De thi hoc sinh gioi cap huyen

4 8 0
De thi hoc sinh gioi cap huyen

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

[r]

(1)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN VÒNG Câu 1: ( điểm)

Ca ngợi sự hi sinh cao đẹp của người lính chiến dịch Thành Cổ- Quảng Trị, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết :

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm

Trình bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ Câu 2: ( điểm )

Dưới là một câu chuyện kể :

Những bàn tay cóng

Hôm ấy dọn cho sạch mấy ngăn túi áo rét của gái sáu tuổi thì phát hiện mỗi ngăn túi là một đôi găng tay Nghĩ rằng một đôi là đủ ấm tay rồi, hỏi vì mang tới hai đôi túi áo Con trả lời: “ Con làm vậy từ lâu rồi, mẹ Mẹ biết mà, có nhiều bạn học mà không có găng Nếu mang thêm một đôi, có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”

( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ ) Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng một trang giấy thi ) về ý nghĩa của câu chuyện

Câu 3: ( 12 điểm)

Bài thơ Con cò của Chế lan Viên là sự kết hợp giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Câu 1:

(2)

- Biết cách làm một bài văn nghị luận

- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh,hành văn có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả

II/ Yêu cầu về kiến thức

Cần đáp ứng được những yêu cầu bản sau :

Về nội dung :

- Hai dòng thơ đầu là lời nhắn chủ của tác giả với những người hôm sợ mái chèo xuôi dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những người chiến sĩ vẫn còn nằm lại nơi đáy sông

- Hai dòng thơ tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hi sinh cao đẹp của người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm về sự hi sinh cao đẹp đó.Tác giả đã khái quát nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hi sinh : Những người lính hi sinh đã hóa thân vào dáng hình xứ sở Ý nghĩa của sự hi sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng lòng nhân dân, mãi cùng thời gian và không gian đất nước, dân tộc

Về nghệ thuật:

Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật : Giọng thơ tha thiết mà sâu lắng nhịp thơ thay đổi từ nhịp 2/2/3 sang 4/3; thủ pháp hoán dụ ( tuổi 20 ), ẩn dụ ( thành sóng nước, vỗ yên bờ bãi )

III/ Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm 4: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc

Điểm 3: Đáp ứng gần đầy đủ các yêu cầu có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt

Điểm 2: Chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, lập luận chưa rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả

Điểm 1: Nội dung bài viết còn sơ sài,chưa rõ ràng, mắc nhiều về lỗi diễn đạt, chính tả

Điểm 0: Không hiểu đề

Câu 2:

I/ Yêu cầu về kiến thức

Đây là đề mở nên học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác từ câu chuyện sở :

- Giải thích được ý nghĩa của câu chuyện : tình yêu thương, sự sẻ chia được thể hiện qua những việc làm và suy nghĩ rất hồn nhiên của em bé

+Giải thích hành động của người mang nhiều đôi gang tay: cho bạn mượn để bạn khỏi bị lạnh

+ Hành động đã có từ lâu: Em bé đã từng chứng kiến những bàn tay cóng, thương bạn quyết định đem găng cho bạn mượn

(3)

+ Liên hệ thực tế để thấy những biểu hiện tốt đẹp đó là đạo lí sống của người xã hội

+ Bên cạnh đó còn có những việc làm trái với hành động của em bé câu chuyện

- Nêu bài học đối với bản thân;

+ Em bé rất yêu người khác, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn + Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ lẫn dù là hành động, suy nghĩ nhỏ nhất …để làm cho cuộc đời đẹp

II/ Yêu cầu về kĩ

- Biết cách làm bài văn nghị luận

- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt, chính tả

III/ Biểu điểm

Điểm 4: Hiểu vấn đề, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu Bài viết có những suy nghĩ sáng tạo

Điểm 3: Đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt

Điểm 2: Cơ bản hiểu vấn đề chưa thật sâu sắc, văn viết mạch lạc Điểm 1: Chưa hiểu rõ vấn đề, luận điểm chưa rõ, diễn đạt lủng củng Điểm : Không hiểu đề

Câu 3:

I/ Yêu cầu về kiến thức:

Cần nêu được các ý bản sau:

- Lời bình luận đã khái quát được giá trị của bài thơ

- Bài thơ đã được khơi nguồn từ cảm hứng trữ tình dân gian : Ca dao Việt Nam nhiều bài có hình ảnh cò; cò ca dao là biểu trưng cho sự cần cù, tần tảo, chịu thương, chịu khó của người lao động…Những bài ca dao về cò là những bài hát ru quen thuộc suốt tuổi thơ nhiều thế hệ, mang âm điệu trữ tình dân gian Bài thơ Con cò được gợi từ bài ca dao quen thuộc có nhình ảnh cò tác giả không lặp lại mà tập trung khai thác âm hưởng của lời ru và biểu tượng quen thuộc với người đọc: cò - Bài thơ Con cò thấm đẫm lời ru của mẹ, lời ru chắt lại những suy ngẫm mang tầm triết lí, giản dị mà sâu sắc Lời thơ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì vẫn được mẹ hết lòng yêu thương che chở…

II/ Yêu cầu về kĩ năng

Vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học Bố cục hợp lí, chặt chẽ, văn viết mạch lạc sáng, có cảm xúc Dẫn chứng chính xác, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả thông thường

(4)

Điểm 11-12: Bài làm đạt các yêu cầu Văn viết mạch lạc, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí không mắc lỗi chính tả thông thường Điểm 9-10: Bài làm bản đạt yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận có thể có sai sót nhỏ, văn viết trôi chảy

Điểm 7-8: Bài làm đạt khoảng già nửa số ý, dẫn chứng còn nghèo Diễn đạt chưa tốt đã làm rõ được ý Mắc một số lỗi diễn đạt không phải là lỗi nặng

Điểm 5-6 : Bài làm đạt được một nửa số ý Diễn đạt chưa tốt song đã làm rõ ý

Điểm 3-4 : Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề Nội dung bài làm còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, bố cục, luận điểm chưa hợp lí

Điểm 1-2 : Bài làm chưa đạt yêu cầu Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả

Điểm 0: Không hiểu đề

Ngày đăng: 05/03/2021, 12:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan