1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quy hoạch một bể nuôi cá cảnh

5 516 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 91 KB

Nội dung

Quy hoạch một bể nuôi cảnh 1. Chọn bể: Việc chọn một bể nuôi phải được tiến hành thận trọng. Phải nghiên cứu kích thước dựa theo vị trí trong nhà để có thể dùng làm nơi đặt bể phải làm sao cho bể nuôi phải đủ rộng khi chúng ta đã hiểu rằng biển kiến của bể ngắn hơn chiều rộng thực của bể do sự khúc xạ của các tia sáng trong nước tạo nên. Việc trang trí lại có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ của bể. Với một bể thấp và lùn, ta phải tìm những hòn đá dẹp xuống để xếp thành lớp ngang hay nghiêng để làm tăng sự trang trí theo chiều đứng của kích thước lớn nhất. Với một bể nuôi cao, ta dùng những mảnh đá to, phẳng đặt trên nền bể và tạo cảnh, ví dụ như bắt chước các dốc đứng của một hẽm núi. Người ta nhận thấy là tỷ lệ của một bể nuôi quyết định việc chọn cây, sự trang trí và cả việc chọn cá, bởi vì một số loài đòi hỏi một mực nước ít sâu (như đuôi cờ Macropodus, chọi Betta, . ). Một số loài khác lại đòi hỏi chiều cao đáng kể của bể (như thần tiên Pterophyllum, vàng Carassius auratus .). Còn phải tính đến vị trí đặt bể và bảo quản bể nuôi sao cho không làm bẩn hoặc làm hư hỏng các vật dụng ở xung quanh. Những thao tác chính cho việc bố trí và chăm sóc bể nuôi phải được tiến hành dễ dàng, như việc đổ đầy nước và thay nước trong bể, chuyển đất ra, rửa kính, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất nền, trồng cây trong bể, nuôi v.v . 2. Chọn cách trang trí Có nhiều cách trang trí bể nuôi. Người ta cũng có thể phóng theo những bức tranh sẵn có của tự nhiên mà ta đã gặp dọc theo bờ biển, trên bờ sông hay ao, hồ. Có thể quan sát để tìm ra nguồn tư liệu phong phú. Sự tưởng tượng của chúng ta là vô cùng, nhưng phải cố gắng sao chép thiên nhiên trong khuôn khổ cho phép mà ta không bao giờ được vướt quá nó. Chúng ta thường ngắm một vũng nước, mà ở đó nước trong suốt cho thấy rải rác chỗ này hoặc chỗ khác những đám cây rậm rạp nhiều hay ít, những lá tròn rộng, lượn sóng và trong suốt của chúng, những lá chẻ ra của nhiều loại rong, thảm tươi của cỏ, của rong xương Myriophyllum . các tia sáng mặt trời, xuyên qua nước, tạo cho tổng thể đó một vẻ đẹp thần tiên. Quan sát những vết sáng của được chiếu sáng và các chỗ lồi lõm của đá mà màu sắc của mô đá bị nước làm giảm đi, có màu hồng của một số đá granit, màu xanh lơ của đá phiến thạch, và các mẩu mica trong nước được chiếu sáng lấp lánh như những vảy vàng. Vì vậy, muốn trang trí một bể nuôi, ta chọn một bức tranh phù hợp với thị hiếu và với kích thước của bể. Để thực hiện được việc này cho tốt, chúng ta cần quan tâm đến một số nội dung sau: 1. Phải làm một việc gì đó gọi là thực tế. 2. Tạo ra vật trang trí nhã nhặn liên quan với cách thức của bể nuôi. 3. Tạo ra cảm giác chiều sâu ở mức độ cho phép. 4. Che giấu các phần phụ của bể nuôi. 5. Phủ đất bởi cát hay sỏi, đá lửa đập vụn, . được rửa sạch thật kỹ để không làm bẩn nước. Chiều dày cần thiết ít nhất là 2cm, nếu dày tới 5-7,5cm càng tốt. Người ta dùng phối hợp các loại nguyên liệu này. Vì vậy, phía trước của bể nuôi có thể có bãi cát mịn, bao bởi một dải sỏi sạn có độ lớn tăng dần. 6. Nếu như có những phần không được trang trí sỏi đá, ta có thể sơn kính nền bằng những màu riêng cho kính. Cần tạo ra một màu thường là nhạt dần và không đồng đều. Màu sắc này có thể thay đổi từ lục vàng tới xanh lục. Những bóng hình không rõ ràng của cây cối cho ta hình ảnh của bể nuôi có chiều sâu mong muốn. Hoặc có thể dán vào kính một loại tranh màu cây cỏ hoặc tranh san hô biển. Những chú ý liên quan tới việc trang trí bể nuôi: - Khi xếp đất, phải rải từ phía trước của bể nuôi, ngang mức của gốc cây cao dần từ trước ra sau nếu ta muốn tạo ra địa hình. - Việc trồng cây bắt đầu ở 1/3 của bể nuôi. Phần trước thường để trống. Khi cho nước vào bể nuôi thì cây cỏ này nhìn gần như nằm sát phía trước. Mặt khác, phần trống không trồng cây là không gian cần thiết cho phép bơi lội ngang trước mắt ta. Người ta cũng có thể đặt ở phía trước những cây lùn hay thấp như rau mác Sagittaria, rong mái chèo Vallisneria, thạch xương bồ Acorus v.v . nhưng cần lưu ý là sự lùi lại của cây rõ nét nhiều hay ít có liên quan với môi trường sinh học và đặc biệt là với đất. - Nếu ta muốn đặt một lớp đất dinh dưỡng, đất này phải có một chiều dày ít nhất là 2,5cm, được bao phủ bởi lớp cát rửa sạch dày 2-3cm. - Nếu ta muốn có một thân thực vật lùn, ta không cần đất dinh dưỡng. Các loài cây sau đây được chọn trồng trên cát, ở phía trước của bể nuôi: Acorus pusillus tức thạch xương bồ lá nhỏ, và các loại cây lùn thuộc các chi rau mác Sagittaria, rong mái dầm Cryptocoryne. Cònnếu muốn trồng các cây có thể sinh trưởng lớn như rong mái chèo Vallisneria, lại cần chuẩn bị đất có chiều dày 6-10cm. - Đất đặt trong bể nuôi phải là đất ẩm ướt, bởi vì nếu đất khô thì nó sẽ vụn ra khi ta đổ đầy nước và địa hình sẽ biến đổi đi. - Phải trừ ra một số chỗ thấp hơn để có thể hút hết nước khi cần, với một xiphông. Mặt khác, chính ở chỗ thấp đó mà các chất bẩn quy tụ lại, nên có thể dễ dàng lấy ra khi rửa bể. 3. Sắp xếp trong bể nuôi Một bể nuôi đẹp, ngoài cây cỏ được bố trí hợp lý, nếu có thể thêm đá càng gây thêm hứng thú. Đá trong bể sẽ tạo chỗ trú ẩn, nơi cư trú riêng cho một số loài và những chỗ thích hợp cho sự sinh sản. Sỏi trong bể không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho đẻ. Có khi người ta còn xếp cả những rễ cây khô, gỗ chịu ẩm để cho bể được tự nhiên. Đá. Khi chọn đá, phải chú ý tới hình dạng, cấu trúc, sự phân tầng, màu sắc (để phối hợp với màu sỏi) và cả thành phần hóa học của đá. Điều quan trọng có ý nghĩa lâu dài là hiệu quả do tác dụng của đá trên thành phần hóa học của nước. các đá hòa tan, cũng như các đá vôi tuyệt đối không nên dùng trong bể nuôi nước ngọt. Có loại đá có thể làm tăng độ cứng của nước chỉ thích hợp với bể nuôi những loài có thể chịu được môi trường nước cứng, ví dụ như những loài sống ở các hồ vùng núi. Đá vôi chỉ thích hợp với bể nuôi biển, chúng có thể giữ độ pH cao cho nước. Cũng có người thích đặt những cành san hô chết vào bể để trang trí vì nghĩ rằng san hô thường chịu ngập nên có thể bố trí được. Đành rằng một số loài có thể vui đùa ở giữa đám san hô nhưng ta không nên dùng san hô cho bể nước ngọt, bởi lẽ hàm lượng calcium cao có thể làm biến đổi thành phần hóa học của nước một cách bất lợi. Hơn nữa san hô rất sắc có thể gây cho nước ngọt những vết đứt, vết xước. Loại đá dùng cho bể nuôi nước ngọt, có thể kể: đá hoa cương, đá bazan, đá thạch anh và đá bảng. sa thạch và đá vôi dễ vụn, và các đá chứa khoáng kim loại không nên dùng. Sỏi. Cũng như đá, ta cần chọn sỏi. Sỏi lấy từ những mảnh vỏ sò ốc giàu chất calcium, cũng làm cho nước cứng đi sau một thời gian. Người ta thường sử dụng sỏi không có vôi. Cỡ sỏi cũng quan trọng. Sỏi to không thích hợp, vì hai lẽ: thức ăn rơi xuống nhanh và thối rữa kéo theo sự ô nhiễm của nước, ngoài ra trong trường hợp của một bản lọc sinh học, sỏi lớn không đủ mặt phẳng cần thiết cho vi sinh vật hình thành tập đoàn, trong khi sự tuần hoàn của nước lại thực hiện quá nhanh. Ngược lại, nếu sỏi quá nhỏ, thì nó sẽ đọng lại nhiều và rễ cây sẽ khó xâm nhập. Hơn nữa, sự lưu thông của nước qua bản lọc sinh học sẽ bị trở ngại. Thường người ta chọn cỡ sỏi trung bình, lý tưởng nhất là dùng cỡ sỏi 3mm. Cần chọn sỏi có màu sẫm, vì trong bể nuôi, ánh sáng chiếu từ trên xuống gặp sỏi màu sáng sẽ phản chiếu làm giảm màu sắc của cá, gây sự tẻ nhạt cho người xem. Cũng cần lưu ý là không nên mua sỏi đã nhuộm màu vì có thể là các màu này sẽ dễ tan vào nước và tạo ra những chất độc cho cá. Nếu màu sắc của đá không hài hòa với màu sắc của sỏi, thì chỉ cần đập vỡ ít mảnh đá và rải lên trên sỏi. Số lượng sỏi cần dùng phải có chiều dày đủ cho rễ cây ăn sâu vào đó, chiều dày này khoảng 4-5cm là vừa. Nếu dùng bản lọc sinh học, thì chiều dày của lớp sỏi phải từ 5- 7,5cm để tránh gây hại cho sự sinh trưởng của cây. Các vật trang trí khác. Gỗ cũng là nguyên liệu rất được ưa thích để quy hoạch tự nhiên các bể nuôi. Gỗ hóa thạch chìm, rễ cây xoắn vặn thường xuất hiện trong trang trí của mọi bể nuôi được trang bị tốt. Có thể tìm những vật liệu này trong các sông, đầm lầy, rừng, nhưng cần lưu ý là gỗ sử dụng phải là gỗ chết từ lâu và không có vết tích hoại mục. Phải đun sôi những gỗ này trong nhiều lần nước khác nhau, và ngâm lâu trong nhiều tuần tới khi nó hoàn toàn thấm nước. Cũng có thể phủ lên gỗ chết nhiều lớp quang dầu polymethan. Một vật liệu tụ nhiên khác là vỏ cây, thường được sử dụng như là cảnh sau hoặc để tạo tầng. Trong kỹ thuật hiện đại, người ta cung cấp chất thay thế gỗ trang trí bằng chất tổng hợp. Người ta đã sử dụng trên thị trường những khúc củi và những rễ cây bằng nhựa đúc, rất hiện thực. Nếu xếp lên trên những cành cây trong bể, chúng sẽ bị tảo bao phủ sau khi đặt vài tuần, đến mức khó phân biệt được với vật liệu tự nhiên. Người ta còn làm những sản phẩm bằng nhựa bắt chước những hình dạng cây cỏ thủy sinh nom như thật, cũng mịn màng, mềm dẻo như cây thật. Dĩ nhiên là các sản phẩm kỹ nghệ này không giữ được vai trò hóa học và sinh học như những cơ thể sống. Nhưng chúng cũng có thể sử dụng làm nơi cư trú và nơi sinh đẻ của cá. Các cây cỏ nhân tạo này cũng mau chóng được phủ một lớp tảo tự nhiên, và cũng tạo ra thảm xanh trong bể nuôi có những loài hiếu động hoặc ăn thực vật. Còn có một số vật dụng trang trí khác được đưa vào bể nuôi: nào là non bộ với những cây giả, nào là những hình người thợ lặn, người cá, người chơi thể thao, nào người đu bay, . với những màu sắc khác nhau tô thêm những vẻ đẹp cho bể, tạo ra sự hấp dẫn, nhất là đối với trẻ em. Những vật liệu nhân tạo này cũng chỉ nhằm tạo màu sắc trong khung cảnh của bể nuôi, cũng có thể làm chi phối màu sắc của cá, chưa nói đến là chất liệu được sử dụng, nếu tiếp xúc với nước sẽ làm thoát ra các chất màu hoặc các chất độc có hại cho cá. Đất trong bể nuôi. Đất có tầm quan trọng lớn lao đối với việc trồng cây trong bể. Thật là nhầm nếu nghĩ rằng cây trong bể nuôi không đòi hỏi gì nhiều vể tỷ lệ giữa đất và phân bón, mà hiển nhiên là người trồng cây phải cố gắng mang đến cho cây trồng mức tối đa về các chât nuôi dưỡng. Với người nuôi cảnh theo đuổi một mục đích hơi khác thì việc cung cấp đầy đủ thức ăn cần thiết cho cây thật là phức tạp và người ta thường thích lần lượt thay đổi cây trồng trong bể. Đất thông thường được sử dụng là cát, sa thạch hay đá lửa đập vụn. Người ta biết rằng những điều kiện như vậy, sự trồng trọt sẽ không thuận lợi. Người ta đã tìm ra một hỗn hợp thích hợp với đa số các loài: 1/3 cát sông, 1/3 đất mùn lá cây hoại mục rây kỹ, 1/3 đất sét. Tất cả đều được trộn đều và sàng kỹ. Cẩn thận hơn, người ta phủ lên hỗn hợp này 1-2cm cát rửa sạch, đá lửa đập vụn ra, sa thạch hay sỏi sạn để tránh sự hỗn hợp giữa nước và đất sét sẽ làm cho nước đục. Cây trong bể nuôi không cần có lớp đất dày. Phần lớn các loài cây có hệ thống rễ con ngang bề mặt, điều đó giải thích được bởi lý do là trong các lớp đấu sâu, rễ cây không thể hô hấp được, lượng oxy sẽ thiếu hụt. Chỉ cần một lớp đất tốt có chiều coa ít nhất là 4cm là có thể trồng cây trong bể. Phần lớn các loài cây không đòi hỏi một lớp đất dày hơn thế. Một số loài cây chống chịu với đất chỉ gồm đá lửa đập vụn hay cát. Có loài bám trên đá hoàn toàn sống ngập ở trong nước được, như thạch xương bồ, cây ổ sao . Dù cho giá trị dinh dưỡng thế nào đi nữa, thì đất trong bể nuôi mau chóng bị biến chất, chắc chắn là do sự lên men xây ra tại đó, do vậy mà cần thiết phải thường xuyên thay đất, ít nhất là 1 lần trong năm. Cũng cần chú ý đến phân bón cho cây. Vấn đề này khá quan trọng đã được các nhà nuôi quan tâm nhưng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Nếu lượng phân bón trong bể được đầy đủ thì hệ cây trồng trong bể không đòi hỏi phải có đất thay đổi thường xuyên. Người ta đang tìm những công thức thích hợp cho việc trồng cây trong nước nói chung và dĩ nhiên khi đã xác định được thì việc trồng cây trong bể nuôi cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 4. Đổ nước và thay nước trong bể Trước khi cho nước vào bể, phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường là sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở. Không nên để bể nuôi ở trạng thái khô, chất mastic sẽ cứng lại và kính sẽ không gắn đều với mastic mềm, sẽ vỡ ra nếu nó không có độ dẻo dai. Sau khi kiểm tra độ kín, xếp đất đá, sỏi để thực hiện việc trồng cây. Khi đã thực hiện xong các công việc trên thì bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận. Muốn vậy, người ta xếp lên đất, phía trên các cây, một hay hai tờ giấy mịn, hoặc giấy báo hay giấy thấm. Các tấm giấy này được đặt cẩn thận trên nền, có một kích thước thường lớn hơn nền đáy của bể, các mép giấy được cuốn lại ở chung quanh. Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều coa nào đó, luôn luôn cao hơn mực của đất trong bể. Nếu không có vòi nước ở trên bể nuôi, thì bố trí như sau: phía trên cao của bể nuôi, đặt một tấm ván trên đó để một xô nước. Nhúng một ống cao su mảnh vào xô nước có đầu trước đặt trên giấy đã được trải ra nền nền của bể, lắp thành ống xiphông chuyền nước từ xô xuống, đồng thời dùng thùng nước khác đổ thêm nước vào xô khi mực nước trong xô xuống thấp. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước. Nếu thao tác này thực hiện tốt thìi nước phải tuyệt đối trong. Việc thay nước có thể thực hiện nhờ một ống xiphông dẫn nước từ bể ra ngoài, đặt ở dưới phần cuối của ống một bản kính nhỏ để tránh nước kéo theo cát. Sự thông bằng xiphông này tất nhiên là thực hiện ở điểm thấp nhất trong bể nuôi. . Quy hoạch một bể nuôi cá cảnh 1. Chọn bể: Việc chọn một bể nuôi phải được tiến hành thận trọng. Phải nghiên. của một bể nuôi quy t định việc chọn cây, sự trang trí và cả việc chọn cá, bởi vì một số loài đòi hỏi một mực nước ít sâu (như cá đuôi cờ Macropodus, cá

Ngày đăng: 07/11/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w