1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

88 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 9,76 MB

Nội dung

diện tích đất trồng còn lại chủ yếu trên những khu vực đất dốc hoặc trên những thung lũng karst do đó sản xuất nông nghiệp khó khãn, hiệu quá kinh lé ihàp chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc

Trang 1

ĐẠI HỌ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIỂN• • • •

oOo 3,/

x n v D Ư N G M Ô HÌNH SÒN XUẤT N Ô N G HÔ TR€N Ọ UH N ĐlấAA • •

KINH Tề'SINH THÁI PHỤC • vụ • CHI€N LƯỢC•

C Ô N G N G H lệ P H Ó A - HI€N ĐỌI HÓIÌ N Ô N G NGHIỘ> N Ô N G THÔN• • • •

(L ấy m ột s ố xã th u ộ c tỉnh N inh B ìn h làm ví dụ)

M ã s ố : Q T - 06 - 28

Chủ trì đề tài: ThS Vũ Thị Hoa Thành viên tham gia: ThS Đinh Xuân Thành

ThS Hoàng Thị Thu Hương

ĐAI H Ọ C Q U Ộ C GIA H A MO'

T R U N G T“ f'/ T H Õ N G TIN T h u VIẺN

Hà Nội, 2007

Trang 2

MỤC LỤC

Tóm tắ t báo cáo

Phần mở đ ầ u I

1 Nhu cầu tliực tế của đề t à i 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên c ứ u 1

3 Phạm vi nghiên c ứ u 2

4 Cơ sở tài liệu thực hiện đề tà i 2

5 Cấu trúc đề tài nghicn cứu 2

Chương 1 Cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên c ứ u 3

1.1 Cơ sở lý luận xây dựng các mô hình sản xuất nông hộ trên quan điếm kinh tế sinh th á i 3

/ / / Khái niệm vê nông liộ 3

1.1.2 Khái niệm vê kinli tê hộ nông d â n 4

1.1.3 Pluĩn kiểu liộ nông (lân 4

1.1.4 Các nguyên tắc xây dựng mô hình hệ kinh t ế sinh tliái 5

1.1.5 Cliọn địa điểm xây dựng mô lùnli kinh t ế sinh th á i 8

1.1.6 Các cliỉ tiêu đánh giá mô hình kinh tế sinh thái 9

1.3 Quan điểm và phương pháp 11

1.3.1 Q ikỉiì điểm nghiên CỨII I I 1.3.2 Phương pliáp nghiên cứ u 12

Clnrưng 2 điều kiện íự nliicn, kinh tê - xã hội của cụm xà yên Qiiaiiịỉ - k ỳ Plnì - Cúc Phương 14

2.1 Đặc điểm diều kiện lự n h icn 14

2.1.1 Dặc điểm (lịa chát 14

2 1 2 D ặ c í ỉ i ể m đ ị a l i ì n h i 5 2.1.3 Khí hận, tlmỷ văn I 7 2.1.4 T h ổ nhưỡng, thực v ậ t 20

2.2 Đặc điểm các hoạt động kinh t ế - x ã hội cùa khu vực ngliicn c ứ u 22

2.2.1 Dân cư, dân tộc và lao cíộiiịỊ 22

Trang 3

2.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 25

2.2.3 Hiện trạng sử dụng đ ấ t 28

2.2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực Iighiên c ứ u 32

Chương 3 hiện trạng phát triển các mô hình kinh tê hộ của khu vực nghicn c ứ u 34

3.1 Đặc điểm chung của các mô hình sản xuất nông h ộ 34

3.1.1 Tình hình sử dụng đất của các mô h ìn h 34

3.1.2 Tình hình sử dụng lao dộng của các IĨ 1 Ô hìnli sản xuất .35

3.1.3 Hiện trọng sản xuất của các mô hình 35

3.1.4 Nhu càu sử (lụng v ố n 38

3.1.5 Tliị trường 38

3.2 Các kiểu mô hình sản xuất nông hộ trên cụm xã nghicn cứ u 38

3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô h ìn h 42

3.3 Đánh giá các mô hình sản xuất nông hộ điển hình của cụm xã nghicn cứu44 Chương 4 Định hướng các mỏ hình sản xuất nông liộ trong cụm xã Yên Q uang - Kỳ Phú - Cúc P hư ơng 5 1 4.1 Cơ sở đề xuất các mô hình 51

4.1.1 Cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa h ọ c 5 1 4.1.2 Quan điểm (léxuất các mô lùnlì sản xuất nông liộ 5 I 4.1.3 Xác cỉịnh lìliii cầu sinli thái của một s ố cây trồng chínli 52

4 2 Những mô hình kiến n g h ị 54

4.2.1 Định hướng mô hìnli sản xuất nông hộ xã Yên Q uanẹ 55

4.2.2 Dinli hướniỊ mỏ hìnli sản xuất nông hộ xã Kỳ P h ú 58

4.2.3 Định hướnt’ mô hình sản xiùit I 1 ÔHÌ> hộ xã Cúc PìiKơnụ 6 1 Kết lu ậ n 64

Kiến n g h ị 67

Phụ lục

Tài liệu tham kháo

Phiếu đãng ký (ỉé tài

Trang 4

1 Các kết qu ả đ ạ t được:

Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ: bản đồ hiện trạng sứ dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng của cụm xã Yên Quanế - Kỳ Phú - Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Đánh giá được hiện trạng của các mô hình sản xuất nông hộ trong 03 xã Lựa chọn được mô hình sản xuất nông hộ điển hình cho các xã: Ycn Quang - Kỳ Phú - Cúc Phương

2 Sản phẩm khoa học:

01 Báo cáo về xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điếm kinh lê sinh thái tại cụm xã Yên Quang — Kỳ Phú - Cúc Phương, huyện Nho Quan, tinh Ninh Bình với 67 trang, 27 biểu bảng và 04 bản đồ

Trang 5

Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy môn Địa lý nông nghiệp

<inh tế nông hộ và trang trại

5 Tài chính:

15.000.000 đồng

Thực hiện từ tháng 03 - 2006 đến Iháng 03 - 2007

Đã quyết toán đầy đủ

Xác nhận của BCN khoa Địa lý Chủ trì đề tìii

PGS TS Nhữ Thị Xuân ThS Vũ Thị Hoa

Xác nhận của trường Đại học Khoa học Tự nhiên 1é

Trang 6

BUILDING THE MODEL OF FARMSTEAD PRODUCTION BASED ON THE ECOLOGICAL

ECDNOMY FOR THE STRATEGY OF THE INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION

OF THE RURAL AGICULTRURE

(Take som e com m unes of Ninh Binh province for example )

Code QT 06-28

P resider: MA Vu Thi Hoa

M embers:

MA Dinh Xuan Thanh

MA Hoang Thi Thu Huong

1 The achieved results:

Building the database system of maps; the present map of land use, thc

soil map of the communes: Yen Quang - Ky Phu - Cuc Phuong, Nho Quan

district, Ninh Binh province

Appriciating the preent condition of the models of farmstead produclion in

3 communes

Choosing the typical model of íarmsteạd production for the communcs:

Yen Quang - Ky Phu - Cuc Phuong

2 The completed scientiíìc products:

01 report about building the model of farmstead production based on the ecological economy in the communes: Yen Quang - Ky Phu - Cuc Phuong, Nho

Quan district, Ninh Binh province, consisting of 67 pages, 27 tables and 4 rnaps

3 The result of train in g :

The database for K48 students - Human geography & Ecological

Economic speciality reported their specialized work

4 The results o f application:

Applied in planning, choosing the model of enduring agriculturc

production, it’s the scientiíic basic that helps the local íarmers apply logically

the structural shift of planting trees following the territory

Trang 7

Used as the reíerence document for teaching the subjects of agricutural geography, economy of farm and farmer household

