Kịch bản CUNG TÂM KẾ - Phiên bản VN

7 3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kịch bản CUNG TÂM KẾ - Phiên bản VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CUNG TÂM KẾ phiên bản Việt Nam có thể xảy ra vào đời nhà Lê sơ-giai đoạn này có phần tương xứng với hoàn cảnh Cung TÂm Kế phiên bản TVB Hong Kong, cụ thể như sau: Năm 1442, vua Lê Thái tông băng hà, triều đình chọn người kế vị. Bấy giờ trong hoàng cung nhà Lê có 3 vị ái phi rất được Lê Thái tông sủng ái, đó là: Dương Chiêu nghi-Dương Thị Bí, người đã sinh được cho Lê Thái tông một con trai là Lê Nghi Dân; Nguyễn Thục phi-Nguyễn Thị Anh, người khiến Lê Thái tông mê mẩn mà bỏ rơi Dương Chiêu Nghi, Nguyễn Thị Anh sinh hạ một con trai là Lê Bang Cơ; vị ái thiếp cuối cùng của nhà vua trẻ là Ngô Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao-Ngô Tiệp dư sinh hạ được một con trai nữa cho nhà vua là Lê Tư Thành. Năm xưa, trước khi vào cung, Nguyễn Thục Phi đã dan díu có thai với Lê Bang Sơn-một thường dân ở ngoài cung, vào cung làm phi cho nhà vua thì sinh hạ Lê Bang Cơ, do bà sinh non nên nhiều người nghi ngờ đây không phải là hoàng tử con vua. Nguyễn Thục phi rất đẹp, chính sắc đẹp của bà đã khiến Lê Thái tông rời xa Dương Chiêu nghi mà ông từng yêu thích để sủng ái bà, phế Dương Chiêu nghi làm Minh nghi và phế luôn ngôi vị Thái tử của Lê Nghi Dân-con trai Dương Chiêu Nghi và lập Bang Cơ làm Thái tử. Bấy giờ, trong một lần dạo chơi Ngự Hoa viên, Lê Thái tông gặp gỡ một tiểu mỹ nhân xinh đẹp là Ngô Thị Ngọc Dao (Ngọc Dao có chị là cung tần trong cung nên có dịp theo chị vào hậu cung chơi) liền lập Ngọc Dao làm Tiệp dư, sau đó Ngọc Dao sinh hạ cho nhà vua một tiểu Hoàng tử là Lê Tư Thành. Sợ địa vị mẹ con mình bị lung lay vì tiểu Tiệp dư xinh đẹp họ Ngô, Nguyễn Thục phi bày kế hãm hại, vu khống Ngô Tiệp dư và xin Lê Thái tông khép tội voi giày nhưng nhờ đại thần trong triều lúc bấy giờ là Nguyễn Trãi và vợ ông là Nguyễn Thị Lộ tìm cách xin tội hộ, đổi sang án giam. Ngô Tiệp dư hưởng ân sủng chỉ được hai năm thì bị giam ở chùa Huy Văn(nay là chùa Dục Khánh) trong kinh thành Thăng Long, con trai Tư Thành được Nguyễn Thục phi giao cho các cung nữ chăm sóc, không thường xuyên được gặp nhà vua. Chính vì Nguyễn Trãi xin tội cho Ngô Tiệp dư nên Nguyễn Thục phi hận ông thấu xương nên bà bày ra mưu kế hãm hại ông. Nhân nhà vua có chuyến đến thăm trại vải Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi và đàm đạo học vấn với Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Thục phi sai sát thủ mang Cẩm độc-một thứ độc lạ dạng hơi tẩm vào quần áo, giả dạng quân lính thị vệ, đến gần nhà vua khiến nhà vua hít phải quá nhiều độc tính bộc phát mà chết, tên sát thủ cũng nhận cái chết tương tự khiến thần không biết quỷ không hay, đường hoàng giá họa giết vua cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, một tay che trời khiến gia tộc Nguyễn Trãi bị tru di. Sau cái chết của Lê Thái tông, Lê Bang Cơ được lập làm vua nước Đại Việt, Nguyễn Thục phi trở thành Nguyễn Thái hậu-đường hoàng buông rèm nhiếp chính do vua còn nhỏ. Lại nói về Ngô Tiệp dư, bị giam ở chùa Huy Văn, chịu nhiều cực khổ nhưng nhờ các tăng ni trong chùa lương thiện nên cuộc sống cũng không khó khăn lắm. Trong một lần chùa bị cháy, Ngô Tiệp dư suýt mất mạng, may nhờ một người phụ nữ đền chùa cầu phúc nhìn thấy cứu giúp, Ngô Tiệp dư mới thoát nạn nhưng người phụ nữ không may chết trong biển lửa, để lại một đứa con gái mới ba tuổi. Ngô Tiệp dư nhận nuôi đứa bé như một nữ tỳ thân cận, sau đó bà còn nhặt được một bé gái bị bỏ rơi trước chùa, thế là bên cạnh Ngô Tiệp dư có hai đứa trẻ bầu bạn trong những ngày cơ cực. 4 năm sau cái chết của vua Lê Thái tông, địa vị của bà Nguyễn Thái hậu đã vững chắc, bà ta vẫn còn lo sợ 2 cái gai trong mắt là Dương Minh nghi ngày xưa và Ngô Tiệp Dư nên sai người soạn chiếu chỉ rước Ngô Tiệp dư về cung, bề ngoài là chọ mẹ con Tiệp dư đoàn tụ nhưng thực chất để khống chế dễ dàng. Ngô Tiệp dư về cung đoàn tụ với con trai Tư Thành, 2 đứa trẻ theo hầu bà cũng được bà rước vào cung làm cung tỳ hầu hạ con trai. 3 đứa nhóc rất thân nhau nhưng Tư Thành chỉ để ý Hồ Lan Tâm-con gái của thiếu phụ chết cháy ngày xưa trong khi Trần Kim Minh-đứa bé gái bị bỏ rơi trước cổng chùa lại yêu thầm Tư Thành. Suốt mười mấy năm bị giam lỏng trong hậu cung cùng con trai, Ngô Tiệp dư và Gia vương Lê Tư Thành luôn chịu sự hà hiếp của mẹ con Nguyễn Thái hậu. Từ những chuyện lặt vặt khi anh em Bang Cơ-Tư Thành xích mích với nhau trong quá trình cùng học tập ở trường Quốc Tử Giám cho đến các vấn đề trong hậu cung, mẹ con Ngô Tiệp dư luôn nhận phần thua thiệt về mình. Trong các dịp lễ hội trong hoàng cung như Tết Nguyên Đán hay các lễ thọ thần, Nguyễn Thái hậu đều tìm cách không cho Ngô Tiệp dư và Gia vương tới dự, tránh để cho họ tiếp xúc với các quần thần. Lúc này, bên cạnh mẹ con Ngô Tiệp dư có 2 cô cung tỳ Lan Tâm và Kim Minh luôn quan tâm và tìm cách giúp đỡ. Trong một lần tình cờ gặp gỡ Kim Minh, nhà vua Lê Bang Cơ bị sắc đẹp của Kim Minh mê hoặc và muốn lập cô làm Chiêu nghi nhưng Nguyễn Thái hậu một mực ngăn cản vì dù sao Kim Minh chỉ là một cung tỳ, không xứng với nhà vua. Để tránh đêm dài lắm mộng, Nguyễn Thái hậu đem gả Kim Minh cho Gia vương Lê Tư Thành. Lê Tư Thành rất đau lòng những vẫn phải vâng lời chấp nhận, đêm tân hôn Tư Thành uống say gọi tên Lan Tâm, lửa hận trong lòng Kim Minh bốc cao, từ đó cô oán hận người tỉ muội ngày xưa thân thiết của mình. Không như Nguyễn Thái hậu, Ngô Tiệp dư đối xử rất tốt với con dâu, lúc này Lan Tâm được phân công làm cung tỳ thân cận của Ngô Tiệp dư. Chỉ vài tháng sau hôn lễ của Tư Thành và Kim Minh, Lê Nghi Dân-con của Dương Minh nghi ngày xưa bị hại, tạo phản. Đang đêm lẻn vào hoàng cung, Lê Nghi Dân và bè đảng giết chết vua Lê Bang Cơ ở tẩm điện, tờ mờ sáng hôm sau lục tìm khắp hậu cung giết chết luôn Nguyễn Thái hậu. Lấy cớ tìm bằng chứng Lê Bang Cơ là nghiệt chủng do Nguyễn Thái hậu tư thông ngoài cung mà có, Nghi Dân đường hoàng ngồi lên ngai vàng nhà Lê. Nhiều vị đại thần như Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, .muốn lật đổ Nghi Dân đều bị hắn giết hại. Năm 1460, đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng nhiều người khác phát động chính biển, đóng cửa các cổng thành, điều khiển quân thị vệ giết các bề tôi của Lê Nghi Dân và phế Lê Nghi Dân làm Lệ Đức hầu và thắt cổ hắn chết. Sau đó, các cố mệnh đại thần đưa Gia vương Tư Thành lên ngai vàng, Ngô Tiệp dư được tôn làm Ngô Thái hậu, Kim Minh trở thành Trần Chiêu nghi, cùng Ngô Thái hậu trưởng quản hậu cung. Lúc này, Lan Tâm quen một anh thị vệ thân cận của Tư Thành là Trịnh Nghị và hai người phải lòng nhau. Trần Chiêu nghi trở thành Chiêu nghi nhưng không thỏa mãn còn tiếp tục muốn làm Hoàng hậu, cái gai trước mắt là người trong mộng của Tư Thành-Lan Tâm. Các đại thần muốn Tư Thành lập hậu, một đại thần tiến cử một tiểu thư nổi tiếng xinh đẹp thùy mị là Nguyễn Thị Hằng vào hậu cung. Tư Thành muốn lập Lan Tâm làm Quý phi nhưng trong một lần tình cờ ghé ngang Ngự hoa viên nhìn thấy Trịnh Nghị cầm tay Lan Tâm một cách thắm thiết, vị Hoàng đế trẻ bèn chôn chặt tấm chân tình trong lòng. Đêm đó, Tư Thành uống rất nhiều rượu, vô tình nhìn thấy Nguyễn Thị Hằng-lúc này là đáp ứng-chờ vua ân sủng, nhìn gà hóa cuốc ra Lan Tâm nên đã sủng ái cô. Sáng hôm sau, nhà vua phong Nguyễn thị làm Chiêu nghi. Trong cung có hai Chiêu nghi, đương nhiên xảy ra tranh chấp, Lan Tâm nhiều lần khuyên Kim Minh nhường nhịn nhưng Kim Minh muốn thi triển độc thủ với cả Lan Tâm và Nguyễn Chiêu nghi. Trong ngày lễ thọ thần (sinh nhật) của Ngô Thái hậu, Trần Chiêu nghi bày mưu sắp đặt làm vỡ bình hoa mừng của Thái hậu rồi giá họa cho Lan Tâm nhưng Thái hậu bỏ qua không truy cứu, chỉ cho Lan Tâm chịu phạt phải làm nữ phục dịch trong mười ngày. Nguyễn Chiêu nghi mang thai, Kim Minh sai người thả rắn ra trong lúc Nguyễn Chiêu nghi đang ngồi kiệu trên cao làm Chiêu nghi té ngã sảy thai. Nguyễn thị một mực cho là Kim Minh xảo trá, hại cô nhưng Kim Minh làm ra vẻ tội nghiệp khiến Nguyễn thị bị Tư Thành giam lỏng trong cung một tháng để sám hối, Lan Tâm biết chuyện tìm cách giúp đỡ khiến Kim Minh rất tức giận. Kim Minh biết chuyện tình của Lan Tâm và Trịnh Nghị bèn giả vờ cho mời một gánh hát vào cung, lợi dụng lúc mọi người nghe hát, Lan Tâm và Trịnh Nghi cùng nhau dạo Ngự Hoa viên. Thái hậu cảm thấy lạnh, Kim Minh bèn dẫn Thái hậu về cung bằng đường tắt băng qua Ngự hoa viên cốt để "bắt gian" Lan Tâm tư tình trong cung nhưng một tiểu thái giám có lòng tốt đã tìm cách báo cho họ. Năm đó, lụt lội lớn xảy ra ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá-đất tổ của nhà Lê, nhà vua Tư Thành sai Trịnh Nghị mang lương thực về cứu trợ, trên đường đi Trịnh Nghị gặp sơn tặc, quân lương bị mất hết, chàng đau lòng nhìn lên bầu trời nghĩ về Lan Tâm và tự sát vì nghĩa lớn với vua không thành. Lan Tâm hay tin rất đau buồn, nhà vua Tư Thành thường lui tới an ủi và dự định sắc lập nàng làm phi. Lan Tâm được Thái hậu khuyên bảo nên tiếp tục sống chấp nhận làm Hồ Huệ phi của Tư Thành nhưng xin Tư Thành một tháng tĩnh tâm suy nghĩ sau hôn lễ do vậy trong đêm động phòng, Tư Thành không hề đụng đến Lan Tâm. Thái hậu cùng hai cô con dâu là Huệ phi Lan Tâm và Chiêu nghi Kim Minh đến chùa Huy Văn-nơi ngày xưa bà nhận nuôi hai đứa trẻ, để cầu phúc. Kim Minh sai người mai phục, cốt giết cả đoàn tùy tùng của Thái hậu và Huệ phi rồi giả như bị