a) Khái niệm: - CSHT: Là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một mô hình thái kinh tế xã hội nhất định. Đặc trưng cho tính chất của CSHT của xã hội là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định. - KTTT: Là toàn bộ tư tưởng xã hội những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của KTTT được hình thành trên cơ sởhạtầng quyết định, KTTT bao gồm: Những tư tưởng xã hội (chính trị, pháp luật, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật .) và những tổ chức thiết chế khác nhau (Nhà nước, giáo hội chính Đảng, các đoàn thể .). b) Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: - CSHT quyết định KTTT. + CSHT nào thì KTTT ấy tức là KTTT phản ánh CSHT. + CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo sự thay đổi của KTTT rõ rệt khi CSHT này được thay thế bằng CSHT khác. - Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT. + KTTT có thể tác động trở lại đối với CSHT, vì chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì, củng cốvà phát triển CSHT đã sinh ra nó. + Các bộ phận khác nhau của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó Nhà nước giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với CSHT. + Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được thể hiện ở hai điểm sau: Thứ nhất: Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội KTTT có quá trình biến đổi nhất định qua trình độ càng phù hợp với CSHT thì nó càng thúc đẩy CSHT phát triển. Thứ hai: Khi KTTT tác động ngược chiều với CSHT thì nó sẽ gây cản trở cho sự phát triển của CS hạ tầng. c) Những đặc điểm của CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. * Về CSHT của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. CSHT bao gồm các thành phần kinh tế các kiểu quan hệ SX với các hình thức sở hữu khác nhau thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo. Kinh tế HTX bao gồm HTX sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế Nhà nước và kinh tế HTX trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. - Kinh tế TB Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến. - Kinh tế cá thể tiểu chủ. - Kinh tế TB tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. * Về KTTT: - Đảng khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành đông. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN. + Xây dựng Nhà nước ta của dân do dân và vì dân. + Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. + Phát triển nền tảng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Thực hiện dân chủ XHCN. Phát huy khả năng sáng tạo thành tích cực chủ động của mọi cá nhân./. . bộ tư tưởng xã hội những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của KTTT được hình thành trên cơ sở hạ tầng quyết định, KTTT bao gồm: Những tư tưởng. chiều với CSHT thì nó sẽ gây cản trở cho sự phát triển của CS hạ tầng. c) Những đặc điểm của CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.