5 Expenditure:

Total expenditure: 15.000.000 VND

Implemented from March / 2006 to March / 2007

Completely drew the balancesheet

Coníìrmation of the Board of the Head of the project

head Faculty of Geography

Ass Prof Dr Nhu Thi Xuan MA Vu Thi Hoa

Confirmation of Hanoi U niversity of Sciences

Trang 8

PHÂN MỞ ĐÂU

1 NHU CẦU THỰC TẾ CỦA ĐỂ TÀI

Cụm xã vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương là những xã có địa hình phức tạp, phần lớn diện tích đất trồng trọt thuộc khu vực bảo tồn của VQG diện tích đất trồng còn lại chủ yếu trên những khu vực đất dốc hoặc trên những thung lũng karst do đó sản xuất nông nghiệp khó khãn, hiệu quá kinh lé ihàp chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân địa phương Bên cạnh đó, quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ớ cụm xã này chưa cho phép hình thành những trang trại lớn để sản xuất Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở cụm xã này đê xây dựng được các mô hình sản xuất nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thicì thực với địa phương là hết sức cần thiết

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, tập thể tác giả đã lựa chọn đề tài:

“Xảy dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tẻ sinh thái phục

vụ c h iế n lư ợ c c ô n g n g h iệ p h ó a - h iệ n đ ạ i h ó a n ô n g n g h iệ p n ó n g th ô n ( lấ y m ộ t

sô x ã thuộc tỉnh N inh Bình làm ví d ụ )” Để tài tập trung nghiên cứu và xây

dụng mô hình sản xuất nông hộ theo quan điểm kinh tế sinh Ihái tại cụm xã Yên Quang - Kỳ Phú - Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình làm ví dụ dicn hình nhàm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, hiệu quả sử dụng đất cùa khu vực nghiên cứu

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dụng được những mô hình sán xuái nông hộ điển hình cho từng xã góp phần nâng cao đời sống người dán ớ khu vực nghiên cứu và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông thôn

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của đề tài tập trung vào một sô' nhiệm vụ chính sau:

- Nghiên cứu những lý thuyết về mô hình hệ kinh tế sinh thái làm cư sớ định hướng cho nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Tim hiểu hiện trạng sán xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu từ đó làm cơ sở để xây dựng các mô hình sản xuất

- Xây dựng các mô hình sản xuất nông hộ điến hình trên mỗi đon vị lãnh thổ

1

Trang 9

3 PHẠM VI NGHIÊN cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Tập thể tác giả lựa chọn cụm xã Kỳ Phú - Cúc Phương - Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là những xã vùng đệm của VQG Cúc Phương để nghiên cứu, xây dựng nhũng mô hình sản xuất nông hộ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng xã

4 Cơ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN ĐỂ TÀI■ ■ •

Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng những tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu đó là:

- Tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực địa về tự nhiên và kinh tế xã hội của cụm xã Kỳ Phú - Cúc Phương - Yên Quang huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

- Các công trình nghiên cứu và khảo sát về khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương

5 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,

đề tài gồm bốn chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu

- Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cụm xã Yên Quang -

Trang 10

ÍMỄ TÃJ QT o @ @ o

CHƯƠNG 1

C ơ SỞ IV IUỘN, QUAN ĐlấM VA PHƯƠNG PHIÍP NGHICN cứu

1.1 Cơ sở lý luận xây dựng các mỏ hình sản xuất nông hộ trên quan điếm

kinh tê sinh thái

Xây dựng các mô hình sản xuất nông hộ tren quan điểm kinh tế sinh thái

là xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái trên cơ sở phân tích và đánh giá đặc thù của từng đơn vị lãnh thổ

1.1.1 Khái niệm về nông hộ

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp

và phát triển nông thôn Tất cả các họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở

nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân

Để có được một khái niệm cụ thể và chính xác về hộ nông dân trước hết ta phải hiểu thế nào là hộ? Theo Liên Hợp Quốc thì “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ãn chung và có chung một ngân quỹ”

Hay “Hộ là nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, họ có thể sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà, nhưng họ có chung nguồn thu nhập, cùng ãn và cùng tiến hành sản xuất” (Chu Văn Vũ và nhóm nghiên cứu)

Năm 1988, Ellis đã đưa ra khái niệm về hộ nông dân: Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ kinh tế rộng hơn, nhưng về

cơ bản được đặc trung bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ không cao

Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

+ Hộ nông dân là 1 đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là 1 đơn vị sản xuất, vừa là 1 đơn vị tiêu dùng

+ Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển cứa

hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường

3

Trang 11

+ Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp vói các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thê nào là 1 hộ nông dân.

1.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân

Đã có rất nhiều lý thuyết, quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về vấn đề kinh tế hộ nông dân Trong đó lý thuyết có ảnh hưởng nhất đối với sự phát triển của kinh tế nông dân là lý thuyết của Tchayanov (1924): Coi kinh tê

hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội, từ nô

lệ qua phong kiến đến TBCN Phương thức này có những quy luật phát triến riêng của nó, luôn tìm cách để tự điều chỉnh và thích ứng với cơ chế kinh tê hiện hành

Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình lại coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình Mục tiêu của hộ nông thôn là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề,

Về bản chất của kinh tế hộ gia đình cũng có nhiều ý kiến khác nhau: có người cho rằng đây là hình thức sản xuất hàng hoá giản đơn (Berutein-1979, Friedman-1980), còn Llambi (1988) lại cho rằng đây là hình thức sản xuất tư bản nhỏ vì có tích luỹ vốn, có áp dụng kỹ thuật, có sử dụng lao động làm thuc lúc cần thiết

Từ những quan điểm trên có thể rút ra một số đặc trưng của kinh tế hộ giađình:

+ Sản phẩm mang tính tự cung tự cấp là chính

+ Ruộng đất phân tán (quy mô nhỏ)

+ Áp dụng khoa học kỹ thuật khó khăn

+ Quản lý mang tính tự quản ở trình độ thấp (thể hiện trong cách sử dụng sản phẩm, châm sóc sản phẩm cho đến quản lý lao động vể thời gian làm việc)

+ Không quan tâm hoặc ít quan tâm đến nhu cầu của thị trường

1.1.3 P hán kiểu hộ nông dân

Gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu cô' gắng xây dựng mô hình hộ nông dân thích ứng với cơ chế hoạt động thực tế hộ nông dân Các mô hình này giá thiết rằng hộ nông dân là 1 đơn vị vừa tiêu dùng, vừa sản xuất Mục tiêu cúa hộ

4

Trang 12

nông dân là vừa sản xuất để thoả mãn tiêu dùng, vừa có hàng hoá bán ra thị trường.

Trong mô hình kinh tế mới này được đề nghị sử dụng các công thức Hàm mục tiêu và Hàm sản xuất của hộ nông dân để phân tích các hoạt động của hộ.

• Hàm mục tiêu: là tối đa hoá lợi ích của hộ

Trên cơ sở tính toán các hàm trên, mỗi hộ có thể xác định được mục tiêu

và cơ chế hoạt động của mình Đồng thời căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của hộ nông dân, có thể phân ra các kiểu hộ:

+ Kiểu hoàn toàn tự cấp: mục tiêu chủ yếu là phục vụ gia đình, không phản ứng với thị trường, sản phẩm của họ xa rời thị trường

+ Kiểu chủ yếu tự cấp, có bán một phần sản phẩm để đổi lấy hàng tiêu dùng, đã có phản ứng với thị trường nhưng chủ yếu là thị trường vật tư, tuy nhiên vẫn bị giá cả thị trường quyết định

+ Kiểu bán phần 1ỚT1 sản phẩm, có phản ứng với thị trường nhiều hơn, nhưng chỉ phản ứng được với những biến động nhỏ (chủ yếu là các hộ sản xuất chuyên canh nhưng không có điểu kiện phát triển thành trang trại)

+ Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá, có mục tiêu kiếm lợi nhuận như một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa Kiểu hộ này đã phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và sản phẩm

Tuy nhicn kiểu hộ này phụ thuộc rất lớn vào trình độ sản xuất hàng hoá và trình độ kinh doanh của nông dân

1.1.4 Các nguyên tắc xảy dưng mô hình hệ kinh tẻ sinh thái

□ Định nghĩa hệ kinh tế sinh thái

5

Trang 13

Hệ kinh tế sinh thái là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học sinh thái Hệ kinh tế sinh thái phải là một hệ thống mang cấu trúc của hệ thống đơn vị đất đai

"Hệ kinh t ế sinh thái là kết quả của mối tác động tương hỗ của các yếu tô' tự nhiên và các yếu tố kinh t ế - x ã hội dưới sự quản lý của con người sao clio các

hệ thống này hoạt động theo quy luật sinh học và quy luật kinh t ế nhầm đạt lìiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tê -

xã hội bền vững” (Đặng Trung Thuận, 1999)

Hệ kinh tế sinh thái được phân chia thành ba phân hệ chính gắn bó hữu cơ với nhau, đó là phân hệ tự nhiên, phân hệ xã hội và phân hệ sản xuất

+ Phân hệ tự nhiên: là tổ hợp các điều kiện tự nhiên bao gồm cấu trúc địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật có chức năng vận hành, sản xuất và tái tạo nguồn vật chất - năng lượng duy nhất khả thi cho nhân loại

+ Phân hệ xã hội: gồm dân cư, dân tộc, sự phân bố và cơ cấu (tuổi nghề) Đây là sản phẩm cao cấp của tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên đồng thời cũng chi phối lại tự nhiên và hưởng lấy hệ quả của hoạt động đó tốt hay xấu tùy thuộc vào tầm văn hóa của chính con n g ư ờ i

+ Phân hệ sản xuất: gồm hệ thống liên ngành kinh tế Con người khai thác,

bù hoàn và tái tạo tài nguyên chính là đã tác động vào tự nhiên vì tài nguyên trước hết là tổ hợp các điều kiện tự nhiên một cách có quy luật - quy luật địa lý.Các phân hệ có mối tác động tương hỗ lẫn nhau, trong đó phân hệ tự nhiên chịu

sự chi phối của phân hệ xã hội, còn phân hệ sản xuất là hệ quả của mối tác động tương hỗ giữa hai phân hệ tự nhiên và xã hội

- Mô hình hệ kinh tế sinh thái: là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết

kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định

□ Các nguyên tắc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái

Để xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái cần phải đảm bảo 2 nguyên tắc chính sau: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái cùng nguyên tắc hổ trự: phân cực chức năng

- Nguyên tắc kinh tế - sinh thái phản ánh hoạt động cúa hệ thống phái đám bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường:

6

Trang 14

+ Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tê và mồi trường.

+ Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường, ở giai đoạn đầu, chưa thể đưa ra được quy mô rộng lớn cho cá một vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp thôn bản

+ Mục tiêu của mô hình cần đạt được là ổn định và nâng cao nãng suất lao động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển cùa toàn bộ hệ thống

Dù vậy không phải lúc nào tính kinh tế, tính thích nghi, tính giữ gìn môi trường cũng thể hiện vai trò giống nhau, vì thế phải kết hợp sử dụng nguyên tắc phân cực chức năng

- Nguyên tắc cấu trúc - chức năng phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống Nguyên tắc này hướng tới sự tập trung chức năng chủ yếu của hệ được nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề xuất các mô hình sản xuất nông hộ trên quan điếm kinh tế sinh thái cần được thực hiện theo các nguyên lý sau:

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, đặc biệt là điều tra dàn số, lao động, ngành nghề, tập quán canh tác và sinh hoạt Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà cả với việc trao đổi, buôn bán và phân phối sản phẩm cuối cùng

- Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mô hình hệ kinh tế sinh thái

- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái

- Điều khiển hệ kinh tế sinh thái là điều khiển chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy luật sinh học, do đó phải hoàn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học

Theo quy luật kinh tế, tài nguyên được xem như nguồn năng lượng và nguyên liệu tích luỹ của hệ kinh tế sinh thái, do đó cần kiểm kê, dự báo tài

7

Trang 15

nguyên trong quá trình sản xuất hàng hoá và thị trường sao cho có lợi nhuận và phát triển sản xuất hàng hoá.

Theo quy luật sinh học mà điều khiển chu trình thay đổi năng lượng, vật chất trong hệ thống sinh học thành phần, bao gồm thực vật, động vật và con người sao cho lượng dinh dưỡng vào các dạng sinh vật là hợp lý nhất, nhằm phát huy năng suất sinh học ở mỗi dạng sinh vật đó

Mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý cho phép khai thác tốt nhất mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu đồng thời đảm bảo được điều kiện môi trường sinh thái và mang lại hiệu quả cao Hay là,

để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển lâu bền thì phải đảm bảo cho người lao động có nguồn thu nhập ổn định và tăng lên không ngừng trong quá trình sản xuất Có nghĩa là, việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phải đảm bảo nguyên tắc phát triển bển vững

Như vậy, cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý trong khu vực không chỉ mang tính chất khoa học thuần tuý mà còn mang tính xã hội Nghĩa là, một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, nó được người dàn chấp nhận và mô hình đi vào cuộc sống Đó chính

là cơ sở của việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững

Trong khu vực nghiên cứu chỉ còn một diện tích rất nhỏ thảm thực vật tự nhiên, chủ yếu là trảng cây bụi và thảm thực vật thuỷ sinh Phần lớn diện tích đất đai đều đã được đưa vào các hoạt động canh tác Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa cao vì chưa tìm được cây, con phù hợp và phương thức canh tác còn hạn chế Do

đó cần xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý, tận dụng được tài nguyên đất đai và nguồn lực lao động Đó là mô hình hệ kinh tế sinh thái kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp và các nghề phụ khác

1.1.5 Chọn địa điểm xây dựng mô hình kinh t ế sinh thái

Trên mỗi bộ phận lãnh thổ đểu có sự tác động qua lại của các yếu tố tự nhiên, môi trường sinh thái và yếu tố kinh tế xã hội, kết quả hình thành những hệ kinh tế - sinh thái Khu vực cụm xã Kỳ Phú - Cúc Phương - Yên Quang có sự phân hoá địa hình rõ rệt tạo nên sự đặc thù ở mỗi đơn vị lãnh thổ và tương ứng với nó là một hệ kinh tế - sinh thái phù hợp có thể xây dựng các mô hình sán xuất nông hộ đặc trưng

8

Trang 16

Nguyên tắc lựa chọn các đối tượng xây dựng mô hình hệ kinh tê - sinh thái là thoả mãn yêu cầu về tính điển hình, về sự phân bố không gian hợp lý, về tính khả thi và có lưu ý đến yều cầu của địa phương.

Với quan điểm đó, các khu vực dưới đẳy được chọn làm đối tượng nghiêncứu:

- Xã Kỳ Phú đặc trưng cho vùng sản xuất nông nghiệp vùng đồi và núi đávôi

- Xã Cúc Phương đặc trưng cho vùng sản xuất nông nghiệp trên thung lũng đá vôi karst

- Xã Yên Quang đặc trưng cho vùng sản xuất nông nghiệp trên vùng đấttrũng

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá mô hình kinh t ế sinh thái

Để đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái có bền vũng hay không, cần các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu về tính thích nghi sinh thái, chỉ tiêu về kinh tế, chi tiêu về bền môi trường và bền vững về mặt xã hội

Trước đây, trong điều kiện vật chất còn khó khăn, các chỉ tiêu về môi trường và xã hội không được chú ý đến Ngày nay trong điều kiện tương đối đầy

đủ về vật chất thì chỉ tiêu về thích nghi sinh thái, môi trường, xã hội đã được quan tâm nhiều hơn và nó luôn đi kèm với chi tiêu về kinh tế trong các dự án

- Cliỉ tiêu thích nghi sinh thái: Các đối tượng: cây trồng, vật nuôi phải phù

hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ để đảm bảo sự sinh trưởng của chứng

Tính thích nghi sinh thái thường được đánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên địa chất, địa hình khí hậu, thủy văn

Mức độ thích nghi sinh thái thường được phân thành các cấp độ khác nhau: rất thích nghi, thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi, không thích nghi, và được đánh giá theo điểm tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây Tính thích nghi sinh thái càng cao, hiệu quả kinh tế và thu nhập đem lại càng lớn Do đó để đạt được mục đích phát triển kinh tế, cái thiện, nâng cao đời sống của người dân, trước hết phải có cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hệ thống sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương

9

Trang 17

Trong phạm vi nghiên cứu, để tài không tiến hành đánh giá mức độ thích

nghi sinh thái chi tiết của từng loại cây trồng vật nuôi mà chỉ tiến hành đánh giá

khái quát chủ yếu xét đến hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng vật nuôi trong

mô hình kinh tế

- C hỉ tiêu vê kinh tế: Chỉ tiêu về kinh tế thường được đánh giá bằng mức

sống của người lao động thông qua thu nhập, tích luỹ và hệ số thu chi của mô

hình trong một năm theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (hopkin, 1986)

Trong đó, tích lũy cho biết khả nãng tái đầu tư cho mô hình trong các năm tiếp

theo; hệ số thu chi cho biết hiệu quả đầu tư

Tích luỹ = (£thu - £ ch i)/ £ s ố TV trong mô hình

Hệ số thu - chi = X thu/ £ chi

Công thức này được tính cho 1 thành viên trong mô hình trong 1 năm

Lượng tích luỹ ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của người dân còn

gián tiếp góp phần nâng cao trình độ học vấn, các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,

của người dân

+ Chí tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế theo thu nhập

Có thê' đánh giá tính bền vững của mô hình theo thu nhập bình quân đầu

người ở các mức khác nhau Tương ứng với mức thu nhập thấp là các hộ nghèo,

tương ứng với các mức thu nhập rất thấp là các hộ đói Nhìn chung, qui định về

tình trạng đói nghèo thay đổi theo sự phát triển chung của đất nước, theo chiều

hướng tăng lên của thu nhập Đến nay qui định cho hộ đói là dưới

80000VNĐ/người/tháng

Mức thu nhập càng cao chứng tỏ mức sống của người dân càng cao

Nhưng như thế chưa đủ để đánh giá được mô hình hệ kinh tế sinh thái có bền

vững hay không do nhiều khi vì mục đích và lợi ích kinh tế của cá nhân mà con

người đã vô tình hay cố ý có những tác động xấu không chỉ ảnh hưởng đến kinh

tế mà còn ảnh hưởng cả đến môi trường sống của cá nhân khác và của cộng

đồng Do vậy, để đánh giá tính bền vững của mô hình hệ kinh tế sinh thái cần có

cả chỉ tiêu bền vững về môi trường và xã hội

nhiều mặt nhưng có thể đánh giá ở 3 nét chính sau:

Thứ nhất là khả năng chống lại các hiện tượng cực đoạn: ô nhiễm xói

mòn, rửa trôi, ngập lụt đó chính là sự phù hợp với các điều kiện: khí hậu, đất

10

Trang 18

thực vật, của địa phương, của các cây trồng, vật nuôi, cho hiệu quả kinh tê cao,

chống được các tác động xấu tới môi trường tự nhiên Đó là ô nhiễm đất, ô

nhiễm nước, ô nhiễm môi trường không khí thông qua các hoạt động: bón phán

(cả vô cơ và hữu cơ), phun các loại thuốc bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu,

thuốc diệt cỏ (theo Lê Thạc Cán,1995; Petermann, 1996)

Tuy nhiên, mô hình hệ kinh tế sinh thái còn tác động đến môi trường sinh

thái ở khía cạnh tích cực hơn, thể hiện ở việc cải tạo môi trường (cải thiện điều

kiện tự nhiên vốn có của địa phương): cải tạo đất, làm sạch không khí có

nghĩa là không gây suy thoái môi trường, sức khoẻ con người được bảo đảm

(theo Lê Thạc Cán, 1995; Petermann, 1996)

- Chỉ tiêu bền vững xã hội: Mô hình hệ kinh tế sinh thái được coi là bền

vững không chỉ có các tiêu chí trên mà phải đánh giá thêm tính phù hợp của mô

hình với nhu cầu của sản xuất, của con người và xã hội Đó là: tập quán, truyền

thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, khả năng

chấp nhận mô hình của người dân địa phương, khả năng thực thi mô hình, thời

gian tồn tại của mô hình, khả nãng đầu tư sản xuất

Khi đạt được hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong sạch thì con người

không chỉ đòi hỏi thoả mãn các nhu cầu thiết yếu như: ăn, ở, mặc, đi lại mà

còn phát sinh các nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, tham gia các phong trào thể

thao, văn hoá, văn nghệ, thăm quan du lịch, học tập nâng cao trình độ văn hoá,

trau dồi kiến thức để nâng cao hiệu quả kinh tế, ý thức bảo vệ môi trường, Vì

vậy chỉ tiêu bền vững xã hội còn được đánh giá thông qua sự thoả mãn nhu cầu

của con người về vật chất và tinh thần ở mức nào? Mức tăng trưởng kinh tế có

đáp ứng được mức tăng dân số không? Việc đánh giá này còn nói lên sự chấp

nhận của xã hội đối với mô hình hệ kinh tế sinh thái được lựa chọn xây dựng

trong khu vực nghiên cứu

1.3 Q uan điểm và phương pháp

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

s Quan điểm hệ thống.

Mỗi một đơn vị lãnh thổ Địa lý tự nhiên có một hệ thống phức tạp của các

hợp phần cấu tạo thành (cấu trúc đứng) và một hệ thống quan hệ giữa các đơn vị

cảnh quan cấp nhỏ hơn với các đơn vị cấp lớn hơn (cấu trúc ngang) Giữa các

thành phần và bộ phận tạo nên hệ thống đều có mối quan hệ mật thiết với nhau

11

Trang 19

thông qua các dòng vật chất - nãng lượng và thông tin Nên khi tác động vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền Do đó nghiên cứu cảnh quan cần nhìn nhận

và xem xét phản ánh tự nhiên một cách đây đủ các nhân tố, khía cạnh có ánh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trong một thể thống nhất hoá cơ

s Quan điểm phát triển bền vững.

“Phát triển bền vững là sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ”(theo Brundlan-1987)

Đầu tiên, phát triển bền vững được nhấn mạnh như là sự phát triển lâu dài dưới góc độ môi trường Ngày nay phát triển bền vững được hiểu rộng hơn, cá trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường Vậy phát triển bền vững phải đảm bảo được những yêu cầu sau: Thích nghi sinh thái, vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế cao và vấn đề xã hội

s Quan điểm tổng hợp.

Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đánh giá cảnh quan đều phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội Từ đó đưa ra được những kết luận cụ thế về tính đặc thù của mỗi đơn vị lãnh thổ để từ đó xây dựng được những mô hình sản xuất kinh tế đặc trưng Vậy nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ được sử dụng như một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

s Phương pháp nghiên cứu thực địa.

Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp truyền thống hết sức quan trọng đối với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên như: địa lý, địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, Phương pháp này bước đầu có thể đánh giá được hiện trạng sản xuất của khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá trong phòng đem lại hiệu quả cao và chính xác hơn trong nghiên cứu và đề xuất các mô hình sản xuất Đề tài đã tiến hành khảo sát theo tuyến từ xã Yên Quang qua xã Minh Phương - Cúc Phương - Kỳ Phú đã thấy được sự phân hóa rõ rệt của địa hình, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân địa phương Từ đó

12

Trang 20

tập thể tác giả đã định ra được phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm thấy được những nét đăch trưng nhất của khu vực nghiên cứu

s Phương pháp điều tra nhanh nông thôn.

Đây là một phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lý kinh tê - xã hội và nhân văn Phương pháp này cho phép bước đầu đánh giá được sơ bộ điều kiện sản xuất, đời sống và phương pháp canh tác, phương pháp sử dụng các yếu

tố trong mô hình kinh tế của các hộ gia đình Để tài đã tiến hành phỏng vấn gần

500 hộ gia đình tại 03 xã trong phạm vi nghiên cứu và từ đó đã tiến hành phân tích các số liệu để đưa ra được những luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các

mô hình kinh tế hộ có hiệu quả theo từng khu vực

s Phương pháp bản đồ.

Phương pháp bản đồ bước đầu nghiên cứu sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu, được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá sự phân bố của các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất của khu vực nghiên cứu và đánh giá tính thích nghi của các mô hình trên cơ sở sự phân bố các tài nguyên Đồng thời phương pháp bản đồ cho phé thể hiện những kết quả làm được một cách trực quan nhất

s Phương pháp thống kê

Đây là phương pháo được sử dụng chủ yếu trong đề tài bởi các số liệu thu thập được ngoài thực địa như các phiếu điều tra và các số liệu thu thập được từ các địa phương sau khi được sử lý thống kê cho phép đánh giá được được tính ngẫu nhiên của các yếu tố có liên quan đến đề tài và xác suất xuất hiện của các yếu tố trong phạm vi nghiên cứu chính là cơ sở để đề tài đưa ra những mô hình kiến nghị phù hợp với thực tế của địa phương

13

Trang 21

sơ Đổ VỊ T

Trang 23

Điếu KI6N Tư NHIÊN, KINH T l - t • f xfi HỘI củn CỤM xn• •

Trong khu vực nghiên cứu được thành tạo bởi các loại đá và mẫu chất sau:

□ Tuổi Mezozoi (MZ):

- Hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm (Tịtl) lộ ra thành dải hẹp với diện tích

20km2 Mặt cất phẫu diện cấu tạo 3 phần:

Phần dưới-, dãy 250 - 300m, chủ yếu là cát kết, cát kết tuf, tuf màu xám

đỏ, tím đỏ xen thưa thớt các lớp mỏng cát kết, tuf chứa cuội và thấu kính cuội kết có thành phần cuội lớn và phun trào mafic, silic, độ mài tròn tốt, ximãng là vật liệu núi lửa

Phần giữa: là một hệ xen giữa bột kết, cát kết màu tím đỏ, màu nâu đỏ,

phân lớp mỏng đến vừa, một số nơi có các lớp mỏng cát kết tuf, sét vôi màu xám tím độ dày 400 - 450m

Phần trên: chủ yếu là sét vôi, vôi sét phân lớp mỏng xám lục, xám xanh

và một số nơi đá sét vôi có dạng giun bò, vón cục, dày 80 - 150m

- Hệ tầng Tân Lạc có quan hệ chuyển tiếp lên hệ tầng Đồng Giao và bị uốn nếp mạnh mẽ

Thành tạo cacbonat thuộc hệ tầng Đồng Giao có tuổi Trias giữa (T2đg) Thành tạo cacbonat rất phát triển trong khu vực nghiên cứu, thành tạo các dái núi kéo dài theo phương tây bắc đông nam, có khi lại là các khối đảng thước hoặc là những chỏm nhỏ độc lập với diện tích gần 150km2 Hệ tầng Đổng Giao được phân thành 2 phụ hệ:

14

Trang 24

Phụ hệ dưới (T2đg/): đặc trưng bởi đá vôi màu xám, xám xanh, xám tối

phân lớp rõ, một số nơi cón thấy xen các lớp mỏng đá sét vôi, vôi sét và cát kêt vôi màu xám vàng, vàng phớt nâu Mắt cắt có chiều dày khoảng 320 - 400m

Phụ hệ trên (T2đg2): nằm chuyển tiếp trên phụ hệ dưới, phụ hệ trên gồm

đá vôi sáng màu, dạng khối hoặc phân lớp dày Phần trên chủ yếu là đá vôi hạt nhỏ xen các lớp mỏng vôi sét Chiểu dày của hệ từ 600 - 900m

- Hệ tầng Nậm Thẳm tuổi Trias lộ ra với diện tích nhỏ khoảng 5 - 6 km 2 khu vực Sấm Trong Mặt cắt gồm các tập đá sét vôi xen kẽ với bột kết màu xám vàng nhạt, xám phớt tím, đôi khi gặp lớp mỏng vôi sét Phần trên mặt cắt có ít lớp mỏng cát kết hạt nhỏ Mặt cắt có chiều dày khoảng 650 - 700m

□ Tuổi Kainozoi (KZ) có các thành tạo sau:

- Hệ tầng Vĩnh Phúc (Qmvp) bao gồm các trầm tích biển phân bố với diện

tích khoảng 29km2 theo rìa núi ở khu vực xã Yên Quang và Văn Phương

Thành phần trầm tích của tầng này là sét, sét bột có nhiều sỏi limonit Mặt cắt của hệ tầng gồm 2 phần:

Phần dưới gồm những lớp bột sét và sét màu đen, sét than bùn có chứa nhiều tàn tích thực vật và đầm lầy

Phần trên của hệ tầng đểu bị phong hoá latelit, nhiều nơi có màu sắc loang

lổ dạng tổ ong, có nơi kết von rắn chắc

Chiều dầy của hệ tầng này khoảng 5 - 18m phủ lên trên của hệ tầng này

là thành tạo lục nguyên của hệ tầng Hải Hưng

Như vậy, trong phạm vi khu vực nghiên cứu có các loại đá và mẫu chấtsau:

- Đá vôi sét, sét vôi thuộc hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm (T^l)

- Đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa (T2đg)

- Đá vôi sét, sét vôi thuộc hệ tầng Nậm Thẳm tuổi Trias giữa (T2nt)

- Trầm tích biển thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Q |Mvp

- Thành tạo Humit thuộc hệ tầng Hải Hưng tuổi Q lv''2hh

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Nằm trong khu vực núi đá vôi của tỉnh Ninh Bình, Cúc Phương và Kỳ Phú

có địa hình tương đối phức tạp: Địa hình có hướng thấp dần từ tây bắc xuống

15

Trang 25

đông nam: Xen kẽ trong vùng núi đá vôi là các thung lũng kéo dài theo hướng của địa hình và thu hẹp dần về phía đông nam Vùng núi đá vôi của Cúc Phương

và Kỳ Phú xuất hiện nhiều dạng địa hình hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao, vách dốc đứng như núi Cách (577m), núi Con Thun (635m) Dọc theo thung lũng thỉnh thoảng có những đồi phiến sét hoặc phiến sét vôi lẫn lộn với nhau có độ cao trung bình 400-500m

Đặc biệt địa hình ở đây có sự chuyển tiếp đột ngột, từ đồi núi cao hiếm trớ

có độ dốc lớn xuống đồng bằng nghiêng thoải cấu tạo bởi đá vôi có độ chia cắt nhỏ: Điều này đó tạo nên sự khó khăn cho việc giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các xã

Toàn bộ khu vực núi đá vôi được phủ bởi một lớp phủ thực vật rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh nhân tác, xuống độ cao thấp hơn, nơi địa hình bằng phẳng được phủ bằng một hệ thống cây trồng nông nghiệp đa dạng

Với chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguyên tắc nguồn gốc và trắc lượng hình thái trong khu vực có các kiểu địa hình sau:

Kiểu địa hình đồi núi thấp có nãng lượng địa hình lớn, ở độ cao trên 300m, độ chia cắt sâu trên lOOm, địa hình tương đối hiểm trở, với vách đá vôi dốc đúng và thung lũng sâu Kiểu địa hình này là tập hợp các dạng địa hình:

- Dạng địa hình sườn đổ lở hoà tan đá vôi:

- Dạng địa hình bề mặt đỉnh karst:

- Dạng địa hình trũng karst:

- Dạng địa hình bề mặt san bằng đổ lở:

- Dạng địa hình sườn xâm thực bóc mòn trên đá sét vôi và đá vôi sét:

- Dạng địa hình sườn bóc mòn rửa trôi trên đá sét vôi và đá vôi sét:

Kiểu địa hình đồng bằng và thung lũng tích tụ với các dạng địa hình:

- Địa hình đồng bằng nghiêng thoải trên đá ở độ cao từ 20-150m, độ chia cắt sâu dưới lOm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao lưu kinh tế giữa các xã

- Địa hình thung lũng nguồn gốc sông phát triển trên đá sét vôi, vôi sét và trên đá vôi Phân bô' trên đường vào trung tâm vườn từ dốc Quèn đến xóm Đồng Cơn, xóm Nga của xã Cúc Phương

16

Trang 27

ÊN QUANG - KỲ PHÚ - cúc PHƯƠNG

20c 221

Trang 28

Vậy sự đa dạng về địa hình trong khu vực cho phép kết hợp linh hoạt giữa trồng trọt và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm có giá trị kinh tê cao phù hợp với điều kiện của địa phương.

2.1.3 K h í hậu, thuỷ ván

K h í h ậ u

Khí hậu là nhân tố có mức độ ảnh hưởng rất lớn đên sự hình thành nên lớp phủ thổ nhưỡng và thảm thực vật Nhìn chung, thời tiết trong khu vực thay đổi tương đối thất thường và cũng có những hiện tượng thời tiết đặc biệt xảy ra do ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình

- Chế độ nhiệt

Trong khu vực nghiên cứu có sự phân hoá

Trong khu vực nghiên cứu có sự phân hoá nhiệt độ rất rõ theo quy luật đai cao địa hình Thông thường, khi lên cao 100 nhiệt độ không khí giảm 0,5 -0,6°c ở khu vực đồng bàng, nơi có độ cao tuyệt đối thấp thì nhiệt độ không khí đạt cao nhất trong khu vực nghiên cứu chỉ đạt 23,3°c (trạm Nho Quan) Theo số liệu thống kê trong nhiều nãm cho thấy khu vực này không có nhiệt độ trung bình dưới 15°c, tháng có nhiệt độ trung bình nhiều nãm thấp nhất cũng đạt 16,2°c (thángl) và tháng có nhiệt độ trung bình nãm cao nhất là 28,9°c (tháng 7)

Khu vực địa hình cao hơn 150m thì nhiệt độ có xu hướng giảm xuống Theo sô' liệu của trạm quan trắc khí tượng thuỷ vãn đặt tại xóm Đang trong thời

kỳ nhiều năm thì nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 22,6°c, nhiệt độ các tháng còn lại trong năm có xu hướng thấp hơn nhiệt độ của các tháng tại khu vực đồng bằng

Chuyển lên khu vực trung tâm Bống, do ảnh hưởng của độ cao địa hình và lớp phủ thực vật, nhiệt độ ở khu vực này giảm đáng kể so với khí hậu xung quanh trạm đặt ở xóm Đang Nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống mức 13,9HC, nhiệt độ tháng cao nhất cũng chỉ đạt 25,8°c (tháng 7) Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và thấp nhất tại khu vực này đều thấp hơn ò cống vườn 2 - 2,5°c Sự thay đổi này cũng hợp với sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của các trạm theo

1 : R U N G T Ả r / t h õ n g u n T h u V i t N !

17

Trang 29

Chính ảnh hưởng của thảm thực vật va độ cao địa hình đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà chê độ nhiệt, làm cho nhiệt độ ở trung tâm Bống luôn thấp hơn khu vực xung quanh từ 2 - l,5°c.

Giao đến xã Phú Long, mưa chủ yếu ở sườn bắc dãy núi này, sang bên sườn nam,

lượng mưa giảm đáng kể (dưới 1800mmm) Sự thay đổi lượng mưa như vậy đã dẫn đến sự khác nhau về thành phần loài thực vật và cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng

Lượng bốc hơi trung bình hàng nãm thấp đã khiến cho thực vật mặc dù phát triển trên đá vôi nhưng vẫn có thể phát triển được bình thường

Với sự kết hợp giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa thì khu vực nghiên cứu có

2 kiểu chế độ khí hậu khác nhau Khí hậu có mùa đông rét với 1 tháng có nhiệt

độ dưới 15°c, mùa mưa dài và mùa khô ngắn, không có tháng hạn; khu vực có mùa đông lạnh với 3 tháng có nhiệt độ dưới 18°c, mùa mưa và mùa khó trung bình, không có tháng hạn

- Độ ẩm không khí

18

Trang 30

Nhìn chung, trên toàn khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao ở khu vực trung tâm Bống, nơi có lượng mưa lớn, bốc hơi nhỏ, độ ẩm không khí cao trên 90% Khu vực còn lại có nhiệt độ cao hơn, lượng mưa thấp và khản nãng bốc hơi cao hơn nên độ ẩm thấp hơn, chỉ đạt 80 - 85%.

ở đây, tháng có độ ẩm thấp nhất cũng là tháng có lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi, đồng thời cũng là tháng có lượng mưa dưới 50mm Như vậy, các yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một yếu tố thay đổi thì các yếu

tố khác thay đổi theo

Tóm lại, chế độ khí hậu ở đây khá thuận lợi cho thực vật phát triển, là một trong những nhân tố tham gia vào quá trình hình thành đất, ảnh hướng đến sự phân bố thực vật và là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng phát triển của một số cây trồng nông nghiệp

- Các hiện tượng thời tiết bất thường

Bên cạn những điều kiện thuận lợi trên thì ở khu vực này vẫn gặp phải những hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến đời sống người dân và nãng suất cây trồng

Hiện tượng giông địa hình: vào mùa hè trời quang đãng bỗng xuất hiện các đám mây vũ tích phát triển rất nhanh rồi lan rộng kèm theo gió mạnh, sấm chớp, mưa rào trong một thời gian ngắn, sau đó trời quang mày tạnh, không khí đang oi bức chuyển sang dịu mát

Hiện tượng gió fơn: khu vực này cũng xảy ra hiện tượng gió fơn, thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 Những ngày này, trời nóng khô, nhiệt độ tối cao trên 33°c và độ ẩm xuống dưới 65%

Nhìn chung chế độ khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự phát triển của thảm thực vật Lượng mưa lớn, độ ẩm cao, biên độ dao động nhiệt trung bình trong nãm tương đối ổn định rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Tuy nhiên vẫn còn những yếu tố khí hậu bất thường ảnh hưởng không nhỏ tới nãng suất của cây trồng

□ Thuỷ văn

Khu vực này không có sông chảy qua, không có hồ tự nhiên mà chỉ có các con suối tự nhiên, thường xuyên có nước Mặc dù ở đây lượng mưa khá lớn nhung do đặc điểm địa hình karst, nước rút nhanh xuống các bể nước ngầm hạn chế việc hình thành các dòng chảy mặt

19

Trang 31

Vùng đệm phía đông nam của VQG Cúc Phương có khu hồ Yên Quang gồm 4 hồ với diện tích khoảng 300ha kéo dài 5km được xây dựng với mục đích chứa nguồn nước ngầm từ các khe núi đá vôi để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nên ở khu vực này chưa bao giờ bị hạn hán Đồng thời, hồ Yên Quang nằm sát VQG Cúc Phương có cảnh quan đẹp nên trong tương lai đây sẽ là một điểm du lịch nối với tuyến VQG Cúc Phương.

Tại làng Thường Sung, xã Kỳ Phú sát rang giới với VQG có nguồn nước khoáng phun trên mặt, nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, nhiệt

độ ổn định 35°c, với lưu lượng nước phong phú, xấp xỉ 860.000 lít/ngày, đạt mức trung gian giữa nước giầu và nước trung bình Ngoài công dụng sản xuất nước đóng chai, tại đây có thể xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh kết hợp với tuyến du lịch thăm VQG Cúc Phương

2.1.4 T h ổ nhưỡng, thực vật

□ Tliổ nhưỡng

Dưới sự tác động tương hỗ giữa nền tảng rắn và nền nhiệt ẩm, lớp phủ thực vật, hoạt động nhân tác của con người mà ở đây đã tạo nên sự đa dạng cho lớp phủ thổ nhưỡng với những loại đất sau:

- Đất phù sa giây của hệ thống sông Hồng (Phg)

Đất này phân bô' ở khu vực đồng bằng thấp với diện tích khoảng 400ha, nới

có độ dốc dưới 3° Đất có tính chua vừa, thành phần cơ giới là thịt pha sét, kết cấu cục, dính lúc ướt, khả năng giữ nước tốt nên quá trình giây mạnh Đất này chỉ thích hợp với việc trồng lúa nước, nhưng để trồng được 2 vụ lúa thì phải có biện pháp cải tạo đặc tính chua bằng cách bón vôi cho đồng ruộng

- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng phf

Loại đất này phân bố ở khu vực có địa hình đồng bằng cao hơn với diện tích khoảng 1160ha, địa hình có độ dốc nhỏ hơn 3° Đất ít chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ no bazơ cao Loại đất này có tầng dày khá, trên lOOcm, rất tốt cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, ở đây lại xảy ra quá trình latelit loang lổ, có chổ tạo thành đá ong chặt, không thoát nước Đất này thích hợp với trồng cây lúa nước và các cây ngắn ngày như khoai sọ, lạc, ngô

- Đất đen trên phù sa cổ: Rp

20

Trang 32

Loại đất này phân bố ở xã Yên Quang với diện tích khoảng 120 ha Đất có màu đên đến xám đen, nơi có độ dốc địa hình nhỏ 0 — 3°, đất thường trung tính, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, tầng đất dày 50 - lOOcm Trong lOOcm trên cùng gặp nhiều đá lẫn và kết von, gây trở ngại cho việc canh tác Loại đất này thích hợp cho trồng màu Do địa hình ở đấy có thể xảy ra ngập nước theo mùa nên loại đất này chỉ thích hợp cho trồng lúa và hoa màu, không thích hợp cho trồng mía, dứa.

- Đất đen cacbonat: Rv

Đất này phân bố ở khu vực cao nguyên đá vôi, độ dốc nhỏ, sự chia cắt địa hình gần như không có, có diện tích khoảng 1383ha Đất trung tính, thành phần

cơ giới thịt trung bình, đất tơi xốp Trong phạm vi 50cm trên gặp nhiều kết von

và đá lẫn Chính điều này gây cản trở cho việc canh tác Đất này có tầng dày khá, độ no bazơ cao Với những tính chất như vậy thì đất này thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả: mía, dứa

- Đất trên đá phiến sét: Rs

Loại đất này chủ yếu phân bố ở khu vực Sấm Trong của xã Cúc Phương với diện tích khoảng 234ha Đất có màu xám, xám đen, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình Đất tơi xốp, thường trung tính, tầng đất dày trên 50cm, đất no vừa bazơ Trong tầng đất thường có nhiều kết von làm giảm tính kết dính của đất làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của đất Loại đất này phân bố ớ nơi có địa hình trên 25° Loại đất này chỉ thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm và cây ãn quả

- Đất íeralit nâu xám trên đá vôi: Fv

Đất này có màu xám nhạt, phân bố ở khu vực đáy thung lũng karst với diện tích khoảng 766ha, nơi có địa hình nhỏ hơn 8° Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, hạt nhỏ, xốm, khả nãng thoát nước khá Tầng dày đất tương đối, trung tính, no vừa bazơ Loại đất này thích hợp với việc trồng các cây nông nghiệp và cây ăn quả

- Đất feralit vàng đỏ trên đá sét vôi: Fs

Loại đất này phân bô' rải rác trong khu vực nơi có độ dốc 3 - 25° với diện tích khoảng 594ha Đất có màu xám nhạt, khả nãng thoát nước tốt Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, hạt nhỏ, xốp Tầng đất dày, ít chua, no vừa bazơ Đất này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ãn quá

21

Trang 33

BẢN ĐỔ THỔ NHƯỠNG CỦA CỊJ

HUYỆN NI

ẽT22

Fv Đ ấ t íe r a lit n â u x á m trê n đ á v ô i

Fs Đ ấ t ĩe r a lit x á m v à n g đ ỏ trê n đ á p h iế n sé t

Trang 34

ũ YÊN QUANG - KỲ PHÚ - cúc PHƯƠNG

q u a n , T ỉn h n i n h b ìn h

Trang 35

- Đất dốc tụ trên sản phẩm đá vôi: Dv

Loại đất này rất thích hợp với cây trồng, phân bố chủ yếu trong thung lũng

đá vôi và phễu karst Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, trung tính, tầng dày hơn lOOcm Tuy nhiên loại đất này phân bố trong khu vực núi đá vôi, địa hình hiểm trở và đặc biệt loại đất này tập trung ở rừng cấm nên không thê phát triển nông nghiệp được Chỉ có một diện tích nhỏ ở xóm Nga là được phát triển cây nông nghiệp

Các diện tích còn lại trong khu vực là núi đá vôi với lớp đất không xác định

và có độ dốc lớn, chỉ thích hợp với các loại thực vật ưa canxi

□ Thực vật

Thực vật là tấm gương phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần của tự nhiên Với nền tảng nhiệt độ cao, lượng mưa dồi dào, lớp thố nhưững tương đối tốt, địa hình phàn hóa đa dạng cùng với các tác động nhân tác của con người đã tạo ra cho nơi đây một thảm thực vật phong phú về sô' lượng cá thể và thành phẩn loài Từ những loài chịu hạn đến những loài ưa ẩm, những loài thana thảo đến những loài thân gỗ

Với sự phong phú về thành phần loài và dạng sống như vậy có thế chia thám thực vật thành 2 nhóm kiểu thảm thực vật: nhóm thảm thực vật nguyên sinh thuộc phạm vi Vườn Quốc gia và nhóm kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác thuộc phạm vi vùng đệm trong khu vực nghiên cứu Nhóm kiểu thực vật thứ sinh nhân tác với hệ thống cây trồng nông - làm nghiệp đa dạng ngoài việc góp phần nâng cao đời sống của người dân trong khu vực nghiên cứu còn góp phần báo vệ nhóm thảm thực vật nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Cúc Phương

2.2 Đ ặc điểm các hoạt động kinh tê - xã hội của khu vực nghiên cứu

2.2.1 Dân cư, dân tộc và lao động

2 2

Trang 36

Hiện nay, trong khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương không còn dân cư sinh sống Năm 1988, toàn bộ dân cư sống trong Vườn Quốc gia thuộc xã Cúc Phương đã được chuyển ra khỏi vườn để phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn của vườn Theo thống kê đến cuối năm 2005 thì dân số của 4 xã thuộc địa phận Vườn Quốc gia và vùng đệm là 17.755 người trong đó dân số của 3 xã trong khu vực nghiên cứu là 13.892 người chiếm 78% số dân trong khu vực vườn và vùng đệm.

Bảng 2.1 Dân sô 'và phân b ố dân c ư các xã

ICúc Phương

Nguổn (Phòng thống kè huyện Nho Quan)

Trong 3 xã của khu vực nghiên cứu thì xã Yên Quang là xã thuộc vùng bán sơn địa thuận lợi hơn về nhiều mặt nên dân cư sống tập trung hơn với 6153 người chiếm 44% tổng số dân của khu vực nghiên cứu, mật độ dân số trung bình là 569 người/km2, tỷ lệ tăng dân số là 1,4% Trong khi đó, xã Cúc Phương là một xã có Vườn Quốc gia thì dân số chỉ chiếm 19% tổng số dân trong khu vực nghiên cứu với mật độ dân số là 21 người/km2 Mật độ dân số của xã Cúc Phương thấp bới

xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong 3 xã (i23,7km 2) nhưng phần lớn diện tích là khu vực bảo tồn của Vườn Quốc gia nên sản xuất nông nghiệp của xã cũng hạn chế hơn rất nhiều so với 2 xã Yên Quang và Kỳ Phú

Khu vực vùng đệm trong phạm vi nghiên cứu là địa bàn cư trú cảu 2 dán tộc Kinh và Mường Trong đó người Mường chiếm tới 57,7% trong tống dân sô của khu vực Tỷ lệ người Kinh và người Mường ở các xã rất khác nhau, người Mường tập trung chủ yếu ở xã Kỳ Phú và xã Cúc Phương và chiếm trên 30% dân

số xã Yên Quang

23

Trang 37

Số người dân tộc Mường (người)

Nguồn (Phòng thống kê huyện Nho Quan)

Như vậy, người Mường sống tập trung ở các xã miền núi, nơi có địa hình cao, phù hợp với tập quán sản xuất của người Mường là phát triển nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thu lượm các sản vật từ rừng, họ sống tập trung nhất là 2 xã Kỳ Phú và Cúc Phương, trong đó đông nhất là xã Cúc phương với 93% trong tổng dân số của xã do hầu hết người Mường ở đây đều được đưa từ trong Vườn Quốc gia ra ngoài vùng đệm sinh sống Hiện nay, số người Mường trong khu vực nghiên cứu đã phần nào bỏ được tập quán sống chủ yếu dựa vào các sản vật của rừng mà họ đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp là chính nhưng giá trị sản xuất lại không cao do điều kiện địa hình khó khãn, trình độ sản xuất còn hạn chế Với sự khác biệt như vậy đã thấy được sự khác biệt trong hoạt động canh tác giữa người Kinh và người Mường ở khu vực này Riêng xã Yên Quang, người Mường và người Kinh ở đây hiện nay có hoạt động canh tác giống nhau bởi họ cùng sống trên địa bàn xã có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông

đi lại thuận tiện, đất đai cũng tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.Nền kinh tế của người dân trong khu vực chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

Do đó người trong độ tuổi lao động của khu vực nghiên cứu là lao động nông nghiệp chiếm 47,5% dân số

Bảng 2.3 S ô lao động và lao động trong nông nghiệp trong nám 2005

Chỉ tiêu

Tổng dân số (người)

Tổng số lao động (người)

Số lao động nông nghiệp (người)

Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%)

Trang 38

Trong 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu thì xã Kỳ Phú 100% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi đây là một xã miền núi vùng sâu, dịch vụ không phát triển, đời sống người dân ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống rất khó khăn, một bộ phận nhỏ người dân vẫn sống nhờ vào việc khai thác trái phép các sản vật của rừng Tuy nhiên, các xã còn lại tý lệ lao động trong nông nghiệp vẫn còn tương đối cao, số lao động hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm từ 3 - 8% trong tổng số lao động của địa phương tham gia hoạt động tiểu thủ công nghiệp như buôn bán tạp hóa, xay xát, dịch vụ nhà hàng, nhà nghi (xã Cúc Phương) mà không có lao động nào tham gia hoạt động dịch vụ du lịch Trong tương lai, khi hoạt động du lịch ở khu vực này được đẩy mạnh: Vườn Quốc gia Cúc Phương, hồ Yên Quang được xây dựng xong, một số điểm vui chơi giải trí được nâng cấp thì ngoài việc cung cấp các sản vật của địa phương cho khách du lịch thì một phần lao động của địa phương sẽ được cơ cấu lại đế tham gia hoạt đông dịch vụ du lịch của địa phương.

2.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tê

2.2.2.1 Kinh tế nông nghiệp

a Trồng trọt: Trên địa bàn nghiên cứu, diện tích trổng lúa nước vẫn chiếm

diện tích lớn nhưng thu nhập từ trồng lúa không cao, mỗi xã có một giống cây trồng đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa cho người dân: người dân xã Kỳ Phú phát triển mạnh cây mía và cây dứa làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường và hoa quả ở Thanh Hóa, cây khoai sọ đang được người dân ớ xã Yên Quang nhân rộng và phát triển thành cây vụ đòng cho thu nhập cao

Bảng 2.4 Biến động diện tích đất gieo trồng hàng năm của khu vực nghiên cứu

Trang 39

Diện tích gieo trồng hàng năm của khu vực nghiên cứu ngày một tăng, đặc biệt là xã Yên Quang và xã Kỳ Phú, diện tích gieo trồng hàng năm tăng mạnh từ năm 2003 đến năm 2005 do xã Yên Quang đã chủ động mở rộng diện tích đất canh tác qua việc chủ động tưới tiêu nhờ xây dựng được 4 hồ điều hòa, cải tạo được một phần diện tích hoang hóa thành đất canh tác, xã Kỳ Phú đã mớ rộng diộn tích vườn đồi và diện tích đất chưa sử dụng sang đất canh tác cây hàng năm Diện tích đất trồng hàng năm của xã Cúc Phương cũng tăng nhưng không đáng

kể do phần lớn diện tích đất của xã này nằm trên cánh đồng karst nên khá năng canh tác rất khó khăn, số diện tích đất trồng hàng năm tăng là do khai phá một phần diện tích đồi của xã để lấy đất canh tác cho nông dân

Bảng 2.5 Biến dộng diện tích, năng suâ't m ộỉ sô cây trống

của khu vực nghiên cứu năm 2005

Nguồn (Phòng thống kê huyện Nho Quan)

Lúa chủ yếu được trồng ở xã Yên Quang do xã này là vùng thấp, đất tương đối thích hợp với trồng lúa, hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn chinh Mặc dù nãng suất không cao (chủ yếu từ 1 - 1,2 tạ/sào) nhưng sản lượng lúa vẫn chiếm tới 74,6% tổng sản lượng lúa của khu vực nghiên cứu Mặc dù diện tích trồng ngô của xã Yên Quang không nhiều nhưng năng suất ngô ở đây lại cao nhát trong ba xã (3,4 tạ/sào), trong khi đó xã Kỳ Phú có diện tích ngô lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 2,2 tạ/sào, xã Cúc Phương đạt 2,1 tạ/sào

Thế mạnh về cây trồng của xã Kỳ Phú là cây mía với diện tích 396 ha với sản lượng mía năm 2005 thu được là 21992 tấn chiếm 73,5% tổng sản lượng mía thu hoạch được trong khu vực nghiên cứu Hiện nay, diện tích mía và dứa của xã

Kỳ Phú đang được mở rộng, vì đây là cây trồng chính, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã

26

Trang 40

TAĐ (£5T ® (S)ỉ§> °

b Chăn nuôi: Khu vực cụm xã Yên Quang - Kỳ Phú - Cúc Phương có cơ

cấu chăn nuôi đa dạng, đa số là theo hình thái kinh tế hộ gia đình Có một vài hộ chãn nuôi có quy mô tương đối lớn nhưng chưa đủ đạt tiêu chuẩn qui mô trang trại, diện tích chăn nuôi lại nằm trong diện tích đất canh tác và đất ở nên gặp một

số khó khăn trong việc mở rộng quy mô chãn nuôi

Lợn là vật nuôi phổ biến trong các xã, thức ăn của lợn chủ yếu là cám gạo, ngô khoai của gia đình, rau ở ao và những thức ăn khác Lợn lại ít bị dịch bệnh cho nên ở khu vực này trung bình mỗi gia đình đều nuôi 1 đến 2 lứa lợn trong năm Lợn nái mỗi năm một con cho 2 lứa, mỗi lứa khoảng 10 -12 con Lợn được nuôi nhiều và tập trung tại xã Yên Quang với số lượng 2965 con chiếm 55% tổng số lợn của cụm xã nghiên cứu Tuy nhiên, nguồn thu từ chăn nuôi lợn không đáng kể, lãi suất không cao, người dân chăn nuôi lợn với mục đích tận dụng những nông sản không bán được để làm thức ãn và lấy phân bón cây trồng

Bảng 2.6 Biến động s ố lượng gia sú c trong cụm xã nghiên cứu (Ơơn vị: con)

Nguồn (Phòng thống kê huyện Nho Quan)

Qua kết quả điều tra, trâu, bò được đánh giá là con vật nuôi có hiệu quá nhất trong chăn nuôi Đặc biệt trâu bò được nuôi tập trung chủ yếu ở xã Kỳ Phú, bởi trước đây trong xã có nông trường nuôi bò sữa nhưng từ năm 1999 đến nay

do không có đầu ra cho sản phẩm sữa và thu nhập không cao nên người dân chuyển sang nuôi trâu, bò lấy thịt là chủ yếu

Với thế mạnh của mình là một xã có nhiều đổng cỏ tự nhiên và nhân tạo cộng với diện tích trồng lúa và hoa màu ít, thu nhập không đáng kế nên trong vòng 6 nãm trở lại đây người dân lấy nguồn thu từ chãn nuôi trâu, bò là chú yếu,

số lượng bò của xã Kỳ Phú tãng mạnh, đến nay đã có 1873 con chiếm 61,4% số lượng bò trong khu vực nghiên cứu và sô' lượng trâu chiếm 50%

Xã Cúc Phương với địa hình hiểm trở, phần lớn diện tích đất thuộc Vườn quốc gia, không có diện tích để chăn thả trâu bò nên nhiều hộ dân của xã chuyến

27

Ngày đăng: 18/03/2021, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w