PHÒNG GD- ĐT HỒNG NGỰ KIỂM TRA: 15PHÚT TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH B MÔN: VẬT LÝ Lớp: 9A Họ và tên:………………………………… Điểm Nhận xét của giáo viên Đề: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng. A. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: chiều của đường sức từ hướng từ cực nam sang cực bắc, bên ngoài thanh nam châm: đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam. B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bổ xung quanh nam châm. C. Ở các đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa, cho biết từ trường yếu. D. Các câu phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau. B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực khác tên thì cũng hút nhau. C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau. D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể. Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi đặt hai….(1)gần nhau. Các cực cùng tên (2)… A. (1) Điện tích (2) đẩy nhau. C. (1) Điện tích (2) hút nhau. B. (1) Nam châm (2) hút nhau. D. (1) Nam châm (2) đẩy nhau. Câu 4: Người ta quy ước vẽ các đường sức từ như thế nào để biểu diển độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm? A. Độ mau thưa của đường sức. C. Độ đậm nhạt của các đường sức. B. Dùng mũi tên vẽ trên các đường sức. D. Dung màu sắc của các đường sức. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải? A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong long ống dây. B. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây. C. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong long ống dây. D. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong long ống dây. Câu 6: Từ phổ là gì? A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm. B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. B. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm. D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện. Câu 7: Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất? A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì. B. Song song với kim nam châm. C. Vuông góc với kim nam châm. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. Câu 8: Lực nào sau đây là lực điện từ, chọn câu trả lời đúng nhất. A. Lực tương tác giữa nam châm lên kim nam châm. B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép. C. Lực tương tác giữa các nam châm điện. D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm? A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút) B. Nam châm nào củng có hai cực: cực dương và cực âm. C. Khi bẻ gảy một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau. D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. Câu 10: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu? A. La bàn. B. Loa điện. C. Rơle điện từ. D. Đinamô xe đạp. Câu 11: Trên thanh nam châm, ở vị trí nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực bắc. C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn? A. La bàn là dụng cụ dung để xác định phương hướng. B. La bàn là dụng cụ dung để xác định nhiệt độ. C. La bàn là dụng cụ dung để xác định độ cao. D. La bàn là dụng cụ dung để xác định hướng gió thổi. Câu 13: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Không gian xung quanh (1)…., xung quanh dòng điện tồn tại mô (2)… A. (1) Điện tích (2) điện trường. B. (1) Điện cực (2) điện trường. C. (1) Máy phát điện (2) điện trường. D. (1) Nam châm (2) từ trường. Câu 14: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều nào dưới đây? A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Chiều từ cực bắc đến cực nam của nam châm. C. Chiều cực nam đến cực bắc của nam châm. D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 15: Khi đặt một nam châm thẳng gần một ống dây, hiện tượng gì sẻ xảy ra? A. Chúng luôn hút nhau. B. Chúng luôn đẩy nhau. C. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện chạy qua. D. Trong mọi điều kiện, chúng không bao giờ tương tác nhau. Câu 16: Trong các cách giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là họp lí nhất? A. Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nóng lên. B. Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó. C. Vật bị nhiễm từ là do xung quanh trái đất luôn có từ trường. D. Vật nào cũng cấu tạo từ các phân tử. trong phân tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện từ, mỗi phân tử được coi như một nam châm rất bé. Khi đặt trong từ trường những thanh “ nam châm rất bé” này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ. Câu 17: Khi chạm mũi dao bằng thép vào đầu nam châm một thời gian thì sau đó mũi dao hút được các vụn sắt. Vì sao? A. Do mũi dao bị nóng lên. C. Do mũi dao bị nhiễm từ. B. Do mũi dao không duy trì được từ tính. D. Do mũi dao bị ma sát mạnh. Câu 18: Muốn tăng lực từ của một nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép thì phải làm gì? A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây. B. Tăng số vòng của ống dây. C. Vừa tăng cường độ dòng điện và tăng số vòng của ống dây. D. Các câu trả lời A,B,C đều đúng. Câu 19: Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn xung quanh một lõi kim loại có dòng điện chạy qua. Điều nào sau đây là sai. A. Có thể cho dòng điện chạy qua ống dây theo chiều nào cũng được. B. Lõi của nam châm điện phải là lõi sắt non chứ không phải là thép. C. Lõi của nam châm điện có thể dung chất liệu nào cũng được. D. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm không còn tác dụng từ nữa. Câu 20: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không dung nam châm điện và nam châm vĩnh cửu? A. Điện thoại. B. Công tắc điện (loại thông thường). C. Chuông điện. D. Vô tuyến truyền hình. ….Hết…. Đáp án: Đúng được mỗi 1 câu được 0,5 điểm Câu A B C D 1. O 2. O 3. O 4. O 5. O 6. O 7. O 8. O 9. O 10. O 11. O 12. O 13. O 14. O 15. O 16. O 17. O 18. O 19. O 20. O . ĐT HỒNG NGỰ KIỂM TRA: 15 PHÚT TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH B MÔN: VẬT LÝ Lớp: 9A Họ và tên:………………………………… Điểm Nhận xét của giáo viên Đề: Hãy khoanh tròn vào. đường sức từ càng thưa, cho biết từ trường yếu. D. Các câu phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa