GV: Võ Văn Hiếu – Sử 9 Ngày giảng: 17 /11/2010 Tuần 13- Tiết 13 Bài 11 TRẬT TỰTHẾGIỚIMỚISAU CHIẾN TRANH THẾGIỚI THỨ HAI I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991 - Sự hình thành trậttựthếgiớimới và sự thành lập tổ chức LHQ - Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay 2. Tư tưởng: Những nét khái quát của thếgiới nữa sauthế kỉ XX với những diễn biến phức tạp 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định những vấn đề lịch sử II . ĐỒ DÙNG - Bản đồ thếgiới - Tranh ảnh, tài liệu về thời kì “ chiến tranh lạnh” và Liên Hợp quốc III . CÁC BƯỚC 1. Kiểm tra: ? Trình bày những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ 1945 đến nay? ? Tại sao các nước châu Âu lại liên kết với nhau để phát triển ? Quá trình hình thành và PT của sự liên kết diễn ra như thế nào ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Mục tiêu: Biết được sự hình thành trật tựthếgiới mới-Trật tựhai cực I-an-ta sauCTTGthứ hai. Giáo viên phân nhóm: + Nhóm 1: ? Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị I-an- ta ? Giáo viên mở rộng: I-an-ta là địa danh họp Hội nghị: - Liên Xô: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xta- lin - Mĩ: Tổng thống Ru-dơ-ven - Anh: Thủ tướng Sớc-sin + Nhóm 2: Nội dung chủ yếu của Hội nghị I-an- ta Cụ thể: Học sinh đọc SGK chữ in nhỏ Mở rộng: Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, Hội nghị nhất trí: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật Bản, kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở châu Âu, Liên Xô sẽ đánh Nhật Bản ở châu Á. - Ba cường quốc thoả thuận cho Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Liên Xô và Mĩ cùng có quyền lợi tại Trung Quốc ? Hệ quả của Hội nghị I-an-ta ? I. Sự hình thành trật tựthếgiớimới 1. Hoàn cảnh: - CTTGthứhai bước vào giai đoạn cuối, cần giải quyết những vấn đề bức thiết. - 2-1945, nguyên thủ ba cường quốc LX, Anh, Mĩ đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta (LX) 2. Nội dung: - Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc LX và Mĩ . 3. Hệ quả: Những thoả thuận trên đã hình thành một trật tựthếgiới mới, mà lịch sử gọi là Trậttựthếgiớihai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực ( tồn tại từ năm 1945 đến 1947) Tuần 13 – Bài 11 * Mục tiêu: Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức LHQ. ? Liên Hợp Quốc ra đời như thế nào ? - Hội nghị I-an-ta quyết định thành lập Liên hợp quốc ? Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì ? Giáo viên mở rộng: - Từ ngày 25- 4 26-6-1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại San Franxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương và thành lậpLiên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945, Hiến Chương LHQ có hiệu lực. Do đó, ngày ngày được chọn là ngày thành lập của LHQ ( hiện nay có 191 thành viên) Giáo viên: giới thiệu hình 23 về cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ( mỗi năm họp 1 lần gồm các thành viên) ? Từ khi ra đời đến nay, vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc là gì ? SGK Giáo viên : Mối quan hệ VN và Liên họp quốc: - Việt Nam là thành viên thứ 149 (9/ 1977). Có nhiều tổ chức chuyên môn của LHQ đã và đang hoạt động tích cực ở VN như: + Chương trình lương thực (PAM) + Quỹ nhi đồng (UNICEF) + Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO) + Tổ chức văn hoá, giáo dục và khoa học (UNESCO) - VN là uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kì (2008-2009) * Mục tiêu: Trình bày được những biểu hiện của cuộc CT lạnh và những hậu quả của nó. ? “Chiến tranh lạnh” ra đời trong hoàn cảnh ntn ? - XHCN mâu thuẫn TBCN ? Thế nào là “ chiến tranh lạnh” ? ? Những biểu hiện của “ Chiến tranh lạnh”? ? Những hậu quả của tình trạng “ chiến tranh lạnh”? * GV kết luận: Từ tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Tu-rơ-man chính thức phát động “CTL” nhằm chạy đua vũ trang để chống lại LX và các nước XHCN, cũng như phong trào đấu tranh GPDT. - “CTL” bắt đầu từ 3/1947 và kết thúc 12/1989. * Mục tiêu: Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế say CTL II. Sự thành lập Liên hợp quốc - Liên hợp quốc được chính thức thành lập ngày 24/10/1945. - Nhiệm vụ chính của LHQ: + Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thếgiới + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc + Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. - Trong hơn nửa thế kỉ qua, LHQ đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội . - VN gia nhập LHQ từ tháng 9/1977 và là thành viên thứ 149 III. “ Chiến tranh lạnh” (1947-1989) - SauCTTGthứhai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giưũa hai siêu cường Mĩ và LX và hai phe TBCN và XHCN, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh. - Thế nào là “CTL” (sgk) - Những biểu hiện của “ Chiến tranh lạnh” (sgk) - Hậu quả: + Thếgiới luôn ở tình trạng căng thẳng ( nguy cơ chiến tranh) + Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để tăng cường sức mạnh quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược . Tuần 13 – Bài 11 ? Em hãy nêu những xu hướng biến chuyển của thếgiới thời kì sau chiến tranh lạnh ? GV liên hệ một số cuộc chiến tranh, nội chiến gần đây để minh hoạ. ? Nhìn chung, tình hình hiện nay của thếgiới là gì ? - Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ thách thức đối với các dân tộc. IV. Thếgiớisau “ Chiến tranh lạnh” - Tháng 12/1989, Mĩ và LX chấm dứt “CTL” - Biến chuyển của thếgiớisau “CTL” từsau năm 1991. + Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong qh quốc tế + Xác lập một trật tựthếgiớimới đa cực, đa trung tâm + Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm + Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á, Tây Nam Á .) lại xảy ra các cuộc xung đột quân sự, nội chiến. Tuy nhiên, xu thế chung của thếgiới là hoà bình, ổn định và hợp tác PT. 3. Củng cố: ? Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì ? ? Từ năm 1945 đến nay, trong quan hệ quốc tế chia làm bao nhiêu giai đoạn, nội dung mỗi giai đoạn như thế nào? - Chia làm 3 giai đoạn: + Từ năm 1945 đến 1947: hình thành trậttựthếgiớihai cực I-an-ta do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực. (Mục I) + Từ năm 1947 đến 1989: “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động nhằm chạy đua vũ trang để chống lại LX và các nước XHCN, cũng như phong trào đấu tranh GPDT. (Mục III) + Từ năm 1989 đến nay: “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, hình thành trậttựthếgiới đa cực, nhiều trung tâm. (Mục IV) ? Các xu thế của thếgiớisau “ chiến tranh lạnh” là gì ? 4. Dặn dò: - Học kĩ bài cũ - Soạn câu hỏi: Những thành tựu của cuộc CM KH- KT sauCTTGthứhai ? Ý nghĩa, những tác động tích cực, hậu quả tiêu cực của CM KH-KT? Tuần 13 – Bài 11 . như thế nào ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Mục tiêu: Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới -Trật tự hai cực I-an-ta sau CTTG thứ. giảng: 17 /11/2010 Tuần 13- Tiết 13 Bài 11 TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nội dung cơ