1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VINH DỰ, TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG CÓ NGƯỜI CON ƯU TÚ HỒ CHÍ MINH

9 441 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 77 KB

Nội dung

VINH DỰ, TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG NGƯỜI CON ƯU HỒ CHÍ MINH Lê Tiến Giáp - Đại Học Vinh Kỷ niệm năm mươi năm Bác Hồ về thăm quê (Nghệ Tĩnh), mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về Bác- một người con giàu lòng yêu nước, Bác đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt nam từng bước tiến lên giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác Hồ- người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người sáng lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận dân tộc thống nhất. Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam. Với một cuộc đời hết sức oanh liệt, đầy bảo táp phong ba, gian khổ hy sinh vô cùng cao thượng và phong phú, Người đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẻ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới. Tưởng nhớ về Bác- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam chúng tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của mình trong bài viết “ Vinh dự, tự hào của quê hương người con ưu Hồ Chí Minh” Bài viết chúng tôi gồm hai phần: +. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh. +. Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ Tĩnh. I. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh. Trong niềm tự hào của dân tộc, Nghệ tĩnh chúng ta còn vinh dự và tự hào là nơi sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình tri thức nghèo gốc nông dân. Quê hương sinh ra người làng Kim Liên, quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ an ( hiện nay nằm trong vùng Nghệ Tĩnh nói chung). Nghệ Tĩnh là một vùng đất địa linh nhân kiệt. Văn hóa và con người vùng này là một chứ không thể tách Nghệ An ra khỏi Hà Tĩnh và ngược lại. Tuy nhiên vùng Bắc Sông Lam và Nam Sông Lam thể những nét riêng, song đó cũng chỉ là nét chứ không phải là văn hóa riêng mà ai đó thể dựng nên một bộ tiêu chí làm nên đặc trưng khu biệt. Cùng với non sông đất nước, con người xứ Nghệ thủy chung son sắt với Tổ quốc, mảnh đất văn hóa kết chặt từ khe nước lạnh đến đèo Ngang. Nghệ Tĩnh là đất học, truyền thống hiếu học, biết chịu khó, chịu khổ để học hành. Cho nên ở Nghệ tĩnh đã rất nhiều người thành đạt bắt nguồn từ truyền thống hiếu học. Người Nghệ Tĩnh đọ sự học hành vơi nhau giữa các làng, giữa những dòng họ. Một vùng quê “những ông đồ hay chử và cũng hay nệ chử”. Ông đồ Nghệ 1 đã là một nhân vật của lịch sử và của văn học dân gian ( Folclore ). Nho – Y – lý – số đủ cả. Thuật phong thủy ai bằng Tả Ao: Y thánh là Hải Thượng Lãn Ông ở Hương sơn (Hà Tĩnh hiện nay). Một nghệ sĩ phiêu diêu, tiêu dao , thậm chí phiêu lãng nữa… chỉ cần nhắc đến Nguyên Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Công Trứ ai cũng biết … Tiên phong đạo cốt cũng nhiều, chỉ cần nhắc tên một người mà các văn sĩ ai cũng biết đến đó là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. ( Trần quốc Vương theo dòng lịch sử vùng đất thần và tâm thức Người Việt – VH1996 – trang 419) Nghệ tĩnh là nơi đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trên các lĩnh vực Văn học, Y học , Kinh tế ngoại giao … Nổi tiếng là Sử Hy Nhan , Hồ Tông Thốc, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Đạt, Đinh Nhật Thận, Phan Bội Châu…đó là những bực tiền bối, tiêu biểu cho