BỘ TRẮC NGHIỆM SINH 9

9 373 0
BỘ TRẮC NGHIỆM SINH 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN MÔN : SINH HỌC 9 Câu 1 (Biết) : Hiện tượng di truyền là gì ? A. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu B. Hiện tượng sao chép lại các tính trạng của cơ thể từ thế này sang thế hệ khác C. Hiện tượng con giống bố mẹ D. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền của mình Câu 2(Biết) : : Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên loại cây nào sau đây và đã phát hiện ra quy luật di truyền ? A. Cây cà chua B. Cây đậu xanh C. Cây đậu Hà Lan D. Cây hoa hồng Câu 3 (Vận dụng): Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F 1 lại đồng tính ? A. Vì ở F 1 tính trạng trội át tính trạng lặn B. Vì ở F 1 gen trội át gen lặn C. Vì ở F 1 chỉ có một kiểu gen dị hợp duy nhất D. Vì trong kiểu gen ở F 1 gen trội át hoàn toàn gen lặn Câu 4 (Hiểu) : Khi cho cá thể bố mang kiểu gen Aa lai với cá thể mẹ có kiểu gen là Aa. Kết quả của phép lai trên là : A. 1AA, 1Aa, 1aa B. 1AA, 1Aa, 1aa C. 2AA, 1Aa, 1aa D. 1AA, 2Aa, 1aa. Câu 5 3 (Vận dụng): : Khi cho cây đậu quả xám thuần chủng lai phân tích thì thu được : A. Tất cả đều là quả lục B. Đều là quả xám C. Có tỷ lệ 3 quả xám : 1 quả đỏ D. Có tỷ lệ 1 quả xám: 2 quả đỏ : 1 quả lục Câu 6 3 (Vận dụng): Ở người, mắt nâu (N) là trội so với mắt đen (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con ra có người mắt nâu, có người mắt đen. Kiểu gen của bố mẹ sẽ như thế nào ? A. Đều có kiền gen Nn B. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn. D. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen là nn Câu 7 (Biết) :: Biến dị tổ hợp là : A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ B. Hiện tượng con cái sinh ra giống với bố mẹ C. Sự tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể D. Sự kết hợp các tính trạng của bố mẹ Câu 8 : Khi cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng, F 1 thu được 100% là cây hoa đỏ. Thì cây hoa đỏ thế hệ P có kiểu gen : 1 A. Kiểu gen đồng hợp lặn B. Kiểu gen dị hợp C. Kiểu gen trội D.Kiểu gen đồng hợp Câu 9 4 (Hiểu): Sự phân li độc lập đã đưa đến các cặp tính trạng đã đưa đến : A. Làm xuất hiện các kiểu hình giống nhau B Làm xuất hiện các kiểu hình khác nhau C. Làm xuất hiện các biến dị kiểu hình D. Làm xuất hiện các biến dị kiểu gen Câu 10 (Biết) :: Ở người, số lượng nhiễm sắc thể 2n là : A. 23 B. 64 C. 46 D. 48 Câu 11 (Biết) :: Trong loại tế bào nào, NST thuờng tồn tại thành từng cặp tương đồng ? A. Giao tử B. Hợp tử C. Tế bào sinh dưỡng D. Tế bào sinh dục sơ khai. Câu 12 (Hiểu) : Sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa gì ? A. Rút ngắn chiều dài của NST B. Tạo điều kiện cho sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình phân bào C. Những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp protein D. Kéo dài thời gian hoạt động của NST Câu 13 4 (Hiểu): Trong quá trình nguyên phân, thì thoi vô sắc được hình thành trong kì nào sau đây : A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 14 (Vận dụng) : Giảm phân khác với nguyên phân ở đặ điểm nào cơ bản nhất ? A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng, giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này B. Ở giảm phân tế bào chia hai lần liên tiếp nhưng NST tự nhân đôi có một lần, ở nguyên phân mỗi tế bào phân chia là một lần NST tự nhân đôi. C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cặp NST kép tương đồng, nguyên phân không có. D. Ở kì sau của giảm phân 1 có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NSTkép trong các cặp tương đồng, ở kì sau của nguyên phân có sự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực của tế bào . Câu 15 4 (Hiểu): Ở động vật, 1 tinh bào bậc 1(2n) trải qua quá trình giảm phân thì sẽ tạo ra mấy tinh trùng A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 16 (Hiểu) : Kết quả của giảm phân tạo ra loại tế bào nào ? 2 A. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n B. Giao tử có bộ NST n C. Tinh trùng có bộ NST n D. Trứng có bộ NST n Câu 17 (Hiểu): Ở đa số các loài, giới tính được hình thành khi nào ? A. Trước khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định C . Trong khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định Câu 18 (Hiểu): Trong tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể thường và bao nhiêu cặp NST giới tính ? A. 21 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính B. 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính C. 23 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính D. 22 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính Câu 19(Hiểu) : Ở loài nào, con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang NST giới tính XY ? A. Ruồi giấm, thú và người B. Chim, bướm, ếch, nhái. C. Bọ gậy D. Châu chấu và rệp Câu 20(Hiểu) : Vì sao trong các thí nghiệm, Moocgan lại chọn đối tượng ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu ? A. Nó dễ nuôi trong ống nghiệm và đẻ nhiều B. Vòng đời ngắn và số lượng NST ít C. Có nhiều biến dị dễ quan sát D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 21 (Biết) :: Đơn phân của ADN gồm 4 loại nucleotít là : A. A, T, G, X B. A, G, U, X C. C, H, O, P D. A, U, T, G Câu 22 (Hiểu): Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự như sau : - A – G – G - T – X – T – A –. Đọan mạch đơn thứ hai của phân tử ADN là : A. – T – G – A – X – T – T – G – B. – T – X – X – A – G – A – T – C. – A – G – A – X – X – T – G – D. – T – G – T – X – T – X – G – Câu 23(Biết) : : Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào ? A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì cuối Câu 24 (Vận dụng): Một đoạn mạch đơn của phân tử ARN có trình tự như sau : - A – U – G - U – X – U –. Đọan mạch đơn thứ hai của phân tử ADN là : A. – T – A – X – A – G – A – 3 B. – U – X – U – A – G – A – C. – A – G – A – X – X – U – D. – U– G – U – X – U – X – Câu 25 : (Hiểu) Căn cứ vào đâu, người ta chi ARN thành 3 loại chủ yếu là : tARN, mARN và rARN A. Dựa vào số lượng nucleotit của chúng B. Dựa vào cấu trúc mạch thẳng hay mạch xoắn C. Dựa vào trong cấu trúc có đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung hay không D. Dựa vào chức năng của chúng Câu 26 (Hiểu): Có khoảng bao nhiêu loại axít amin để tạo nên protein ? A. Có khoảng 10 loại axít amin B. Có khoảng 20 loại axít amin C. Có khoảng hơn 20 loại axít amin D. Tất cả đều sai Câu 27 (Hiểu): Cấu trúc bậc 1 của protein là : A. Chuỗi axít amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn B. Hình dạng không gian ba chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại protêin C. Cấu trúc của một số loại protein hoặc nhiều chuỗi axít amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau D . Trình tự sắp xếp các axít amin trong chuỗi axít amin Câu 28 (Hiểu): Tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong Riboxôm là : A. 2 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin B. 3 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin C. 4 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin B. 5 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin Câu 29 (Biết) :: Đột biến gen là gì ? A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit B. Biến đổi kiểu hình liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit C. Biến đổi của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit D. Biến đổi của NST liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit Câu 30(Vận dụng) : Cho hình sau : - T – G – A – T – X – - T – G – A – T – - A – X – T – A – G - - A – X – T – A – Đọan gen bị biến đổi có tên gọi là : A. Mất một cặp nuclêôtít B. Thêm một cặp nuclêôtít C. Thay cặp nuclêôtít này bằng cặp nuclêôtít D. Mất đoạn ADN Câu 31 (Hiểu): Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen trên NST ? A. Mất đoạn B. Lặp đoạn 4 Đoạn gen bị biến đổi Đoạn gen ban đầu C. Đảo đọan D. Cả a,b,c đều đúng Câu 32(Biết) : : Thể đa bội là A. là cơ thể mà trong tế sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng B. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n) C. Là hiện tượng tăng lên về kích thước, cơ quan và sức chống chịu của cơ thể D. Tất cả các ý trên đều không đúng Câu 33 (Hiểu): Trường hợp bộ NST bị thiếu 1 NST thuộc loại đột biến số lượng NST ở dạng nào ? A. Dị bội B. Đa bội C. Thể đa nhiễm D. Tất cả đều không phải Cââu 34 (Hiểu): Nguyên nhân gây ra hiện tượng thường biến là : A. Sự biến đổi của kiểu gen B. Sự biến đổi của môi trường C. Sư tương tác giữa kiểu gen và môi trường D. Cơ thể phản ứng quá mức trước môi trường Câu 35 (Vận dụng): Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người ? A. Gây đột biến và lai tạo B. Nghiên cứu phả hệ C. Nghiên cứu tế bào D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 36 (Hiểu): Trẻ đồng sinh cùng trứng A. Cùng kiểu gen B. Khác kiểu gen C. Khác giới D. Tất cả các phương án trên Câu 37 (Hiểu): Trẻ đồng sinh khác trứng A. Cùng giới B. Cùng kiểu gen C. Khác kiểu gen D. Tất cả các phương án trên Câu 38 (Hiểu): Bệnh Đao biểu hiện bên ngoài là : A. Lùn, cổ ngắn, là nữ B. Bé, lùn, cổ rụt, má phệ C. Da và tóc màu trắng D. Câm điếc bẩm sinh Câu 39 (Hiểu): Bệnh Đao do đặc điểm di truyền là : A. Cặp NST số 21 có 3 NST B. Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST C. Do bị đột biến gen lặn D. Do bị đột biến gen trội Câu 40 (Vận dụng): Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? A. Vì các đột biến lặn có hại ở trạng thái đồng hợp 5 B. Vì các đột biến lặn có hại ở trạng thái di hợp C. Vì các đột biến trội có lợi ở trạng thái đồng hợp D. Vì các đột biến trội có lọi ở trạng thái dị hợp Câu 41 (Biết) :: Công nghệ tế bào là gì ? A. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào tạo cơ quan hoàn chỉnh B. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo cơ quan hoàn chỉnh C. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào mô sẹo để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh D. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh Câu 42 (Biết) :: Kĩ thuật gen gồm các bước sau A. Bước 1 tách ADN B. Bước 2 cắt nối ADN tạo ADN tái tổ hợp C. Bước 3 đưa ADN tái tổ hợp vào tổ hợp D. Cả ba bước trên Câu 43 (Hiểu): Tại sao người ta phải chọn tác nhân cụ thể gây đột biến là vì : A. Mỗi tác nhân có tác dụng như nhau tới cơ sở vật chất di truyền của sinh vật B. Mỗi tác nhân đều có tác dụng như nhau tới cơ sở vật chất di truyền C. Mỗi tác nhân đều có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất di truyền D. Mỗi tác nhân không có tác dụng như nhau tới cơ sở vật chất di tuyền Câu 44 (Vận dụng): Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí sốc nhiệt sẽ gây đột biến ? A. Gây đột biến gen B. Gây đột biến số lượng NST C. gây đột biến NST D. Gây biến đổi gen Câu 45 (Vận dụng): Hiện tượng thoái hóa ở cây ngô thể hiện A. Chiều cao giảm, hạt ít B. Cây không có hạt, lùn C. Chiều cao giảm, bắp dị dạng, hạt ít D. Chiều cao giảm, bắp to, hạt ít Câu 46 (Vận dụng): Hiện tượng thoái hóa ở thực vật là do nguyên nhân : A. Đất bị bạc màu B. Đất bị thoái hóa C. Do tự thụ phấn ở cây giao phấn D. Do sự thụ phấn chéo Câu 47 (Vận dụng): tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hóa : A. Do tỷ lệ gen đồng hợp tăng B. Do tỷ lệ gen dị hợp giảm C. Do đồng hợp và dị hợp tăng D. Do đồng hợp tăng và dị hợp giảm Câu 48 (Biết) :: Ưu thế lai là hiện tượng : A. Cơ thể lai F 1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ B. Cơ thể lai F 1 có đặc điểm giống bố mẹ C. Cơ thể lai F 1 hơn bố mẹ về sinh trưởng ,khả năng chống chịu, năng suất chất lượng 6 D. Cơ thể lai F 1 không có đặc điểm giống với bố mẹ Câu 49 (Hiểu): Khi lai hai dòng thầun với nhau con lai F 1 : A. Hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp B. Hầu hết các cặp gen ở trạng thái đồng hợp C. Hầu hết các cặp gen ở trạng thái vừa dị hợp vừa đồng hợp D. Tất cả các phương án trên Câu 50 (Biết) :: Lai kinh tế là : A. Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần cùng nhau rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm B. Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm C. Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng khác nhau rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm D. Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ cùng dòng rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm Câu 51(Hiểu) : Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể giống nhau vì : A. Đều chọn kiểu hình tốt B. Đều chọn kiểu gen tốt C. Đều chọn giống tốt D. Đều chọn giống cho năng suất cao. Câu 52(Vận dụng) : Ở Việt Nam thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi và cây trồng là : A. Chọn giống lúa, khoai tây, lợn, B. Chọn giống ngô, dâu tằm, lợn, gà C. Chọn giống lúa, ngô, lợn, gà D. Chọn giống cao su, thuốc lá, dê, Câu 53 (Hiểu): Có mấy loại môi truờng sống của sinh vật A. 2 loại môi truờng B. 3 loại môi truờng C. 4 loại môi truờng D. 5 loại môi truờng Câu 54 (Biết) :: Môi trường sống của sán dây là : A. Nước B. Đất và không khí C. Trong đất và không khí D. Sinh vật Câu 55(Hiểu) : Những nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố hữu sinh ? A. Mức độ ngập nước B. Độ dốc của đất C. Thảm lá khô D. Sâu ăn lá cây Câu 56 (Vận dụng): Ánh sáng làm thay đổi : A. Tính hướng sáng của cây B. Cây mọc thấp hơn C. Cây mọc cao hơn D. Hình thái và sinh lí Câu 57 (Hiểu): Nhóm động vật ưu sáng là ? 7 A. Hoạt động có ánh sáng mạnh B. Hoạt động có ánh sáng yếu C. Hoạt động vào ban ngày D. Hoạt động vào giữa trưa Câu 58 (Hiểu): Ánh sáng có ảnh tới động vật được thể hiện ở chỗ : A. Đi kiếm ăn vào ban ngày B. Đi kiếm ăn vào ban đêm C. Đi kiếm ăn vào lúc sáng sớm D. Khả năng sinh truởng và phát triển Câu 59 (Hiểu): Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ : A. Từ 0 đến 50 0 C B. Từ 50 đến 100 0 C C. Từ 70 đến 90 0 C D. Từ 0 đến -27 0 C Câu 60 (Vận dụng): Động vật hằng nhiệt sống được ở nhiệt độ môi trường : A. Cao hơn nhiệt độ cơ thể B. Bằng với nhiệt độ cơ thể C. Thấp hơn nhiệt độ cơ thể D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Câu 61(Vận dụng) : Các mối quan hệ sau đây, quan hệ nào là quan hệ hội sinh ? A. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật B. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại C. Sinh sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác D. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thức vật Câu 62 (Hiểu): Trong các ví dụ sau, quan hệ nào là quan hệ đối địch A. Địa y sống bám trên cành cây B. Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó cá được đưa đi xa C. Vi khuẩn trong nốt sần các cây họ đậu D. Dê và cùng ăn cỏ trên một cánh đồng Câu 63 (Hiểu): Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là quần thể ? A. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc Việt Nam. C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống trong một ao D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo sống cách xa nhau Câu 64 (Hiểu): Quần thể người khác quần thể sinh vật ở đặc điểm nào ? A. Giới tính B. Lứa tuổi C. Sinh Sản D. Hôn nhân Câu 65(Vận dụng) : Trong các loài thực vật sau đây ở rừng U Minh loài nào là đặc trưng ? A. Cây đước B. Cây mắm C. Cây tràm D. Cây bần nuớc 8 Câu 66 (Vận dụng): Các câu sau đây, đâu là một chuỗi thức căn hoàn chỉnh A. Cỏ  bọ rùa  ếch nhái B. Châu chấu  cỏ  gà C. Ếch nhái  rắn  gà D. Cỏ  dê  hổ Câu 67(Vận dụng) : Những hoạt động sau đây họat nào phá hủy môi trường tự nhiên : A. Hái lượm B. Trồng trọt C. Chăn thả gia súc D. Chiến tranh Câu 68(Vận dụng) : Hoạt động giao thông vật tải nào sau đây gây ô nhiễm klhông khí ? A. Xe đạp điện B. Tàu điện ngầm C. Xe ngựa thồ D. Xe lửa Câu 69 (Biết): Các tài nguyên sau đây, tài nguyên nào có thể tái sinh A. Khí đốt thiên nhiên . B. Dầu hỏa C. Than đá D. Tài nguyên sinh vật Câu 70 (Hiểu): Các biện pháp sau đây, biện pháp nào là biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ? A. Được phép săn bắn động vật hoang dã B. Khai thác rừng hợp lí C. Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn D. Xây dựng khu vui chơi, giải trí 9 . ra loại tế bào nào ? 2 A. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n B. Giao tử có bộ NST n C. Tinh trùng có bộ NST n D. Trứng có bộ NST n Câu 17 (Hiểu): Ở đa số các. bản nhất ? A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng, giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế

Ngày đăng: 09/11/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan