PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC QUYCHẾ VỀ VIỆC PHỐIHƠP CÔNG TÁC GIỮA BGH VÀ BCH CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2010 – 2012 PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC Số: ./QC/PHCĐ-NTr Nâm N’đir ngày 29. Tháng10 Năm 2010 QUYCHẾ VỀ VIỆC PHỐIHỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA BGH NHÀ TRƯỜNG VÀ BCH CÔNG ĐOÀN - Căn cứ vào Luật công đoàn và Nghị định số: 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) - Căn cứ vào quyết định số;07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02-04-2007cuar bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành điều lệ trường học. - căn cứ vào công văn số;394/CĐGDVN – BGD&ĐT ngày 15/8/2005cuar bộ giáo dục và đào tạo về việc thỏa thuận giữa công đoàn giáo dục Việt Nam với bộ giáo dục và đào tạo về mối quan hệ công tác giữa cơ quan giáo dục các cấp và công đoàn trong ngành giáo dục. - Để tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn tham gia quản lý nhà nước và tham gia xây dựng,thực hiện các chế độ chính sách trong nhà trường. BGH và BCH công đoàn cơ sở trường THCS nâm N’đir xây dựng quychế về mối quan hệ công tác giữa BGH nhà trường với BCH công đoàn cơ sở như sau; Chương I NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1: Mối quan hệ giữa chính quyền và tổ chức công đoàn dựa trên cơ sở công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn cùng với nhà trường chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của CBGV và nhân viên trong nhà trường, kếthợp với nhà trường xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị. Điều 2: Quan hệ giữa BGH với BCH công đoàn là mối quan hệ hợp tác tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Khi công đoàn thực hiện chức năng có liên quan đến trách nhiệm quyền lợi của người lao động phải có sự bàn bạc thống nhất với ban giám hiệu nhà trường. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3: Phối hợpquychế dân chủ trong hoạt động của nhà trường * Hiệu trường: Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, Phốihợp với công đoàn triển khai cho CBCNV và giáo viên học tập các nghị quyết, phổ biến nhiệm vụ năm học, quychế hoạt động chuyên môn của nhà trường ,của ngành. phổ biến các chế độ chính sách của nhà nước quyền lợi nghĩa vụ của người lao đông đến CBCNV và GV. Phốihợp công đoàn xây dựng quychế nhà trường, xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng, kỷ luât đố với CBCNV và GV. * BCH công đoàn cơ sở: Phốihợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền cho CBCNV và GV học tập và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng , chính sách, pháp luật của nhà nước, các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Giáo dục tuyên truền CBCNV và GV ý thức chấp hành tốt kỷ luật của ngành, thực hiện tốt quychế chuyên môn, vai trò trách nhiệm của người giáo viên đối với học sinh. Xây dựng mối đoàn kết thông nhất trong nhà trường, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. Phát huy quyền dân chủ của mỗi công đoàn viên trong nhà trường Điều 4: Phốihợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: * Hiệu trưởng Phân công nhiệm vụ cho CB-GV phù hợp với năng lực và trình độ đào tạo của từng người. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBCNV và GV được tham gia học tập, tập huấn và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bố trí cán bộ quản lý chuyên môn có đủ năng lực phâm chất. *BCH Công đoàn cơ sở: Đề xuất với nhà trường trong việc bố trí nhiêm vụ cho cán bộ giáo viên phù hợp với năng lực và nguyện vọng của CBCNV. Kếthợp với nhà trường theo dõi giam sát việc thực hiện quychế chuyên môn của giáo viên. Kếthợp nhà trường kiểm tra đôn đúc giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Điều 5: Phốihợp trong việc tổ chức, quản lý phong trao thi đua * Hiệu trưởng Chỉ đạo tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do ngành và các cấp phát động. Xây dựng kế hoạch thi đua theo từng chủ đề . Tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể xuất sắc trong từng học kỳ và năm học. Kịp thời phê bình kiểm điểm những CB-GV tham gia thiếu tinh thần trách nhiệm. * BCH Công đoàn Có trách nhiệm động viên, giáo dục cán bộ giáo viên tham gia tích cực trong phong trào thi đua do nhà trường tổ chức. Tham gia với nhà trường xây dựng chương trình, nội dung thi đua, tổ chức thực hiện phát động các phong trào, xây dựng ba rem các tiêu chí cụ thể giúp đỡ CBCNV và GV thực hiện các phong trào có hiệu quả. Theo dõi, tổng kết đánh giá kịp thời đề nghị nhà trường khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc. Chủ động kếthợp nhà trường tổ chức các buổi lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 và ngày quốc tế phụ Nữ nhằm động viên kích lệ thinh thần cho cán bộ công nhân viên và giáo viên. Điều 5 Phốihợp trong việc tổ chức, quản lý kỷ luật đối với CBCNV * Hiệu trưởng Hiệu trưởng Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và hình thức vi phạm kỷ luật để xem xét đưa ra hình thức kỷ luật hay bố trí lại công việc quyết định bãi nhiệm, đình chỉ công tác của cán bộ, giáo viên theo quy định của nhà nước.trước khi đưa ra quyết định lấy ý kiến tham khảo qua BCH công đoàn * BCH Công đoàn Có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, mức độ sai phạm của cán bộ giáo viên, đưa ra ý kiến để bảo đảm công bằng hợp lý bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên. - Có quyền đưa ra ý kiến đề nghị xem xét nâng lương hoặc không nâng lương đối với trường hợp người lao động không chấp hành kỷ luật lao động, Đề nghị xóa bỏ kỷ luật đối với người vi phạm đã có hướng phấn đấu tích cực. Điều 6: Phốihợp chăm lo đời sống và bảo vệ hợp pháp, chính đáng quyền lợi của người lao động. * Hiệu trưởng Cùng với công đoàn đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động - Giải quyết dầy đủ các chế độ chính sách cho CBCNV-GV theo quy định của nhà nước Tạo điều kiên thuận lợi cho CBCNV-GV phát triển kinh tế gia đình. Tổ chức các hoạt động quên góp giúp đỡ nhựng người có hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn * Công đoàn cơ sở - Cùng với chính quyền làm tốt công tác thăm hỏi, trợ cấp giúp kho khăn, chăm lo lợi ích chính đáng cho công đoàn viên và người lao động. - Thường xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, việc bố trí sắp xếp nhiệm vụ và việc thực hiện ngày giờ công của công đoàn viên và người lao động - Tổ chức gây quỹ đóng góp tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong công đoàn viên. Tạo điều kiện để công đoàn viên được vay vốn để phát triển kinh tế gia đinh, mua săm các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn. - Kếthợp với nhà trường tham mưu các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện nơi ăn, chốn ở, chính sách thu hút để cán bộ giáo viên an tâm ở lại lâu dài phục vụ địa phương. - Kếthợp với nhà trường xây dựng các phong trào rèn luyện thể dục thể thao nhằm rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho đoàn viên và người lao động. Chương III CHẾ ĐỘ PHỐIKẾTHỢP Điều 7: Phốihợp tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn * hiệu trưởng: Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất ( nơi làm việc), thời gian, kinh phí, động viên để công đoàn có điều kiện hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch. * BCH công đoàn Cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, kế hoạch thông qua hiệu trưởng để cùng nhau xây dựng kế hoạch tránh sự chồng chéo. Mọi kế hoạch phải có sự thống nhất từ trước * Điều 8 Chế độ Hôi họp - Hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn mỗi học kỳ họp giao ban ít nhất 3 lần để thống nhất kế hoạch, nội dung thi đua ChươngIV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9: - Căn cứ vào các quy định tại quychế ban giám hiệu nhà trường, BCH công đoàn và các cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng nhà trường , chủ tịch công đoàn hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức cá nhân chấp hành và chịu sự lãnh đạo quản lý của chi bộ theo các nội dung của quychế này. - Quychế này là căn cứ để nhà trường và công đoàn phốikếthợp tổ chức các hoạt động chuyên môn, phong trào thi đua thể dục thể thao trong nhà trường - Quychế được thông qua tại hội nghị giao ban giữa BGH và BCH công đoàn trường THCS Nâm N’Đir ngày 25.tháng 10 năm 2010 T/M BGH T/M BCH CÔNG ĐOÀN Hiệu trưởng Chủ tịch Bạch Đức Như Thân Viết Vinh . NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3: Phối hợp quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường * Hiệu trường: Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, Phối hợp với. viên phù hợp với năng lực và nguyện vọng của CBCNV. Kết hợp với nhà trường theo dõi giam sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Kết hợp nhà