vùng đất Nghệ Tĩnh. Nghệ Tĩnh – Vùng đất địa linh nhân kiệt nhiều khoa bảng, nhiều người làm quan, thúc đẩy kích thích tinh thần hiếu học cho mọi người và chính đó mà dân trí được nâng lên cho nên đã biết ứng xử văn hóa. Các nho sĩ lo dồi mài kinh sử, miệt mài đèn sách thậm chí quyên ăn, quyên ngủ bên ngọn đèn dầu mong chiếm bảng vàng trong các kỳ thi. Nho sĩ vùng đát này một lòng, một dạ nuôi ý chí tiết tháo , cách sống “ đói cho sạch rách cho thơm” đõ đạt để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Con người Nghệ Tĩnh rất yêu nước, hiếu học, tôn sư trọng đạo, nghị lực. Trong cuộc sống những lúc vui cũng như những lúc khó khăn hoạn nạn, người Nghệ Tĩnh truyền thống chung lưng đấu cật, giúp đợ lẫn nhau, chia ngọt sẽ bùi và khi cần thì săn sàng xã thân vì nghĩa cả để gìn giữ quê hương đất nước. Tình làng nghĩa nước luôn luôn được đùm bọc giữ dìn, thương yêu đoàn kết, thông nhất ý chí và nghị lực đã tạo cho con người Nghệ Tĩnh một sức mạnh phi thường đủ vượt qua mọi bão tố. Những nét đẹp văn hóa của người Nghệ Tĩnh chúng tôi trình bày ở trên đã là động lực nhắc nhở con người Nghệ Tĩnh làm tròn nghĩa vụ với quê hương đất nước – Sông Lam, núi Hồng đã ăn sâu vào tâm thức của mổi con người và trở thành biểu tượng rực rỡ về mãnh đất và con người xứ Nghệ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghệ Tĩnh là một địa phương giàu truyền thống đấu tranh gian khổ chống các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hết hạn hán với gió Tây gào đến bão táp lũ lụt trắng đồng Nghệ Tĩnh là vùng đất truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm xuyên qua chiều dài lịch sử giử nước của dân tộc. Thừa hưởng những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường gia đình và quê hương, ngay từ lúc còn nhỏ Hồ Chí Minh đã sớm bộc lộ lòng yêu nước thương đồng bào. Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 -1896). Phong trào Đông du của Phan Bội Châu (1904 – 1908). Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905 -1908) … Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước với ý chí mãnh 2 liệt và quyết tâm sắt đá năm 1911, Người đã vượt biển sang phương Tây, quê hương của các cuộc cách mạng dân chủ sản để thực hiện mục đích ham muốn tột bậc của mình là gianh độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Sở dĩ Hồ Chí Minh vượt qua được những hạn chế của các nhà yêu nước trước đó là vì Người là nhân vật kết tụ những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của xứ Nghệ, gắn bó sâu sắc với truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, gia đình, dân tộc lại một vốn liếng giá trị văn hóa rất bản của phương Đông và phương Tây thu nhận được qua giáo dục gia đình, quê hương và nhà trường. Nói cách khác gia đình quê hương thổi vào tâm hồn Người một sức mạnh siêu phàm, một ý chí kiên cường để vượt qua mọi thử thách trên con đường tìm đường cứu nước. Tiếp thu những tinh hoa văn hóa quê hương và bản sắc văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh luôn thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó cho nên ở bất kỳ nơi nào Người đặt chân đến cũng được mọi người kính trọng, thương yêu đùm bọc giúp đỡ vượt qua những hiểm nghèo. Trên con tàu rời bến cảng nhà Rồng sang Pháp, trên con tàu vượt Đại dương sang châu Phi, những ngày ở Pháp, ở Luân Đôn, Matxcơva, Trung Quốc, Xiêm, ở đâu Người cũng được mọi người tận tình giúp đợ. Theo lời ông Nam làm ở tiệm ăn CaclơTông, một tiệm sang tiếng ở Luân Đôn kể lại: người làm bếp ở tiệm CaclơTông độ hơn 100 người đủ các hạng,có người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người châu Á và ông Nam là người Việt nam, Etcopphie vua đầu bếp được huân chương danh dự điều khiển nhà bếp. Anh ba ( bí danh của Hồ Chí Minh) mới vào làm việc rữa bát được mấy ngày mà đã được ông Etcopphie cảm tình và hiểu được cả nội tâm của Người. Etcopphie không để anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chổ làm bánh, với một số lượng cao. Thật là một việc lớn xẩy ra trong nhà bếp vì chính là lần đầu tiên mà ông “ vua bếp” làm như thế. ( 4;29 ) Trong những ngày giam ở nhà Hương Cảng, Hồ Chí Minh chú ý nhất là một em bé, do bạn đánh bạc thua đã ăn cắp tiền của nó cho nên nó giết và một tướng cướp già (khoảng 60 tuổi) bị bắt vì bị bạn tố giác. Với sự cảm hóa của Người đến nổi tướng cướp khâm phục và kính trọng. Tướng cướp nói” Tôi là một contử rơi xuống hồ, anh cũng là một con rồng mắc cạn … Sư tử một ngày kia sẻ trở về làm chúa sơn lâm, con rồng một ngày kia sẻ bay lên trời và làm chúa tể gió mây( 4;87 ). Những ngày ở Xiêm, Hồ Chí Minh được trẻ già, trai gái mến phục và yêu thương, chúng tôi xin nêu lên một sự kiện dưới đây để chứng minh. “ Một hôm một người cán bộ bị mật thám đuổi chạy vào một nhà việt kiều. Nhà đi vắng chỉ một em bé 9 tuổi. Đồng chí ấy vừa vào thì bọn mặt thám ập tới. Em bé liền lấy một cái nón cũ đội lên đầu và đưa một giây thừng buộc trâu cho người cán bộ và rất thản nhiên em bé trách “ Đã trưa rồi mà chú không tìm trâu, mẹ mắng chết” Người cách mạng đội nón, cầm giây thừng khoác áo tơi yên lặng ra khỏi nhà qua trước mặt bọn mật thám đang sục sạo.Sau việc này người ta hỏi em bé : Em biết người cán bộ ấy không? Không em không 3 biết, nhưng người ấy giống một chú (tức là Hồ Chí Minh ) thỉnh thoảng đến nhà em và dạy em hát. Em chỉ biết nếu chú ấy ở trong nhà bị mật thám bắt mất ( 4;72 ) Chỉ một vài sự kiện trên đây cũng đủ chứng minh: Hồ Chí Minh người con của xứ Nghệ, người Việt nam tài hoa tuyệt vời sức cảm hóa mãnh liệt đối với mọi người. Nhưng tinh hoa mà người được đó là những tinh hoa văn hóa của người Nghệ Tĩnh của dân tộc Việt nam được vun đắp qua nhiều thế hệ và đã nhập hồn vào Người. Truyền thống văn hóa mà cốt lỏi của nó là yêu nước thương dân của quê hương đã thấm sâu vào đường gân sớ thịt của Người, chuyển tải qua những dòng máu chảy về tim đã tạo cho người một sức mạnh kỳ diệu vượt qua nhiều thử thách cam go đến thắng lợi cuối cùng. Quê hương Nghệ tĩnh rất tự hào đã sinh ra Hồ Chí Minh-người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất được toàn thê giới ngượng mộ. Chúng tôi xin trích 2 câu thơ của Người làm kết luận phần này. Quê hương nghĩa trọng tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình. II. Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ Tĩnh Trong niềm vinh dự của nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ tĩnh niệm vinh dự đặc biệt là được chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Sỡ dĩ Người quan tâm đến Nghệ Tĩnh đó cũng chỉ là lẽ thường tình của một con người, rất người là vì quê hương Nghệ Tĩnh là nơi chôn rau cắt rốn của Người. Là một người con ưu của quê hương, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mặc dầu bận trăm cộng nghìn việc, nhưng trong tâm thức của Người luôn hướng về quê hương. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm về quê hương, quan tâm đến phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh. Bằng nhiều con đường Hồ Chí Minh nắm bắt rất kịp thời những diễn biến của quê hương Người vui lòng khi thấy phong trào cách mạng của tỉnh nhà tiến bộ và kịp thời khen thưởng những địa phương và đơn vị thành tích xuất sắc. Nhưng Người cũng rất nghiêm khắc phê bình và ân cần dạy bảo khi Nghệ Tĩnh phạm phải khuyết điểm. Tình cảm của Hồ Chí Minh đối với quê hương sâu lắng, tình yêu của Người đối với quê hương mênh mong. Nhân dân Nghệ Tĩnh rất phấn khởi vinh dự tự hào khi đọc lại bản báo cáo của Người gửi Đông phương bộ của quốc tế cộng sản ngày 19/2/1931 dưới đầu đề “ Nghệ Tĩnh đỏ” trong đó Người nói lên truyền thống cách mạng của Nghệ tĩnh: Nhân dân Nghệ Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm lược, cũng như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925) Nghệ Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ tĩnh vẫn giữ truyền thống cách mạng(1; 20) Trong những ngày đi xa chưa về thăm được quê hương, Người thường xuyên gửi thư về cho các tổ chức, các cá nhân với lời thăm hỏi ân cần, lời chúc 4 mừng nồng thắm và lời khuyên bảo chí tình nhẹ nhàng nhưng hết sức sâu sắc. “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (17/5/1945); “ thư cảm ơn đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình (14/10/1945); “ thư gửi Ông trưởng ty bình dân học vụ tỉnh Hà Tĩnh ( tháng 3/1948); “ thư gửi đội lão quân Huyện Nam đàn” (17/2/1949); “ Điện gửi Đồng bào tỉnh Hà Tĩnh (15/5/1949) “ Thư gửi đồng bào tỉnh Nghệ An ( tháng 8/1949); “ Bài điếu đồng chí Hồ Tùng Mậu( 1/8/1951); “ thư gửi cụ Hồ Văn Quận(5/12/1953) vv và vv… Một số liệt kê của chúng tôi ở trên đủ nói lên sự quan tâm của Người đối với quê hương. Năm 1957 trên năm mươi năm xa quê hương lần đầu tiên Hồ Chí Minh về thăm lại xứ Nghệ nơi chôn rau cắt rốn và năm 1961 làn thứ hai Người về thăm quê và đây cũng là lần cuối cùng rồi mãi mãi Người đi xa. Thời gian về thăm quê không được nhiều vì Người quá bận, nhưng hai lần về thăm quê Người đã tranh thủ hết mọi thời gian để gặp gở, chúc mừng và trao đổi với mọi tổ chức, mọi tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ, trò chuyện, trao đổi và nhắc nhở. “Nói chuyện với hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An ngày 14/6/1957”, “ Nói chuyện với đại biểu, cán bộ Đảng viên tĩnh Hà Tĩnh ngày 15/6/1957”; “ Nói chuyện với hội nghị Mặt trận tổ quốc Việt nam tỉnh Hà Tĩnh ngày 15/6/1957”; “ Nói chuyện với ban chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An ngày 8/12/1961”;”Nói chuyện với đảng bộ và dồng bào tĩnh Nghệ An sáng ngày 9/12/1961’’; “Nói chuyện với cán bộ và đồng bào xã Nam liên ngày 9/12/1961”; “ Nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm ở Nghệ tĩnh ngày 9/12/1961”; “Nói chuyện với cán bộ và công nhân nhà máy khí Vinh ngày 9/12/1961”; “Nói chuyện với cán bộ và học sinh trường sư phạm miền núi Nghệ an ngày 9/12/1961”; Nói chuyện với cán bộ và xã viên Hợp tác xã Vĩnh Thành 10/12/1961” “ Nói chuyện với cán bộ và công nhân nông trường Đông hiếu ngày 10/12/1961. Nhìn vào bảng thời gian vận hành của Người trong hai lần về thăm quê hương đủ cho chúng ta nhận thức được tình sâu nghĩa nặng của người đối với quê hương. Người tranh thủ tầng phút tầng giây để được gặp gỡ mọi người, thăm hỏi và trò chuyện với mọi người, mọi tầng lớp mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Tình sâu nghĩa nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quê hương lắng động trong tầng câu, tầng chữ , tầng ý mà Người đã gửi gắm trong tầng bức thư, những bài nói chuyện toát lên niềm yêu thương và mong ước thiết tha của Người đối với quê hương. Hình ảnh và tình cảm của Hồ Chí Minh đối với đảng bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm người xứ Nghệ Người đã đi xa nhưng hình ảnh và sự quan tâm của người vẫn còn hiện rõ đó là: 1. Mặc dầu trên năm mươi năm xa quê hương nhưng Người vẫn dìn giử ngôn ngữ âm thanh của xứ Nghệ. Tiếng mẹ đẻ vẫn ôm ấp trong lòng Người và hành trình theo Người đi khắp năm châu bốn biển cùng năm tháng “ ngôn ngữ vừa là phương tiện duy vừa là công cụ giao tiếp của xã hội … Ngôn ngữ được 5 xem là gia tài quý giá nhất và đích thực nhất để nhận diện một dân tộc. “ Chỉ tiếng mẹ đẻ mới đảm nhận được vai trò xã hội hóa một cá nhân để anh ta trở thành thành viên của cộng đồng dân tộc từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi từ giả cỏi đời này” (2; 6; 7 ). Từ ngữ nói và viết của Người trong sáng, vừa gần gủi thân thương bình dị, gọn gàng thanh thoát nhưng đầy hình tượng thông minh sắc sảo rõ ràng, mạch lạc logích ngôn ngữ bình dân của một người uyên bác. Giọng nói và từ ngữ của Người mọi người dễ hiểu và vì lẽ đó mà nhanh chống đi vào lòng người. “Việc nhận diện lời ắn tiếng nói Nghệ tĩnh trước hết là gịong Nghệ. Giọng nghệ đã cấp cho ngôn ngữ toàn dân tộc một bộ áo ngoài khu biệt và rất dễ nhận ( 2; 10 ). Dẫu đi xa tiếng mẹ đẻ Người vẩn ôm ấp trong lòng. Giọng Người dõng dạc, dứt khoát, âm thanh vang vọng dũng khí hào hùng nhưng lại rất thân thương dễ cảm dễ mến, hàm chứa tính thật thà và ngay thẳng. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyển giữa nhận thức với thực tiển, biểu hiện một tổng thể độc đáo cả về tưởng và đạo đức cho nên người nói truyền cảm .Bởi vậy bao nhiêu năm Người đi xa nhưng khi Người trở về quê hương mọi người già trẻ gái trai đều nhận ra Ngườingười Nghệ tĩnh chính góc. 2. Dẫu đi xa bốn phương trời và sống ở nhiều nơi nhưng quê hương Nghệ tĩnh vẫn luôn luôn trong tâm thức của Người, cho nên Người kịp thời nắm bắt được thông tin quê nhà từ việc nhỏ đến việc lớn. Chúng ta hết sức xúc động khi xem bức thư đầu tiên Người gửi cho “ Các đồng chí tỉnh nhà”, ngay sau ngày cách mạng tháng 8 thành công chưa đầy một tháng. Trong thư người dặn “ trong lúc công tác, vấn đề gì khó giải quyết, các đồng chí cứ viết thư thảo luận với tôi, tôi sẵn sàng góp ý kiến. (1; 8). Mấy lời ngắn gọn nhưng toát lên một tình cảm thân thương của người cha chú đối với con cháu. Và từ đó Người thường xuyên gửi thư thăm hỏi nhắc nhở đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đoàn kết, thương yêu động viên nhau hăng hái tham gia vào công cuộc “ kháng chiến kiên quốc” để xứng đáng với truyền thống Xô Viết anh hùng, cũng cố sự đoàn kết toàn dân, sửa đổi những khuyết điểm trên các phương diện và khi quê hương đạt được một thành tích gì Người kịp thời viết thư khen ngợi. 3. Hồ Chí Minh lo lắng và dặn dò mọi điều đối với Đảng bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh. Hai lần về thăm quê Người vừa khen ngợi vừa dặn dò khuyên bảo trên hết mọi lĩnh vực từ lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, thương nghiệp,chăn nuôi, thủy lợi đến an ninh quốc phòng. Trên từng lĩnh vực Người đã vạch đường chỉ lối cho Đảng bộ và nhân dân Nghệ tĩnh làm thế nào chống đợ với điều kiện địa lý thiên nhiên Nghệ tĩnh để đạt năng xuất cao. Người luôn luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, quan tâm đến cái kim sợi chỉ cho nhân dân. Như Người đã nói “Tôi chỉ một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn tòan tự do, đồng bào ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành (1;178) 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến bình đẳng giới và tuổi trẻ ở Nghệ tĩnh. Nói chuyện với cán bộ và đồng bào tỉnh Nghệ An sáng ngày 6 9/12/1961 Người nói “ Tỉnh ta hơn 61 vạn phụ nữ, tức là một nữa số dân. Phụ nự là một lực lượng lớn trong công cuộc xây dựng tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy so với nam giới thì địa vị phụ nữ trong xã hội còn quá thấp kém. ở Hội đồng nhân dân các xã phụ nữ chỉ được 15% số đại biểu, ở các cấp Đảng ủy và chi ủy chỉ 5% là nữ đồng chí. Chúng ta phải phương pháp đào tạo và giúp đợ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ tỉnh nhà (1;92) Nói chuyện với đoàn cán bộ Hà Tĩnh nhân dịp đi tham quan Tỉnh thái Bình về (tháng 7/1961) Người nói “ Đoàn cán bộ Hà Tĩnh đi tham quan lần này hơn 40 đồng chíchỉ 4 phụ nữ, 2 thanh niên thì là ít quá, chứng tỏ các đồng chí chưa xem trọng vai trò của phụ nữ và thanh niên” (1;143). Đối với thanh niên Người nói “ Tỉnh ta hơn 22 vạn thanh niên, mà đoàn viên thanh niên lao động mới một vạn đoàn viên. Như thế là quá ít” (1; 192). Đảng ta là đảng chỉ một điều là phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra không lợi ích nào khác … Vậy cần phải đồng chí trẻ. Đảng ta quang minh đại đạo, Đảng ta như thế, đảng viên cũng phải như thế. Như thế phải đòi hỏi đồng chí già phải thái độ độ lượng dìu dắt đồng chí trẻ … đồng chí nói thế này, đưa lớp trẻ vào mói làm được việc. Nhưng trong thâm tâm lại mong muốn là muốn con cháu của mình kia. Con cháu mình là ai? Con cháu mình là tất cả, là thanh niên Việt nam chứ không phải như thời phong kiến. Cha làm quan con là cậu ấm. Con minh xấu thì đề bạt sao được. Đảng là đảng của giai cấp, của nhân dân, chứ không riêng cho con cháu mình “ (1; 105; 107; 108) . Người thật là một siêu nhân nhìn thấy sâu xa những hiện tượng quái gỡ của hiện tại và cả tương lai những thực trạng không tốt đẹp thể diễn ra. Cuối cùng đoàn kết là nguyện vọng thiết tha nhất của Người đối với Đảng bộ và nhân dân Nghệ tĩnh. Trong bài nói chuyện với hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ an 14/6/1957,chử đoàn kết Người nhắc đi nhắc lại 12 lần. Trong bài nói chuyện với đại biểu cán bộ, đảng viên Hà tĩnh ngày 15/6/1957cũng hơn một chục lần Người nhấn mạnh đến sự đoàn kết. Người thẳng thắn phê bình: “ hiện tượng cán bộ trong và ngoài Đảng, cán bộ cũ và mới, Đảng viên cũ và mới đoàn kết kém”. Phê bình tự phê bình là để tăng thêm đoàn kết … Người nhấn mạnh phải đoàn kết cái đó là góc. Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần vấn đề đoàn kết và đó cũng là nỗi trăn trở của người đối với quê nhà trước lúc Người đi xa. Đọc lại nội dung các bức thư và những bài nói chuyện của Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân Nghệ tĩnh chúng ta thương nhớ, kính trọng và xúc động tột cùng về tấm lòng nhân hậu của Người đối với quê hương, chúng ta không thể không suy ngẫm băn khoăn khi chúng ta chưa làm được nhiều những lời Người dặn dò và mong ước. Đặc biệt lúc còn sống Người rất mong đồng bào, đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất của miền Bắc. Điều mong ước của Người đến nay chưa thực hiện được. Nghệ an, Hà tĩnh vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. *** 7 Chủ tịch Hồ Chí MinhNgười con ưu của quê hương Nghệ Tĩnh đã nêu một tấm gương sáng ngời tron đời phục vụ nhân dân luôn luôn đi đúng đường lối quần chúng. Trong nhiều bức thư và hai lần về thăm quê Người đã thăm hỏi ân cần và nhắc nhở cán bộ và đảng viên tích cực thực hiện dân chủ với nhân dân hơn nữa phấn đấu hết mình để đưa quê hương phát triển đi lên. Suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, lý tưởng XHCN và CSCN, để đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân trong đó nhân dân Nghệ tĩnh. Hồ Chí Minh quan tâm đến từng cái kim sợi chỉ cho nhân dân. Hơn nữa thế kỹ, mặc dầu khi bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, khi bị đày trong nhà lao đế quốc thực dân, khi bân trăm công nghìn việc lãnh đạo toàn dân làm cách mạng và kháng chiến, kể cả những lúc người không được khỏe, Người đã giành những giờ phút quý báu để nghị tới quê hương. Người chỉ thị, gửi thư động viên Đảng bộ và nhân dân Nghệ tĩnh. Những lúc phong trào tỉnh nhà gặp khó khăn, người ân cần chỉ bảo, khi tỉnh nhà những tiến bộ, Người gửi thư chúc mừng động viên và vạch rõ con đường tiến tới. Chúng ta vô cùng cảm động là qua hai lần về thăm Tỉnh nhà, Người đã để lại cho Đảng bộ và nhân dân ta những tình cảm nồng nàn, những kỹ niệm sâu sắc không thể phai mờ. Đặc bệt trước khi qua đời, ngày 27/7/1969 Người còn gửi thư cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ an căn dặn những điều mà Người hằng quan tâm đối với tỉnh nhà và nhờ tỉnh ủy chuyển lời của Người “ chúc toàn thể đồng bào, cán bộ đảng viên, đoàn viên trong tỉnh mạnh khỏe và cố gắng tiến bộ”. Đây là bức thư cuối cùng giá trị như một bản di chúc thiêng liêng của Người đối với quê hương. Hiện nay Đảng bộ tỉnh đang phát động phong trào học tạp đạo đức trong sáng của Người chúng tôi thiết nghỉ việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết, những thiết nghỉ của chúng tôi là học tập Người chúng ta phải hành động thiết thực, kết quả cụ thể góp phần xây dựng tổ quốc và quê hương phồn vinh như thế mới yên lòng linh hồn Người nơi suối vàng, xứng đáng với Ngườicon cháu vị “ Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa kiệt xuất” được toàn thế giới ngưỡng mộ. Nói mà không làm chắc chắn sẽ làm đau lòng Người nơi cỏi vỉnh hằng. Kết thúc bài viết của mình chúng tôi xin trích ý kiến của hai nhà khoa học Mĩ đó là bà Halen Magrit và J. Đtensơn nhiều năm nghiên cứu về Người: “ Dân tộc Việt nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh; nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách của một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau. Tài liệu tham khảo: 1. Bản nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ tĩnh: Bác Hồ với quê hương Nghệ tĩnh . NA 1977. 2. Nguyễn Nhã Bản: Bản sắc văn hóa của người Nghệ tĩnh – NXBNA 2001 8 4. Hồng Hà : Thời thanh niên của Bác Hồ - NXBTN – HN 1975 3. Hồng Hà : Bác Hồ trên đất nước Lê Nin – NXBTN – HN 1980 5. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt đọng của Hồ chủ Tịch . ST – 1976. 6. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt nam – NXBTP Hồ chí Minh 1996. 7. H.Magrit – J.Đtensơn. Hồ chí Minh “ Anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hóa kiệt suất ( Nguyến Thế Chung dịch ) HN 1994. 9 . VINH DỰ, TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG CÓ NGƯỜI CON ƯU TÚ HỒ CHÍ MINH Lê Tiến Giáp - Đại Học Vinh Kỷ niệm năm mươi năm Bác Hồ về thăm quê (Nghệ Tĩnh),. gồm có hai phần: +. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh. +. Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ Tĩnh. I. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh. Trong niềm tự hào

Ngày đăng: 07/11/2013, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w