Trường THCS Long Khánh B Kiểm tra: 45 phút Lớp: 9A Môn: Vật lý Họ và tên:……………………………… Điểm Nhận xét của giáo viên Đề 1: I. Phần trắc nghiệm: hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: (3 điểm) Câu 1: Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong long một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc ngón tay phải. Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong long một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Thanh thép bị nóng lên. B. Thanh thép phát sang. C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây. D. Thanh thép trở thành một nam châm. Câu 3: Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực nào? A. Lực hấp dẫn. B. Lực đàn hồi. C. Lực từ. D. Lực điện từ. Câu 4: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dãn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của ácquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín. Câu 5: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín? A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây rất lớn. B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng. C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên. Câu 6: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường? A. Dùng ampe kế. B. Dùng vôn kế. C. Dùng kim nam châm có trục quay. D. Dùng áp kế. II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật Jun- Len xơ. (2 điểm) Câu 2: Em hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái. (1 điểm) Câu 3: Hai điện trở R 1 = 50 Ω ; R 2 = 100 Ω mắc nối tiếp; cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A. a. Vẽ sơ đồ mạch điện. (1 điểm) b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. (3 điểm) Hết …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: MỖI CÂU ĐÚNG ĐƯỢC 0,5 ĐIỂM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C D D D D C II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Phát biểu định luật: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. (0,5 điểm) Biểu thức: Q = I 2 .R.t (0,5 điểm) Trong đó: I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. (A) R là điện trở của dây dẫn. ( Ω ) (1 điểm) t thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. (s) Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở (J) Câu 2: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào long bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều của lực điện từ. (1 điểm) Câu 3: a. vẽ đúng hình R 1 và R 2 mắc nối tiếp. (1 điểm) b. Tính: Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở: U 1 = I.R 1 = 0,16.50= 8 V (1 điểm) U 2 = I.R 2 = 0,16.100 = 16V (1 điểm) Hiệu điện thế của toàn mạch là: U AB = U 1 + U 2 = 24V (1 điểm) . Trường THCS Long Khánh B Kiểm tra: 45 phút Lớp: 9A Môn: Vật lý Họ và tên:……………………………… Điểm Nhận xét của giáo viên Đề 1: I. Phần trắc nghiệm: hãy. ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều của lực điện từ. (1 điểm) Câu 3: a. vẽ đúng hình R 1 và R 2 mắc nối tiếp. (1 điểm)