Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kết quả thống kê tại 22 làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các làng nghề Mộc, làng nghề Rèn, làng nghề R
Trang 1bông vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nghiêm Trung Dũng Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là đúng sự thật và không sao chép ở bất kỳ tài liệu nào khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 2
và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp quý báu của PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cho phép tôi được cảm ơn Lãnh đạo
đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn
Học viên
Trang 3iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3
1.1 Khái niệm làng nghề 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại làng nghề 3
1.1.2 Đặc điểm làng nghề Việt Nam 3
1.2 Làng nghề Vĩnh Phúc 5
1.2.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc 5
1.2.2 Hiện trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh 5
1.2.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 7
1.2.4 Chất lượng môi trường tại các làng nghề của tỉnh 8
1.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại các làng nghề của tỉnh 12
ức năng nhiệm vụ của các bên liên quan 12
1.3.2 Những việc đã làm được 13
1.3.3 Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý môi trường 13
Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ YÊN ĐỒNG 17
2.1 Giới thiệu về làng nghề Yên Đồng 17
2.1.1 Vị trí địa lí 17
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19
2.1.3 Giới thiệu về làng nghề tái chế bông vải sợi thôn Gia, xã Yên Đồng 19
2.2 Hoạt động sản xuất của làng nghề Yên Đồng 20
2.2.1 Nguyên, nhiên liệu đầu vào 20
2.2.2 Sản phẩm đầu ra 21
2.2.3 Quy trình sản xuất 22
2.3 Vấn đề môi trường tại làng nghề Yên Đồng 25
2.3.1 Môi trường không khí 26
Trang 4iv
2.3.2 Môi trường nước 30
2.3.3 Chất thải rắn 33
2.4 Thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề Yên Đồng 34
2.4.1 Chính sách quản lý môi trường của làng nghề 34
2.4.2 Những bất cập trong công tác BVMT tại làng nghề 35
Chương 3: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 38
CHO LÀNG NGHỀ YÊN ĐỒNG 38
3.1 Giải pháp giảm thiểu chất thải 38
3.1.1 Quản lý nội vi tốt 38
3.1.2 Quản lý tốt nguyên liệu đầu vào 39
3.1.3 Thay đổi công nghệ 39
3.1.4 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ 40
3.2 Giải pháp kỹ thuật 40
3.2.1 ử lý bụi (chủ yếu là bụi bông) 40
3.2.2 hạn chế tiếng ồn 44
hất thải rắn 45
3.3 Giải pháp kinh tế 46
3.3.1 Giải pháp về nguồn vốn 46
3.3.2 Chế tài xử phạt 46
3.4 Giải pháp quản lý 47
3.4.1 Về cơ chế, chính sách pháp luật BVMT làng nghề 47
3.4.2 Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề gắn với BVMT 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Phụ lục 55
Phụ lục A Chất lượng môi trường không khí làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012, 2014 55
Phụ lục B Chất lượng môi trường nước mặt làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc 2014 58
Phụ lục C Chất lượng không khí làng nghề Yên Đồng năm 2012, năm 2014 64
Phụ lục D Chất lượng nước mặt làng nghề Yên Đồng 66
Phụ lục E Phiếu điều tra 68
Trang 5v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí làng nghề 10
Bảng 2 1: Danh mục các loại nguyên liệu chính trong sản xuất tái chế bông vải sợi 21
21
Bảng 2 3 Vị trí, tọa độ các điểm quan trắc MTKK làng nghề Yên Đồng tháng 5/2015 26
khí 27
28
29
Trang 6vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất 4
Hình 1.2 Hiện trạng sản xuất tại làng nghề rèn Lý Nhân - Vĩnh Tường 6
Hình 1.3 Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề mộc Bích Chu – Vĩnh Tường 6
Hình 1.4: Diễn biến độ ồn tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2012, 2013 và 2014 9
Hình 1 5: Diễn biến tổng bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc chất lượng 2014 9
Hình 1 6 Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý môi trường làng nghề 12
Hình 2 1 Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu 18
Hình 2 2 Nguyên liệu sản xuất chưa được phân loại 20
Hình 2 3 Sơ đồ quy trình tái chế bông vải sợi 23
Hình 2 4 Phân loại vải vụn tại làng nghề thôn Gia, Yên Đồng 24
Hình 2 5 Bụi phát sinh trong công đoạn cào sợi vải thành bông 25
Hình 2 6 Sơ đồ vị trí quan trắc 27
Hình 2 7: Diễn biến BOD5 theo thời gian 30
Hình 2.8: Diễn biến COD theo thời gian 31
Hình 2 9: Diễn biến TSS theo thời gian 31
Hình 2 10: Diễn biến dầu mỡ theo thời gian 32
Hình 2 11: Diễn biến Coliform theo thời gian 32
Hình 2 12 Bãi rác thải làng nghề thôn Gia 33
Hình 3 1 Sơ đồ bố trí mặt bằng các máy móc 41
Hình 3.2: Túi vải lọc bụi hình trụ 42
45
Trang 7vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen
Demand) BVMT: Bảo vệ môi trường
BVTV: Bảo vệ thực vật
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen
Demand) CTR: Chất thải rắn
