1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

G:những mối tình đẹp.doc

17 343 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bà Nubuko Nakamura (người Nhật), phu nhân cố Giáo sư (GS) Lương Định Của - nhà nông học hàng đầu VN - năm nay đã 86 tuổi, nhưng nhìn rất trẻ và khỏe. Hiện bà đang sống tại TP.HCM cùng con cháu. Cách đây đúng 55 năm, bà theo chồng về VN, và nguyện sống suốt đời tại quê hương thứ hai này dù chồng bà đã vĩnh viễn ra đi. Bà vừa có chuyến du lịch từ TP.HCM ra Hà Nội, Lào Cai, và dự lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần I tại ĐH Nông nghiệp I. Bà đã dành cho Thanh Niên một cuộc trò chuyện cởi mở. * Thưa bà Nubuko, bà và cố GS Lương Định Của đã gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào? - Trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, tôi là sinh viên ĐH quốc lập Kyushyu (Nhật Bản). Chồng tôi (tên là Lương Định Của chứ không phải là Lương Đình Của như một số người hay viết nhầm) là một trong số lưu học sinh thuộc các nước Đông Nam Á học ngành trồng trọt tại trường này và chúng tôi quen nhau ở đó. Sau khi tốt nghiệp, do muốn học cao hơn nữa, chồng tôi chuyển đến ĐH Kyoto nghiên cứu về di truyền học tế bào. Năm 1945, kết thúc chiến tranh, được sự đồng ý của gia đình, chúng tôi tổ chức đám cưới. Tôi kém chồng tôi 2 tuổi. Trong thời gian sống tại Nhật Bản, chúng tôi đã có 2 con trai. * Được biết, dù đã lấy vợ và sống ở Nhật, nhưng lúc nào chồng bà cũng nung nấu ý định trở về Việt Nam để đem tài năng, sức lực ra giúp dân, giúp nước. Và mặc dù Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhưng bà vẫn nhiệt tình ủng hộ và theo chồng về Việt Nam . - Cũng năm 1945, khi nghe tin nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chồng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Đặc biệt, chồng tôi rất ngưỡng mộ, kính trọng Bác Hồ và luôn tâm niệm sẽ trở về Việt Nam để phục vụ đất nước. Năm 1952, sau khi chồng tôi lấy bằng Bác sĩ Nông học, gia đình tôi và bạn bè khuyên ông nên đưa vợ con sang châu Âu hoặc đến Mỹ. Ở đấy, công danh sự nghiệp nhất định thuận lợi hơn ở Nhật Bản. Nhưng chồng tôi quyết định trở về Việt Nam. Ông thu thập các tư liệu, kết quả thí nghiệm . làm tài sản cho chuyến trở về nước qua đường Trung Quốc để đến chiến khu Việt Bắc. Nhưng chuyến đi không thuận lợi, gia đình tôi phải quay về Sài Gòn. "Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, vì họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống không an toàn. Tôi khuyên họ đến Việt Nam một chuyến vì giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi ai cũng muốn quay trở lại lần nữa .". Lúc này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, nên người Việt chịu rất nhiều bất công về vật chất và tinh thần. Gia đình các em chồng đối xử với tôi rất tốt. Tuy nhiên, phải một thời gian dài tôi mới hòa nhập được với phong tục tập quán VN. * Được biết, trong thời gian GS Lương Định Của công tác ở Hà Nội, với kiến thức về nông học của mình bà đã giúp đỡ GS rất nhiều trong việc lai tạo giống cây trồng? - Năm 1954 cách mạng cử người liên lạc, đưa cả gia đình tôi từ Sài Gòn tập kết ra miền Bắc. Lúc này tôi chưa nói được tiếng Việt. Tôi được Bộ Nông nghiệp sắp xếp công tác giúp đỡ chồng trong công việc lai cây lúa. Đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn, những người khác làm việc này chồng tôi không tin tưởng. * Và bà còn là biên dịch viên kiêm phát thanh viên tiếng Nhật của Ban tiếng Nhật, Đài Tiếng nói Việt Nam . - Tôi nhận lời làm việc tại đài phát thanh vì thấy phù hợp và mình có thể làm được. Có một kỷ niệm không bao giờ quên khi tôi dịch và đọc bản tin ngày 30.4.1975, ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng. Tôi như vẫn thấy không khí sôi nổi, phấn khởi của người dân lúc đó. Đã trải qua những năm chiến tranh vất vả khi ở Nhật Bản cũng như ở Việt Nam, nên tôi không thể nào quên ngày chiến tranh hoàn toàn kết thúc. * Trong thời gian sống ở Hà Nội, chắc hẳn gia đình bà từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến thăm? - Gia đình tôi ở gác 4, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Trong số các vị lãnh đạo nhà nước thời bấy giờ, quan tâm giúp đỡ chồng tôi nhiều nhất và được chồng tôi vô cùng kính trọng, coi như người anh lớn của mình là ông Phạm Văn Đồng và ông Phạm Hùng. Ông Phạm Văn Đồng đã đến thăm và chụp ảnh cùng gia đình. Bà Nubuko thời trẻ Còn ông Phạm Hùng nhiều lần mời gia đình đến dùng cơm. Tại những nơi chồng tôi công tác có trồng nhiều cây, một số vị lãnh đạo có ghé thăm và chồng tôi có tặng họ những loại hoa quả trồng ở đó. * GS Lương Định Của được coi là một nhà nông học hàng đầu Việt Nam, từng được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động (năm 1967), Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) . Trong những thành công được ghi nhận của GS có phần đóng góp rất lớn của bà, bà có tự hào về chồng mình? - Các danh hiệu mà chồng tôi được Chính phủ và Quốc hội trao tặng là do nỗ lực của bản thân ông cùng với sự góp sức rất nhiều của các đồng nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là việc các vị lãnh đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để chồng tôi phát huy hết khả năng của mình phục vụ đất nước. Bản thân tôi chỉ lo gánh vác việc nhà, nuôi dạy con cái để chồng yên tâm công tác. Tôi rất tự hào vì chồng mình có phần đóng góp trong việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong một giai đoạn rất khó khăn. * Hơn 50 năm sống ở VN, bà có giữ mối liên lạc nào với quê hương và có dành thời gian trở về Nhật thăm gia đình? - Tôi được cho phép về thăm gia đình ở Nhật Bản hai lần vào năm 1972 và 1976 bằng kinh phí do nhà nước đài thọ (vé máy bay và vé tàu biển). Tôi rất biết ơn, vì trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm săn sóc đến cá nhân và gia đình tôi. Lúc đó đi sang Nhật rất khó, do nước ta chưa có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Nhưng bây giờ thì khác, việc đi lại rất dễ dàng, hằng năm tôi đều về Nhật thăm gia đình. Mặt khác thông tin liên lạc bây giờ hiện đại nên việc liên lạc với người thân ở Nhật Bản rất thường xuyên. * Vì sao bà nguyện sống suốt đời tại quê hương thứ hai này dù chồng bà đã vĩnh viễn ra đi? - Quan niệm của tôi là sống vì gia đình, vì chồng con. Tôi đã sống ở Việt Nam được 55 năm, đây cũng chính là quê hương của tôi. Hiện nay tôi thấy rất hạnh phúc vì sống gần gũi với con cháu. Năm 1976, khi về thăm gia đình ở Nhật Bản (lúc này chồng tôi đã mất), mẹ tôi có nói đưa hết cả gia đình về Nhật, bà sẽ lo cho. Nhưng chồng tôi luôn nói rằng là người Việt Nam phải sống và làm việc ở Việt Nam để phục vụ đất nước. Có thể ra nước ngoài để học tập, nghiên cứu nhưng mục đích cuối cùng cũng là quay trở lại làm giàu cho quê hương mình. Trong khi con cái tôi đang đi làm, học tại Việt Nam thì quay về Nhật Bản làm gì? Bây giờ tôi thấy mình quyết định không về Nhật Bản là hoàn toàn đúng đắn và trong lòng luôn cảm thấy hạnh phúc khi sống ở Việt Nam. Bà Nubuko ở Bảo tàng Quang Trung * Chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, kinh tế, văn hóa ., bà có cảm nhận gì về sự đổi thay của đất nước Việt Nam hôm nay? - Việt Nam đang có nhiều thay đổi chóng mặt. Tôi vừa du lịch từ TP.HCM đến Lào Cai, đâu đâu cũng thấy xây dựng, hai bên đường cây cối xanh tươi, nhà cửa đẹp đẽ, nét mặt người dân luôn tươi vui . Năm 1955, lần đầu tiên tôi biết nông thôn miền Bắc, không thể tưởng tượng được sự nghèo khổ của người nông dân khi đó. Chính vì thế, tôi hiểu được lý do tại sao người Việt Nam hy sinh tất cả để đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và quyết tâm xây dựng lại đất nước. * Bằng những trải nghiệm của chính mình và sự quan sát những người Nhật khác sống ở Việt Nam, bà có nhận xét gì về người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng sống ở Việt Nam? - Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, vì họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống không an toàn. Tôi khuyên họ sang Việt Nam một chuyến vì giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi ai cũng muốn quay trở lại lần nữa. Họ ca ngợi Việt Nam phong cảnh rất đẹp, cái gì cũng rẻ, thức ăn ngon, an ninh trật tự tốt, người Việt Nam rất hiếu khách. Nhiều người Nhật sang Việt Nam công tác muốn ở lại sống ở đây sau khi hết hạn. Họ đã lấy chồng, vợ người Việt Nam, chứng tỏ nước ta rất hấp dẫn người nước ngoài. Chính phủ ta cũng có chế độ chính sách thích hợp, không phân biệt người nước ngoài, người dân không kỳ thị chủng tộc. * Mối tình của bà và cố GS Lương Định Của là minh chứng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Bà có muốn nói điều gì với thế hệ trẻ hai nước hôm nay? - Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm đến quá khứ. Ở cả Việt Nam và Nhật Bản ngày nay, thanh niên đều ít biết đến chiến tranh. Tôi có hỏi một cháu gái bán hàng lưu niệm khoảng 17-18 tuổi ở Quảng Trị: "Ở đây trước kia chiến tranh rất ác liệt phải không?". Cháu nói: "Không có, ở đây không bao giờ có chiến tranh cả!". Nếu chúng ta không giáo dục cho thế hệ trẻ biết về sự khốc liệt của chiến tranh, thì chúng sẽ không thấy giá trị của hòa bình ngày nay. Tôi nghĩ, muốn có nền hòa bình bền vững để đất nước phát triển, những người trẻ tuổi cần phải thông hiểu lịch sử đất nước mình. * Xin cảm ơn bà. Một bậc Minh Vương, một Danh Y đức độ & một Mối Tình tuyệt đẹp Tác giả: TRẦN NHẬT THU Chuyện kể rằng: Vào mùa xuân năm 1533, công chúa Phương Anh - con gái yêu của vua Lê Trung Tông lâm bệnh hiểm nghèo . Các quan ngự y trong triều đã thúc thủ, bó tay. Bao nhiêu bài thuốc hay trong nước cũng như của Trung Hoa được dâng lên nhưng bệnh tình công chúa vẫn không thuyên giảm, trái lại ngày càng nặng thêm. Ngày lo việc triều chính, đêm đêm vua lại về ngồi cạnh giường bệnh con gái. Cuộc đời cũng có lắm điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn cả là tình phụ/mẫu tử. Dù là bậc vua chúa hay thứ dân thì ai cũng thiết tha với mạng sống của con cái mình. Vua Lê Trung Tông cũng không ngoại lệ, bởi vua vốn là nguời giàu lòng nhân ái trong đời thường, là bậc minh vương trong việc trị nuớc, chăm dân, quyết không để con gái đi vào cõi chết. Vua truyền lệnh cho mời tất cả lương y trong nước về kinh. Có người chỉ mới cầm tay bắt mạch, xem sắc mặt công chúa thì vội cúi đầu lạy tạ lui ra. Lúc bấy giờ ở làng Đa Sĩ, xă Kiến Hưng (Hà Đông) có đông y tên là Hoàng Đôn Hòa, ngày đêm chăm lo bốc thuốc cứu người, không từ nan bất cứ con bệnh nào, dù xa xôi cách trở đến đâu, ông cũng đi cho bằng đuợc để thăm mạch kê đơn. Người nghèo ông cứu mạng không lấy tiền. Hình như cái phù vân, phù du, công hầu danh tướng ông đã cởi bỏ, không tơ hào đến giàu sang, phú quý . Nguời từ cõi chết trở về qua tay ông không biết bao nhiêu mà kể. Nghe quần thần dâng bảo, vua Lê Trung Tông cho người tới mời Hoàng Đôn Hòa về triều. Từ chốn thôn quê vào nơi cung cấm, đông y Hoàng Đôn Hòa không khỏi bối rối, e dè, ngập ngừng. Vả lại trước ông từng có bao nhiêu bậc danh y đã không cứu nổi một người con gái! Công chúa Phương Anh cũng là một mạng người, dù mạng người đó ở chốn lầu son gác tía. Hoàng Đôn Hòa biết rằng nếu công chúa không qua khỏi bệnh tình thì tiếng tăm ông cũng dần phai nhạt, không còn dấu ấn gì trong cuộc đời! Mấy lần ông định thoái thác, nhưng bổn phận của người thầy thuốc, của một lương y đức độ không cho phép ông chùn buớc. Và hình như tâm linh cho ông biết rằng đây là định mệnh, là số phận của riêng ông. Năm đó ông mới bước sang tuổi 20 . Ngày đêm ông dốc lòng, dốc sức cứu chữa cho công chúa bằng các bài thuốc đã chữa cho người nghèo, theo đó mà gia giảm từng vị, rồi tự mình sắc thuốc dâng lên công chúa. Ông miệt mài lo cho con bệnh mà bỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xầm của kẻ xấu, chỉ chực chờ ông thất bại. Các quan ngự y thì khinh mạn, xem thường cho ông còn non nớt, khờ dại và chỉ mong ông "thân bại danh liệt" . Được Hoàng Đôn Hòa tận tụy cứu chữa, bệnh tình công chúa thuyên giảm dần và qua được cơn "thập tử nhất sinh". Công chúa Phương Anh trở về cuộc sống với khuôn mặt kiều diễm trong nỗi mừng khôn xiết của vua cha và muôn dân. Mến tài cao, mến đức độ của một lương y dân dã, vua Lê Trung Tông gả công chúa Phương Anh cho Hoàng Đôn Hòa, bởi bậc minh vương cho rằng mạng sống của công chúa là do bàn tay ông giành giật với tử thần. Vua trao cuộc đời người con gái yêu của mình và cố giữ lại Hoàng Đôn Hòa làm quan ngự y. Vốn xuất thân từ chốn thôn quê đói nghèo, vất vả, không tham danh lợi, ông nhất quyết xin về quê chữa bệnh, giúp đời và trong tâm nguyện là biên soạn cuốn "Hoạt nhân toát yếu" mà bao nhiêu năm qua ông ấp ủ, quên ăn, quên ngủ . Phương Anh - cô công chúa ngày nào - xin phép vua cha được đổi tên là Phương Dung, khăn gói theo chồng về quê . Ngày ngày vợ chồng Hoàng Đôn Hòa lặn lội lên rừng, xuống biển tìm thảo dược, linh dược . bào chế thuốc. Hễ nghe đâu đó trong dân gian có bài thuốc hay lưu truyền, vợ chồng ông cũng tìm đến xin được lĩnh hội. Trước ngọn đèn hao gầy, dưới vầng trăng khuyết và bên cạnh người vợ hiền thục, dịu dàng, ông kiên chí biên soạn cuốn sách của đời mình. Một danh y đức độ, một công chúa kiêu sa, trở thành vợ chồng sống hạnh phúc êm ấm bên nhau trong mái tranh nghèo - một cuộc tình tuyệt đẹp. Dòng đời tưởng cứ thế trôi qua, không ngờ 20 năm sau, đất nước xảy ra nạn binh đao. Lúc này vua Lê Thế Tông (nối dõi Lê Trung Tông) đích thân cầm quân đi dẹp loạn và trưng dụng Hoàng Đôn Hòa vào quân đội. Ở nơi sơn lâm đầy chướng khí, quân lính bị bệnh nhiều, Hoàng Đôn Hòa lại lấy những cây cỏ, những hoa lá của núi rừng để chữa bệnh và cứu sống nhiều binh sĩ . Giặc giã tạm yên, vua Lê Thế Tông hồi kinh rồi một mực giữ ông lại. Nhưng một lần nữa danh y Hoàng Đôn Hòa tạ ơn, xin được về quê. Từ đấy ông mở lớp truyền nghề và làm thuốc chữa bệnh cho khắp thiên hạ gần xa. Công chúa Phương Anh - nay là Phương Dung, theo chồng thức khuya dậy sớm lo việc nghĩa, việc thiện như bao người vợ tảo tần khác. Người nghèo khắp vùng nghe danh và tấm lòng đức độ của vợ chồng Hoàng Đôn Hòa, hễ có bệnh dù nặng, nhẹ cũng dắt díu nhau đến nương nhờ . Và cuộc đời đã không phụ ông, danh y Hoàng Đôn Hòa cùng sự giúp sức của vợ đã hoàn thành bộ "Hoạt nhân toát yếu" với 201 phương thuốc chữa trị hơn 100 chứng bệnh và có công đúc kết hơn 300 vị thuốc Nam, hầu hết là cây cỏ quê nhà. Bộ sách nằm trong dòng chảy của nền Y học cổ truyền Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay. Ông đột ngột qua đời vào tuổi 79 - một ngày đầu xuân năm 1593 trong niềm tiếc thương vô hạn của dân làng. Ông từ giã cõi đời khi mùa xuân còn vương vấn hương khói và những bông hoa chưa kịp tàn. Sau này nhiều triều vua của ta phong sắc cao quý cho ông và mãi 200 năm sau, vua Càn Long (Đời nhà Thanh - Trung Quốc) biết tiếng danh y Hoàng Đôn Hòa, cảm phục mà truy tặng ba chữ "Linh Thế Y". Nhưng ông đã trở về với cát bụi ., chỉ còn tên tuổi đúc tạc vào thời gian. Ngay bên bờ con sông Nhuệ, dưới bóng cây đa cổ thụ trùm bóng mát, có một ngôi miếu cổ thờ danh y Hoàng Đôn Hòa mà nhân dân quanh vùng đã lập nên. Và đến ngày giỗ chạp, khói nhang trầm thơm ngát cả bốn phương trời . Lịch sử Việt Nam có nhiều thiên tình sử - một trong những thiên tình sử ấy phải kể đến mối tình tuyệt đẹp của danh y Hoàng Đôn Hòa và Công chúa Phương Anh - Phương Dung. (Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ) www.tamgiaodongnguyen.com Chuyện tình giông gió của vợ chồng nhà văn Phùng Quán bee.net.vn - 11:16 10-11-2010 - Tôi quen thân gia đình anh Phùng Quán - chị Bội Trâm từ đầu năm 1980, đến nay độ 30 năm rồi. Anh chị coi tôi như đứa em trong nhà, có chuyện gì cũng kể. • Với tôi, chị Bội Trâm là một người phụ nữ vĩ đại, người phụ nữ đã bất chấp tai ương để tạo dựng hạnh phúc của riêng mình. 79 tuổi đời chị đầy đắng cay đau khổ, tất cả chỉ vì chị đã gắn đời mình với nhà thơ Phùng Quán, một văn nhân nổi tiếng truân chuyên. "Lấy chồng như thế thà nhảy xuống giếng"! Chị kể: "Anh chị bằng tuổi nhau, cùng sinh năm 1932. Năm 23 tuổi, chị gặp anh Quán. Anh quen với em trai chị - nhạc sĩ Vũ Hướng. Hồi đó anh đóng quân ở Cửa Đông rồi sau chuyển về số 4 Lý Nam Đế, hay qua lại nhà chị ở số 3 Hàng Cân và được cha mẹ chị thương như con trong nhà. Các con chị sau này thường hỏi: “Mẹ yêu cha vì cha đẹp trai hay vì cha làm thơ hay?”. Có lẽ chị yêu anh ấy vì yêu thơ. Thơ anh Quán hợp với cái tạng của chị: Yêu ai cứ bảo rằng yêu/ Ghét ai cứ bảo rằng ghét/ Dù ai cầm dao doạ giết/ Cũng không nói ghét thành yêu… Chị yêu anh lúc mà cuộc đời anh cơ cực đau khổ nhất. Anh là “phần tử Nhân văn Giai phẩm”, dù có tác phẩm Vượt Côn Đảo được giải thưởng, tiếng tăm lừng lẫy, vẫn bị đuổi khỏi quân đội, khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Không người thân, bạn bè xa lánh vì sợ liên luỵ, không nhà cửa, không có nghề để sinh sống, không lương (chỉ được Hội Nhà văn trợ cấp mỗi tháng 25 đồng chỉ đủ để ăn cơm “đầu ghế”, bây giờ gọi là cơm bụi, anh chỉ muốn về Quảng Bình sống để được câu cá trên sông Nhật Lệ. Chị Bội Trâm lúc đó là cô gái Hà thành sinh ra trong một gia đình gia giáo, lại là giáo viên dạy văn của một trường danh giá - Trường Chu văn An. Chị yêu Phùng Quán, gia đình không đồng ý. Mẹ bảo: "Lấy chồng như thế thì thà nhảy xuống giếng cho xong”. Chị kể: "Chị đã nói với bố mẹ rằng: Con đã yêu anh Quán nên con không thể yêu người khác nữa. Nếu bố mẹ không cho con lấy, con xin vâng lời, nhưng con sẽ không lấy người đàn ông nào khác nữa”. Nhà trường thì kiểm điểm lên kiểm điểm xuống vì kết hôn với “bọn Nhân văn Giai phẩm”… Nhưng chị đã quyết đến với anh, chị muốn lấy tình yêu của mình để che chở cho trái tim đau khổ cô đơn “tứ cô vô thân”của anh. Bút tích của nhà văn Phùng Quán (trái) và bà Vũ Bội Trâm (phải). Cả đời chị chỉ có một người yêu duy nhất, đó là Phùng Quán! Chị kể, nhiều lúc chị sợ anh tự vẫn, chị nghĩ mình cần phải gắn bó với anh để ràng buộc anh với cuộc đời, nên chị đã khảng khái trước mọi người: "Người mà tôi lấy làm chồng chỉ có thể là người tốt. Thời gian sẽ chứng minh điều đó!”. Và chị đã đúng. 30 năm sau, Phùng Quán đã được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn, được in sách, được viết và được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Đó là hạnh phúc mà chị phải đổi bằng nước mắt và khổ đau. Đêm tân hôn chưa từng có trên đời Lấy một "phần tử" Nhân văn Giai phẩm nên không thể tổ chức đám cưới đàng hoàng như mọi cô gái khác, vì không thể đứng tên chú rể Phùng Quán trên thiếp mời. Chị Vũ Bội Trâm có lẽ là người con gái Việt Nam duy nhất lấy chồng không có lễ tơ hồng, không đám cưới, không được mặc áo cưới, không lên xe hoa, không có đưa dâu, không có phòng tân hôn sang trọng, không chụp ảnh, quay phim . Để thông báo với bà con lối phố, chị bàn với gia đình chỉ làm ít đĩa trầu cau mang đến từng nhà bảo là “trầu cau chạm ngõ” của cô Trâm , thế là xong. Đối với những người thân thiết, anh Phùng Quán làm một tấm thiếp báo tin, mặt trước là hai bông hoa do bạn thân, họa sĩ Lê Huy Quang vẽ, mặt sau có đôi chim bồ câu và mấy chữ của Phùng Quán viết tay. Đây là thiếp báo tin gửi cho cô giáo Mai Thị Từ của chị Trâm: "Chúng em đã ra ở riêng ngày 12/1/1962. Chúng em nhờ những bông hoa này mang tin vui đến với cô. Mong cô chia vui và mừng cho hạnh phúc của chúng em”. Tiệc cưới của Phùng Quán - Bội Trâm cũng lạ lùng như tình yêu của hai người. Gọi là “tiệc cưới” cho oai, thực chất là một bữa cơm tươi tại nhà bà mẹ nuôi Tưởng Dơi bên Hồ Tây. Bữa cơm chỉ có bốn người khách là vợ chồng nhà thơ Tạ Vũ - Nguyễn Thị Điều, hai người bạn thân anh Quán là nhà văn Xuân Đài và nhà báo Xuân Trung. Phùng Quán ra chợ mua hai con gà về để làm tiệc thì một con chết, câu trộm được ít cá Hồ Tây, ký nợ lít rượu bà Hai Hạnh đầu phố nữa là có tiệc. Bữa tiệc xong, Tạ Vũ say rượu nên vợ chồng phải ngủ lại. Nhà bà Tưởng Dơi có một cái giường đơn, nhà thơ Phan Vũ ở xưởng phim cho mượn thêm cái giường của anh nữa là hai. Hai cái giường kê sát nhau. “Đêm tân hôn” ấy vợ chồng Phùng Quán - Bội Trâm ngủ trên cái gường đơn cạnh vợ chồng Tạ Vũ. Thật là một tiệc cưới và đêm tân hôn chưa từng có trên đời! Gia đình nhà văn Phùng Quán. Lấy nhau 20 năm, đã có hai đứa con là Phùng Đỗ Quyên (1963) và Phùng Quân (1965) , mà mẹ con chị Bội Trâm vẫn ở nhà mẹ ở Hàng Cân, còn Phùng Quán thì trú ở nhà bà Tưởng Dơi. Một tuần chị Trâm mới đến thăm chồng một lần. Những năm tháng ấy, Phùng Quán thường xuyên đi cải tạo lao động ở Thái Bình, Thanh Hoá, Việt Trì, rồi đi tăng gia một mình ở rừng núi Thái Nguyên suốt ba năm liền… Vì phải “phấn đấu cải tạo tốt”, nên có khi nửa năm không về gặp vợ con. Gay go nhất là tiền mua sữa, mua sắm tã lót cho con. Tất cả trông nhờ vào đồng lương giáo viên ít ỏi của chị Trâm và mấy đồng tiền câu trộm cá của Phùng Quán. Những ngày ấy, bạn bè như nhà văn Tuân Nguyễn, Xuân Đài… phải san sẻ chút tiền lương ít ỏi để cho chị [...]... Minh Tiêu đề: Người gửi: Email người nhận: Nội dung: G?i di Tags: Quán, Chuyện tình, Phùng, Nhà văn, vợ chồng, Bội Trâm, Trâm, Nhân văn Giai phẩm, Hàng Cân, Hội Nhà văn, Bà Vũ Bội Trâm, Vũ Bội Trâm, Hồ Tây, Chị Bội Trâm, Vũ Hướng, Quân, Chu văn An, di cảo, Dơi, tân hôn, Xuân Đài, Tiệc cưới, Chúng em, Lệ Quyên, Tạ, • Mối tình của Người đương thời Tạ Bích Loan Nhân vật thứ nhất - Nàng - kể chuyện: -... công tác, tiếc ghê Đã hẹn hò chạm cốc với bao nhiêu là người của Việt Đức Thế là hơn hai năm kể từ buổi sáng với bài báo Tuổi trẻ ấy Thế mà chúng lấy nhau, hay thật Một chương trình truyền hình Một mối tình Thời đại này ai cũng bận, chẳng mấy người ngồi xuống viết tiểu thuyết Nhưng cuộc sống vẫn đang dệt nên những câu chuyện ly kỳ hơn cả tiểu thuyết của mình P S : Mời các bạn đọc bản thông báo đặc...Trâm nuôi con Bao nhiêu cơ cực dồn lên đôi vai của người phụ nữ gầy nhỏ này Thương chồng, chị Bội Trâm chỉ biết nuốt đau thương để nuôi con Năm 1981, Trường Chu Văn An thương tình mới cho vợ chồng Quán - Trâm một góc nhỏ phía sau trường vốn là nơi chứa đồ mộc thí nghiệm của trường Dù khổ, vợ chồng cũng đã được sống bên nhau để cùng nuôi con Phùng Quán đêm ngày “cá trộm, vui... chuyện: - Báo Tuổi trẻ sáng nay hay thật, có bài đăng về Phòng khám sinh lý Nam Trung tâm Nam học khoa tiết niệu Bệnh viện Việt Đức Không ngờ bao nhiêu là câu chuyện cảm động như vậy Bao nhiêu là cặp tình nhân, bao nhiêu gia đình đã tan vỡ vì căn bệnh khó nói của đàn ông Biết bao nhiêu đêm những đấng mày râu phải âm thầm nuốt nước mắt sống trong mặc cảm lo sợ trước khi họ đến với phòng khám này Mình... nơi toàn là đàn ông thế này, mới trêu mấy câu cô ta đã đỏ mặt Thấy bảo bọn truyền hình hay vòi vĩnh phong bì Thế mà cô này không thấy biểu hiện gì Ngồi lỳ ra cày cuốc hỏi han mình và thầy mình Để xem tình hình thế nào Ngày Trường quay S9, mọi việc diễn ra thật tốt đẹp Sự dí dỏm của thầy Quán Anh đã chinh phục mọi người, đặc biệt câu chuyện chú bé bị chó đớp mất “con chim non”, sau này đòi lấy vợ và... năm sống với chồng nhưng giờ đây, qua những tác phẩm tôi mới hiểu hết anh ấy!” Chị Bội Trâm ơi, chị là người biết tin ở con người, tin ở lẽ công bằng, tin ở thời gian, nên chị đã thắng tai ương cuộc đời Mối lần ra Hà Nội đến thăm chị ở khu chung cư Vĩnh Phú, em thực sự cảm phục sức làm việc của chị Bị nhiều thứ bệnh nan y thế mà chị vẫn đọc những trang di cảo đã nhoè mực của anh, để chia sẻ với anh những . trời . Lịch sử Việt Nam có nhiều thiên tình sử - một trong những thiên tình sử ấy phải kể đến mối tình tuyệt đẹp của danh y Hoàng Đôn Hòa và Công chúa. mình. * Xin cảm ơn bà. Một bậc Minh Vương, một Danh Y đức độ & một Mối Tình tuyệt đẹp Tác giả: TRẦN NHẬT THU Chuyện kể rằng: Vào mùa xuân năm 1533, công

Ngày đăng: 07/11/2013, 14:11

Xem thêm: G:những mối tình đẹp.doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w