Luận án tiến sỹ - Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

201 11 0
Luận án tiến sỹ -  Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Vĩnh Phúc đang chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Phát triển các KCN là một chủ trương lớn và quan trọng của tỉnh trong những năm qua. Từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997, sựphát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đã luôn biến động cùng chiều với giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu kinh tế, số thu ngân sách, năng lực cạnh tranh… của Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của các KCN Vĩnh Phúc đang đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt là: Thứ nhất, các KCN hiện đang tập trung quá mức ở các trung tâm kinh tế (các đô thị), nằm cạnh hoặc rất gần các trục đường quốc lộ thuận tiện cho việc cung cấp vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chưa vươn tới được những địa phương có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển khác. Thứ hai, trong chiến lược trước đây về thu hút đầu tư vào các KCN, địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm khiến quá trình thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng và tính bền vững chưa được đảm bảo vững chắc. Thứ ba, doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, việc mở rộng quy mô còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng của địa phương cũng như của chính các nhà đầu tư. Thứ tư, chất thải từ quá trình sản xuất trong các KCN của tỉnh chưa được xử lý triệt để khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây có xu hướng gia tăng. Vấn đề này đã được nói tới từ nhiều năm nay ở nhiều cấp độ nhưng vẫn chưa có các giải pháp khắc phục một cách có hiệu quả và lâu dài. Trong bối cảnh trên, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo và nâng cao tính bền vững trong phát triển các KCN, từ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN thực thi tốt hơn chủ trương của tỉnh cũng như của Nhà nước. Về mặt tài chính, Tỉnh đã vận dụng các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách thuế và phí, đồng thời sử dụng những khoản chi khả dĩ đề đầu tư hỗ trợ các KCN hoặc hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư vào KCN. Vấn đề đặt ra là mặc dù những biện pháp này đã được quan tâm nhưng chưa đem lại tác động như mong muốn. Từ kinh nghiệm của các địa phương khác ở trong và ngoài nước, từ phân tích các trường hợp cụ thể và đánh giá tác động của các biện pháp đã tiến hành, có thể rút ra kết luận rằng cần có một hệ thống đồng bộ các chính sách & giải pháp phù hợp hơn, trong đó hệ thống các giải pháp và chính sách về tài chính được coi là nhân tố quan trọng để đạt mục tiêu. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nói trên, “Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” đã được chọn làm đề tài cho luận án tiến sỹ này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 2.1. Những kết quả nghiên cứu ở trong nước Xây dựng và phát triển các KCN được nhiều quốc gia cũng như nhiều nhà nghiên cứu coi là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa. Bên cạnh việc phát triển nhanh, khai thác có hiệu quả các KCN, vấn đề phát triển bền vững và phát triển bền vững các KCN đã được các quốc gia phát triển quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Hầu hết các quốc gia phát triển, thực hiện công nghiệp hóa sớm hiện đều có chiến lược phát triển các KCN, trong đó sự phát triển bền vững của chúng được coi là một yêu cầu mang tính bắt buộc thậm chí được thể chế hóa dưới các văn bản luật. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển và phát triển bền vững các KCN đã được quan tâm trong một khoảng thời gian dài và đã được đề cập trong nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu về các KCN ở Việt Nam, một số đã được xuất bản thành các ấn phẩm, được lưu hành rộng rãi. Về KCN và các vấn đề trực tiếp liên quan tới các KCN, trong đó có việc phát triển bền vững các KCN, đã có khá nhiều ấn phẩm được công bố ở Việt Nam, đặc biệt là: - Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH [78]. - Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt Nam [56]. - Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng [38]. - Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá [44]. - Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020 [89]. - Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam [54]. - Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam- Học hỏi và sáng tạo [92]. - Công nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới [66]. - Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam [94]. Các tài liệu, ấn phẩm trên được xuất bản đều tập trung vào vấn đề phát triển ngành công nghiệp, các KCN ở nhiều góc độ khác nhau như vai trò của KCN đối với quá trình CNH, HĐH đất nước, tác động của chúng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội, ... Bên cạnh đó, các công trình khoa học này cũng đã đề xuất những giải pháp, kiến nghị để phát triển các KCN như nghiên cứu kinh nghiệm, tổ chức quy hoạch, chiến lược phát triển, tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên, trong các công trình này chưa có công trình nào là chuyên khảo đề cập sâu đến các vấn đề tài chính và nhìn nhận chúng như những giải pháp mang tính động lực phát triển bền vững các KCN. Bên cạnh những công trình nghiên cứu có hệ thống được xuất bản thành những ấn phẩm trên, nhiều kết quả nghiên cứu khác được trình bày tóm tắt dưới dạng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành hoặc báo cáo tại các hội thảo quốc gia và quốc tế. Một số công trình như vậy gồm: 1. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Bắc được công bố dưới tiêu đề “Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp địa phương”, tập trung phân tích một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của công nghiệp địa phương nói chung, không đề cập đến KCN hay phát triển bền vững KCN [2]. 2. “Mô hình kết hợp KCN- khu đô thị, những ưu điểm và giải pháp phát triển” của Nguyễn Xuân Điền phân tích những ưu điểm nổi bật của mô hình kết hợp này qua các dẫn chứng cụ thể nhằm nêu hàm ý là thiết kế xây dựng theo mô hình này để đảm bảo cho phát triển bền vững của các KCN. Tuy vậy, khi đề xuất các giải pháp phát triển tác giả tập trung vào các giải pháp kinh tế- kỹ thuật nói chung, chưa phân tích sâu những tác động của các giải pháp hay các công cụ tài chính của các chủ thể liên quan đã được sử dụng như thế nào để phát triển các KCN theo hướng bền vững [35]. 3. Trong “Đáp ứng dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp tại các KCN ở đồng bằng sông Hồng”, Nguyễn Xuân Điền đã đánh giá nhu cầu và thực trạng cung cấp các dịch vụ tài chính ở các KCN dưới góc độ các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong KCN. Mức độ đầy đủ và khả năng cung cấp các dịch vụ là mấu chốt của bài viết; các cơ chế và chính sách, giải pháp tài chính không được đề cập và phân tích trong bài viết này [36]. 4. “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các KCN ở một số quốc gia” là một nghiên cứu khác của Nguyễn Xuân Điền xoay quanh chủ đề phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN. Tác giả đã phân tích chính sách đầu tư, phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cho các KCN ở một số quốc gia nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong các nội dung được phân tích, đánh giá, các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước cũng đã được chỉ ra nhưng không phải trọng tâm của vấn đề được tác giả đề cập [34]. Những bài viết đăng tải trên các tạp chí đều tập trung vào các vấn đề xung quanh việc phát triển và phát triển bền vững các KCN. Những ý kiến đề xuất khá sát thực, giải pháp tương đối toàn diện nhưng chỉ dừng ở góc độ tổng quát, mặc dù vậy, chưa có bài viết nào phân tích, đánh giá về việc sử dụng các công cụ và giải pháp tài chính để phát triển bền vững các KCN. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã tổ chức nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới các KCN. Gần đây, một số đề tài đã được triển khai là: 1. Đề tài “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” do Võ Thanh Thu được thực hiện khá sớm (2005), đã đánh giá thực trạng phát triển các KCN từ khi chính sách này mới ra đời và những giải pháp đã thực hiện để triển khai chủ trương này [74]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích những bất cập trong việc phát huy tiềm năng và tác động tích cực của các KCN, những bất cập trong thực hiện chính sách phát triển KCN của Nhà nước và đề xuất nhiều giải pháp về tổ chức và pháp lý để khắc phục. 2. Đề tài “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam” do Lê Thế Giới chủ trì [39]. Nghiên cứu này không được thực hiện riêng cho một vùng hoặc một địa phương cụ thể nào, mà tập trung vào việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu cho phép phân tích và đánh giá tính bền vững trong phát triển các KCN. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một bộ tiêu chí có thể được áp dụng để đánh giá sự phát triển bền vững của các KCN ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Đề tài “Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX” do Lê Xuân Bá chủ trì [1]. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các KCN, KCX, từ đó đề xuất khung chính sách và các cơ chế có liên quan để thúc đẩy đầu tư vào các KCN, KCX. Trong đó, cơ chế sử dụng đòn bẩy tài chính đã được đề cập một cách tổng quát và tập trung vào một ví dụ cụ thể là nhà ở cho công nhân KCN. Các đề xuất của nghiên cứu là xã hội hóa đầu tư nhà ở cho công nhân theo xu hướng giảm phần đầu tư của nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư từ các nguồn khác. 4.Trần Ngọc Hưng và cộng sự đã “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới” [49]. Đề tài này nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ việc xây dựng trung tâm xử lý nước thải tại các KCN, KCX. Đối tượng nghiên cứu là một hạng mục bắt buộc phải có trong các KCN, một hạng mục có tác động trực tiếp và rõ nét đối với sự bền vững của các KCN. Trong các hỗ trợ được nhóm nghiên cứu đề xuất, có những giải pháp tài chính. Những giải pháp tài chính đối với các hạng mục đầu tư khác của KCN chưa được đề cập đến trong đề tài này. 5. “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia” do Lê Du Phong chủ trì đã nghiên cứu sự phát triển KCN như một biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Việt Nam [65]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích khá sâu thực trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN và tác động của quá trình này đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, từ đó, đưa ra nhiều biện pháp phát triển KCN với những tác động bất lợi tối thiểu từ việc thu hồi đất tới sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn cũng như với đời sống và sinh kế của nông dân. 6. “Giải pháp tài chính của Nhà nước để phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” do Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Xuân Điền chủ trì được triển khai để tìm kiếm những giải pháp tài chính tức thời phục vụ mục tiêu phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh Phúc [23]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của các KCN ở Vĩnh Phúc, đánh giá một số giải pháp tài chính mà các cơ quan quản lý nhà nước địa phương đã triển khai để thúc đẩy sự phát triển các KCN ở địa phương và tính bền vững của các KCN này. Những giải pháp tài chính của các chủ thể khác (doanh nghiệp đầu tư sơ và thứ cấp, các nhà đầu tư ngoài KCN, …) không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài, không được đề cập tới. Do tính thời sự của vấn đề, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, đã có khá nhiều những nghiên cứu học thuật dưới dạng các luận án tiến sĩ về phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam được tiến hành. Một số nghiên cứu khá điển hình về đề tài này là: 1. “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam” là một nghiên cứu được thực hiện khá sớm (2003), nghiên cứu sâu công tác quản lý nhà nước đối với KCN [18]. Đây là vấn đề cấp bách vào thời điểm đó bới các KCN lúc đó đều do Nhà nước đầu tư xây dựng. Luận án này đã phân tích khá toàn diện thực trạng và tập trung đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước đối với các KCN, đặc biệt là khung pháp lý cho việc đầu tư và hoạt động của chúng. 2. “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam- thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc” [95]. Nghiên cứu này chủ yếu phân tích đánh giá về chính sách và mô hình quản lý Nhà nước trong đó lấy thực tiễn phát triển các KCN ở miền Bắc làm điển hình nghiên cứu. Mục tiêu của các giải pháp được đề xuất là hướng tới sự phát triển bền vững các KCN nhưng luận án tiếp cận dưới góc độ chính sách và mô hình quản lý Nhà nước, không dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển bền vững cũng như các giải pháp để đạt mục tiêu. 3. “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các KCN Việt Nam” [67]. Luận án đã đề cập đến hệ thống dịch vụ dưới dạng các công trình phụ trợ đi kèm nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư các KCN. Tuy luận án tập trung phân tích, đánh giá sâu hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, không đi sâu vào chủ đề phát triển bền vững các KCN nhưng khá nhiều tiêu chí được phân tích cũng đã thể hiện được nhiều khía cạnh quan trọng của yêu cầu phát triển bền vững. Trong hệ thống các giải pháp được đề xuất của công trình này không tập trung vào nhóm các giải pháp tài chính mà tập trung nhiều hơn tới các giải pháp kinh tế và tổ chức. 4. “Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” [25]. Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam. Tác giả luận án đã nêu rõ rằng phát triển bền vững các KCN là một trong những yêu cầu và nguyên tắc quan trọng cần quán triệt khi hoạch định chính sách đầu tư nói chung, đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam nói riêng. Những đề xuất mà luận án đưa ra không trực tiếp phục vụ việc nâng cao tính bền vững của việc phát triển các KCN, nhưng tinh thần phát triển bền vững đã được quán triệt khá nhất quán. 5. Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững là một nghiên cứu khác phân tích, đánh giá thực trạng, những vấn đề phát sinh từ việc thành lập và vận hành các KCN ở vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ trong những năm đầu của hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ này [50]. Tác giả luận án đã trình bày rõ từ khá sớm (2010) yêu cầu phát triển bền vững đối với các KCN và đề xuất những giải pháp cần thực hiện để phát triển các KCN ở khu vực này theo hướng đó. 6. “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội” [26]. Luận án này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án đã tiếp cận vấn đề từ nhận thức rằng phát triển các khu công nghiệp sẽ đem lại tác động tích cực tới sự phát triển của công nghiệp và sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, đặc biệt là khi Thủ đô phải di chuyển hàng loạt các doanh nghiệp công nghiệp ra ngoài nội đô. Luận án chú trọng tới yếu tố đồng bộ trong phát triển các KCN. Đề xuất của luận án tập trung vào việc làm sao để phát triển nhanh các khu công nghiệp và bảo vệ được môi trường ở các khu vực lân cận; chưa đề cập rõ và toàn diện yếu tố bền vững của sự phát triển này. 7. “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN ở đồng bằng sông Hồng” [37]. Luận án này đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong các KCN ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Nhóm các giải pháp mà tác giả nêu có lồng ghép một số giải pháp tài chính như giải pháp về thuế, các ưu đãi để phát triển dịch vụ, chưa đề cập một cách toàn diện đến toàn bộ lĩnh vực tài chính và cũng chưa đề cập tới việc khuyến khích các doanh nghiệp thứ cấp và các công ty đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. 8. "Các nhân tố hình thành cụm ngành công nghiệp điện tử - Nghiên cứu điển hình tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" [51]. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ và đánh giá tác động của những nhân tố chủ yếu tới sự hình thành và phát triển các cụm ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ cho sản xuất điện tử đóng vai trò chủ yếu. Về thực chất, đây là nghiên cứu các vấn đề liên quan tới tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ và những kết luận rút ra cho các cụm ngành công nghiệp (industrial clusters) hoàn toàn có thể được sử dụng cho các nghiên cứu về các khu công nghiệp (industrial zones). 9. “Giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang” [52], một luận án hướng tới những giải pháp tài chính để tác động tới 5 nhân tố ảnh hưởng nhằm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận án này phân tích khá kỹ một số giải pháp tài chính so Nhà nước thực hiện để phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Giang như thuế, phí, các khoản hỗ trợ từ ngân sách, …. Một loạt những giải pháp liên quan tới đầu tư trực tiếp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội, xử lý một số vấn đề về môi trường để giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp, … chưa được phân tích sâu. Luận án cũng chưa bàn đến những giải pháp tài chính do các doanh nghiệp đầu tư sơ cấp và thứ cấp vào các KCN trên địa bàn. Những yêu cầu về phát triển bền vững, đặc biệt là bền vững về môi trường và bền vững về xã hội chưa được luận án nghiên cứu sâu. `10. Một nghiên cứu khác với chủ đề “Phát triển các KCN của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 theo hướng bền vững” được hoàn thành năm 2017 phân tích và đánh giá khá chi tiết về tình hình phát triển các KCN ở một tỉnh mà hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ này được phát triển khá mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ qua. Tác giả công trình này đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về chủ đề phát triển các KCN, từ đó nêu một cách khái quát 11 tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững các KCN và phân tích sự phát triển của các KCN ở Bình Dương trên cơ sở những tiêu chí này. Tuy nhiên, nghiên cứu này không trình bày rõ cách tính toán và sử dụng các tiêu chí này để đánh giá sự biến động của tính bền vững trong phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 11. “Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [48] cũng là một nghiên cứu về việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn đồng bằng sông Hồng, lấy trọng tâm là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nghiên cứu này được tiến hành dưới cách tiếp cận của kinh tế đầu tư. Tác giả lấy các tiêu chí kinh tế đầu tư để làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn theo hướng tăng số lượng, nâng cao tỷ lệ sử dụng đất trong các khu công nghiệp. 12. Một nghiên cứu khác, mới được hoàn thành năm 2019 với chủ đề “Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững” cũng đề cập tới việc phát triển các KCN ở một địa phương vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững. Nghiên cứu này đã có một tổng quan khá sâu về KCN, phát triển KCN, phát triển bền vững và phát triển bền vững các KCN. Tuy cũng chỉ tập hợp quan điểm từ các nghiên cứu trước đó về các tiêu chí đánh giá tính bền vững của các KCN, tác giả công trình này cho rằng yếu tố quản lý cần được đưa thành một tiêu chí đánh giá tính bền vững của sự phát triển. Đáng tiếc là cũng như nhiều nghiên cứu trước đó, công trình này chưa đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá theo từng tiêu chí và phương pháp tính toán, sử dụng những chỉ tiêu này. Chính bởi vậy, khi đánh giá thực trạng phát triển các KCN Hưng Yên theo hướng bền vững, tác giả của công trình nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ sử dụng các số liệu thống kê sẵn có, chưa triển khai được ý tưởng rất có giá trị về mặt lý luận. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác dưới hình thức các luận án tiến sĩ cùng về chủ đề phát triển các KCN theo hướng bền vững (xem 3ab, 3ac, 3ad) hoặc các chủ đề liên quan khác (xem 3ba). Những nghiên cứu này ít nhiều cũng đề cập tới vấn đề phát triển các KCN và những giải pháp kinh tế- kỹ thuật và tổ chức để phát triển các KCN một cách bền vững ở Việt Nam. Nội dung chính của các các luận án trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến KCN và phát triển KCN. Một số đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là chính sách thu hút đầu tư vào các KCN và một số công trình đề cập đến việc phát triển bền vững các KCN như: xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của KCN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các KCN. Các đề tài cơ bản đánh giá thực trạng phát triển các KCN cũng như thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới chúng ở một số địa phương, vùng và trên phạm vi cả nước. Một số công trình nghiên cứu tập trung vào cơ chế, chính sách của Nhà nước và hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho KCN hướng đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nghiên cứu về KCN chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về các giải pháp tài chính nhằm phát triển bền vững các KCN. Vấn đề nguồn lực tài chính và chính sách tài chính cũng được đề cập nhưng mang tính lồng ghép trong các vấn đề tổng thể của hệ thống giải pháp kinh tế- kỹ thuật. Các công cụ và giải pháp tài chính chưa được xem xét và đánh giá như những giải pháp giữ vai trò động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững của các KCN. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về KCN và phát triển bền vững các KCN dù ở quy mô và góc độ nào. Vĩnh Phúc là một địa phương đang phát triển, ngành công nghiệp còn non trẻ, quá trình xây dựng và phát triển các KCN đang gặp phải những khó khăn, cản trở nhất định. Thực tế đó cần phải có các công cụ và giải pháp cụ thể để vừa đạt mục mục tiêu phát triển nhưng phải đảm bảo tính bền vững của các KCN. Trong điều kiện như hiện nay, việc triển khai nghiên cứu những vấn đề có liên quan để đề xuất một hệ thống các giải pháp tài chính trong quá trình phát triển các KCN hướng đến sự phát triển bền vững là rất cấp thiết.

BỘ TÀI CHÍNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -***** - BÙI HỮU PHÚ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Văn Phúc TS Nguyễn Xuân Điền Hà Nội - 2020 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH VẼ vii MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu .1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu luận án 12 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .12 Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài nghiên cứu .13 Phương pháp nghiên cứu .13 Kết cấu luận án 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CƠNG NGHIỆP 17 1.1 KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 17 1.1.1 Bản chất vai trò khu công nghiệp .17 1.1.2 Phát triển bền vững khu công nghiệp 20 1.2 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 34 1.2.1 Khái niệm giải pháp tài phát triển bền vững khu công nghiệp .34 1.2.2 Vai trò giải pháp tài đến sự phát triển bền vững khu công nghiệp 35 1.2.3 Nợi dung giải pháp tài phát triển bền vững khu công nghiệp 36 1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới giải pháp tài phát triển bền vững khu công nghiệp 50 1.3 KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM 55 1.3.1 Kinh nghiệm ở Hưng Yên 55 1.3.2 Kinh nghiệm ở Bắc Giang 57 1.3.3 Kinh nghiệm ở Hải Phòng 58 1.3.4 Kinh nghiệm ở Bình Dương .60 1.3.5 Một số học giải pháp tài phát triển bền vững khu công nghiệp rút cho tỉnh Vĩnh Phúc 61 i TIỂU KẾT CHƯƠNG 63 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 64 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 64 2.1.1 Sự hình thành phát triển khu cơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 64 2.1.2 Tính bền vững sự phát triển khu công nghiệp Vĩnh Phúc 69 2.1.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 78 2.2 THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 80 2.2.1 Giải pháp tài Nhà nước 82 2.2.2 Giải pháp tài doanh nghiệp để phát triển bền vững khu công nghiệp Vĩnh Phúc 103 2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 115 2.3.1 Mợt số kết quả tích cực từ việc sử dụng giải pháp tài 115 2.3.2 Một số hạn chế việc xây dựng triển khai giải pháp tài để phát triển khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc 117 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế việc thực giải pháp tài phát triển khu cơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 123 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 124 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025 124 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20212025 124 3.1.2 Quan điểm, định hướng phát triển bền vững khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025 127 3.1.3 Mục tiêu xây dựng sử dụng giải pháp tài phát triển KCN theo hướng bền vững 130 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 131 ii 3.2.1 Đề xuất với Nhà nước để điều chỉnh mợt số sách ưu đãi thuế áp dụng chúng một cách phù hợp với điều kiện địa phương 131 3.2.2 Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư để phát triển khu công nghiệp 138 3.2.3 Đa dạng hóa tập trung nguồn thu để tăng cường khả cho ngân sách địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu chi ngân sách .143 3.2.4 Hồn thiện chế phân bở ngân sách sử dụng ngân sách .147 3.2.5 Nhanh chóng thực sách ưu đãi tín dụng đối với chủ thể có liên quan đến q trình phát triển khu công nghiệp 155 3.3 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC 159 3.3.1 Tăng vốn chủ sở hữu, lựa chọn nguồn vốn tín dụng tối ưu nhằm đảm bảo tiến độ, đầy đủ hạng mục quy mô đầu tư dự án .159 3.3.2 Chia sẻ nguồn lực tài với đối tác ch̃i kinh doanh 161 3.3.3 Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp 163 3.3.4 Tạo lập sử dụng có hiệu quả quỹ bảo vệ môi trường .164 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL BVMT Bộ KH & ĐT CN CNH, HĐH DDI DN DVHTKD FDI GTSX KCN KCX KKT PTBV Thuế XNK Thuế TNCN Thuế GTGT Ngân hàng VDB NHTM NSNN NSĐP SXCN : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : iv Ban quản lý Bảo vệ môi trường Bộ Kế hoạch & Đầu tư Công nghiệp Công nghiệp hố đại hóa Đầu tư nước Doanh nghiệp Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Đầu tư nước ngồi Giá trị sản x́t Khu cơng nghiệp Khu chế xuất Khu kinh tế Phát triển bền vững Thuế xuất nhập Thuế thu nhập cá nhân Thuế giá trị gia tăng Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng thương mại Ngân sách nhà nước Ngân sách địa phương Sản xuất công nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thực trạng khu công nghiệp ở Hưng Yên tới 31/12/2016 .56 Bảng 1.2: Số dự án vốn đăng ký KCN hoạt động ở Hưng Yên (Tính đến hết 6/ 2020) .57 Bảng 1.3: Sự phát triển KCN Bắc Giang tới hết năm015 58 Bảng 1.4: Các khu công nghiệp ở Bắc Giang (tới năm 2020) 59 Bảng 1.5: Số doanh nghiệp vốn đầu tư vào KCN hoạt động Hải Phòng tới 31/ 12/ 2016 60 Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2018 65 Bảng 2.2: Sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2019 66 Bảng 2.2b Quy mô KCN tỉnh Vĩnh Phúc .68 Bảng 2.3 Chủ đầu tư KCN tỉnh Vĩnh Phúc .69 Bảng 2.4 Diện tích tỷ lệ lấp đầy KCNđã thành lập tỉnh Vĩnh Phúc 73 Bảng 2.5 Tổng số dự án số vốn đăng ký, vốn thực 2015-2019 74 Bảng 2.6 Hiệu quả hoạt động DN KCN tỉnh Vĩnh Phúc 75 Bảng 2.7 Giá trị sản xuất CN từ KCN Vĩnh Phúc 2014-2019 76 Bảng 2.8 Số thu từ KCN Vĩnh Phúc 2010-2018 85 Bảng 2.9 Miễn giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp 86 Bảng 2.10 Đánh giá doanh nghiệp & tở chức sách th́ 88 Bảng 2.11 Mức đợ ưu tiên sửa đởi sách thuế xuất nhập .89 Bảng 2.12 Quan điểm việc quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho công nhân KCN ở Vĩnh Phúc 96 Bảng 2.13 Quan điểm việc tỉnh đầu tư NSNN để xây dựng KCN phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 97 Bảng 2.14a: Kinh phí bù lỗ cho tuyến xe buýt ở Vĩnh Phúc 100 Bảng 2.14b Khả đáp ứng nhu cầu lại công nhân KCN 100 Bảng 2.15 Mức độ cần thiết nhà nước hỗ trợ đầu tư phương tiện 101 công cợng phục vụ miễn phí cho cơng nhân KCN tỉnh Vĩnh Phúc 101 Bảng 2.16 Quan điểm việc tách hoạt động xây dựng trung tâm xử lý nước thải tập trung thành tiểu dự án để kêu gọi đầu tư độc lập .104 Bảng 2.17 Mức độ quan trọng cần thiết việc tham gia mua bảo hiểm loại doanh nghiệp KCN 108 Bảng 2.18 Mức độ cần thiết cơng ty việc trích lập quỹ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp .109 v Bảng 2.19 Đề xuất cách thức xử lý nước thải chất thải rắn doanh nghiệp KCN 109 Bảng 2.20 Tỷ lệ diện tích trồng xanh tạo cảnh quan môi trường công ty tởng diện tích đất th 110 Bảng 2.21 Sự hỗ trợ công ty dành cho người lao động thất nghiệp 112 Bảng 2.22 Giá cho thuê mặt cơng nghiệp phí dịch vụ 114 Bảng 2.23 Giá cho thuê mặt ở KCN tỉnh Bắc Giang 114 Bảng 2.24 Phí bảo trì ở KCN tỉnh Bắc Giang .115 Bảng 3.1 Số liệu lao động nơi tập trung nhiều công nhân .154 Bảng 3.2.Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân .154 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quan hệ thuế suất với GDP thu ngân sách nhà nước 38 Hình 1.2: Biến đợng vốn doanh nghiệp chu kỳ kinh doanh 44 Hình 1.3: Tác động giải pháp áp dụng giá cho thuê mặt hợp lý tới sự phát triển bền vững KCN 46 Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 .72 Hình 2.1b: Sự cải thiện tính bền vững phát triển KCN ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2015- 2019 81 Hình 2.2 Đánh giá khung sách đối với KCN tỉnh Vĩnh Phúc 83 Hình 2.3 Chính sách tài nhà nước cần tập trung sửa đởi .84 Hình 2.4 Mức đợ ưu tiên sửa đởi sách th́ thu nhập doanh nghiệp 88 Hình 2.5 So sánh mức đợ ưu tiên sửa đởi, bở sung sách thuế tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng 90 Hình 2.6 Quan điểm sử dụng NSNN để hỡ trợ GPMB 93 Hình 2.7 Hình thức phở biến đáp ứng nhu cầu nhà ở công nhân KCN Vĩnh Phúc 95 Hình 2.8 Đánh giá sách, chủ trương quyền tỉnh Vĩnh Phúc vấn đề nhà ở cho công nhân ở KCN 96 Hình 2.9 Khả cung cấp thông tin & cung ứng lao động cho KCN Vĩnh Phúc 98 Hình 2.10 Phương thức di chuyển, lại cơng nhân KCN Vĩnh Phúc .99 Hình 2.11 Mức độ cần thiết sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho nông dân việc đào tạo, chuyển đổi ngành nghề 102 Hình 2.12 Đánh giá sách tín dụng Vĩnh Phúc 103 Hình 2.13 Mức đợ cần thiết sửa đởi sách tín dụng Vĩnh Phúc .103 Hình 2.14 Chính sách tín dụng địa phương có nên ưu tiên, khún khích đối với q trình đầu tư phát triển KCN 104 Hình 3.1 Quan điểm việc quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc 175 Hình 3.2 Mức đợ cần thiết sửa đởi sách tín dụng 180 Hình 3.3 Nguồn vốn cơng ty huy đợng để ổn định mở rộng sản xuất 162 Hình 3.4 Thực trạng trích lập quỹ dự phòng rủi ro doanh nghiệp khu công nghiệp 166 Hình 3.5 Mức đợ cần thiết doanh nghiệp việc trích lập quỹ bảo vệ mơi trường 167 vii viii MỞ ĐẦU Sự cần thiết đề tài nghiên cứu Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh mẽ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp dịch vụ cấu kinh tế Phát triển KCN một chủ trương lớn quan trọng tỉnh năm qua Từ tái thành lập tỉnh năm 1997, sựphát triển KCN ở Vĩnh Phúc đã biến động chiều với giá trị sản xuất công nghiệp, cấu kinh tế, số thu ngân sách, lực cạnh tranh… Tỉnh Tuy nhiên, sự phát triển bền vững KCN Vĩnh Phúc đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt là: Thứ nhất, KCN tập trung mức ở trung tâm kinh tế (các đô thị), nằm cạnh rất gần trục đường quốc lộ thuận tiện cho việc cung cấp vật tư phục vụ sản xuất tiêu thụ hàng hóa, chưa vươn tới địa phương có tiềm sở hạ tầng chưa phát triển khác Thứ hai, chiến lược trước thu hút đầu tư vào KCN, địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm khiến q trình thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả kỳ vọng tính bền vững chưa đảm bảo vững Thứ ba, doanh nghiệp KCN Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, việc mở rộng quy mô còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng địa phương cũng nhà đầu tư Thứ tư, chất thải từ trình sản xuất KCN tỉnh chưa xử lý triệt để khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng Vấn đề đã nói tới từ nhiều năm ở nhiều cấp đợ vẫn chưa có giải pháp khắc phục mợt cách có hiệu quả lâu dài Trong bối cảnh trên, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo nâng cao tính bền vững phát triển KCN, từ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để trường hợp vi phạm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp KCN thực thi tốt chủ trương tỉnh cũng Nhà nước Về mặt tài chính, Tỉnh đã vận dụng sách Nhà nước, đặc biệt sách thuế phí, đồng thời sử dụng khoản chi khả dĩ đề đầu tư hỗ trợ KCN hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư vào KCN Vấn đề đặt biện pháp đã quan tâm chưa đem lại tác động mong muốn Từ kinh nghiệm địa phương khác ở ngồi nước, từ phân tích trường hợp cụ thể đánh giá tác động biện pháp đã tiến hành, rút kết luận cần có mợt hệ thống đồng bợ sách & giải pháp phù hợp hơn, hệ thống giải pháp PHỤ LỤC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc tỉnh thuộc Vùng đồng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vùng Thủ đô, vùng chuyển tiếp vùng gò đồi trung du với vùng đồng Châu thở Sơng Hồng Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia làm vùng sinh thái: đồng bằng, trung du vùng núi Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc thức tái lập vào năm 1997 Tởng diện tích tự nhiên tỉnh 123.513 ha, vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đơng – Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha; Vùng đồng có diện tích 33.500ha Vĩnh Phúc nằm vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Nhiệt đợ trung bình năm 23,20 C– 250 C, lượng mưa 1.500 – 1.700 mm; đợ ẩm trung bình 84 – 85%, số nắng năm 1.400 – 1.800 Hướng gió thịnh hành hướng Đông – Nam thổi từ tháng đến tháng 9, gió Đơng – Bắc thởi từ tháng 10 tới tháng năm sau, kèm theo sương muối Riêng vùng núi Tam Đảo có điều kiện khí hậu cảnh quan thuận lợi để phát triển hoạt đợng du lịch, nghỉ ngơi, giải trí Đất nơng nghiệp tỉnh 92.920 chiếm 75,23%; đất phi nông nghiệp 29.311 chiếm 23,73%; đất chưa sử dụng 1.282 chiếm 1,04% Về tài nguyên rừng, tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,12 nghìn đất lâm nghiệp, rừng sản xuất 14,12 nghìn ha, rừng phòng hợ 2,95 nghìn rừng đặc dụng 15,05 nghìn Rừng Vĩnh Phúc ngồi việc bảo tồn nguồn gen đợng, thực vật còn có vai trò điều hồ nguồn nước, khí hậu phục vụ cho phát triển dịch vụ thăm quan, du lịch Nguồn nước mặt tỉnh phong phú nhờ hai sông Hồng Sông Lô hệ thống sơng nhỏ như: sơng Phó Đáy, sơng Phan, sông Cà Lồ hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc, ) dự trữ khối lượng nước đủ để phục vụ cho sản xuất sinh hoạt nhân dân Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng triệu m3/ngày-đêm [33] Tỉnh