ĐỀ KIỂMTRA LỊCH SỬ12 – HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2010 – 2011 Tự luận: (10điểm) Câu 1: Từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào ? Nguyên nhân của sự phát triển đó ? Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay có những khó khăn và hạn chế gì ? Trong tình hình thực tế hiện nay,Việt Nam cần học hỏi điều gì từ Nhật bản ( 4điểm ). Câu 2: Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc (3,0 điểm). Câu 3: Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX (3,0 điểm). ĐÁP ÁN: Câu 1: Sự phát triển kinh tế NB từ 1952-1973 : (1đ) - NB là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề . Từ 1946-1950 nền kinh tế NB bắt đầu được phục hồi.(0.25) - Từ 1952 – 1960 nền kinh tế NB phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ 1960 -1973 là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế NB.(0.25) - Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 1960 đến 1969 là 10,8%, từ 1970 đến 1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt trung bình 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế NB vượt Anh, Pháp, Công hòa Liên bang Đức… vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.(0.25) - Từ những năm 1970 trở đi, NB trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.(0.25) + Nguyên nhân có sự phát triển “thần kỳ ”: Có 6 ý (1,5 đ) Mỗi ý 0.25 - Ở NB con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước. - Các công ty NB năng động, có tầm nhìn xa nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. - Biết áp dụng những thành tựu khoa học –kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, Hạ giá thành sản phẩm - Chi phí quốc phòng thấp… nên có điều kiện tập trung vốn cho đầu tư kinh tế. - Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam… + Hạn chế và khó khăn là: ( 0.5 đ - Lãnh thổ không rộng, tài nguyên nghèo nàn…; Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm là Tôkyô, Oxaca, và Nagôia; giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối. - NB luôn gặp sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ, Tây Âu, TQ và các nước công nghiệp mới. + Liên hệ VN: (0.5đ) - VN đang khó khăn thiếu vốn đầu tư …. - Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài trong đó có NB… Câu 2. Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc (3,0 điểm). + Sự thành lập.(1đ) - Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan- phơ-ran-xix-cô (Mĩ) để thông qua Bản Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.(075) - Ngày 24 – 10 – 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. (0.25) + Mục đích.(075đ): để nhằm duy trì nền hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước thành viên trên cơ sở việc tôn trọng quyền bình đẳng quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Nguyên tắc hoạt động: 5 nguyên tắc. (1,25đ) - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.(0,25 - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước (0,25 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào (0,25 - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình (0,25 - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) (0,25 Câu 3. Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX (3,0 điểm). * Toàn cầu hóa: là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.(1đ) * Biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay :(2đ) - Thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế làm cho nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.(0.5) - Thứ hai: Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia (0.5) - Thứ ba: Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn nhất là các công ty khoa học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (0.5) - Thứ tư: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…Các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực (0.5) . ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ 12 – HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2 010 – 2 011 Tự luận: (10 điểm) Câu 1: Từ năm 19 52 đến năm 19 73, nền kinh tế Nhật Bản phát. (3,0 điểm). ĐÁP ÁN: Câu 1: Sự phát triển kinh tế NB từ 19 52 -19 73 : (1 ) - NB là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề . Từ 19 46 -19 50 nền kinh tế NB bắt đầu