1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử lần 1 - Đại Học

5 489 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………… PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (44 câu, từ câu 1 đến câu 44) Câu 1: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl 3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ: A. a : b < 1 : 4 B. a : b = 1 : 4 C. a : b > 1 : 4 D. a : b = 1 : 5 Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG ? A. Fe phản ứng được với hơi nước tạo sản phẩm là sắt (III) oxit và khí hiđro. B. Al không phản ứng với nước, nhưng phản ứng được khi ở dạng hỗn hống. C. Trong các kim loại kiềm Li, Na, K và Rb thì Rb phản ứng với nước mãnh liệt nhất. D. Điều kiện thường, Be không tan trong nước, Mg tan chậm còn Ca tan dễ dàng. Câu 3:Trộn 100 ml dung dịch H 2 SO 4 0,12M với 300 ml dung dịch KOH có pH = 13. Thu được 400 ml dung dịch A. Trị số pH của dung dịch A gần với trị số nào nhất dưới đây ? A. 5,7 B. 12,2 C. 11,2 D. 12,8 Câu 4:Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng polietilen, sản phẩm cháy lần lượt cho di qua bình (1) đựng H 2 SO 4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng m gam, bình (2) thu được 100 gam kết tủa. Vậy m có giá trị là: A. 9 gam. B. 36 gam. C. 54 gam. D. 18 gam. Câu 5: A là một hợp chất hữu cơ chứa 4 nguyên tố C, H, O, N. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố C, H, N lần lượt là: 34,29%; 6,67%; 13,33%. CTPT của A cũng là công thức đơn giản của nó. CTPT của A là: A. C 9 H 19 N 3 O 6 B. C 6 H 5 NO 2 C. C 8 H 5 N 2 O 4 D. C 3 H 7 NO 3 Câu 6:Phản ứng điều chế amoniac từ nitơ và hiđro là một phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt N 2 + 3H 2 ⇄ 2NH 3 Để thu được nhiều NH 3 thì: A. Thực hiện ở áp suất thấp để khỏi bể bình phản ứng, nhưng thực hiện ở nhiệt độ cao, làm tăng nồng độ tác chất N 2 , H 2 . B. Thực hiện ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp, nhưng cần dùng chất xúc tác để làm nâng cao hiệu suất thu được nhiều NH 3 từ N 2 và H 2 . C. Thực hiện ở nhiệt độ cao, áp suất cao, tăng nồng độ N 2 , H 2 . D. Thực hiện ở áp suất cao, làm tăng nồng độ N 2 , H 2 . Câu 7:Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23): A. 4,2 gam. B. 6,3 gam. C. 6,5 gam. D. 5,8 gam. Câu 8:Khi cho từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch NaAlO 2 hay Na[Al(OH) 4 ] thì điều nào sau đây là ĐÚNG? A. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan một phần. B. xuất hiện kết tủa keo trắng. C. lúc đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hết. D. không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 9: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe 2 O 3 . Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là: A. 90,9%. B. 70%. C. 100%. D. 83,3%. Câu 10: Xét phản ứng (chưa được cân bằng): FeS 2 + HNO 3 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 SO 4 + NO + H 2 O . Tỉ lệ số mol FeS 2 và H 2 O trong phản ứng này bằng: A. 2 : 5 B. 1 : 4 C. 1 : 5 D. 1 : 2 Câu 11:Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là: A. 500 kg. B. 6000 kg. C. 5051 kg. D. 5031 kg. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . (Đề thi có 08 trang) ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi: HOÁ HỌC- KHỐI A, B (Thi thử lần thứ 1) Thời gian làm bài:90 phút Mã đề thi 028 Câu 12:Phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG ? A. Các nguyên tố mà nguyên tử có phân mức năng lượng cao nhất là 1s 2 ; 3s 1 ; 2p 2 đều là những nguyên tố kim loại. B. Các nguyên tử Na (Z = 11), Al (Z = 13) và Cl (Z = 17) có số electron độc thân trong nguyên tử là bằng nhau. C. Các nguyên tử O, S, Se và Te ở trạng thái cơ bản có 2 electron độc thân, còn khi bị kích thích có thể có 4 hoặc 6 electron độc thân. D. Các nguyên tử Mg (Z = 12), Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Câu 13: Hòa tan hết 2,96 gam hỗn hợp hai kim loại, thuộc phân nhóm chính nhóm II ở hai chu kỳ liên tiếp, trong dung dịch HCl, thu được 1,12 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại trên là (Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137): A. Be, Mg B. Ca, Sr C. Sr, Ba D. Mg, Ca Câu 14: Trong các dung dịch sau đây: KCl; KHCO 3 ; KHSO 4 ; KOH; KNO 3 ; CH 3 COOK; C 6 H 5 OK (kali phenolat); K 2 SO 4 ; KI; K 2 S; KBr; KF; CH 3 CH 2 OK; KAlO 2 ; KClO 4 , dung dịch nào có pH > 7? A. KOH; KHCO 3 ; CH 3 COOK; C 6 H 5 OK; K 2 S; CH 3 CH 2 OK; KAlO 2 ; KClO 4 . B. KOH; CH 3 COOK; C 6 H 5 OK; K 2 S; CH 3 CH 2 OK; KAlO 2 . C. KOH; KCl; KNO 3 ; K 2 SO 4 ; KI; KBr; KF; KClO 4 . D. KOH; KHCO 3 ; CH 3 COOK; C 6 H 5 OK; K 2 S; KF; CH 3 CH 2 OK; KAlO 2 Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam Na kim loại vào 100 mL dung dịch H 2 SO 4 0,5M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 200 mL dung dịch HCl 1M. Khối lượng m của Na bằng: A. 9,2 gam. B. 2,3 gam. C. 4,6 gam. D. 6,9 gam. Câu 16: A là một rượu. Một mol A tác dụng hết với natri kim loại thu được 0,5 mol H 2 . Sản phẩmcháy của 0,01 mol A cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. A cháy tạo số mol nước lớn hơn số mol CO 2 . A là(C = 12; H = 1; O = 16; Ba = 137): A. Rượu tert-butylic. B. C 4 H 7 OH. C. Rượu alylic. D. Etylenglicol. Câu 17: Hỗn hợp A gồm các khí Cl 2 , HCl và H 2 . Cho 250 ml hỗn hợp A (đtc) vào lượng dư dung dịch KI, có 1,27 gam I 2 tạo ra. Phần khí thoát ra khỏi dung dịch KI có thể tích 80 ml (đktc). Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là: A. 42,5%; 24,6%; 39,5%. B. 44,8%; 23,2%; 32,0%. C. 50% ; 28%; 22% D. 40%; 25%; 35%. Câu 18: Một người điều chế khí Clo bằng cách cho axit Clohiđric đậm đặc tác dụng với Mangan đioxit đun nóng. Nếu phản ứng hoàn toàn, khối lượng dung dịch HCl 36% cần dùng để điều chế được 2,5 gam khí Clo là bao nhiêu? A. 5,15 gam. B. 19,40 gam. C. 26,40 gam. D. 14,28 gam. Câu 19: Cho một lá đồng có khối lượng 10g vào 250g dung dịch AgNO 3 4%. Khi lấy lá đồng ra thì khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng lá đồng sau phản ứng là bao nhiêu? A. 21,52g. B. 5,38g. C. 11,76g. D. 10,76g. Câu 20: Hợp chất của X với hiđro có dạng XH 3 . Trong oxit (ứng với hóa trị cao nhất của X) có 25,93% khối lượng X, phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG với X? A. Oxit trong đó X có mức oxi hóa +4 kém bền, có xu hướng dime hóa. B. Mức oxi hóa cao nhất của X là +5, nhưng cộng hóa trị cao nhất là 4. C. Liên kết của X với Al là liên kết cộng hóa trị. D. Hiđro oxit trong đó X có mức oxi hóa +3 có chứa liên kết cộng hóa trị phối trí. Câu 21:Cho từ từ dung dịch NH 3 vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 thì: A. Lúc đầu thấy dung dịch đục là do có tạo Al(OH) 3 không tan, sau khi cho dung dịch NH 3 có dư, thì thấy dung dịch trong suốt, là do có sự tạo phức chất tan được trong dung dịch. B. Lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo và lượng kết tủa tăng dần. C. NH 3 là một bazơ rất yếu, nó không tác dụng được với dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . D. Lúc đầu thấy dung dịch đục, sau khi cho tiếp dung dịch NH 3 lượng dư vào thì thấy dung dịch trong, do Al(OH) 3 lưỡng tính, bị hòa tan trong dung dịch NH 3 dư. Câu 22: Hợp chất X là một α -aminoaxit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó đem cô cạn đã thu được 1,875g muối. Phân tử khối của X bằng bao nhiêu? A. 149 đvC. B. 147 đvC. C. 145 đvC. D. 189 đvC. Câu 23:Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2 SO 4 (loãng) bằng một thuốc thử là: A. Giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO 3 . Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG ? Trang 2/8-Mã đề thi 127 A. Chất béo tan tốt trong nước, cũng như trong dung dịch NaOH nóng. B. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các axit béo chưa no, tồn tại ở trạng thái rắn. C. Chất béo chứa chủ yếu axit béo chưa no có nhiệt độ nóng chảy cao hơn chất béo chứa chủ yếu axit béo no. D. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành bơ (magarin). Câu 25:Một axit hữu cơ no mạch hở có công thức thực nghiệm (C 3 H 5 O 2 ) n . Công thức phân tử của axit này là: A. C 18 H 30 O 12 . B. C 12 H 20 O 8 . C. C 3 H 5 O 2 . D. C 6 H 10 O 4 . Câu 26:Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 , đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho Na = 23, Ag = 108): A. HCHO. B. OHC-CHO. C. CH 3 CHO. D. CH 3 CH(OH)CHO. Câu 27 Chất sau đây có công thức tổng quát dạng nào sau đây: A. C n H 2n - 20 . B. C n H 2n - 16 . C. C n H 2n - 22 . D. C n H 2n - 18 . Câu 28: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO 2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây? A. Polipropilen. B. Poli (vinyl clorua) (PVC). C. Tinh bột. D. Polistiren (PS). Câu 29:Cho 30 gam axit axetic tác dụng với 92 gam ancol etylic có mặt H 2 SO 4 đặc, biết hiệu suất phản ứng là 60%. Khối lượng etyl axetat sinh ra là bao nhiêu? A. 26,4g. B. 27,4g. C. 30,5g. D. 28,4g. Câu 30:Phenol và anilin đều có thể tham gia phản ứng với chất nào dưới đây ? A. dung dịch CuSO 4 . B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Br 2 . D. dung dịch HCl. Câu 31:Để có thể khắc chữ và hình trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây? A. dung dịch HBr. B. dung dịch HI. C. dung dịch HCl. D. dung dịch HF. Câu 32:Dùng 100 tấn quặng Fe 3 O 4 để luyện gang (95% Fe), cho biết rằng lượng Fe 3 O 4 trong quặng là 80%, hiệu suất quá trình là 93%. Khối lượng gang thu được là: A. 60,9 tấn. B. 56,712 tấn. C. 56,2 tấn. D. 55,8 tấn. Câu 33:Thủy phân hoàn toàn 8,55 gam saccarozơ, sản phẩm sinh ra cho tác dụng với lượng dư đồng (II) hiđroxit trong dung dịch xút nóng. Khối lượng kết tủa đồng(I) oxit thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn bằng: A. 1,44 gam. B. 14,4 gam. C. 3,60 gam. D. 7,20 gam. Câu 34:Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là: A. protit có khối lượng phân tử lớn hơn. B. protit luôn chứa chức hiđroxyl. C. protit luôn chứa nitơ. D. protit luôn là chất hữu cơ no. Câu 35:Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO 3 , toàn bộ lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO 2 rồi chuyển hết thành HNO 3 . Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là giá trị nào dưới đây? A. 3,36 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 36:Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết quả nào sau đây không chính xác? A. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin. B. Nồng độ mol dung dịch HCl bằng 0,2 (M). C. Công thức của hai amin là CH 5 N và C 2 H 7 N. D. Số mol mỗi chất là 0,02 mol. Câu 37: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là : A. axit panmitic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit axetic. Câu 38: Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl, có 2,352 lít khí hiđro thoát ra (đktc) và thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Trị số của m là(Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cl = 35,5): A. 7,2575 gam. B. 10,985 gam. C. 12,405 gam. D. 11,195 gam. Câu 39: Cho dãy chuyển hóa: CH 3 CH 3 Trang 4/8-Mã đề thi 127 Nhận định về chất D và H nào dưới đây là đúng ? A. CH 3 COONa, CH 3 CHO. B. CH 4 , CH 3 CH 2 OH. C. CH≡CH, CH 3 COONa. D. CH 3 CH 2 OH, CH 2 = CH 2 . Câu 40: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau: A. Đều hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường, cho dung dịch màu xanh lam. B. Đều bị oxi hoá bơi phức bạc amoniac [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. C. Đều có trong biệt danh "huyết thanh ngọt". D. Đều lấy từ củ cải đường. Câu 41: 3,15 gam một hỗn hợp gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam Brom. Để trung hoà hoàn toàn 3,15 gam cũng hỗn hợp trên cần 90 ml dung dịch NaOH 0,5M. Thành phần % khối lượng từng axit trong hỗn hợp lần lượt là: A. 19,04% ; 45,72% và 35,24%. B. 45,71% ; 35,25% và 19,04%. C. 19,04% ; 35,24% và 45,72%. D. 25,00% ; 25,00% và 50,00%. Câu 42:Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO 2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho C =12, O = 16): A. HOCH 2 C 6 H 4 COOH. B. C 2 H 5 C 6 H 4 OH. C. HOC 6 H 4 CH 2 OH. D. C 6 H 4 (OH) 4 . Câu 43: Để xác nhận trong phân tử hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố H, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng P 2 O 5 . B. Đốt cháy thấy hơi nước thoát ra. C. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H 2 SO 4 đặc. D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua CuSO 4 khan màu trắng. Câu 44: Cho 18,4 gam 2,4,6 - trinitro phenol vào một chai bằng gang có thể tích không đổi 560 cm 3 (không có không khí). Đặt kíp nổ vào chai rồi cho nổ ở 1911 0 C. Tính áp suất trong bình tại nhiệt độ đó biết rằng sản phẩm nổ là hỗn hợp CO, CO 2 , N 2 , H 2 (trong đó tỷ lệ thể tích V CO : V 2 CO = 5: 1) và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%. A. 207,36 atm. B. 201 atm. C. 223,6 atm. D. 211,968 atm. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được chọn là 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II) Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (6 câu, từ câu 45 đến câu 50) Câu 45: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là (cho H = 1, C = 12, Br = 80): A. 2,2,3-trimetylpentan. B. isopentan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 3,3-đimetylhecxan. Câu 46: Phản ứng giữa Toluen với Kali pemanganat trong môi trường axit sunfuric xảy ra như sau: Hệ số cân bằng đứng trước các tác chất: chất oxi hóa, chất khử và axit lần lượt là: A. 6; 5; 8. B. 6; 5; 9. C. 5; 6; 9. D. 3; 5; 9. Câu 47: Để trung hòa 28,8 gam hỗn hợp gồm axit axetic, ancol n-propilic và p-cresol cần 150 mL dung dịch NaOH 2 M. Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp trên trong n-hexan rồi cho Na dư vào thì thu được 4,48 L khí hiđro (đktc). Lượng axit axetic trong hỗn hợp bằng: A. 0,1 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,2 mol. Câu 48: Hòa tan hết hỗn hợp chứa 10 gam CaCO 3 và 17,4 gam FeCO 3 bằng dung dịch HNO 3 loãng, nóng. Số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng bằng: A. 0,7 mol. B. 0,5 mol. C. 0,2 mol. D. 0,8 mol. Câu 49: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: CH 3 + KMnO 4 + H 2 SO 4 COOH + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O A. CH 2 =CH-CH=CH 2 , lưu huỳnh. B. CH 2 =C(CH 3 )-CH=CH 2 ,C 6 H 5 CH=CH 2 . C. CH 2 =CH-CH=CH 2 , CH 3 -CH=CH 2 . D. CH 2 =CH-CH=CH 2 , C 6 H 5 CH=CH 2 . Câu 50: Khử hoàn toàn 8,72 gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 và FeO bằng CO thì thu được m gam chất rắn Y và khí CO 2 . Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 bằng nước vôi trong dư thu được 6 gam kết tủa. Vậy khối lượng m bằng: A. 9,68 gam. B. 6,08 gam. C. 7,76 gam. D. 11,36 gam. Phần II. Theo chương trình phân ban (6 câu, từ câu 51 đến câu 56) Câu 51: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: A. Các hợp chất hữu cơ. B. Chất thải CO 2 . C. Chất thải CFC do con người gây ra. D. Sự thay đổi của khí hậu. Câu 52: Dấu hiệu nào sau đây không dùng để nhận ra khí NH 3 : A. Tạo khói trắng với khí HCl. B. Mùi khai, làm xanh giấy quỳ ẩm. C. Mùi khai, tác dụng với dung dịch CuSO 4 cho kết tủa xanh lam, rồi hoà tan kết tủa tạo dung dịch xanh thẫm khi NH 3 dư. D. Tan trong nước. Câu 53: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr 2 O 3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát raV lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52): A. 3,36. B. 7,84. C. 10,08. D. 4,48. Câu 54:Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ: A. cumen. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. xiclopropan. Câu 55:Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là (Cho H = 1; O = 16; K = 39) A. 5,5. B. 6,0. C. 7,2. D. 4,8. Câu 56:Oxi hoá 4,48 lít C 2 H 4 (ở đktc) bằng O 2 (xúc tác PdCl 2 , CuCl 2 ), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH 3 CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH 3 CH(CN)OH từ C 2 H 4 là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16): A. 50%. B. 70%. C. 60%. D. 80%. -------------------HẾT------------------- . = 12 , N = 14 , O = 16 ): A. 50%. B. 70%. C. 60%. D. 80%. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- HẾT -- - -- - -- - -- - -- - -- - - . . (Đề thi có 08 trang) ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2 011 Môn thi: HOÁ HỌC- KHỐI A, B (Thi thử lần thứ 1) Thời gian làm bài:90 phút Mã đề thi

Ngày đăng: 08/11/2013, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w