Vĩnh Phúc có dân số trung bình 1.154.836 người (năm 2019), nam 575.460 người, chiếm 49,83%, nữ 579.376 người chiếm 50,17% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 11,3% Dân số độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) 647.421 người chiếm 56%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,1%, tỷ lệ dân số làm việc khu vực nhà nước chiếm 5,9%, làm việc nhà nước chiếm 75,87%, làm việc khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 18,23% Mỡi năm tỉnh có vạn người bước vào độ tuổi lao động [20] Tính đến năm 2019, tồn tỉnh có 546 trường học sở giáo dục, đào tạo, với 363.601 học sinh, sinh viên Trên địa bàn tỉnh có 41 sở dạy nghề; giai đoạn 2011-2015 đào tạo 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (gồm cả đào tạo nghề đào tạo chuyên nghiệp), bản đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động cho ngành kinh tế Bên cạnh đó, tỉnh đã có mợt số chế sách hỡ trợ cho doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho doanh nghiệp [20] Về hệ thống hạ tầng giao thơng, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi cả đường bộ, đường thủy, đường sắt đường hàng không Hệ thống giao thông đường bộ gồm tuyến quốc lộ (Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, QL2, QL2B, QL2C, QL23), đường tỉnh; đường KCN vành đai; đường huyện xã Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km (đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40km) nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu Trung Quốc một hợp phần dự án phát triển sở hạ tầng giao thông Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nợi – Hải Phòng Tỉnh có tuyến xe bus công cộng phục vụ nhu cầu lại người dân tới tất cả huyện, thành, thị KCN tỉnh Về giao thông đường sắt, địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành (bao gồm thị xã Phúc n, huyện Bình Xun, thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương Vĩnh Tường) với 35 km nhà ga, đó, có ga Phúc n Vĩnh n Đây tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Trung Quốc Về giao thơng đường thủy, tỉnh có hai tún sơng cấp II Trung ương quản lý sông Hồng (41km) sông Lô (34km) Hai sông thông phương tiện vận tải có trọng tải khơng q 500 tấn Các tuyến sông địa phương sông Cà Lồ (27km), sơng Phó Đáy (32km) sơng Phan (93km),… phục vụ phương tiện vận tải có sức chở khơng 50 tấn Hệ thống cảng có cảng Vĩnh Thịnh sông Hồng, cảng Như Thụy Sơng Lơ Ngồi ba loại hình giao thơng tỉnh Vĩnh Phúc còn gần cảng hàng không quốc tế, cách sân bay Nội Bài 25km Những lợi thế vị trí địa lý kinh tế giao thơng vận tải đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành vành đai phát triển công nghiệp tỉnh phía Bắc Việt Nam [20, 33] Về mạng lưới cấp điện, Vĩnh Phúc một tỉnh nằm vùng thuận lợi cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải phân phối quy hoạch đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Về hệ thống cấp, thoát nước xử lý rác thải, theo quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tởng cơng śt nhà máy nước địa bàn tỉnh 310.000 m3/ngày vào năm 2020 Các nguồn nước sử dụng gồm nước ngầm nước mặt từ sông Lô, sông Hồng sơng Phó Đáy Hệ thống nước thải, nước thải sinh hoạt thu gom, xử lý theo hình thức tập trung đối với khu vực đô thị khu vực đông dân, đối với khu vực nông thôn xa thị thu gom, xử lý theo hình thức phân tán; nước thải cơng nghiệp có trạm xử lý nước thải riêng ở KCN, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A sau xả nguồn tiếp nhận; nước thải bệnh viện xử lý loại bỏ tạp chất độc hại, gây ô nhiễm trước xả hệ thống cống chung khu vực Việc xử lý rác thải công nghiệp trách nhiệm doanh nghiệp, mợt lượng lớn chất thải tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành khác, một phần xử lý đơn giản phương pháp thiêu đốt chôn [28, 82] Về mạng lưới bưu viễn thơng: Mạng phục vụ bưu đã phát triển rợng khắp tồn tỉnh, đáp ứng dịch vụ bưu Mạng viễn thơng phát triển mạnh với công nghệ đại tương đương nước khu vực Tất cả xã có truyền dẫn quang Có tuyến cáp quang liên tỉnh VNPT, Viettel EVN Telecom hướng Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì Trong tỉnh có đầy đủ mạng điện thoại di đợng có nước như: Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, … Tất cả huyện tỉnh có trạm phát sóng Mạng Internet VoIP ở Vĩnh Phúc sử dụng đường truyền cáp quang, băng thông rộng, tốc độ cao [20, 82] Về dịch vụ y tế, tính đến hết 2019 tồn tỉnh có 463 sở khám chữa bệnh với 4.605 giường bệnh; ngồi còn có 139 trạm y tế xã phường với 1.370 giường bệnh; 04 trạm y tế quan xí nghiệp [20, 82] PHỤ LỤC MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU Với 234 doanh nghiệp hoạt động KCN địa bàn tỉnh (2018) tổng số mẫu cần nghiên cứu, tổng số mẫu > 200 nên sử dụng cơng thức đơn giản Yamane (1986) để tính số mẫu cần chọn điều tra nghiên cứu Công thức Yamane: n = N/ 1+ N (e)2 Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu N: Tổng số mẫu e: Mức độ sai số mong muốn Theo đó, ta có N = 234 cần xác định kích thước mẫu điều tra với độ tin cậy 90% (sai số 0,1), theo cơng thức ta có: n =234/ 1+ 234(0,1)2 = 70 Như số lượng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cần khảo sát thấp nhất 70 đơn vị cá nhân mới đạt độ tin cậy 90% Phiếu điều tra đã đựơc gửi đến 100 doanh nghiệp hoạt động KCN tỉnh, 06 công ty hạ tầng, quan ban ngành 16, 15 cá nhân quan có liên quan Số phiếu gửi 125 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu sử dụng 105 phiếu (> 70 thỏa mãn điều kiện cơng thức tính mẫu Yamane với đợ tin cậy 90%), đạt tỷ lệ 80,7% so với tổng số phiếu gửi Phương pháp gửi phiếu điều tra với bảng câu hỏi phương án trả lời thiết kế sẵn, nợi dung câu hỏi có liên quan đến sách giải pháp tài hỡ trợ thúc đẩy khu cơng nghiệp Bên cạnh hình thức gửi bản hỏi đến doanh nghiệp, NCS chọn tổ chức, cá nhân công tác địa bàn tỉnh để khảo sát Ban quản lý KCN, Sở TC, Sở KH & ĐT, Sở NN & PT NT, Sở Tài nguyên MT, Sở LĐ, Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, UBND Thành phố Vĩnh Yên, UBND huyện có KCN 16 PHỤ LỤC PHIÊU KHAO SAT DOANH NGHIÊP ĐÂU TƯ SƠ CÂP VA CAN BÔ QUAN LY NHA NƯƠC Số …… Mã số phiếu PHIẾU KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ (VĨNH PHÚC) Để đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững cho khu công nghiệp địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức một cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển nhân tố ảnh hưởng cũng sách Nhà nước đối với sự phát triển bền vững khu công nghiệp Phiếu khảo sát thiết kế nhằm thu thập thông tin nhằm làm rõ thực trạng định hướng phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở tỉnh thời gian tới Đây đơn một hoạt đợng học thuật khn khở chương trình đào tạo nghiên cứu Học viện Tài Chính Những thông tin thu thập cuộc khảo sát sử dụng sau tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu Các thông tin cá nhân Ông/ Bà sẽ không công bố dưới bất kỳ hình thức Chúng tơi rất hy vọng có sự hỡ trợ cợng tác Ơng/ Bà mong Ơng/ Bà cung cấp thơng tin trung thực, cập nhật ý kiến thẳng thắn để giúp c̣c khảo sát có kết quả khách quan, xác Nếu cần biết thêm thông tin cần trao đởi, có khún nghị, đề x́t khác, xin Ông/ Bà hãy liên lạc với: Bùi Hữu Phú Địa : Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm- Bộ Tài Mobile: 0904146262 Mail: I Thơng tin chung Tên công ty đầu tư KCN (hoặc quan):……………………………… Tên người phỏng vấn:…………… .Chức danh:……… Địa chỉ: ……………… Khu CN…………… Xã/phường……………… Quận/huyện…………………… Tỉnh…………………… Điện thoại…………… Diện tích khu cơng nghiệp: Số lượng doanh nghiệp khu công nghiệp…………………………… - Số lượng lao động khu công nghiệp………………………… - Tỷ lệ lấp đầy nay: % Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề quốc gia đầu tư ( câu dành cho nhà đầu tư KCN) S TT Ngành nghề Số lượng doanh nghiệp Doanh nghiệp nước Doanh nghiệp nước II Phần nội dung khảo sát 1- Theo đánh giá Ơng/ Bà, khung sách ưu đãi, khún khích phát triển khu cơng nghiệp tỉnh đã đầy đủ thỏa đáng chưa? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Hồn toàn thỏa đáng Về bản thỏa đáng Thỏa đáng Chưa thỏa đáng Rất chưa thỏa đáng 2Theo đánh giá Ơng/ Bà, sách th́ địa phương đối với khu công nghiệp đã hợp lý chưa (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Rất hợp lý Về bản hợp lý Tạm Bất hợp lý Rất bất hợp lý 3Theo ơng/ Bà, sách/ quy định loại thuế có liên quan đến nhà đầu tư khu công nghiệp cần ưu tiên bổ sung, sửa đổi (xin ghi thứ tự ưu tiên vào ô tương ứng nếu Ơng/ Bà cho có nhiều sách cần bở sung, hồn thiện)? Chính sách th́ thu nhập doanh nghiệp Chính sách Thuế tài nguyên Chính sách th́ x́t nhập Chính sách th́ mơi trường Các quy định thuế giá trị gia tăng Chính sách khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4- Theo Ơng/ Bà quyền địa phương( cấp tỉnh) có nên đầu tư ngân sách để xây dựng khu công nghiệp phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau thành lập doanh nghiệp để vận hành chuyển đổi sở hữu cho tư nhân không? Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần Rất khơng cần 5- Theo Ơng/ Bà, quyền địa phương có nên dùng ngân sách tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư một phần chi phí giải phóng mặt đối với khu công nghiệp tỉnh không? (xin đánh dấu vào ô mà Ơng/ Bà cho đúng) Nên hỡ trợ mợt tỷ lệ nhất định cho tất cả khu công nghiệp Nên tập trung hỗ trợ khu công nghiệp tḥc vùng khó khăn Khơng cần hỡ trợ Ý kiến khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 6Theo ơng/bà Chính quyền địa phương có cần thiết sử dụng ngân sách để hỗ trợ thêm cho người nông dân nhường đất để xây dụng khu công nghiệp việc đào tạo, chuyên đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống không? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Rất cần thiết Về bản cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết Ý kiên khác ( xin ghi rõ)……………………………………………… ………………………………………………………………………………… 7- Theo ông/bà địa phương có cần thiết phải thực việc khún khích phát triển khu cơng nghiệp sách tín dụng, hỡ trợ vốn khơng? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho đúng) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết Ý kiên khác (xin ghi rõ)……………………………………………… ………………………………………………………………………………… 8- Theo Ông (Bà), sách tín dụng địa phương đã thực thế đối với việc phát triên khu công nghiệp (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho đúng) Rất tốt Tốt Tạm Chưa tốt Rất bất hợp lý 9Theo Ông (Bà), sách tín dụng địa phương nên ưu tiên, khún khích đối với nợi dung q trình đầu tư phát triển khu cơng nghiệp? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Hỡ trợ giải phóng mặt Hỡ trợ xây dựng hạ tầng công nghiệp Hỗ trợ xây dựng vận hành trung tâm xử lý nước thải Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Tất cả nội dung 10Theo ông /bà để đảm bảo cho sự phát triển bền vững khu công nghiệp địa bàn tỉnh, quyền địa phương cần tập trung sửa đổi ban hành quy định ưu đãi, khuyến khích lĩnh vực nào? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Những quy định sách th́ có liên quan Những quy định sách tín dụng có liên quan Những quy định phí lệ phí có liên quan Ý kiến khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 11Việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp địa bàn thực thế hình thức phở biến? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng): Tự thuê nhà ở xung quanh khu cơng nghiệp Ở gia đình gần khu công nghiệp Ở khu dịch vụ nằm khu công nghiệp Ở khu nhà DN tự đầu tư bên KCN Theo ơng / bà quyền địa phương có cần thiêt phải đầu tư ngân sách để xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp dưới dạng cho thuê, thuê mua nhà ở cho người thu nhập thấp khơng? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết 12Việc đáp ứng nhu cầu di chuyển, lại công nhân khu công nghiệp (từ nơi ở đến nơi làm việc) áp dụng hình thúc nhiều nhất? (xin đánh dấu vào mà Ơng/ Bà cho đúng): Tự di chuyển phương tiên cá nhân Di chuyển phương tiện công cộng Di chuyển phương tiện doanh nghiệp Sử dụng phương tiện khác 13) Ông / Bà đánh thế việc đáp ứng nhu cầu lại công nhân khu công nghiệp nay? Đáp ứng rất tốt Đáp ứng nhu cầu Chưa đáp ứng đủ nhu cầu Rất khó khăn 15-.Theo đánh giá Ơng/ Bà, quyền địa phương có cần thiết phải hỡ trợ đầu tư phương tiện công cộng ( xe bus) phục vụ miễn phí cho cơng nhân đến khu cơng nghiệp tỉnh không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho đúng) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết Ý kiến khác ( xin ghi rõ) 16) Đối với vấn đề kinh phí đào tạo nghề cho cơng nhân cung cấp thông tin lao động cho doanh nghiệp đã thực thế ? Rất tốt, đáp ứng nhu cầu Đáp ứng nhu cầu bản Chưa đáp ứng nhu cầu Cơ quan chịu khoản chi phí này? Chính quyền địa phương Các nhà cung cấp dịch vụ Các doanh nghiệp sử dụng lao động 17) Đối với vấn đề nhà ở phương tiện lại công nhân làm việc khu cơng nghiệp quyền địa phương cấp đã có chủ trương, sách cụ thể chưa? Đã có Chưa có Nếu đã có, xin ơng (bà) cho biết ý kiến chủ trương sách thể Phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu Phù hợp chưa đáp ứng nhu cầu Chưa phù hợp Rất không phù hợp 18.- Về việc xây dựng trung tâm xử lý nước thải tập trung khu cơng nghiệp, theo ơng/ bà có nên tách thành một tiểu dự án để gọi đầu tư độc lập nhằm giảm suất đầu tư, thuận tiện quản lý cho chủ đầu tư khu công nghiệp tranh thủ nguồn vốn ưu đãi không? (xin đánh dấu vào ô mà Ơng/ Bà cho đúng) Nên Khơng nên Ý kiến khác: Xi nêu rõ…………… 19 Theo ông bà, để phát triển tốt khu cơng nghiệp cấp quyền, quan Nhà nước, chủ đầu tư (sơ cấp thứ cấp) cần có giải pháp tài cụ thể gì? (xin ghi rõ)……………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xin cảm ơn Ông/ Bà! PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP THỨ CẤP Mã số phiếu Số …… PHIẾU KHẢO SÁT CÁC CÁC DOANH NGHIỆP THỨ CẤP Để đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững cho khu công nghiệp địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tơi tở chức mợt c̣c khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển nhân tố ảnh hưởng cũng sách Nhà nước đối với sự phát triển bền vững khu công nghiệp Phiếu khảo sát thiết kế nhằm thu thập thông tin nhằm làm rõ thực trạng định hướng phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở tỉnh thời gian tới Đây đơn một hoạt động học thuật khuôn khở chương trình đào tạo nghiên cứu Học viện Tài Chính Những thơng tin thu thập cuộc khảo sát sử dụng sau tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu Các thơng tin cá nhân Ơng/ Bà sẽ khơng cơng bố dưới bất kỳ hình thức Chúng tơi rất hy vọng có sự hỡ trợ cợng tác Ông/ Bà mong Ông/ Bà cung cấp thông tin trung thực, cập nhật ý kiến thẳng thắn để giúp c̣c khảo sát có kết quả khách quan, xác Nếu cần biết thêm thơng tin cần trao đởi, có khún nghị, đề xuất khác, xin Ông/ Bà hãy liên lạc với: Bùi Hữu Phú Địa chỉ: Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm- Bợ Tài Mobile: 0904146262 Mail: 1- Tên công ty (hoặc KCN):……………………………… 2- Tên người phỏng vấn:………………… Chức danh:……… - Địa chỉ: …………… Khu CN…………… Xã/phường……………… Cơng ty Ơng/ bà làm việc huy động vốn từ nguồn sau để ốn định mở rộng sản xuất? Tăng vốn chủ sở hữu Vay tín dụng nước Vay tín dụng quốc tế Ngồn khác (xin ghi rõ) ……………………………………………… Tại cơng ty Ơng /bà lại chọn nguồn vốn để tài trợ hoạt động sản x́t? Vì chi phí thấp Vì dễ tiếp cận dễ huy đợng Vì có mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp Lý khác (xin ghi rõ) ……………………………………………… Trong trình hoạt đợng cơng ty Ơng /bà có trích lập quỹ dự phòng rủi ro khơng? Có Khơng 4; Cơng ty Ơng/ bà có tham gia mua loại bảo hiểm liên quan đến hoạt động sản x́t kinh doanh khơng? Có Khơng - Nếu có mức phí mua bảo hiểm SXKD xác định thế nào? Dựa doanh số hàng năm Theo quy chế tài cơng ty Theo quy định phủ VN Cách thức xác định khác (xin ghi rõ) …………………………………… Theo Ông /bà, việc tham gia mua bảo hiểm loại có quan trọng cần thiết khơng? Cần thiết Rất cần thiết Không cần thiết Khơng nêu quan điểm Theo Ơng /bà việc doanh nghiêp trích lập quỹ bảo vệ mơi trường có cần thiết không? Cần thiết Rất cần thiết Không cần thiết Không nêu quan điểm Cơng ty Ơng/ bà có trích lập quỹ bảo vệ mơi trường khơng? Có khơng Vấn đề xử lý nước thải chất thải rắn cơng ty Ơng/ Bà thực thế nào? Công ty tự xử lý nước thải chất thải Thuê công ty dịch vụ thực Thuê công ty hạ tầng công nghiệp Cách khác (xin ghi rõ) ……………………………………………… …………………………………………………………………………… Theo Ơng/ Bà chi phí xử lý nước thải chất thải rắn áp dụng KCN thế Chi phí cao Chi phí phù hợp Chi phí thấp Ý kiến khác (xin ghi rõ) ……………………………………………… 10 Diện tích để trơng xanh, tạo cảnh quan môi trường công ty Ông / Bà chiếm tỷ lệ bao nhiêu/ tổng diện tích đất thuê? Dưới 10 % Từ 10 đến 20% Từ 20 đến 30 % Khơng có phần diện tích 11 Cơng ty có chi trả loại chi phí để hỡ trợ đào tạo người lao động làm việc cho công ty khơng? Có Khơng 12 Theo Ơng/ bà cơng ty có cần phải hỡ trợ cho người lao đợng thất nghiệp khơng? Có Khơng Nếu có, theo Ông bà nên trích lập thành quỹ hay chi theo phát sinh thực tế? 1Trích lập quỹ Chi theo sự vụ 13: Mức tăng doanh số công ty Ơng/ bà trung bình mợt năm khoảng %? 110% 2Từ 10- 20% 3Trên 20% 14 Kết quả kinh doanh cơng ty Ơng /bà năm qua thế nào? Đạt lợi nhuận cao Lợi nhận trung bình Khơng có lợi nhuận (hòa vốn) Lỗ vốn 15 Mục tiêu mở rộng sản xuất công ty ông / Bà thòi gian tới là? 10 % Từ 10 đến 20% Từ 20 đến 30 % Trên 30 % Xin cảm ơn ông/ Bà! ... triển khu công nghiệp Vĩnh Phúc 69 2.1.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 78 2.2 THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP... triển bền vững KCN tỉnh Vĩnh Phúc 16 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP... THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 124 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 202 1-2 025

Ngày đăng: 09/03/2021, 10:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

    • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

      • 2.1. Những kết quả nghiên cứu ở trong nước

      • 2.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

      • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

      • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

        • 6. Phương pháp nghiên cứu

          • 6.1. Phương pháp luận chung

          • 6.2. Cách tiếp cận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu cụ thể

          • 6.3. Phương pháp phân tích số liệu

          • 7. Kết cấu của luận án

          • CHƯƠNG 1

          • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

          • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP

          • 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

          • 1.1.1. Bản chất và vai trò của các khu công nghiệp

            • 1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp

              • 1.1.2.1. Bản chất của việc phát triển bền vững

              • 1.1.2.2. Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp

                • 1.1.2.2.1. Vị trí địa lý của khu công nghiệp

                • 1.1.2.2.2. Chất lượng qui hoạch khu công nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan