1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THI GVG 2010 - 2011

6 174 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 103 KB

Nội dung

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1724 /KH- SGD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 06 tháng 12 năm 2010 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THPT CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGD ĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011; Căn cứ Thông tư số 21/2010/TT - BGD ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ công văn số 4718/BGDĐT - GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 - 2011; Căn cứ công văn số 1142/SGDĐT - GDTrH ngày 16/8/2010 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 - 2011, Sở GD&ĐT Thái Nguyên xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA HỘI THI Hội thi giáo viên dạy giỏi các môn khoa học tự nhiên cấp tỉnh năm học 2010 - 2011 là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học và các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là các trường). 1. Mục đích Hội thi a) Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp THPT và giáo viên dạy giỏi Chương trình giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; b) Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, CBQLGD tự học và sáng tạo. Qua Hội thi, các trường phát hiện, tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường và của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo; c) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. 1 2. Yêu cầu của Hội thi a) Hội thi này được tổ chức đối với các môn Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ (KTCN, KTNN), Tin học, Thể dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; b) Việc tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục. c) Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thông báo cho giáo viên dự thi các Quy định tại Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp và giáo dục thường xuyên tại Thông tư 21/2010/TT - BGD ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT và những quy định trong Kế hoạch tổ chức Hội thi của năm học này. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI 1. Nội dung thi a) Một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi; Trường hợp chưa có báo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thì viết mới và nộp cho Ban tổ chức Hội thi theo quy định; b) Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn toàn cấp hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực); c) Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy toàn cấp tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 01 tiết do giáo viên tự chọn và 01 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm. (Đối với tiết tự chọn: giáo viên được chọn bài trong khung chương trình do Ban tổ chức Hội thi xác định tại thời điểm diễn ra Hội thi ; các đoàn lập danh sách đăng ký bài dạy tự chọn của từng giáo viên và nộp cho Ban tổ chức theo thời gian quy định. Ban tổ chức dựa trên số lượng các bài đăng ký dạy tự chọn sẽ quyết định số lượng trường đăng cai Hội thi. Đối với bài tự chọn: giáo viên phải bốc thăm chọn tiết học, lớp, trường để dự thi). 2. Hình thức thi a) Các đoàn nộp cho Ban Tổ chức Hội thi: - Đối với những giáo viên có đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được Sở GD&ĐT chấm trong 4 năm học vừa qua đạt kết quả từ loại C trở lên thì nộp thống kê báo cáo kết quả. - Đối với những giáo viên chưa có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thì phải nộp 01 báo cáo sản phẩm nghiên cứu khoa học có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường; b) Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết về chuyên môn, hoặc thực hành (ví dụ sử dụng máy vi tính, sử dụng đồ dùng dạy học…). Nếu là thi viết, có thể bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên; thời gian làm bài 90 phút; 2 c) Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất là 01 tuần trước thời điểm thi giảng. (Giáo viên được sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ giảng; không được phép nhờ người khác hỗ trợ trong giờ thi giảng) III. NHỮNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 1. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá theo thang điểm 10 do trưởng ban tổ chức Hội thi quy định, được 2 giám khảo chấm độc lập; Đối với các sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phảm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được cơ quan quản lý giáo dục đồng cấp với cơ quan tổ chức Hội thi đánh giá xếp loại thì sẽ sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại đó chuyển sang đánh giá theo thang điểm 10 theo quy định của trưởng ban tổ chức Hội thi. Tại Hội thi này điểm quy đổi như sau: + Đối với các đề tài đã được Hội đồng chấm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của Sở GD&ĐT chấm và đánh giá xếp loại: - Loại C: (từ 50 - 64,5 điểm = 6 điểm) - Loại B: (từ 65 - 69,5 điểm = 6,5; từ 70 - 74,5 điểm = 7 điểm; từ 75 - 79,5 điểm = 7,5 điểm; 80 - 84,5 điểm = 8 điểm) - Loại A: (từ 85 - 89,5 điểm = 8,5; từ 90 - 94,5 điểm = 9 điểm; từ 95 - 99,5 điểm = 9,5; 100 điểm = 10 điểm) + Đối với các đề tài do các đơn vị cơ sở chấm và nộp cho Ban tổ chức Hội thi lần này chấm theo thang điểm 10/10. 2. Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của Ban ra đề. Bài thi do 2 giám khảo chấm độc lập; 3. Bài thi giảng được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tiết giảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với cấp học (thực hiện theo công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT). Mỗi bài thi giảng có từ 2 giám khảo trở lên chấm điểm độc lập. Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, Ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi và CBQLGD để trao đổi, nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của giờ dạy theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá tiết giảng. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi. Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Tổ chức Hội thi xem xét quyết định. 3 IV. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI 1. Đối tượng Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các môn khoa học tự nhiên cấp tỉnh là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường THPT, giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên học trên địa bàn tỉnh, hằng năm đều hoàn thành nhiệm vụ, đạt danh hiệu thi đua từ Lao động tiên tiến trở lên. 2. Điều kiện Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp trường (đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 lần trong 4 năm học trước liền kề (đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông). Mỗi trường (đối với giáo viên trung học phổ thông và giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) được thành lập một đội tuyển tham gia Hội thi cấp tỉnh. 3. Số lượng Mỗi đơn vị được thành lập 01 đoàn. Các đoàn đăng ký danh sách giáo viên dự thi theo mẫu soạn trên Microsoft Excel và nộp bằng văn bản và gửi file qua hộp thư điện tử: tranthimyquang.so@thainguyen.edu.vn V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THI 1. Thời gian - Ngày 20/12/2010: Các trường nộp danh sách giáo viên tham dự Hội thi (theo mẫu) và danh sách Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nộp riêng) tại Phòng GDTrH. Các đoàn nộp sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên dự thi và phải có đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học nhà trường. - Ngày 05/01/2011: Khai mạc và thi lý thuyết tại Hội trường Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên. Các đơn vị nhận khung bài thi giảng. - Ngày 07/01/2011: Thông báo kết quả thi lý thuyết. Chỉ những giáo viên đủ điều kiện về sáng kiến kinh nghiệm và đạt điểm thi lý thuyết từ 8 điểm trở lên mới tiếp tục được thi thực hành giảng dạy. - Ngày 09/01/2011: Giáo viên dự thi nộp bài giảng tự chọn. - Ngày 11/01/2011: Các đơn vị bốc thăm bài giảng bắt buộc. - Từ ngày 18/01/2011 đến 22/01/2011: Thi giảng theo thời khoá biểu. - Ngày 24/01/2011: Tổng kết Hội thi. 2. Địa điểm Hội thi dự kiến tại các trường THPT Gang Thép, Chu Văn An, Chuyên Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến. Các trường đăng cai Hội thi có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức, tinh thần, môi trường sư phạm, tâm thế cho thầy, cô giáo và học sinh, động viên được người dự thi. 3. Kinh phí Sở GD&ĐT lo kinh phí tổ chức Hội thi, kinh phí khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt giải. 4 VI. BAN TỔ CHỨC HỘI THI Giám đốc Sở GD& ĐT ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Hội thi theo quy định của Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thông tư 21/2010/TT - BGD ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT. 1. Thành phần: Trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên. 2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi a) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi này. b) Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi và gửi thông báo đến các đơn vị tham gia Hội thi; c) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi; d) Soạn thảo chương trình hoạt động, nội quy và lịch thi; đ) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi; e) Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan. VII. BAN GIÁM KHẢO HỘI THI Giám đốc Sở GD& ĐT ra quyết định thành lập Ban giám khảo Hội thi. Thành phần; nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban giám khảo thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thông tư 21/2010/TT - BGD ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT. VIII. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN 1.1. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt ≥ 6 điểm; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt ≥ 8 điểm; c) 02 bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi có tổng điểm ≥ 34 điểm. 1. 2. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt ≥7,5 điểm; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt ≥ 9 điểm; c) 02 bài thi giảng đạt loại giỏi có tổng điểm ≥ 38 điểm. 2. ĐỐI VỚI ĐOÀN Xếp loại Đoàn nhất, nhì, ba theo các căn cứ sau: 5 2. 1. Số lượng người dự thi và số môn thi đủ theo quy định, không vi phạm điều lệ. 2. 2. Tỉ lệ giáo viên đạt loại giỏi / tổng số giáo viên dự thi. 2. 3. Tỉ lệ giáo viên đạt loại xuất sắc/ tổng số giáo viên dự thi. 2.4. Điểm bình quân tiết dạy/ điểm bình quân của bài thi lý thuyết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm. Trong đó: 2.1. là điều kiện bắt buộc. Nếu 2.2 bằng nhau thì xét đến 2.3. Nếu 2.3 bằng nhau thì xét tiếp đến 2.4. B. KHEN THƯỞNG 1. Cá nhân: Giáo viên đạt loại giỏi trở lên được nhận giấy chứng nhận của Giám đốc Sở GD&ĐT và phần thưởng của Hội thi. 2. Đoàn: Các đoàn Nhất, Nhì, Ba được trao cờ và phần thưởng của Hội thi. C. KỶ LUẬT - Cá nhân hoặc đoàn nào vi phạm những quy định trong Điều lệ và trong Kế hoạch này sẽ tuỳ mức nặng nhẹ mà chịu kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến tước quyền dự thi và huỷ kết quả thi. - Những vi phạm trong Điều lệ và trong Kế hoạch này sẽ đưa vào tiêu chuẩn thi đua năm học của đơn vị hoặc cá nhân. D. KHIẾU NẠI Cá nhân hoặc đơn vị có quyền khiếu nại những vấn đề trong phạm vi Hội thi. Việc khiếu nại phải đúng người, đúng việc, có căn cứ và kịp thời. Ban tổ chức Hội thi chỉ nhận đơn khiếu nại chậm nhất 01 ngày sau Hội thi. Cá nhân và đơn vị khiếu nại phải chịu trách nhiệm về đơn khiếu nại của mình Nơi nhận: - Cục NGCBQLCSGD, Bộ GD&ĐT (để báo cáo); - Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT (để báo cáo); - Giám đốc Sở (để báo cáo); - Các phó giám đốc (để chỉ đạo); - Các phòng, ban của Sở (để p/h); - Các trường THPT, PTDT NT, VH1 - BCA, TSQVB-QKI (để t/h); - Lưu: VT, GDTrH. GIÁM ĐỐC (đã ký) Bùi Đức Cường 6 . chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011; Căn cứ Thông tư số 21 /2010/ TT - BGD ĐT ngày 20/7 /2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi. (từ 50 - 64,5 điểm = 6 điểm) - Loại B: (từ 65 - 69,5 điểm = 6,5; từ 70 - 74,5 điểm = 7 điểm; từ 75 - 79,5 điểm = 7,5 điểm; 80 - 84,5 điểm = 8 điểm) - Loại

Ngày đăng: 09/11/2013, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w