DO: Ôxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
GHCP: Giới hạn cho phép
KKXQ: Không khí xung quanh
KKLV: Không khí làm việc
MTKK: Môi trường không khí
QLMT: Quản lý môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài nguyên môi trường
UBND
Trang 8Việc phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân Song, bộ mặt của nông thôn có làng nghề hiện nay đã “thay đổi” theo nhiều nghĩa Trong đó có cả sự thay đổi về chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực Theo kết quả khảo sát của 52 làng nghề điển hình trong cả nước (do
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức) cho thấy, hiện có tới 46% làng nghề môi trường bị
ô nhiễm nặng (đối với không khí, nước, đất hoặc cả 3 dạng); ô nhiễm vừa và nhẹ đều chiếm 27% [5]
Vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề gây ra ở Việt Nam đã được đề cập đến qua nhiều thời kỳ trên nhiều khía cạnh như kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường Điển hình như các công trình “Làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam” [25] hay cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” [5] và “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” của Đặng Kim Chi [4]… đã có
những nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Những nghiên cứu này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số giải pháp Tuy nhiên, mỗi khu vực làng
thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn
Vì vậy để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, đề tài “Đánh giá
vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” ến hành thực hiện
Trang 92
2 Mục tiêu của luận văn
- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các cơ sở tái chế bông, vải sợi trên địa bàn thôn Gia, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu do địa phương cung cấp;
- Tư liệu thu thập được từ quá trình đi điều tra, khảo sát trên địa bàn
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát các
ên địa bàn xã để có những thông tin cụ thể,
- Phương pháp kế thừa: Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin có được, tổng hợp và phân tích đưa ra các đánh giá về ảnh hưởng của các loại chất thải phát sinh từ các Trong quá trình nghiên cứu có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước
đó trong khu vực nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề môi trường tại các
bằng hệ thống các câu hỏi phỏng vấn để có những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác về tình hình phát
- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia
và tổ chức nghiên cứu có hiệu quả
Trang 105] có thể hiểu làng nghề “Là làng nông thôn
Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”
b, Phân loại làng nghề
làng nghề cần có những tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng
- Số hộ và số lao động sản xuất phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một
môi trường quốc gia năm 2008 [17], làng được công nhận là làng nghề phải đạt 3 tiêu chí:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận
Trang 11* Phân loại làng nghề
Để có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, BVMT
8]:
- Làng nghề ươm tơ, dệt vải và may đồ da
- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
- Làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren
- Làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá
- Các nhóm ngành khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan
vó, lưới )
Nguồn: [17]
Hình 1 1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
Trang 125
Hình 1.1 thể hiện phần trăm trên tổng số các làng nghề của Việt Nam, trong đó ngành thủ công mỹ nghệ chiếm tới 39% tổng các làng nghề trên cả nước và ngành tái chế phế liệu chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 4% tổng các làng nghề trên cả nước
nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát triển…
1.2 Làng nghề Vĩnh Phúc
1.2.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc
Các làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt từ giai đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, các làng nghề cũng có những thay đổi lớn về số lượng cũng như quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động và góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, ngoài những làng nghề đang được khôi phục và phát triển mạnh mẽ như làng nghề đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, rắn Vĩnh Sơn, mây tre đan Triệu Đề,… thì cũng có một số làng nghề đã bị mai một và thất truyền, không có khả năng khôi phục như làng nghề gốm Cao Minh, nghề đúc gang ở thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên, nghề song mây ở thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh, bình quân 28,37%/năm Tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc cũng tăng từ 2,66% lên 4,07% Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng từ 12.316 cơ sở (năm 2005) lên 15.379 cơ sở (năm 2012) [20]