sơn tặc mai phục. Âm mưu của Kim Minh thành công nhưng chỉ một nữa, Lan Tâm và Thái hậu lăn xuống dốc núi không chết, được một người ngày xưa là gia bộc của Nguyễn Trãi cứu giúp thuốc thang rồi liên lạc với đại thần Nguyễn Xí. Nguyễn Xí cho rước Thái hậu và Huệ phi Lan Tâm về phủ. Trong triều, các đại thần hối thúc Tư Thành lập hậu, đang quẫn trí vì cái chết của mẫu hậu và người trong mộng Lan Tâm, Tư Thành quyết định lập Kim Minh làm Hoàng hậu. Kim Minh vô tình đi ngang cung điện Nguyễn Chiêu nghi đang bị giam lỏng trong đó, Kim Minh gặp Nguyễn Chiêu nghi chì chiết đủ điều còn nhẫn tâm sai người đang đêm đốt cung điện của Nguyễn thị, Nguyễn thị may mắn được cung nữ giúp bắc thang trèo tường trốn thoát và chạy đến nhà của bạn thân của cha cô ngày xưa là Nguyễn Xí cầu cứu. Nguyễn Chiêu nghi gặp lại Thái hậu và Lan Tâm ở nhà Nguyễn Xí, ba người quyết định phải lật đổ Kim Minh. Trong ngày lập Kim Minh làm Hoàng hậu, đại lễ đang diễn ra thì trong tốp ca vũ đang múa mừng ngày vui thì xuất hiện một vũ công có gương mặt hệt như Lan Tâm múa những điệu nghê khúc say đắm lòng người, Kim Minh tưởng mình bị hoa mắt nhưng chưa kịp hồi tỉnh thì sau điệu vũ tuyệt đẹp, Thái hậu uy nghi bước ra đến bên nhà vua Tư Thành chỉ tội Kim Minh, Nguyễn Xí cũng hộ tống Lan Tâm và Nguyễn Chiêu nghi vào cung. Kim Minh bấn loạn cầm dao chạy đến đâm Lan Tâm nhưng hụt tay trúng vào một cung nữ, Kim Minh uy hiếp Lan Tâm bằng dao định đưa cô đến tẩm cung chết chung nhưng Lan Tâm cắn vào tay Kim Minh. Kim Minh thoát được tự trốn mình vào cung điện, đóng kín các cửa châm lửa tự thiêu, kết thúc cuộc sống của một con người ích kỷ và nhẫn tâm. Lan Tâm sau cái chết của Kim Minh thì từ chối Tư Thành, mong ước được rời cung và được Tư Thành chấp thuận. Lan Tâm đến chùa Huy Văn thờ phụng mẹ không lâu thì xuất gia làm ni, Tư Thành rất đau buồn nhưng anh cố gắng vượt qua nỗi đau cùng sự phò trợ của mẹ-Ngô Thái hậu, Tư Thành đã mở ra một trang sử vàng cho Đại Việt, Tư Thành chính là vua Lê Thánh tông vang danh một thuở. Lê Thánh tông xóa bỏ tội danh cho Nguyễn Trãi và lập Nguyễn Chiêu nghi Nguyễn Thị Hằng làm Hoàng hậu. 20 năm sau, một bức thư được một ni sư gửi đến cho Tư Thành trong dịp Tư Thành đến thăm chùa Huy Văn, bức thư viết rằng Lan Tâm đã qua đời và di ngôn của cô là mong thoát khỏi trần gian tục thế và mong Hoàng thượng đừng đau buồn, mong hoàng thượng xóa bỏ 3 cái tên Lan Tâm-Kim Minh-Trịnh Nghị ra khỏi sử sách vĩnh viễn, xem như họ chưa từng tồn tại trên cõi đời, câu cuối của bức thư là "Mong Hoàng thượng hãy là một vị minh quân". Hai dòng lệ lăn trên đôi mắt của vị hoàng đế và ngài đã hạ chiếu chỉ giống như di thư của Lan Tâm, một cuộc tranh quyền hậu cung vĩnh viễn không bao giờ được đời sau biết đến . rober . CUNG TÂM KẾ phiên bản Việt Nam có thể xảy ra vào đời nhà Lê sơ-giai đoạn này có phần tương xứng với hoàn cảnh Cung TÂm Kế phiên bản TVB Hong. tống Lan Tâm và Nguyễn Chiêu nghi vào cung. Kim Minh bấn loạn cầm dao chạy đến đâm Lan Tâm nhưng hụt tay trúng vào một cung nữ, Kim Minh uy hiếp Lan Tâm bằng

Ngày đăng: 08/11/2013, 01:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan