phí Nghiệm thu thanh toán, quyết toán hợp đồng
và quyết toán vốn
Kiểm soát thay đổi chi phí
đầu tư xây
dựng
Phân tích, đánh giá, dự báo và có báo cáo, kiến nghịlên lãnh đạo
Trang 22* Theo Điều 1 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng thì quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình gồm[3]:
(1) Quản lý tổng mức đầu tư xây dựng
(2) Quản lý, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng
(3) Quản lý định mức xây dựng
(4) Quản lý giá xây dựng
(5) Quản lý chỉ số giá xây dựng
(6) Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
(7) Quản lý hợp đồng xây dựng (thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng)
(8) Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư
(9) Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
* Quản lý chi phí theo các giao đoạn:
- Giai đoạn hình thành chi phí: Các loại dự toán (Cần quan tâm đến lý thuyết chi phívòng đời)
- Giai đoạn lựa chọn nhà thầu: Dự toán của chủ đầu tư và dự toán của nhà thầu thống nhất trong hợp đồng thi công XDCT
- Giai đoạn thực hiện chi phí: thanh quyết toán hợp đồng thi công XDCT và thanh quyết toán vốn đầu tư
a Quản lý dự toán chi phí
án, thiết kế bản vẽ thi công
Đầu ra
- Tổng mức đầu tư, dự toán được phê duyệt
Hình 1.3 Quá trình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Chủ đầu tư phải xác định rõ được quy mô, yêu cầu, mục tiêu của dự án, các tiêu chu n,quy phạm áp dụng cho dự án; và có phương pháp truyền tải, phối hợp với đơn vị tư
Trang 23vấn thực hiện những yêu cầu này.
Lựa chọn được nhà thầu tư vấn có đủ năng lực, có thể hoàn thành nhiệm vụ theo đúng
kế hoạch, đảm bảo chất lượng
Đôn đốc, kiểm tra và điều phối hoạt động các nhà thầu tư vấn tham gia dự án, đảm bảogiải quyết kịp thời những phát sinh, vướng mắc (nếu có) gặp phải b Lập kế hoạch chi phí
Quá trình lập kế hoạch ngân sách
- Khả năng huy động - Lập và phê duyệt kế - Đường giới hạn chi
- Các quy định của thầu, giá gói thầu; kế
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 1.4 Quá trình lập kế hoạch chi phí
Sau khi dự án được phê duyệt, căn cứ vào thời gian thực hiện dự án chủ đầu tư lập kếhoạch ngân sách và trình người có th m quyền phê duyệt
Chủ đầu tư thực hiện công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó cần làm rõđược quy mô, nội dung gói thầu, giá gói thầu, hình thức hợp đồng, thời gian lựa chọn,tiến độ thực hiện cụ thể cho từng gói thầu
Lập kế hoạch chi phí bao gồm phân bổ giá trị chi phí tổng thể cho từng gói thầu, từnghạng mục công việc chi tiết để lập kế hoạch huy động vốn, kế hoạch giải ngân cho dựán
c Kiểm soát chi phí và quyết toán vốn đầu tư xây dựng *
Quá trình kiểm soát chi phí và quyết toán vốn đầu tư:
Xác định giá trúng thầu, giá hợp đồng: Giá trúng thầu hay giá chỉ định thầu phải thấphơn giá gói thầu được duyệt Chủ đầu tư tiến hành thương thảo và ký hợp đồng vớinhà thầu, trong quá trình thương thảo về chi phí trong hợp đồng, chủ đầu tư và nhàthầu phải thống nhất giá hợp đồng (luôn phải nhỏ hơn giá trúng thầu, giá chỉ địnhthầu), hình thức hợp đồng, hình thức, phương thức thanh toán, phương thức điều
Trang 24chỉnh, bổ sung khi có thay đổi, phát sinh, những điều này phải được quy định cụ thểtrong hợp đồng, tránh việc tranh chấp, khiếu kiện sau này.
- Giá gói thầu - Xác định giá trúng - Kế hoạch chi phí điều
- Đường giới hạn chi phí thầu, giá hợp đồng chỉnh
- Kế hoạch chi phí - Kiểm tra tính đúng - Thanh, Quyết toán vốn
- Báo cáo thực hiện đắn, hợp lý của dự toán đầu tư
- Yêu cầu thay đổi chi phí, kế hoạch chi phí - Bài học kinh nghiệm
- Số liệu thống kế - Theo dõi tình hình thực
hiện chi phí, phát hiệnsai lệch, lập báo cáo
- Kiểm soát quá trìnhthanh toán
- Quản lý thay đổi chiphí, dự báo chi phí thựchiện, phân tích, kiếnnghị, cảnh báo
- Thông tin cho các bênliên quan
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 1.5 Quá trình kiểm soát chi phí và quyết toán vốn ĐTXD
* Nghiệm thu, thanh toán hợp đồng:
Việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện theo những quy định trong hợp đồng Kiểmsoát quá trình này là kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ các chi phí thực tế so với hợpđồng, so với kinh phí được duyệt Làm tốt công tác thương thảo và ký hợp đồng thìcông tác này sẽ rất thuận lợi, giảm bớt những tranh chấp có thể xảy ra
Thực hiện kiểm soát thay đổi chi phí: Khi có sai lệch, điều chỉnh, thay đổi chi phí so với kế hoạch thì phải yêu cầu thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định * Phân tích, đánh giá, dự báo và có báo cáo, kiến nghị lên lãnh đạo:
Đường chi phí cơ bản là đường chi phí ngân sách theo thời gian, được sử dụng để đolường và theo dõi kết quả hoạt động chi phí của dự án Nó được xây dựng bằng cáchtổng hợp các ước tính chi phí theo thời gian và được biểu diễn dưới hình thức đườngcong hình chữ S
Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, xây dựng được đường cong kế hoạch, căn cứ vàothực tế thực hiện sẽ có được đường cong thực tế, qua đó sẽ phân tích, đánh giá tiến độthực hiện, kết hợp với các các báo cáo, phân tích khác liên quan sẽ đưa ra những cảnh
Trang 2515
Trang 26báo về tiến độ nhanh hay chậm, cảnh báo xu hướng vượt dự toán (tổng mức đầu tư)…
có thể xảy ra và đề xuất phương án khắc phục, xử lý kịp thời * Quyết toán vốn đầu tư:
Quản lý quyết toán vốn đầu tư là quản lý tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí thực tế
đề nghị quyết toán so với hợp đồng, giá gói thầu, dự toán công trình, tổng mức đầu tưcủa dự án ĐTXD đã được phê duyệt
Nội dung cụ thể quản lý quyết toán vốn đầu tư là: quản lý về hồ sơ quyết toán và thờigian quyết toán
Rút ra bài học kinh nghiệm: Sau khi quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, chủ đầu tư
sẽ phải so sánh, đánh giá, phân tích và tìm ra được những thiếu xót, khuyết điểm trongquá trình thực hiện của dự án này, đưa ra giải pháp khắc phục và những bài học kinhnghiệm để các dự án sau được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn
1.3.1 Quản lý tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí được tính toántrước của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định trong giai đoạn lập dự ánhoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư,xác định hiệu quả đầu tư của dự án
TMĐT = GĐB-HTTĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)Trong đó:
GĐB-HTTĐC: Là chi phí đền bù hỗ trợ tái định cư nếu có
GXD: Là chí phí xây dựng
GTB: Là chi phí thiết bị
GQLDA: Là chi phí quản lý dự án
GTV: Là chi phí tư vấn (Giám sát, thiết kế, th m tra, đấu thầu,….)
GK: Là chi phí khác
GDP: Là chi phí dự phòng
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí tối đa
mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình
1.3.1.1Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư
Trang 27Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được ước tính trên cơ sở quy mô, côngsuất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tưhoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặcđang thực hiện có điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác.
Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp sau [5]:
(Nguồn: Giáo trình “Đo bóc khối lượng – Lập dự toán – Đơn giá dự thầu công trình”;
Mai Bá Mẫn, NXB Xây dựng, 2017)
Hình 1.6 Các phương pháp xác định tổng mức đầu
tư 1.3.1.2 Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
+ Nội dung th m định TMĐT bao gồm:
- Sự phù hợp của phương pháp xác định TMĐT với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư XDCT;
- Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong TMĐT;
- Các tính toán về hiệu quả đầu tư XDCT, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính,phương án hoàn trả vốn, nếu có;
- Xác định giá trị TMĐT bảo đảm hiệu quả đầu tư XDCT
+ Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức th m định TMĐT hoặc có thể thuêcác tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để th m tra Lệ phí th m địnhhoặc chi phí th m tra được tính vào chi phí khác trong TMĐT Các tổ chức, cá nhân thựchiện việc th m định TMĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính
Trang 28+ TMĐT được ghi trong QĐ đầu tư do người QĐ đầu tư phê duyệt.
1.3.1.3 Điều chỉnh tổng mức đầu tư
+ TMĐT đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
- Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến CTXD;
- Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới TMĐT
- Do người QĐ đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô CT khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn
1.3.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đượcxác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình
Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thựchiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình
1.3.2.1 Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình
Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thicông Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chiphí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK)
và chi phí dự phòng (GDP)
Dự toán công trình được xác định theo công thức sau [3]:
Trang 29GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.2)
(Nguồn: Giáo trình “Đo bóc khối lượng – Lập dự toán – Đơn giá dự thầu công
trình”; Mai Bá Mẫn, NXB Xây dựng, 2017)
Hình 1.7 Sơ đồ tóm tắt nội dung và phương pháp xác định tổng dự toán
1.3.2.2 Thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình
Chủ đầu tư tổ chức việc th m tra dự toán công trình trước khi phê duyệt Nội dung th mđịnh bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng côngtrình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong
dự toán công trình
- Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình
Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực th m tra thì được phép thuê tổchức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để th m tra DTCT Tổ chức cá nhân
tư vấn th m tra DTCT chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả th m
Trang 30Chủ đầu tư phê duyệt DTCT sau khi đã th m tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềkết quả phê duyệt DTCT DTCT được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giáthành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầutrong trường hợp chỉ định thầu.
Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn NSNN khi khởi công xây dựng phải
có thiết kế, dự toán được phê duyệt
1.3.2.3 Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp:
(1) Các trường hợp quy định như đối với điều chỉnh TMĐT;
(2) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sởhoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã đượcphê duyệt, kể cả chi phí dự phòng
Chủ đầu tư tổ chức th m tra, phê duyệt DTCT điều chỉnh
1.3.3 Quản lý định mức và đơn giá xây dựng
1.3.3.1 Định mức xây dựng
a Khái niệm định mức kinh tế - kỹ thuật
- Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm định mức cơ sở và định mức dự toán xây dựng côngtrình
- Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức lao động, định mức năngsuất máy và thiết bị thi công Định mức cơ sở để xác định định mức dự toán xây dựngcông trình
- Định mức dự toán xây dựng công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công,máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công
và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựngcông trình
- Định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng
b Khái niệm định mức chi phí
- Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị
Trang 31- Định mức chi phí là cơ sở để xác định giá xây dựng, dự toán chi phí của một số loạicông việc, chi phí trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tưxây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí hạng mục chung và một
số công việc, chi phí khác
- Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựngđược công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố nhưngchưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể củacông trình được thực hiện như sau:
+ Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toánxây dựng điều chỉnh hoặc vận dụng định mức dự toán tương tự ở các công trình đã vàđang thực hiện, làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Đối với các gói thầu xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện hình thứcchỉ định thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết địnhtrước khi áp dụng Riêng đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định
- Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quyđịnh tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, điều chỉnh, th m tra các địnhmức dự toán xây dựng
c Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình theo Phụ lục 2
1.3.3.2 Giá xây dựng
a Nội dung giá xây dựng công trình:
Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết của công trình và giá xây dựngtổng hợp:
Trang 32- Đơn giá xây dựng chi tiết được tính cho các công tác xây dựng cụ thể của công trìnhgồm đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chiphí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) và đơn giá xây dựng chi tiết của côngtrình đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công,chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác định dự toán xây dựngcông trình và dự toán gói thầu xây dựng.
- Giá xây dựng tổng hợp được tính cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấuhoặc bộ phận công trình và được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết của công trìnhtại điểm a khoản này gồm giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chiphí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (gồmchi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thunhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư xâydựng
b Phương pháp lập đơn giá xây dựng theo Phụ lục 3
c Quản lý giá xây dựng công trình
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liênquan xác định và công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy
và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình làm cơ sở quản
lý giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số CP
32/2015/NĐ Giá vật liệu xây dựng phải được công bố định kỳ theo tháng, quý; phải đảm bảo cậpnhật đủ chủng loại vật liệu được sử dụng phổ biến Mức giá vật liệu xây dựng được công
bố phải tương ứng với tiêu chu n chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và phù hợp với mặt bằnggiá thị trường tại thời điểm công bố (nêu rõ cự ly vận chuyển) Đối với địa bàn giáp ranhgiữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các Sở Xây dựng cần phải trao đổithông tin trước khi công bố để tránh sự khác biệt quá lớn
- Đơn giá nhân công xây dựng được xác định và công bố trên cơ sở hướng dẫn của BộXây dựng; phải phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thốngđịnh mức dự toán xây dựng công trình; phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựngtrên thị trường lao động của từng địa phương; phù hợp với đặc điểm, tính chất công việccủa nhân công xây dựng; đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc
Trang 33trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp và một số khoản phải trả khác).
- Đơn giá ca máy và thiết bị thi công được xác định và công bố trên cơ sở hướng dẫncủa Bộ Xây dựng và phù hợp với mặt bằng giá thị trường địa phương ở thời điểm côngbố
- Trách nhiệm quản lý giá xây dựng công trình của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công xây dựng [5]:
+ Chủ đầu tư thực hiện xác định và quản lý giá xây dựng theo quy định tại Điều 21 và Điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
+ Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện lập, th m tra giá xây dựngcông trình và quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 21 và Điều
Tạm ứng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu
để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng
Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực vàbên giao thầu nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có)
Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng
Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
- Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá trị hợp đồng
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
+ 10% giá trị hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng
+ 15% giá trị hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng – 50 tỷ đồng
+ 20% giá trị hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng
- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác là 10% giá trị hợp đồng
Trang 34Mức tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng, trường hợp đặc biệt phải được ngườiquyết định đầu tư cho phép.
Việc thu hồi tạm ứng hợp đồng bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từnglần do 2 bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt80% giá trị hợp đồng
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lýviệc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả Nghiêm cấmviệc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích Trườnghợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mụcđích thì chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi
Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành ph m có giá trị lớn một số vật liệu phải
dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mứctạm ứng để đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng
Việc thanh toán khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợpđồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trướckhi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán và hồ sơ hợp
lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghịthanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạchvốn được giao
Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật
về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn Trong quá trình thanhtoán vốn đầu tư xây dựng nếu phát hiện những sai sót, bất hợp lý về giá trị đề nghị
Trang 35thanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) thì các tổ chức cấpphát, cho vay vốn đầu tư phải thông báo ngay với chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình,
bổ sung hoàn thiện hồ sơ
Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tếđòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm chễ thanh toán của các tổ chức cấpphát, cho vay vốn đầu tư gây ra cho chủ đầu tư Nghiêm cấm các tổ chức cấp phát, chovay vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toánvốn đầu tư xây dựng
1.3.4.3 Quản lý quyết toán
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xâydựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phíđược thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt kể cả phần điềuchỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợpvới các quy định của pháp luật Đối với các công trình sử dụng vốn NSNN thì vốn đầu
tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có th mquyền phê duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình,hạng mục côngtrình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đốivới các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và
6 tháng đối với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sửdụng Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoànthành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơquan thanh toán, cho vay, cấp phát vốn đầu tư
1.4 Đặc điểm của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1.4.1 Nguyên tắc
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã đượcphê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng,tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết
Trang 36kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình Cụ thể:
(1) Bảo đảm mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án phù hợp với trình tự ĐTXD
(2) Tính đúng, tính đủ chi phí
(3) Nhất quán về điều kiện, phương pháp xác định chi phí
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chu n bị dự
án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trongphạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu
tư được điều chỉnh theo quy định Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản
lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tưxây dựng để lập, th m tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng [6]
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theocác căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dựtoán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ sốgiá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất
sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhà nước
1.4.2 Đặc điểm
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại trong suốtquá trình thực hiện đầu tư Vì vậy, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phảithiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích,tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các côngtrình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định
Đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài, thời gian để tiến hành một công cuộc đầu
tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng vớinhiều biến động xảy ra Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớnđến quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: giá cả vật liệu, nhiên liệu, tỷ giá thanh toán,lạm phát, lãi suất…
Sản ph m đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựngcông trình Vì vậy, mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chiphối bởi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, khí hậu, thời tiết…
Trang 37của nơi đầu tư xây dựng công trình, nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơiđưa công trình vào khai thác, sử dụng Sản ph m xây dựng cơ bản chủ yếu được sảnxuất theo đơn đặt hàng Chính vì vậy, quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải dựa vào dựtoán chi phí đầu tư xây dựng công trình được xác định và phê duyệt trước khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình.
Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản nêu trên cho thấy tính đa dạng và phứctạp của đầu tư xây dựng cơ bản và đòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý vàcấp phát vốn phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư Chính vì vậy, quản lý chiphí đầu tư xây dựng công trình cần phải có những nguyên tắc nhất định, biện pháp,trình tự quản lý, cấp phát vốn dựa trên cơ sở tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật
và được vận dụng phù hợp với đặc điểm của điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
1.5 Chỉ tiêu, tiêu chí, đánh giá của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Xuất phát từ đặc điểm của sản ph m xây dựng, đặc điểm của sản xuất xây dựng vànhững quy định của Nhà nước, quá trình đầu tư xây dựng đòi hỏi phải tuân thủ trình tựcác bước theo từng giai đoạn Vi phạm trình tự ĐTXD sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư vàthất thoát trong xây dựng
Theo quy định thì mỗi dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn, tại mỗi giai đoạn, chi phí của dự
án được biểu thị qua các chỉ tiêu tương ứng, về giá trị các chỉ tiêu này được xác định ởmức độ chính xác tăng dần so với giá trị thực tế đầu tư:
- Giai đoạn chu n bị DA: CPXD được biểu thị bằng chỉ tiêu TMĐT
- Giai đoạn thực hiện DA: CPXD được biểu thị bằng Tổng dự toán, DT
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng: Chi phí xây dựng được biểu thị bằng giá trị Quyết toán vốn đầu tư
Ở mỗi giai đoạn thì cơ sở để xác định chỉ tiêu chi phí là khác nhau và được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Trang 38Báo cáo Chu n bị dự án Thực hiện dự án đầu Bàn giao, đưa
Dự án ĐTXD Thiết kế kỹ thuật, Bản vẽ hoàn
khả thi)
Sơ bộ tổng Tổng mức đầu Dự toán, tổng dự toán Quyết toán vốn
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 1.8 Quá trình hình thành chi phí đầu tư xây dựngGiải thích các chỉ tiêu trong sơ đồ
1.5.1 Chỉ tiêu tổng mức đầu tư
(1) Sơ bộ tổng mức đầu tư
Sơ bộ tổng mức đầu tư là một nội dung trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối vớicác dự án đầu tư xây dựng phải lập Báo cao nghiên cứu tiền khả thi Sơ bộ tổng mứcđầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợpvới phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thiđầu tư xây dựng
(2) Tổng mức đầu tư xây dựng
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xácđịnh phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thiđầu tư xây dựng Tổng mức đầu tư, theo quy định Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015 bao gồm các thành phần chi phí sau: Chi phí xây dựng, chi phsi thiết bị, chiphí bồi thường hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xâydựng, cho phí khác, chi phí dự phòng
Tổng mức đầu tư xây dựng tùy theo đặc điểm của dự án, có thể được xác định theomột trong bốn phương pháp sau:
Trang 39- Lập tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở.
- Lập tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây dựng tổng hợp, xuất vốn đầu tư xây dựng công trình
- Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng
có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện
- Kết hợp các phương pháp nêu trên
1.5.2 Chỉ tiêu dự toán, tổng dự toán
Theo quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng thì: Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết
để xây dựng công trình, được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết
kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của côngtrình
1.5.3 Chỉ tiêu quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện khi công trình hoàn thành, đưavào khai thác sử dụng Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thựchiện cho đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phíhợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toánđược phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theoquy định và đúng th m quyền
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toánphải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quyđịnh của pháp luật
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1.6.1 Nhóm các nhân tố chủ quan
(1) Cơ quan quản lý vĩ mô:
Đây là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý, giám sát các hoạt động của dự án;
là cơ chế, bộ máy quản lý của người Quyết định đầu tư đối với dự án Mọi quyết định,
cơ chế quản lý của cơ quan quản lý này đều ít nhiều ảnh hưởng đến dự án, từ đó ảnhhưởng đến chi phí dự án
Trang 40Đối với một dự án cụ thể hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực nhất định, trước hết
về phương diện tổ chức, quản lý, Ban quản lý dự án cần phải nghiên cứu, xem xét hệthống pháp luật hiện hành của nhà nước, các quy định riêng của từng ngành, từng địaphương trong mối quan hệ ràng buộc về mặt tổ chức, sản xuất, lao động, bảo vệ môitrường, quan hệ sinh hoạt xã hội cũng như những mặt thuận lợi và trở ngại cho việchuy động các nguồn lực của dự án ở hiện tại và trong tương lai Thoát ly nhân tố luậtpháp hoặc không dự kiến đầy đủ các yếu tố luật pháp trong quá trình lập dự án sẽmang lại những hậu quả không nhỏ trong quá trình tổ chức, điều hành bộ máy quản lý
dự án sau này
(2) Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai dự án, trực tiếp điều hành,phối hợp với các chủ thể liên quan Sự ảnh hưởng của chủ đầu tư đến chi phí dự ánđược thể hiện qua các nhân tố sau:
Mục tiêu của chủ đầu tư
Năng lực chủ đầu tư
Chất lượng lựa chọn nhàthầu tham gia dự án
Năng lực nhân sựNăng lực tài chính
Năng lực, kinh nghiệm quảnlý
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 1.9 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất phát từ chủ đầu tư
(3) Năng lực của ban quản lý dự án, năng lực của chủ nhiệm dự án: Ban quản lý dự án làtrung tâm điều hành, phối hợp các công việc của dự án Trong các dự án lớn ở Việt Nam,vấn đề khó khăn là phối hợp đội ngũ đủ năng lực để thực hiện dự án thành công Một banquản lý dự án là một tập hợp của nhiều cá nhân thực hiện công việc theo chuyên môn,cho nên để họ thực hiện theo một định hướng chung cần có một chủ nhiệm dự án đủ nănglực Đặc điểm để đánh giá một chủ nhiệm dự án giỏi là xây dựng được nhóm làm việcthống nhất, kỹ năng giao tiếp tốt, xây dựng lòng tin và tập trung vào kết quả Hai yếu tốnày ảnh hưởng xuyên suốt cả vòng đời của dự án