http://ductam_tp.violet.vn/ Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Tổ Vật Lí - CN 1 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 11CB Thời gian làm bài:45 phút Họ, tên thí sinh: Lớp A. TRẮC NGHIỆM:( 7 điểm) Câu 1: Cho bộ nguồn gồm 12 acquy giống nhau được mắc thành 2 dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 6 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 4 (V) và điện trở trong r = 1 (Ω). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là: A. E b = 24 (V); r b = 1,5 (Ω). B. E b = 8 (V); r b = 3 (Ω). C. E b = 24 (V); r b = 3 (Ω). D. E b = 12 (V); r b = 3 (Ω). Câu 2: Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ A. Tăng lên. B. Không thay đổi. C. Giảm đi. D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. Câu 3: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 4: Đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R 2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là: A. R TM = 100 (Ω). B. R TM = 150 (Ω). C. R TM = 75 (Ω). D. R TM = 400 (Ω). Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây? A. m = D.V B. At nFm I . = C. tI n A Fm . = D. FIA nm t . = Câu 6: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO 3 , cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho A Ag =108 (đvc), n Ag = 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là: A. 1,08 (g). B. 1,08 (mg). C. 1,08 (kg). D. 0,54 (g). Câu 7: Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 200 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 1 là A. U 1 = 6 (V). B. U 1 = 8 (V). C. U 1 = 1 (V). D. U 1 = 4 (V). Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện. B. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch. C. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không. D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt tải điện trong kim loại là ion dương và ion âm. B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi C. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt. D. Hạt tải điện trong kim loại là electron. Câu 10: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi: A. Không mắc cầu chì cho một mạch điện kín. B. Dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín C. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ D. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện. Câu 11: Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: A. Khoảng cách giữa hai mối hàn. B. Hiệu nhiệt độ (T 1 – T 2 ) giữa hai đầu mối hàn. C. Hệ số nở dài vì nhiệt α. D. Điện trở của các mối hàn. Câu 12: Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r mắc với điện trở R=4r tạo thành mach điện kín thì hiêuh suất của nguồn điện là: A. H = 90%. B. H = 25%. C. H = 75%. D. H = 80% . Câu 13: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 -9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là: A. E = 0,450 (V/m). B. E = 4500 (V/m). C. E = 2250 (V/m). D. E = 0,225 (V/m). Câu 14: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là U MN , khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. U MN = E.d B. U MN = V M – V N . C. A MN = q.U MN D. E = U MN .d B. TỰ LUẬN:( 3 điểm) Câu 1:(2điểm) Cho mạch điện có sơ đồ , trong đó nguồn điện có E=12V và có điện trở trong r=1(Ω) , các điện trở mạch ngoài là: R 1 =2(Ω), R 2 = 4(Ω), R 3 = 5(Ω). a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 2 b. Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất toả nhiệt ở điện trở R 3 Câu 2:(1điểm) Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở tương ứng là ξ 1 =3V, r 1 =0,6Ω; ξ 2 =2V, r 2 = 0,4 Ω được mắc với điện trở R= 4 Ω thành mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ.Tính E b , r b và cường độ dòng điện chạy trong mạch. PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM 01 0611 02 07 12 03 08 13 04 09 14 05 10 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁN R 2 ξ,r R 3 R 1 R ξ 1 ,r 1 r 1 ξ 2 , r 2 I. LÍ THUYẾT MỖI CÂU TRẮC NGHIỆM 0,5Đ cauhoi dapan 1 C 2 A 3 B 4 C 5 B 6 A 7 D 8 B 9 A 10 C 11 B 12 D 13 B 14 D 15 B II. TỰ LUẬN CÂU 1: a) R TD =11(Ω). 0.25Đ I=1A 0.25Đ I=I 1 =I 2 =I 3 =1A 0.25Đ U 2 =I.R 2 =4V 0.25Đ b) A NG =E.I.t=12.1.10.60=720J 0.5Đ A 3 =R 3 .I 2 3 =5W 0.5Đ CAU 2: E B =5V, r B =1(Ω) 0.5Đ I=1A 0.5Đ . nhiệt i n phụ thuộc vào: A. Khoảng cách giữa hai m i hàn. B. Hiệu nhiệt độ (T 1 – T 2 ) giữa hai đầu m i hàn. C. Hệ số nở d i vì nhiệt α. D. i n trở. Dòng i n trong kim lo i tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim lo i được giữ không đ i C. Dòng i n chạy qua dây dẫn kim lo i gây ra tác dụng nhiệt.