UBND HUYỆN VĨNH BẢO TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG ĐỀ KIỂMTRAHỌCKỲ I Môn: Vật lí 8 ( Thời gian: 45 phút ) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1 : Minh và Tú cùng ngồi trên tàu đang chạy . Minh ngồi ở toa đầu, Tú ngồi ở toa cuối . Phát biểu nào sau đây đúng ? A. So với mặt đường thì Minh và Tú cùng đứng yên. B. So với tàu khác, Minh và Tú đang chuyển động C. So với Tú thì Minh đang chuyển động . D. So với Minh thì Tú đang chuyến động . Câu 2 : Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều ? A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành . B. Chuyển động của viên bi trên máng nghiêng. C. Chiếc bè đang trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h. D. Chiếc thuyền buồm đang cập bến. Câu 3 : Chiều của trọng lực : A. Cùng chiều với lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật. B.Ngược chiều với lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật. C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật . D.Vuông góc với lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật . Câu 4 : Trường hợp nào sau đây không có áp lực ? A. Lực của búa đóng vào đinh. B. Trọng lượng của ô tô tác dụng lên mặt đường C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng D. Lực kéo một vật lên cao. Câu 5 : Một vật nhúng vào trong chất lỏng sẽ nổi lên khi : A. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật. B. Trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét C. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật. D. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng riêng của vật. Câu 6: Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây ? A. Thể tích của vật bị nhúng . B. Khối lượng của vật bị nhúng . C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu D. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. Bài 2: Điền vào chỗ trống để được câu đúng : Câu 1 : a. Chất lỏng tác dụng . . . . . . . . . . . . . lên đáy bình,lên thành bình và các vật trong lòng chất lỏng b. Khi quả bóng lăn vào cát, do . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của cát nên vận tốc của quả bóng giảm dần . Câu 2 : Một vật có thể tích 0,003m 3 nhúng hoàn toàn vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 10000N/m 3 bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ . . . . . . . . . . . . . Độ lớn của lực đẩy này là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II/PHẦN TỰ LUẬN : Bài 1 : Một thợ lặn đang lặn sâu 20m dưới biển . a. Tính áp suất của nước biển tác dụng lên bộ áo lặn . b. Tính áp lực tác dụng lên tấm cửa kính nhìn trên bộ áo lặn, biết diện tích tấm kính là 3dm 2 Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3 . Bài 2 : Một miếng gỗ hình lập phương lần lượt được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d 1 và d 2 . Trong hai trường hợp miếng gỗ đều nổi . a. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng gỗ trong hai trường hợp trên. b. Biết miếng gỗ ở trong chất lỏng có trọng lượng riêng d 1 sâu hơn trong chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 .Hãy so sánh d 1 với d 2 ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI VẬTLÝ8 – HỌCKỲ I , NĂM HỌC 2007 – 2008 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng mỗi câu 0,5 đ Câu 1 – D Câu 2 – C Câu 3 – B Câu 4 – D Câu 5 – A Câu 6 – B Bài 2: Điền vào chỗ trống để được câu đúng : ( 2 đ) Câu 1 : a. Khi thả vật rơi, do lực hút của Trái đất vận tốc của vật tăng dần .( 0,5đ) b. Khi quả bóng lăn vào cát, do lực cản của cát nên vận tốc của quả bóng giảm dần . ( 0,5đ) Câu 2 : Một vật có thể tích 0,003m 3 nhúng hoàn toàn vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 10000N/m 3 bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng ( 0,5đ) Độ lớn của lực đẩy này là 30 N ( 0,5đ) II/PHẦN TỰ LUẬN : Bài 1 : (3 đ) Áp suất của nước biển tác dụng lên bộ áo lặn : p = d . h = 10300 . 20 = 206000 (N/m 2 ) Đổi 3dm 2 = 0,03m 2 ( 1,5 đ ) Áp lực tác dụng lên tấm cửa kính nhìn trên bộ áo lặn : p = F S => F = p.S = 206000 . 0,03 = 6180 (N) ( 1,5 đ ) Bài 2: (2 đ) a ) Vì trong hai trường hợp vật đều nổi nên F A1 = P ; F A2 = P => F A1 = F A2 ( 1đ ) b ) F A1 = d 1 V 1 ; F A2 = d 2 V 2 => d 1 V 1 = d 2 V 2 Mà V 1 > V 2 ( do vật chìm sâu hơn trong chất lỏng có trọng lượng riêng d 1 ) Nên d 1 < d 2 . ( 1 đ ) ---------- . => d 1 V 1 = d 2 V 2 Mà V 1 > V 2 ( do vật chìm sâu hơn trong chất lỏng có trọng lượng riêng d 1 ) Nên d 1 < d 2 . ( 1 đ ) -- -- - -- -- - . 0,03 = 6 18 0 (N) ( 1, 5 đ ) Bài 2: (2 đ) a ) Vì trong hai trường hợp vật đều nổi nên F A1 = P ; F A2 = P => F A1 = F A2 ( 1 ) b ) F A1 = d 1 V 1 ; F A2