KIỂMTRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Ma trận: Mứcđộ Câu Nhận biết Thông hiểu Sáng tạo Điểm Câu 1 1.5 0.5 2 Câu 2 1 1 2 Câu 3 2.5 1.5 2 6 Tổng điểm 5 3 2 10 Đề 1: Câu 1: (2đ): Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" em cảm nhận được những nét đẹp nào trong phẩm chất của Vũ Nương? Câu 2: (2đ): Trong hai bức chân dung tả Thúy Vân và Thúy Kiều thì Nguyễn Du ưu ái ai hơn? Vì sao? Câu 3: (6đ). Phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” “ Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài ông hoa” Đáp án + Biểu điểm: Câu 1: Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một phụ nữ xinh đẹp, thùy mị, nết na, hiền thục, thủy chung và hiếu thảo. - Chấm 2 điểm khi học sinh nêu đầy đủ các ý, trừ dần từ 0,25. Câu 2: Trong hai bức chân dung tả Thúy Vân và Thúy Kiều thì dường như Nguyễn Du ưu ái Kiều hơn vì: - Trong khi ông giành 4 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Vân thì ông lại giành đến 12 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. - Nguyễn Du đã so sánh Kiều và Vân và ông đã khẳng định Kiều đẹp hơn, sắc sảo, tài năng hơn Vân. - So với Vân, Kiều không chỉ đẹp về hình thức mà còn thông minh, sắc sảo và tài năng. - Chấm 2 điểm nếu học sinh trả lời đầy đủ cả ba ý. - Chấm 1 điểm nếu học sinh trả lời được bức chân dung của Kiều đẹp hơn. Câu 3: Yêu cầu học sinh phân tích được nét đẹp trong bức tranh xuân: - Chỉ với bốn dòng thơ nhưng Nguyễn Du đã vẻ lên được một bức tranh xuân với một không gian rộng lớn, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng. Trong không gian xuân đó có chim én chao lượn, đó chính là tín hiệu của mùa xuân. - Hai dòng thơ sau nhà thơ đã rất sắc sảo và tinh tế khi kết hợp các màu sắc của bức tranh: Đó là màu xanh ngút ngàn, non tơ của thảm cỏ, màu xanh trong của da trời và màu trắng thuần khiết của hoa lê. Với chữ "điểm" nhà thơ đã làm cho bức tranh trở nên có hồn chứ không tỉnh tại. - Trong bức tranh đó có sự kết hợp hài hòa tuyệt đối về màu sắc, không gian, khí trời . * Biểu điểm: - Chấm 5- 6 điểm nếu học sinh phân tích đủ các ý, bài viết diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh. - Chấm 3- 4 điểm nếu học sinh phân tích dủ ý song diễn đạt thiếu trôi chảy. - Chấm 1- 2 điểm nếu bài viết chưa đủ ý, diễn đạt còn lộn xộn, vụng về. Đề 2: Câu 1: (2đ): Chép lại những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Thúy Vân và cho biết tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả? Câu 2: (2đ): Em hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương, trong đó nguyên nhân nào là chính? Câu 3: (6đ). Phân tích tám dòng thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Đáp án + biểu điểm: Câu 1: Học sinh chép đúng những câu thơ miêu tả Thúy Kiều Và Thúy Vân, chỉ ra bút pháp miêu tả ước lệ chấm 2 điểm, nếu sai lỗi chính tả thì trừ dần từ 0,25. Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương: - Do lời nói ngây thơ của bé Đản - Do Trưng Sinh tính vốn đa nghi lại độc đoán, gia trưởng. - Do xã hội phong kiến dung túng cho thói vũ phu, gia trưởng. Trong ba nguyên nhân đó thì nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân chính. - Học sinh trả lời đúng mỗi nguyên nhân chấm 0,5 điểm. Trả lời đúng nguyên nhân chính chấm 0.5 điểm. Câu 3: Yêu cầu học sinh phân tích được cảnh vật và tâm trạng của Kiều qua tám câu thơ cuối: - Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh tà tỉnh đến động, tâm trậng của Kiều ta\ừ man mác lo âu đến kinh sợ. hãi hùng. - Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng nên đẹp nhưng thấm buồn. - Điệp ngữ "buồn trông" nhấn mạnh cho nỗi buồn vạn kỉ của nàng Kiều. * Biểu điểm: - Chấm 5- 6 điểm nếu học sinh phân tích đủ các ý, bài viết diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh. - Chấm 3- 4 điểm nếu học sinh phân tích dủ ý song diễn đạt thiếu trôi chảy. - Chấm 1-2 điểm nếu bài viết chưa đủ ý, diễn đạt còn lộn xộn, vụng về. . sinh phân tích được nét đẹp trong bức tranh xuân: - Chỉ với bốn dòng thơ nhưng Nguyễn Du đã vẻ lên được một bức tranh xuân với một không gian rộng lớn,. lê. Với chữ "điểm" nhà thơ đã làm cho bức tranh trở nên có hồn chứ không tỉnh tại. - Trong bức tranh đó có sự kết hợp hài hòa tuyệt đối về màu sắc,