1.2.2 Hiện trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh
Số lượng làng nghề tính đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 77 làng nghề truyền thống và làng có nghề tiểu thủ công nghiệp mới Vĩnh Phúc đã có
08 Hội làng nghề được hình thành như: Rắn Vĩnh Sơn, mộc Thanh Lãng, mộc An Tường, đá Hải Lựu, mộc Lý Nhân, mây tre đan Triệu Xá, mộc Yên Phương và mộc thị trấn Yên Lạc Việc hình thành các Hội làng nghề đã khẳng định sự phát triển cũng như thương hiệu của các làng nghề Vĩnh Phúc trên thị trường Tính đến hết năm 2014
đã có 24 doanh nghiệp và 3 làng nghề truyền thống của tỉnh được đăng ký thương hiệu sản phẩm [20]
Đặc điểm của các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc cũng mang nhiều nét đặc trưng của làng nghề nghề Việt Nam, các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, cải thiện cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng được nguồn lao động lúc nông nhàn, Làng nghề phát triển cũng thúc đẩy nhiều loại hình, ngành
Trang 136
nghề và dịch vụ khác phát triển Tuy nhiên, xem xét về mặt tổng thể thì các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn và hạn chế như:
- Phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ
lẻ, tận dụng nguồn lao động thời gian nông nhàn, các cơ sở sản xuất được đặt ngay tại gia đình và xen kẽ trong các khu dân cư Các chất thải, chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường và thu gom cùng chất thải sinh hoạt Điều này có tác động trực tiếp tới cộng đồng xung quanh
Hình 1.2 Hiện trạng sản xuất tại làng nghề rèn Lý Nhân - Vĩnh Tường
- Lĩnh vực sản xuất làng nghề tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái Công nghệ sản xuất tại các làng nghề ở trình độ thấp, lạc hậu, tận dụng các máy móc trang thiết bị cũ, không đồng bộ, lượng chất thải phát sinh lớn Các cơ sở sản xuất không có các phương tiện giảm thiểu, xử lý các chất ô nhiễm, xả chất thải trực tiếp ra môi trường xung quanh
Hình 1.3 Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề mộc
Bích Chu – Vĩnh Tường
Trang 147
- Cơ sở hạ tầng của các địa phương làng nghề ở mức thấp, không có các hệ thống thu gom xử lý chất thải hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất làng nghề Triển khai các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa có các biện pháp BVMT hiệu quả
- Một số lĩnh vực sản xuất nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khai thác số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên trong thời gian dài, tác động lớn tới tài nguyên và cảnh quan môi trường khu vực Điển hình như làng nghề gốm Hương Canh hiện có nguy cơ “chết yểu” do thiếu mặt bằng sản xuất và thiếu đất nguyên liệu làm gốm tại địa phương này…
- Nhận thức của cộng đồng và một số cán bộ lãnh đạo về BVMT còn hạn chế; ý thức chấp hành luật BVMT của nhiều tổ chức, cá nhân còn yếu; đầu tư cho công tác BVMT của địa phương và các cơ sở sản xuất không đáp ứng được yêu cầu thực tế
Về xu hướng phát triển các ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo
đề án quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tình Vĩnh Phúc [11] giai đoạn 2016-2020 sẽ phát triển và nhân rộng các ngành nghề TTCN trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững; Tốc độ tăng giá trị sản xuất của tiểu thủ công nghiệp từ 7,5-8,5%/năm; phấn đấu đến 2020, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định 1994) tăng từ 1,4-1,5 lần so với năm 2015; Thu hút thêm từ 800-1.000 lao động hàng năm cho tiểu thủ công nghiệp; Phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành 31 cụm công nghiệp trên địa bàn với diện tích 547,16 ha, có 40-45 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh và 75-80% số xã có khu sản xuất tập trung theo quy hoạch nông thôn mới
Riêng đối với ngành nghề tái chế phế liệu tỉnh sẽ quy hoạch phát triển hạ tầng nhằm thu hút các ngành nghề tái chế vào cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển đảm bảo tính ổn định bền vững và phát triển tiểu thủ công nghiệp tái chế phế liệu theo hướng gắn với bảo vệ môi trường
1.2.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Kết quả thống kê tại 22 làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (các làng nghề Mộc, làng nghề Rèn, làng nghề Rắn, làng nghề Bông vải sợi, làng nghề Mây tre đan, làng nghề tái chế nhựa, làng nghề chế tác Đá) có 8094 hộ gia đình và cơ sở sản xuất làm nghề, thu hút 28.405 người lao động trong các làng nghề [20]
Tại các làng nghề quy mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 10-15 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 2 - 4 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ Đơn
cử như làng nghề rắn Vĩnh Sơn, toàn xã có 1.318 hộ trong đó đã có 970 hộ tham gia chăn nuôi rắn, chiếm 70% hộ trong xã (chưa kể đến 2 Hợp tác xã và 04 doanh nghiệp tư
Trang 158
nhân hoạt động trong kinh doanh, chăn nuôi rắn) ngoài ra làng nghề còn thu hút một số
lượng lớn lao động từ các vùng, địa phương lân cận không có nghề phụ đến làm công nhật, thời vụ Các làng nghề tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40% [20]
Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế tại các làng nghề nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung đã tạo điều kiện phát triển rõ rệt các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học công nghệ và phúc lợi xã hội góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị trong thời kỳ nông
nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập
1.2.4 Chất lượng môi trường tại các làng nghề của tỉnh
1.2.4.1 Môi trường không khí
Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hàng năm Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TNMT Vĩnh Phúc đều tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh (vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích được trích dẫn trong phụ lục A của báo cáo) Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề qua các năm cho thấy chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề đang có xu hướng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể: độ ồn năm 2012 dao động từ 50 - 56 dBA thấp hơn nhiều so với TCCP, đến năm 2014 đã tăng lên khoảng 61
Trang 17cơ dễ bay hơi
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề được tổng hợp trong Bảng 1.1
Bảng 1 1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí làng nghề
Loại hình sản
xuất Nguồn gây ô nhiễm môi trường khí
Làng nghề sản xuất
gốm
Phát sinh các loại khí gây ô nhiễm môi trường như: bụi, SO2,
NOx, CO, trong quá trình đốt nhiên liệu chủ yếu là than, củi
Làng nghề rèn , kim
khí
Phát sinh các loại khí gây ô nhiễm môi trường như: bụi, SO2,
NOx, CO, trong quá trình đốt nhiên liệu là than, củi
Làng nghề mộc
Bụi gỗ, hơi xăng, hơi dung môi chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất từ các công đoạn cắt xẻ, pha gỗ nguyên liệu và công đoạn đánh bóng, gia công bề mặt
Làng nghề chế biến
nhựa, tái chế tơ nhựa
Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề này bao gồm: bụi, CO, THC, hơi hữu cơ, SO2, Cl2, CO, NO2 phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt than, đốt nấu nhựa
Làng nghề mây tre đan Phát sinh bụi, CO, CO2, SO2 … trong quá trình tẩy trắng và
xông khói lưu huỳnh
1.2.4.2 Môi trường nước
Nước thải tại các làng nghề chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường; cơ
sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng chắp vá, không đồng bộ, nhiều nơi không có, dẫn đến nước thải bị ứ đọng cục bộ Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc năm 2014 (vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích được trích dẫn trong phụ lục B của báo cáo) cho thấy, nước mặt tại các khu vực làng nghề truyền thống có dấu hiệu ô nhiễm, 9/22 làng nghề nước mặt bị ô nhiễm COD, BOD5(BOD5 vượt TCCP từ 1,02 - 3,01 lần, COD vượt từ 1,18 - 2,9 lần), 15/22 làng nghề có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt từ 1,12 - 3,64 lần, ô nhiễm nhất là làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc có COD vượt 2,9 lần, BOD5 vượt 3 lần, TSS vượt 3,6 lần TCCP Các chỉ tiêu khác có nồng độ khá thấp so với tiêu chuẩn
Trang 18Nước thải sinh hoạt tại các làng nghề hầu hết chưa qua xử lý được thải trực tiếp
ra môi trường tiếp nhận (ao, hồ ) là một nguồn gây ô nhiễm lớn đến môi trường nước
Do đặc thù của hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh là nằm xen kẽ trong khu dân cư Nên ngoài nước thải sinh hoạt của người trực tiếp tham gia sản xuất còn có nước thải của người dân trong khu vực Do đó, mức độ gây ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt hiện nay cũng là vấn đề bức xúc tại các làng nghề
1.2.4.3 Chất thải rắn
Kết quả điều tra năm 2012 [20] cho thấy, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực làng nghề vào khoảng 40 - 55%; biện pháp xử lý chất thải tại các làng nghề còn thô sơ và chưa đồng bộ Qua khảo sát 22 làng nghề cho thấy, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn
Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV [14] cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 – 15%; trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20% Thuốc BVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc BVTV đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV và phân bón hoá học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng; trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình
là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc)
Trang 1912
1.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại các làng nghề của tỉnh
Theo Luật BVMT và các Nghị định liên quan đến quản lý môi trường làng nghề, các đối tượng được quy định quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường làng nghề bao gồm: UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng TNMT huyện, UBND xã và các ban ngành liên quan (đối với các loại hình sản xuất đặc thù) Bên cạnh đó, chức năng nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh được quy định trong các văn bản pháp luật
Hình 1 6 Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý môi trường làng nghề
Theo khoản 6, Điều 70 của Luật BVMT 2014, UBND cấp tỉnh được trao trách nhiệm quản lý tổng thể các làng nghề trên địa bàn tỉnh bao gồm quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khu tập kết,
xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề; quy hoạch khu
–
–
Trang 20UBND cấp xã được trao trách nhiệm thành lập, triển khai thực hiện phương án BVMT trên địa bàn; Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT và hằng năm báo cáo với UBND cấp huyện về công tác BVMT làng nghề [8]
h của pháp luật [8]
1.3.2 Những việc đã làm được
- Quy hoạch và đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung bên ngoài khu dân cư: Ngân sách tỉnh đã đầu tư hơn 219 tỷ đồng xây dựng 8 cụm TTCN làng nghề với diện tích hơn 81ha, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất và hàng trăm hộ gia đình đến đầu tư [11]
-Thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, đầu tư kinh phí để xử lý ô nhiễm môi trường Sở TN&MT đã và đang thực hiện xây dựng một số mô hình thí điểm xử lý nước thải làng nghề như: mô hình xử lý nước thải làng nghề rắn, làng nghề bún, bánh, đồng thời, dự kiến hỗ trợ khoảng 30% kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề tập trung tại làng nghề tái chế nhựa Yên Đồng - Yên Lạc [12]
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến nay được UBND tỉnh quan tâm và tiến hành thường xuyên; Lực lượng cảnh sát môi trường tỉnh phối hợp với Sở TN&MT để tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; đã kiểm tra và phát hiện, xử lý vi phạm nhiều cơ sở qua đó xử lý kịp thời các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh
1.3.3 Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý môi trường
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua đối với sự phát triển và BVMT làng nghề thì công tác BVMT làng nghề vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế trong công tác QLMT như:
- Luật BVMT năm 2014 có những điều khoản riêng (Điều 69, 70) về BVMT nông thôn và một số điều khoản khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp (Điều 71, 78,
Trang 2114
80, 82, 83) Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản chuyên biệt quy định một cách hệ thống vấn đề quản lý và BVMT nông thôn, các quy định còn nằm phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu tính gắn kết, nhiều nội dung còn bị bỏ ngỏ Trong các văn bản dưới Luật cũng vẫn còn thiếu các nội dung hướng dẫn thi hành đối với vấn đề BVMT nông thôn [1]
- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, đặc biệt là nước thải và khí thải chỉ áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn mà không phù hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy
mô nhỏ và quy mô hộ gia đình trong các làng nghề hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư Chính vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra cũng như xác định mức độ ô nhiễm đối với các đối tượng này hầu như chưa thể triển khai Vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại trong quy định của Luật BVMT 2014
- Cho đến nay, vẫn còn thiếu các quy định về việc quản lý, xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn…) đối với khu vực nông thôn; trách nhiệm và phân cấp trong quản
lý môi trường nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề; thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường áp dụng cho khu vực nông thôn
- Một số quy định pháp luật có liên quan đến BVMT khu vực nông thôn không thể áp dụng trong thực tế hoặc áp dụng không hiệu quả Điển hình như n
-thôn
- Hiện nay, Bộ TN&MT đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Tuy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay không Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tượng là cơ sở sản xuất công nghiệp
Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn do năng lực
xử lý chất thải của các cơ sở này rất hạn chế Nếu căn cứ theo quy chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí không ít trường hợp, mức xử phạt
Trang 2215
còn vượt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất Hơn nữa, dù có vi phạm và bị
xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện chủ quan và khách quan cũng không thể khắc phục ngay được tình trạng xả thải vượt quy chuẩn trong một thời gian ngắn Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các quy định hiện hành
- Một số các tiêu chuẩn, quy chuẩn được xây dựng nhưng chưa xem xét đầy đủ tình hình thực tế, dẫn đến khi ban hành, tính khả thi không cao, gây khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng Một minh chứng điển hình là việc chọn bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn, được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2009/BXD về quy hoạch xây dựng nông thôn Đây là một quy chuẩn hướng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên, một số chỉ tiêu về bãi rác, nước thải sinh hoạt là chưa thể
áp dụng thực hiện trong điều kiện hạ tầng nông thôn hiện nay [1]
- Nhiều nội dung trong Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, cho đến thời điểm hiện nay vẫn rất có giá trị thực tiễn Tuy nhiên, việc giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường (trước đây), nay là Bộ TN&MT “có trách nhiệm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành nghề nông thôn” là chưa phù hợp Bộ TN&MT, theo phân công về chức năng, nhiệm vụ, chỉ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện Việc tổ chức “giải quyết tình trạng ô nhiễm” phải do các ngành chủ quản và chính quyền địa phương trực tiếp quản lý thực hiện thì mới phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật Việc phân công trách nhiệm về “quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn” cho Bộ NN&PTNT lại không phù hợp với quy định tại Điều
121, Luật BVMT Vì vậy, Quyết định này cần sớm được nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
- Một số công trình, dự án đã và đang thực hiện nhằm giải quyết ô nhiễm, cải thiện môi trường tại một số làng nghề trong thời gian qua nhưng vẫn mang tính chất nghiên cứu, thử nghiệm và phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; việc duy trì tính bền vững và phân rộng mô hình rất khó khăn do chí phí vận hành cao, kỹ thuật vận hành phức tạp hoặc công nghệ xử lý chưa phù hợp, chất thải đầu ra chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nhưng chủ yếu là do người dân không đóng góp kinh phí vận hành dự án như đã cam kết ban đầu
- Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường ở các cấp còn mỏng về số lượng và hạn chế về chuyên môn Ví dụ như tại làng nghề Yên Đồng, UBND cấp xã là cấp có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề thì đến nay mới chỉ có 1 cán bộ địa chính với trình độ kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường chứ chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường nên còn nhiều bất cập vừa chưa hiểu rõ trong việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
Trang 2316
- Ý thức thực thi trách nhiệm bảo vệ môi trường của đa số các làng nghề từ chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất gia đình,… yếu kém, không làm tròn nghĩa vụ
Trang 2417
Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ YÊN ĐỒNG
2.1 Giới thiệu về làng nghề Yên Đồng
2.1.1 Vị trí địa lí
thuận lợi, có tuyến tỉnh lộ 304 và tuyến đường liên huyện từ xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường đi thị trấn Yên Lạc chạy qua [21]
Xã Yên Đồng huyện Yên Lạc cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 15km, cách nội thành Hà Nội khoảng 55km về phía Đông Bắc Giao thông ở đây thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển nguyên vật liệu, giao thương sản phẩm hàng hóa
Trang 2518
Hình 2 1 Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu
Trang 2619
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
cư [21] Xã có 2 thôn được công nhận là làng nghề, đó là làng nghề tái chế nhựa thôn Đông Mẫu và làng tái chế bông vải sợi thôn Gia Ngoài ra còn có những hộ dân cũng thực hiện công việc tái chế nhựa, tái chế bông vải sợi nằm rải rác tại 6 thôn còn lại trong xã
Hàng năm nghề tái chế nhựa, tái chế bông vải sợi, thương mại và dịch vụ ở địa phương đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân và thu hút một số lao động từ các địa phương khác tới tham gia
Nhờ có nghề thu gom tái chế nhựa, tái chế bông vải sợi mà đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể Các dịch vụ cho dân sinh ngày càng được tăng theo mức
sống
Yên Đồng là xã nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về kinh tế và xã hội trong những năm gần đây Các nghề tái chế nhựa, tái chế bông vải sợi đã có mặt ở Yên Đồng và ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ
Tính đến năm 2013, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 161,5 tỷ đồng đạt 56% kế hoạch tăng 13,7% so với cùng kỳ 2012 [22], trong đó:
- Nông lâm thủy sản là 55,37 tỷ đồng đạt 67,3% kế hoạch Tăng 1,7% so với cùng kỳ Giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 120 triệu đồng Tổng sản lượng lương thực đạt 4072 tấn, tăng 1,2 % so với cùng kỳ, đạt 67% kế hoạch Lương thực bình quân đầu người 384 kg/người
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản là 65,74 tỷ đồng, đạt 62%
kế hoạch Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được quan tâm duy trì phát triển tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương từ lĩnh vực nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp Tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 67 tỷ 740 triệu đồng
- Thương mại dịch vụ 48,06 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch, tăng 8,7% so với cùng
kỳ Hoạt động thương mại - dịch vụ được quan tâm khuyến khích phát triển, giải quyết được 1 phần lao động dôi dư trong nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương
2.1.3 Giới thiệu về làng nghề tái chế bông vải sợi thôn Gia, xã Yên Đồng
Trang 27đang thiếu cơ sở vật
chất cho sản xuất Nơi
sản xuất chính phần
lớn chung với nơi ở,
sinh hoạt
Tại một số cơ
sở tái chế, việc phân
loại vải còn phải thực
hiện lấn ra ven các tuyến đường bê tông, trên các khoảng đất trống do diện tích nhà xưởng chật hẹp Sản xuất làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố môi trường
và sức khỏe cộng đồng…
2.2 Hoạt động sản xuất của làng nghề Yên Đồng
2.2.1 Nguyên, nhiên liệu đầu vào
H
sát thực địa tại làng nghề
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn (phiếu được trích dẫn trong phụ lục E của báo cáo) các hộ sản xuất TTCN trong làng nghề tái chế bông vải sợi Yên Đồng cho thấy nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất của các cơ sở trong làng nghề là vải vụn từ các nhà máy may trong nước Sản lượng bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong làng nghề Yên Đồng được tổng hợp trong Bảng 2.1:
Hình 2 2 Nguyên liệu sản xuất chƣa đƣợc phân loại
Trang 281 Vải vụn từ sợi tự nhiên Nhà cung cấp trong nước 0,8
2 Vải vụn từ sợi tổng hợp Nhà cung cấp trong nước 24,7
25,5
Từ Bảng trên cho thấy nguyên liệu chính trong sản xuất tái chế bông vải sợi là các loại bông, vải vụn được thu mua từ các nhà máy dệt may của nhiều tỉnh thành trong cả nước Tổng sản lượng thu mua nguyên liệu bông vải vụn của cả làng nghề ước đạt 10.000 tấn/năm
Ngo
còn các loại nguyên liệu khác như:
- Vải xô, các loại vải mỏng rẻ tiền để may trần lõi chăn bông, lõi gối, vỏ bọc đệm
- Các loại vải sợi tổng hợp (chủ yếu nhập từ về Trung Quốc) để may vỏ chăn, ga, gối, đệm…
- Chỉ may, chỉ thêu các loại
Nguồn năng lượng chính phục vụ cho sản xuất của các cơ sở tái chế bông vải sợi
là điện, dùng trong các công đoạn cào sợi vải, ép bông, may sản phẩm Ngoài ra, còn sử dụng xăng, dầu để vận hành các phương tiện như xe máy, xe ô tô…
2.2.2 Sản phẩm đầu ra
Sản phẩm chính của làng nghề này chính là các loại bông đóng kiện, theo tính toán của các cơ sở tái chế, sản lượng sản phẩm đầu ra đạt khoảng 70% lượng nguyên liệu bông vải vụn đầu vào Các loại sản phẩm của làng nghề được đưa ra trong Bảng 2.2
Trang 2922
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất như nhà xưởng, vốn, máy móc thiết bị mà các
cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện khâu gia công, đóng gói và có các sản phẩm khác nhau Một số cơ sở chỉ chuyên thực hiện cào bông, ép bông thành kiện xuất bán làm nguyên liệu bán thành phẩm cho một số công ty chuyên sản xuất chăn ga gối đệm (công ty TNHH Thanh Bình, công ty TNHH Sông Hồng )
Cũng có một cơ sở trong làng nghề, ngoài xuất bán cho một số công ty theo đơn đặt hàng, bông kiện còn được ép may thành các loại chăn bông, gối bông cao cấp mang nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau; các kiện bông màu tối, tỷ lệ bông thấp hơn được may thành các loại chăn tiết kiệm, đệm rẻ tiền bán cho thị trường tiêu thụ tự do (chủ yếu xuất bán lên thị trường vùng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu )
2.2.3 Quy trình sản xuất
2.2.3.1 Quy trình công nghệ tổng quát kèm theo dòng thải:
Trang 3023
Hình 2 3 Sơ đồ quy trình tái chế bông vải sợi
Các loại nguyên liệu vải vụn (có thể có lẫn một số tạp chất dễ loại bỏ như là nilon, bìa catton, giấy vụn, ống chỉ,…) được đưa vào phân loại để loại bỏ các tạp chất Công đoạn phân loại được thực hiện bằng biện pháp thủ công (bằng tay)
- Tiếng ồn
Trang 31Công đoạn tiếp theo là các sợi bông đã được đánh tơi sẽ chuyển sang công đoạn
ép bông, các sợi bông tiếp tục được đưa vào máy ép bông để ép thành kiện, thành tấm sau đó các kiện bông, tấm bông được gia công may thành các loại chăn, gối, đệm
Hình 2 4 Phân loại vải vụn tại làng nghề thôn Gia, Yên Đồng
Trang 3225
Hình 2 5 Bụi phát sinh trong công đoạn cào sợi vải thành bông
Hơn nữa, do thiếu mặt bằng cho sản xuất, chưa có khu sản xuất tập trung nên toàn bộ hoạt động tái chế đều được tận dụng tại ngay nơi ở của gia đình, lề đường dân sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người dân
2.2.3.3 Không gian sản xuất làng nghề
Đối với làng nghề thôn Gia xã Yên Đồng: Từ những năm bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề là sản xuất theo các hộ gia đình, với cơ sở sản xuất gần như 100% là gắn với khu nhà ở, sinh hoạt với diện tích sử dụng cho tất cả các mục đích (ở, sinh hoạt, sản xuất) chỉ khoảng 110 – 220
m2/hộ Một vài năm trở lại đây, một số hộ gia đình đã có điều kiện để mở các xưởng sản xuất riêng với diện tích khoảng từ 50 – 150 m2, tách khỏi khu nhà ở, nhưng số này không nhiều Hiện nay xã đang có hai dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung cho làng nghề tái chế nhựa thôn Đông Mẫu và làng nghề tái chế bông vải sợi thôn Gia Các hộ sản xuất cũng rất hưởng ứng kế hoạch trên và mong muốn được đưa vào khu sản xuất tập trung
2.3 Vấn đề môi trường tại làng nghề Yên Đồng
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế tại làng nghề Yên Đồng cho thấy: Vấn
đề môi trường cần được quan tâm tại làng nghề Yên Đồng hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí bởi các loại bụi, tiếng ồn và môi trường đất, nước mặt bởi các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của làng nghề Tuy nhiên, vấn đề môi trường chính cần được quan tâm nhiều nhất hiện nay tại các làng nghề tái
Trang 3326
chế bông vải sợi nói chung và làng nghề Yên Đồng nói riêng là ô nhiễm môi trường không khí do bụi phát tán ra trong quá trình sơ chế, tái chế
2.3.1 Môi trường không khí
2.3.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí
Đối với không khí tại làng nghề tái chế bông vải sợi thôn Gia xã Yên Đồng, nguồn gây ô nhiễm không khí điển hình nhất là từ quá trình cào, nghiền vải, ép bông Thành phần ô nhiễm chủ yếu là bụi, tiếng ồn ngoài ra còn các chất như CO, CO2, SO2,
NOx… (từ quá trình vận chuyển hàng hóa, đốt chất thải rắn,…)
2.3.1.2 Hiện trạng môi trường không khí
Nhằm đánh giá chất lượng không khí làng nghề Yên Đồng, tác giả tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường không khí làm việc và môi trường không khí xung quanh làng nghề vào tháng 5 năm 2015
Vị trí lấy mẫu không khí được trình bày trong Bảng 2.3 Phương pháp phân tích một số thông số trong môi trường không khí được trình bày trong Bảng 2.4
Bảng 2 3 Vị trí, tọa độ các điểm quan trắc MTKK làng nghề Yên Đồng
Nguyễn Văn Nam KLV7 557364 2374194 KXQ7 557974 2377466 Nguyễn Thị Thủy KLV8 562357 2365717 KXQ8 562586 2364866
Trang 3427
Hình 2 6 Sơ đồ vị trí quan trắc
Bảng 2 4 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu
trong môi trường không khí Thông số Phương pháp
Trang 35(g/m 3 )
PM 10 (g/m 3 )
PM 2,5 (g/m 3 )
Độ ồn (dBA)
Độ rung (dB)
Ghi chú: *- Giá trị trung bình 24h
Kết quả phân tích chất lượng không khí làm việc tại làng nghề Yên Đồng được
so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT vì nồng độ bụi đo được (TSP, MP10, PM2,5
) Hầu hết tại các vị trí quan trắc khi làm việc
có độ ồn vượt quá TCCP, dao động từ 73 - 95 dBA Các máy sản xuất được kê mút cao su cẩn thận nên đại đa số độ rung tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT
Trang 36Độ rung (dB)
Ghi chú: * - Giá trị trung bình 24h
Qua Bảng kết quả phân tích chất lượng môi trường KKXQ tại làng nghề Yên Đồng năm 2015 được đưa ra trong Bảng 2.6 và tổng hợp số liệu quan trắc qua các năm
2012, 2013, 2014 được đưa ra ở phụ lục C cho thấy, chất lượng MTKK khu vực làng nghề đã có một số thông số đang ở mức cao gần đạt đến ngưỡng ô nhiễm và có một số thông số vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung
Trang 3730
Từ các kết quả phân tích trên cũng cho thấy rất rõ sự chênh lệch nhau khá lớn ở môi trường không khí làm việc và môi trường không khí xung quanh Quá trình sản xuất với nhiều khâu phát sinh bụi như phân loại, cào sợi vải,… đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ trong xưởng sản xuất Theo khảo sát thực tế của học viên thì hiện nay tại các xưởng sản xuất chưa có bất kỳ biện pháp gì nhằm hạn chế lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất mà hầu hết mọi người chấp nhận sống chung với bụi
và tiếng ồn
2.3.2 Môi trường nước
2.3.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước tại xã Yên Đồng phần lớn đều bắt nguồn
từ nước thải sinh hoạt trong khu dân cư và nước thải chăn nuôi bởi quá trình tái chế bông vải sợi hầu như không phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất Theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013, toàn huyện Yên Lạc có tới 149.059 hộ dân
mà toàn bộ nước thải sinh hoạt trong vùng đều chưa qua xử lý và được thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận (ao, hồ, kênh, rạch, sông, ) dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường
Trên cơ sở các số liệu quan trắc của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc có thể thấy rõ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt nơi đây Vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt làng nghề Yên Đồng qua các năm 2012, 2014 được đưa ra ở phụ lục D của báo cáo
Hình 2 7: Diễn biến BOD 5 theo thời gian