Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
92,4 KB
Nội dung
Họ và tên: Phạm Hoàng Phương Anh Lớp: 7B Trường THCS Thăng Long SƯU TẦM NHỮNG MẨU CHUYỆN VÀ BÀI HÁT VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI Tấm lòng chân thành từ những món quà nhỏ Lúc nào Bác cũng sống giản dị, chắt chiu từng đồng của nhân dân, của đất nước. Ngoài vài lần dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm chính thức nước ngoài, còn hầu hết các chuyến thăm và làm việc khác của Người, không bao giờ Bác dùng chuyên cơ. Bác chỉ đi máy bay dân hàng. Đi theo người cũng chỉ có vài ba người, anh Vũ Kỳ là thư ký của Bác kiêm luôn cần vụ. Trong va li của Bác chỉ có độc một bộ quần áo dạ, còn hàng ngày Bác vẫn mặc quần áo ka ki bạc mầu như chúng ta thường thấy. Thường thường, trong mỗi chuyến thăm, Bác chuẩn bị quà biếu lãnh đạo nước bạn là hoa quả trồng trong vườn Bác như cam, nhãn, bưởi. Tôi nhớ có lần trước khi rời nhà khách của bạn, Bác bảo tôi biếu các cô phục vụ những hộp thuốc lá Bác đã hút hết bằng bìa cứng rất đẹp để các cô đựng kim chỉ. Tôi buột miệng thưa với Bác, ở nước bạn thiếu gì hộp kim chỉ, Bác ôn tồn rằng, Bác cũng biết vậy nhưng đây là tấm lòng của Bác, giá trị của những hộp thuốc lá là ở chỗ đó. Điều đặc biệt trong những chuyến làm việc tại nước ngoài là quà của các địa phương nước sở tại biếu Bác nhưng khi rời sân bay biên giới, Bác nhờ chuyển lại cho lãnh đạo nước bạn chứ không mang về. Bác thường bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước mà ít khi lo cho mình. Khi ở nhà khách chúng tôi cứ thấy Bác tự giặt quần áo lót, khăn mùi xoa. Anh em đi cùng xin với Bác để họ giặt hoặc gửi lại phục vụ nhà khách nhưng Bác không chịu. Có một chuyện in dấu ấn trong tôi tới tận bây giờ. Ở nhà khách của bạn, tới bữa ăn họ bày la liệt đồ ăn, thức uống trên bàn. Vốn còn trẻ, ăn khỏe, tôi gắp hết món này đến món kia để ăn. Bác liền khẽ nhắc: “Cháu ăn món nào thì ăn hết món ấy, đừng để thừa cho người khác”. Từ đó tôi cứ chọn những món mình ưa thích, ăn hết rồi mới chuyển sang món khác. Trong những bữa tiệc đứng, không bao giờ Bác để cho nhân viên nhà khách phục vụ đồ nóng mà yêu cầu để trên mặt bàn, ai ăn tự ra lấy và khi ăn xong tự mang bát đĩa xuống bếp. Cách hành xử của Bác rất tự nhiên, thấy vậy, ngay các nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn cũng vui vẻ làm theo. NHỮNG MẪU CHUYỆN BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI 1. Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác. Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi: -Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây? - Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác. Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy: - Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý. Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn. 2. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau rất dữ. Đểổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu: -Các cháu thấy Bác gầy hay mập? Các cháu trả lời: -Bác gầy lắm ạ. Bác lại hỏi: -Vậy các cháu có muốn Bác gầy không? Các cháu đồng thanh trả lời: -Không ạ Bác nói tiếp: - Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi. Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ. 3. Bể cá vàng dành cho các cháu. Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày 2 một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá. Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi. 4. Hãy để các cháu được làm chủ Trong năm 1961, có 1 sự kiện đáng nhớ của các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cho 2000 cháu lần lượt đến vui chơi trong Phủ Chủ tịch. Bác dành phòng khách long trọng nhất trong Phủ Chủ tịch làm nơi cho các cháu triển lãm tranh ảnh của mình. Bác cho trang trí vườn hoa và mắc âm thanh tốt nhất cho các cháu ca hát, liên hoan văn nghệ. Các cháu đến Phủ Chủ tịch rất thích, được ca hát nhảy múa, nằm lăn ra bãi cỏ xanh mượt mát rượi. 5. Bác Hồ rất thương trẻ con Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại. Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to: -Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy. Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về. Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí: - Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao? 6. Quả táo Bác Hồ Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởnh thành phố Pari mở tiệc long trọng thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác. Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ. Bác Hồ với tấm lòng yêu thương thiếu nhi 3 (ĐCSVN)- Chúng ta đều biết rằng: Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Bác từng nói: Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi. Dù luôn bận bịu với những công việc quốc gia đại sự, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc cho các thế hệ mặng non của đất nước, bởi theo Bác, chính thế hệ măng non sẽ là những chủ nhân của đất nước sau này, như Bác từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ” . Ngay từ những ngày tháng hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa gian khổ nhất, Bác Hồ cũng đã có nhiều bài thơ viết về lòng yêu thương trẻ em Việt Nam. Vô cùng thương xót trước những hoàn cảnh đói rét, khổ cực của trẻ em nước nhà, trong bối cảnh nước mất nhà tan, phải chịu sự áp bức, bóc lột của bè lũ đế quốc, thực dân, Bác từng ao ước: Bao giờ đánh đuổi Nhật Tây Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng. Và rồi cái ngày mong đợi đó cũng đã đến. Cách mạng mùa thu tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ sự áp bức, bóc lột của bè lũ phong kiến, thực dân. Đất nước ta đã được độc lập. Mùa thu năm đó, trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày tết trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. Bác chúc trẻ em cả nước ăn một cái tết trung thu độc lập đầu tiên thật vui vẻ, phấn khởi. Phần tiếp theo của bức thư thật cảm động, khi Bác nói nên nỗi lòng của mình đối với thiếu nhi, bằng lời lẽ rất giản dị “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Trong báo “Cứu quốc” số 49 (ngày 22-9-1945) Bác gửi gắm muôn vàn tình yêu thương đối với thiếu nhi trong bài viết: “trẻ em Việt Nam sung sướng. Việt Nam độc lập muôn năm”. Tiếp theo đó, ngày 1-10-1945, tờ báo “Thiếu sinh” - tờ báo đầu tiên viết về chủ đề trẻ em ra số đầu tiên theo sự chỉ đạo của Bác, Bác nhắn nhủ: “Báo trẻ em đã ra đời. Báo này là của trẻ em, vậy các em nên giúp báo phát triển, các em gửi tin tức, tranh vẽ và bài viết cho báo. Người lớn thì nên đọc cho trẻ em chưa biết chữ nghe. Tất cả mọi người nên làm cho tờ báo ngày càng phát triển hơn”. Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng. đối với bạn bầu phải yêu mến”. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. Luôn theo sát từng bước trưởng thành, chú ý đến vai trò của thiếu nhi, Bác phát biểu trước Hội nghị Văn hoá toàn quốc tại Hà Nội ngày 24-11-1946: “Hãy chú ý đặc biệt đến thiếu nhi, thiếu niên nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều về văn hoá, cứ xem mỗi khi có công việc thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình” Bác lấy luôn ví dụ: “Như khi cần tuyên truyền về đời sống mới, cần chống nạn mù chữ, các em đã có những vở diễn ngắn, vui mà khéo biết bao”. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, Bác thường theo dõi sát sao, viết thư khen ngợi, động viên những tấm gương người tốt việc tốt, gương chiến đấu dũng cảm của thiếu nhi trong kháng chiến. Bác viết thư khen ngợi cháu gái Nguyễn Thị Lương, xã 4 Minh Quang, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây, bởi vì: “Cháu đã chịu khó đi mót lúa, bán lấy tiền giúp bộ đội, thế là yêu nước” (Báo Cứu quốc số 1892, ngày 27-8-1951). Bác viết thơ khen ngợi và động viên các cháu thiếu nhi, làm liên lạc trong chiến khu II, đã có công trong chiến đấu. Trường hợp cháu Phạm Đỗ Hải, Bác viết thành một bài thơ: “Bác được tin rằng, Cháu làm liên lạc, Bị giặc bắt được, Lại trốn thoát ngay, Mang hai lính Tây, Theo về bộ đội. Thế là cháu giỏi, Biết cách tuyên truyền, Bác gửi thư khen, Khuyên cháu gắng sức”. Đối với trường hợp cháu thứ hai là Lê Văn Thức, Bác cũng viết thành một bài thơ khen ngợi tấm gương dũng cảm của Thức, với những câu thơ sau: “Cháu có can đảm, Giơ súng doạ Tây, Bắt nó hàng ngày, Lấy được súng nó .”. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang hồi ác liệt nhất, bác vẫn nhớ thương canh cánh bên lòng các cháu thiếu nhi. Mỗi khi trung thu tới, bác vẫn dành cho các cháu những lời lẽ yêu thương nhất. Tết Trung Thu năm 1951, Bác viết gửi các cháu một bài thơ với những lời lẽ thật cảm dộng: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng, Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương” Tết trung thu năm 1952 tiếp theo, Bác Hồ lại viết thư gửi tới tất cả các cháu thiếu nhi trong và ngoài nước. Cuối thư Bác làm thơ, một bài thơ mà tất cả chúng ta đều không thể nào quên: “Ai yêu các nhi đồng, Bằng Bác Hồ Chí Minh, Tính các cháu ngoan ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh. Mong các cháu cố gắng, Thi đua học và hành, Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình, Các cháu hãy xứng đáng, Cháu Bác Hồ Chí Minh”. Tết trung thu năm 1953, vui sướng về những chiến thắng vang dội của quân dân cả nước trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của trẻ em, bác lại làm thơ: “Chín tết trung thu, Tám năm kháng chiến, Các cháu khôn lớn, Bác rất vui lòng, Thu này Bác gửi thư chung, Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa, Thu này hơn những thu qua, Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần” .Và Bác kết luận: “Các cháu vui thay, Bác cũng vui thay, Thu sau so với thu này vui hơn”. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra cho dân tộc Việt Nam một trang sử mới. Nhưng đất nước vẫn bị chia cắt hai miền. Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam càng cồn cào trong tấm lòng của Bác Hồ. Bác ao ước: “Đến ngày Nam bắc một nhà Các cháu xúm xít thì ta vui lòng.” “Bắc Nam sẽ xum họp một nhà Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung Nhớ thương các cháu vô cùng Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi” (Gửi các cháu miền Nam, 1965) Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng .” Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn 5 luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Bác từng mong đợi. Đào Lan (ST & BS) Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn. Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻ thù là: “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn Khiến ta mất nước nhà tan Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”. Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động: "Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh: “Nhi đồng cứu quốc hội ta Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh 6 Ấy là bộ phận Việt Minh Dân mình khắc cứu dân mình mới xong" Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”… Sự quan tâm của Bác đối với trẻ em gắn chặt với những trăn trở về tương lai của dân tộc, của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ, vị Chủ tịch nước trong bộn bề công việc vẫn không quên "những người tiểu quốc dân của một nước độc lập". Tết Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập, các em thoát kiếp "bầy nô lệ trẻ con". Một mùa thu, Bác gửi cho các em lời yêu thương tha thiết: "Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung." Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh. Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví "như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng: “… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các cháu…” Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết: 7 “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Tình thương yêu trẻ luôn thường trực trong Bác. Xúc động biết bao khi đọc bài viết của Bác trước lúc từ biệt thế giới này để gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ . Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Là một nhà giáo dục vĩ đại, Bác Hồ coi trọng việc giáo dục thế hệ trẻ không chỉ ở nội dung mà cả phương pháp dạy học và giáo dục. Nói chuyện với lớp cán bộ đào tạo mẫu giáo, Bác nhắc nhở: “ .làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trông cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này cháu trở thành người tốt”. “Trong lúc học cẩn phải làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học ." Về nội dung giáo dục ở các cấp học, Bác nhắc nhở nhiều lần: “Cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục; Dạy cho các cháu đạo đức cách mạng, biết yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu khoa học, yêu lao động và người lao động, thật thà,dũng cảm, sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ Quốc”. Những điều Bác dạy về nhi đồng, về việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ toát lên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Bác đặc biệt nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: “Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Và Bác đã dạy rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác “Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Năm 1991, Quốc hội đã thông qua “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Ngày 30-5-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ra Chỉ thị số 38CT/TW “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Ngày 30-7-1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra thông tri “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Và, ngày 28/6/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW "Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" . Đây là một sự nghiệp lớn lao và hệ trọng, nó đòi hỏi “các Đảng ủy, Ủy ban thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, ngành Giáo dục và các ngành, các đoàn thể 8 phải có kế hoạch thật cụ thể chăm sóc các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách, đôn đốc việc này cho có kết quả tốt…”. Tình yêu thương vô hạn của Bác để lại cho nhi đồng Việt Nam của những ngày đã qua, bây giờ và mãi về sau niềm tự hào mãnh liệt, lòng thành kính cao vời và niềm kiêu hãnh biết bao khi được hát về Người: "Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh" và “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn chúng em nhi đồng Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu nhi Việt Nam” . Nguồn TCTG Bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng Sự chăm sóc ân cần của Bác đối với thiếu nhi, nhất là với các cháu thiếu nhi nghèo khổ trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám đã thấm vào tâm hồn mỗi người Việt Nam, vào tâm hồn nhạc sĩ Phong Nhã. Tất cả những điều đó chính là khởi nguồn ra đời một sáng tác bất hủ, thể hiện tình cảm sâu nặng của thiếu nhi Việt Nam đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam. Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh. Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài. Bác chúng em nước da nâu vì sương gió. Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà. Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời. Hồ Chí Minh kính yêu Bác đã bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi. Bác nay tuy đã già rồi, Già rồi nhưng vẫn vui tươi. Ngày ngày chúng cháu ước mơ, Mong sao Bác sống muôn đời để dẫn dắt nhi đồng thành người và kiến thiết nước nhà bằng Người. Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời. Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em ước sao Bác Hồ Chí Minh sống muôn đời. Sáng tác: Nhạc sỹ Phong Nhã Bác Hồ - Người cho em tất cả 9 Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh. Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh. Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá Đồng ruộng cho bông lúa chim tặng lời reo ca. Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha. Cùng em vượt đường xa sôi là chiếc khăn quàng thắm tươi. Cho em tất cả người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ. Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ Nhạc: Triều Dâng Thơ: Tạ Hữu Yên Trình bày: Cao Minh Từ biển khơi tới miền rừng núi cao, cờ Đoàn ta mang ảnh Bác với tên người vĩ đại Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời. Tình Người ấm trong tim ta trên đường tranh đấu. Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong. Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại đồng lúa trĩu bông quê ta nhà máy khói ngút trời. Cả tổ quốc trong tương lai ánh điện tỏa sáng. Là công sức ta xây nên đất trời tổ quốc thêm xanh tươi thỏa lòng mong ước của Bác Hồ Đêm ngày hằng mong. Bác Hồ Một Tình Yêu Bao La Sáng tác: Thuận Yến Thể hiện: Thanh Lam Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương. Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương. Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương. 10 [...]... nhân loại Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam Bác đem ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh, Bác đem mùa xuân về mang hoa đẹp cho đời Bác như bài dân ca ru em bé vào đời, Bác như vì sao sáng sáng giữa trời bao la, như cánh chim không mỏi bay khắp trời quê hương, xin khắc sâu ơn Người trong tâm hồn Việt Nam 11 . muốn Bác gầy không? Các cháu đồng thanh trả lời: -Không ạ Bác nói tiếp: - Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi. Sau. thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. Luôn theo sát từng bước trưởng thành, chú