NhữngđiềuítbiếtvềODAODA (Official Development Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức) thường được biết đến hầu như qua những con số mà thôi. Trong các nguồn ODA đó, ODA Nhật thường được biết đến như là nguồn nhiều tiền nhất và chủ yếu qua hình ảnh Cơ quan Hợp tác quốc tế của Nhật (JICA). Trong khi đó còn có những nhân vật khác với những góc nhìn khác, đánh giá khác, qua những thời kỳ khác. Lịch sử viện trợ và cho vay của Nhật bắt đầu từ năm 1954, tức chỉ chín năm sau khi thất trận, đất nước tan nát, nhưng “thân bại mà danh không liệt”. Đó là ngày Nhật bắt đầu tham gia chương trình Colombo, vốn là một chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật dành cho các nước thuộc khối Thịnh vượng chung của Anh. Chính do có Nhật tham gia mà chương trình này được mở rộng cho các nước châu Á khác. Cái mốc 1954 đó của Nhật chính là bằng chứng của một tầm nhìn phát triển quốc gia và ý chí độc lập dân tộc, từ chỗ bại trận phải ngửa tay tạm nhận của bố thí của quân đội Mỹ chiếm đóng đã sớm thoát ra khỏi ách lệ thuộc, lấy lại độc lập với hòa ước San Francisco 1951 và sau đó mưu tìm lại vị trí cường quốc đã mất do chiến tranh. Ký hòa ước xong là thực thi nghĩa vụ bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên, ngay trong khi lo bồi thường thiên hạ, Nhật mở ngay một tầm nhìn thế giới mới, bắt đầu chương trình cho vay bằng đồng yen từ năm 1958 với thân chủ đầu tiên là Ấn Độ (1). Tất nhiên mục đích của đền bù, viện trợ, cho vay này, theo Bộ Ngoại giao Nhật, là nhằm “thúc đẩy quan hệ hữu nghị (của Nhật) với các nước châu Á”. Đến năm 1970, Nhật tham gia chương trình của Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các nước phát triển (OECD) dành 0,7% GDP cho viện trợ ODA. Đến năm 1978, ODA của Nhật trải rộng khắp châu Á - Thái Bình Dương sang tận Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ . Indonesia: nợ từ 30% lên 128% GDP chỉ sau 6 năm Tại châu Á, ODA Nhật dành cho Indonesia từng được Bộ Ngoại giao Nhật lấy làm tiêu biểu. Năm 1994, bộ này còn sơ kết: “Cung cấp vốn vay xây dựng các nhà máy điện có công suất chiếm 15% tổng sản lượng điện, xây dựng và tân trang 12% tuyến đường sắt, 15% tuyến đường cao tốc thu phí, 60% cáp thông tin thủ đô Jakarta, xây dựng 54% hệ thống lọc nước ở thủ đô này .”. Các thí dụ này chứng minh ODA Nhật đã đạt mục đích là viện trợ nhằm giúp các nước cất cánh về kinh tế (2). Bất thình lình ba năm sau báo cáo trên, khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ, bắt đầu từ Thái Lan. Indonesia không thoát khỏi. Ba năm sau nữa, tức năm 2000, Indonesia trở thành con nợ hấp hối phải được cấp cứu đặc biệt qua một hội nghị tham vấn với các nhà tài trợ riêng dành cho Indonesia tổ chức tại thủ đô Nhật. Bản thông tin nền cho hội nghị này (3) cho biết: “Việc hoãn nợ cho Indonesia chỉ là một giải pháp ngắn hạn chứ không giải quyết được vấn nạn nợ trung hạn và dài hạn. Có thu thêm ngân sách 10.000 tỉ rupiah chăng nữa từ giá dầu tăng cũng chẳng giúp gì được khi Indonesia chưa giảm bớt được gánh nợ. Trước năm 1996, nợ của nước này là 30% GDP, nay lên đến 128% GDP”. Làm thế nào mà năm 1993, theo Bộ Ngoại giao Nhật, Indonesia còn là con nợ bầu bĩnh ăn no chóng lớn thì chỉ sáu năm sau đã đến chỗ khánh tận, nợ đến 128% GDP? Jeffery Winters (4), một chuyên viên về Indonesia của Mỹ, than trời: “Từ Thế chiến thứ 2 đến giờ, chưa thấy nước nào lại sa cơ thất thế vì nợ chỉ trong vòng hai năm rưỡi như thế!”. Chẳng qua Indonesia vay nước ngoài bổ sung để chi ngân sách thường dùng, để cứu Ngân hàng Trung ương (vay thêm 10 tỉ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế), để cứu các công ty nhà nước (vay thêm 9 tỉ USD) . Indonesia nợ ai? Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất với khoảng 26,6 tỉ USD, sau đó là Ngân hàng Thế giới với khoảng 12,3 tỉ USD. Phần lớn nợ của chính phủ có lãi suất bình quân 5%. Nợ tăng do chính phủ nước này còn hối hả vay bằng cách phát hành trái phiếu trị giá đến 80 tỉ USD, phần lớn để cung cấp vốn cứu lĩnh vực ngân hàng. Đồng rupiah càng bị tuột xích tỉ giá càng phát hành trái phiếu. Nợ ngoài, nợ trong, từ 30% lên 128% GDP cũng đáng! Thế các nước tài trợ không cứu sao? Khi các nước tài trợ chính là các nước chủ nợ, thì cứu chỉ có nghĩa là duy trì cho con nợ sống sót để “vặt lông”. Năm 1998, các nước chủ nợ tha chết, cho gia hạn 4,6 tỉ USD nợ hết hạn vào khoảng từ tháng 8-1998 đến tháng 3-2000. Đến tháng 4-2000, lại hoãn một gói nợ 5,8 tỉ USD khác lẽ ra đáo hạn vào năm 2000-2001. Indonesia chết vì lúc trước những viên chức đi vay quên nhớ nợ thì ngày càng tăng do lãi lũy tiến: nợ nước ngoài phải trả năm 2000 chỉ 3,7 tỉ USD, năm 2001 là 5,4 tỉ, năm 2002 chỉ 7,6 tỉ USD nhưng Indonesia chết vì đã ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp và nợ nhiều (Severely Indebted Low Income Country - SILLC), được khoác cho cái áo giấy “nước trung lưu” đi vay với lãi suất thị trường. Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Cụ thể năm 1993, số người nghèo ở Indonesia chỉ khoảng 22,5 triệu người. Năm năm sau, tức năm 1998, khi cả nước vỡ nợ, con số này lên đến 40 triệu người. ODA Nhật được người Nhật đánh giá ra sao? Giáo sư Marie Söderberg của Trường kinh tế Stockholm không phải là người duy nhất nhận xét “phần chính viện trợ là hướng đến châu Á” và nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng, cảng, đường sá . Thế nhưng “chọn lọc” đó không phải là “chọn lựa” của công chúng Nhật. Báo cáo năm ngoái của Trung tâm Hợp tác phát triển của các tổ chức phi chính phủ Nhật (JANIC) cho biết: “Nhiều thăm dò dư luận Nhật cho thấy 59% công chúng cảm thấy nên hỗ trợ các nước trong lĩnh vực y tế và sức khỏe, 52% cho rằng nên hỗ trợ giảm nghèo, chỉ 27,9% cho cơ sở hạ tầng. Các kết quả này nhắc nhở công chúng Nhật không thích hậu thuẫn các chính sách ODA mà ưu tiên nhắm vào lợi ích thương mại của các công ty của Nhật. Mặc Chính phủ Nhật có cất công thanh minh, công chúng vẫn không hoàn toàn ủng hộ chính sách và cách viện trợ đó” (5). Cũng không hiếm các nhà nghiên cứu người Nhật, như Hidefumi Kasuga của Đại học Kansai và Yuichi Morita của Đại học Nagoya, quan tâm vấn đề “ODA của Nhật được nhà nước nước vay quản lý, đầu tư công cộng, hiệu quả đến đâu?” (6). Thật ra, đó là những vấn đề cơ bản đặt ra cho mọi đồng vốn cho vay hoặc vay được để có thể trân trọng từng đồng vốn đó. Một khi nhà nước quản lý tốt, đầu tư đúng cho các nhu cầu công cộng đích thực, hiệu quả đồng vốn vay mới có và có thực. Khi đó, đất nước vay nợ mới có thể, theo các tác giả, “từ chỗ tùy thuộc vào vốn tài trợ đến chỗ thôi tùy thuộc”. Đây chính là một quy tắc chung không chỉ cho mọi quốc gia mà cả cho mọi cá nhân. (1), (2) MOFA: 1. History of Official Development Assistance, www.mofa.go.jp/POLICY/oda/summary/1994/1.html (3) NFID Background Paper, Response to the CGI Meeting, October 17-18-2000 in Tokyo, Japan (4) Jeffrey A. Winters, Criminal Debt in the Indonesian Context (5) JANIC: Position Statement of JANIC (Final) 9th Oct. 2009 (6) Aid Effectiveness, Governance and Public Investment . Những điều ít biết về ODA ODA (Official Development Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức) thường được biết đến hầu như qua những con số. được biết đến hầu như qua những con số mà thôi. Trong các nguồn ODA đó, ODA Nhật thường được biết đến như là nguồn nhiều tiền nhất và chủ yếu qua hình ảnh