1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc mập, thuốc ốm

7 227 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 115,98 KB

Nội dung

Thuốc mập, thuốc ốm Để có một cân nặng lý tưởng, chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động thường xuyên là những điều tiên quyết. Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện và thừa kiên nhẫn để đi hết con đường luyện tập này. Đánh vào tâm lý đó, nhiều loại thuốc giảm cân, tăng trọng đã ra đời và dễ dàng móc hầu bao của không ít người bởi những quảng cáo hấp dẫn nhưng bên dưới lại là những cái bẫy nguy hiểm cho sức khoẻ mà không phải ai cũng biết để không sập vào. Chưa có thuốc làm mập an toàn Thuốc làm mập đầu tiên phải kể đến là thuốc chống viêm glucocorticoid, thường được gọi tắt corticoid. Corticoid gồm nhiều loại: Dexamethason (còn được gọi “đề xa” hay thuốc “hột dưa”), Prednison, Prednisolon… Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc rất quý dùng để chống viêm, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, dị ứng ngoài da và hệ hô hấp, bệnh suy tuyến thượng thận… tuy nhiên không bao giờ được dùng làm cho mập. Do cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng khi uống thuốc này liên tục và kéo dài, mà một số người tưởng tốt, chính là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Corticoid giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm đọng mỡ trên mặt, cổ và lưng nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng nhưng thật ra là cơ thể đang bị teo cơ. Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác như loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể… Thuốc thứ hai giúp làm mập một cách gián tiếp là Durabolin, tên biệt dược của nandrolon phenylpropionat, là một dẫn chất tổng hợp tương tự hormon sinh dục nam testosteron. Tác dụng chủ yếu của Durabolin là đồng hoá protein, nghĩa là giúp cơ thể hấp thu tốt chất đạm và vận chuyển các axít amin của đạm vào trong mô cơ, làm cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cân, tăng sức. Vì vậy, Durabolin còn gọi là thuốc steroid tăng đồng hoá (anabolic steroid). Thuốc được chỉ định trị chứng gầy ốm, sụt cân, mất sức sau khi bệnh nặng. Ta thường nghe nói đến doping trong thể thao, các vận động viên thường doping bằng thuốc anabolic steroid (ngoài Durabolin còn có thuốc khác) để tăng khối cơ bắp, tăng lực nhằm đạt thành tích thi đấu cao. Dạng thuốc của Durabolin là thuốc tiêm, mỗi tuần tiêm một ống. Một số thuốc anabolic steroid được dùng dưới dạng uống. Chống chỉ định là không được dùng cho trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ còn trẻ (vì đây là dẫn chất hormon sinh dục nam). Thuốc thứ ba thường được dùng là cyproheptadin (biệt dược Peritol, Periactine…) Đây là thuốc kháng histamin trị dị ứng nhưng lại có thêm tác dụng kích thích thèm ăn. Thuốc không làm tăng trọng trực tiếp như corticoid nhưng có tác dụng gián tiếp trị chứng chán ăn, làm cho người dùng thuốc ăn nhiều hơn để tăng trọng. Tuy nhiên cần lưu ý, cyproheptadin chỉ kích thích thèm ăn tạm thời và có nhiều tác dụng phụ. Khi đang dùng thuốc sẽ kích thích ăn ngon miệng nhưng khi ngưng thuốc sẽ chán ăn trở lại. Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới hai tuổi và người cao tuổi suy nhược. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật. Thuốc cũng không được dùng ở những người bị tăng nhãn áp, u tuyến tiền liệt, loét tá tràng. Do lợi bất cập hại như vậy nên nhiều nước đã không còn chỉ định dùng cyproheptadin trị chứng chán ăn trong khi ở ta vẫn còn dùng “làm mập” ở phụ nữ và trẻ em. Thuốc làm ốm lợi bất cập hại “Do cơ thể có vẻ như mập ra khi uống thuốc chính lại là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Hầu hết các thuốc làm ốm đều có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ”. Béo phì đang là vấn đề lớn của sức khoẻ con người, trong đó có cả nước ta. Béo phì không chỉ liên quan về mặt thẩm mỹ của vóc dáng mà còn kết hợp với các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch đưa đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, và có khả năng hư khớp. Vì vậy, giảm cân là nhu cầu rất chính đáng. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc làm ốm đều có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Hiện có ba loại được dùng phổ biến: Làm no đầy ống tiêu hoá với chất độn: chứa các chất nhầy như sterculia, methyclellulose… Khi uống vào không hấp thụ chỉ hút nước trương nở làm đầy bụng, giảm cảm giác đói. Tác dụng phụ thường thấy là chướng bụng, đầy hơi. Trước khi ăn, nếu ăn trái thanh long hoặc uống hột é (không thêm hoặc thêm rất ít đường) thật no thì không khác gì dùng loại thuốc này. Gia tăng biến dưỡng: thuốc liposin F chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin nhằm gia tăng biến dưỡng ở tế bào. Thuốc công hiệu khi bị béo phì do thiếu thyroxin và dùng thận trọng vì có thể ức chế tuyến giáp và hại tim. Có khi thuốc lợi tiểu cũng được dùng khi có sự tồn tích nước quá đáng trong cơ thể. Tuy nhiên phải thận trọng vì có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải trầm trọng. Thuốc gây chán ăn: đó là thuốc amphetamin và các dẫn chất amphetamin mà một số thuốc loại này như Isoméride, Pondéral, Adifax, Anorex đã bị cấm. Thuốc gây chán ăn hoạt động theo cơ chế tác động lên hệ thần kinh gây kích thích không ngủ được và gây cảm giác no không muốn ăn, không ăn được, vì vậy sẽ làm giảm cân. Nhưng thuốc thuộc loại nguy hiểm vì gây nghiện (dùng kéo dài sẽ bị nghiện như ma tuý) và đặc biệt có thể gây tâm trạng chán chường, có xu hướng tự tử, khi thôi dùng thuốc còn gây một số tai biến về tim mạch. Năm 1999, Cộng đồng châu Âu lại cấm thêm một số thuốc gây chán ăn như Anonex, Prefamon, Fempoporex, Dinitel… do có nhiều tác dụng phụ. Hiện có hai loại thuốc được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ chấp thuận dùng trong điều trị và ở ta cũng thường hay chỉ định dùng cho người cần làm ốm là orlistat (Xenical) và sibutramin (Reductil). Oslistat có tác dụng làm chất béo trong thức ăn, thức uống không hấp thu được qua niêm mạc ruột vào máu, vì vậy làm giảm năng lượng cho người cần giảm béo. Đây là thuốc tương đối an toàn nhưng có thể gây tác dụng phụ đầy bụng, rối loạn hấp thu mỡ. Còn sibutramin có tác dụng lên hệ thần kinh và có tác dụng phụ gây tăng huyết áp ở phổi. Hai thuốc vừa kể chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Riêng orlistat mới đây đã được bộ Y tế Việt Nam chấp thuận nằm trong danh mục thuốc bán không cần đơn . em. Thuốc làm ốm lợi bất cập hại “Do cơ thể có vẻ như mập ra khi uống thuốc chính lại là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Hầu hết các thuốc. thuốc anabolic steroid (ngoài Durabolin còn có thuốc khác) để tăng khối cơ bắp, tăng lực nhằm đạt thành tích thi đấu cao. Dạng thuốc của Durabolin là thuốc

Ngày đăng: 07/11/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w