CÔNGTÁCQUẢNTRỊKỸTHUẬTTRONG CÔNG TYVẬNTẢIXÂYDỰNGVÀ CHẾ BIẾNLƯƠNGTHỰCVĨNHHÀ I. QUẢNTRỊ CHẤT LƯỢNGTrong sản xuất kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm tiếp tục thành công. Trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến, nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết đánh giá kịp thời. Do vậy các nhà kinh doanh muốn gữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó thì việc quảntrị chất lượng phải được đánh giá và tiến hành một cách nghiêm túc. Đối với Công ty: chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quantrọng đối với tất cả các Côngty sản xuất . Nâng cao chất lượng sản phẩm , làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của Côngty . Đối với quốc tế: chất lượng sản phẩm tốt đặc biệt đối với mặt hàng xuất khẩu sẽ làm tăng uy tín của nước ta trên thị trường thế giới. 1. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm Để đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trongCôngty người ta thường dùng các chỉ tiêu : - Đối với sản phẩm có thể phân chia được phẩm cấp tốt, trung bình, xấu thì ta dùng phẩm cấp bình quân để đánh giá, côngthức xác định mức phẩm bình quân có dạng: C = Trong đó : C: mức phẩm cấp bình quân Ci: cấp bậc của sản phẩm Qi: sản lượng sản phẩm của cấp đó ΣQ: tổng sản lượng của sản phẩm đạt quy cách Mức phẩm cấp bình quân đạt gần tới 1 có nghĩa là tỷ lệ loại sản phẩm tốt chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng sản lượng, ngược lại nếu mức phẩm cấp bình quân càng xa 1 thì chứng tỏ tỷ lệ loại sản phẩm tốt chiếm trong tổng sản lượng càng nhỏ. - Đối với loại sản phẩm không phân chia được phẩm cấp thì ta sử dụng chỉ tiêu mức sản phẩm phù hợp với quy cách và mức sản phẩm hỏng. Trong tổng số sản phẩm sản xuất ra và đã kiểm tra thường có 2 loại: loại sản phẩm hợp quy cách và loại sản phẩm hỏng để từ đó ta xác định được tỷ lệ của từng loại trong tổng số sản lượng. 2. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trongCôngty Chất lượng sản phẩm của Côngty chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Do đó muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, Côngty cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau: Kiểm tra chặt chẽ việc tôn trọng quy trình công nghệ của công nhân, không ngừng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho họ. Đảm bảo cung ứng vật tư đúng quy cách, phẩm chất chủng loại theo yêu cầu của sản xuất. Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến đảm bảo cho máy móc hoạt động chính xác và hiệu quả. C i xQ i ΣQ Sử dụngđúng đắn các đòn bẩy kinh tế, thực hiện chế độ thưởng phạt vàchế độ trách nhiệm vật chất đối với sản phẩm sản xuất ra. Tăng cường côngtác kiểm tra chất lượng sản phẩm Cải tiến và hoàn thiện côngtác tổ chức quản lý trongCôngty theo hướng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. II. QUẢNTRỊ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNGTYVẬN TẢI, XÂYDỰNGVÀCHẾBIẾNLƯƠNGTHỰCVĨNHHÀ 1. Chất lượng sản phẩm sữa đậu nành: Cảm quang: • Màu sắc: trắng ngà • Trạng thái lỏng không vẩn đục • Hương thơm đặc trưng của sữa đậu nành không có vị lạ • Vị: dịu ngọt Hoá - lý • Protit: 1.5-2.5% • Lipit: 0.4-0.6% • Đường sacarôza: 80-100g/l • hàm lượng chất khí: 15% Chỉ tiêu vi sinh • Tổng số vi khuẩn hiếm khí: kl/ml < 100 • Ecolin: cm/m: không có • Perfringens: cm/100ml : không có • Nấm mốc, nấm men, độc tố : không có • Vi khuẩn gây bệnh đường ruột: cm/25ml: không có 2. Chất lượng sản phẩm bia: Cảm quang; • Màu sắc: vàng óng (do bia sản xuất theo kiểu cổ điển) • Trạng thái: lỏng, trong • Hương vị: thơm mùi búp lông Hoá - lý • Protit: 2-3% • Hàm lượng chất khí CO 2 :17% • Lipit: 0.3-0.4% Chỉ tiêu vi sinh: • Tổng số vi khuẩn hiếm khí: kl/ml < 150 • Men vi sinh: 0.01-0.015g/l • Nấm mốc, độc tố: không có 3. Chất lượng sản phẩm gạo: Cảm quang: • Màu sắc: trắng trong • Trạng thái: nguyên hạt (tỷ lệ tấm không vượt quá 5%) Không có nấm, mọt Gạo được đánh bóng theo tiêu chuẩn quốc tế Hàm lượng tinh bột theo tiêu chuẩn đã định 4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của CôngtyVận tải, XâydựngvàchếbiếnlươngthựcVĩnhHà 4.1. Ưu điểm : Theo định hướng của Đảng, Nhà nước và Tổng Côngtylươngthực Việt Nam, CôngtyVận tải, XâydựngvàchếbiếnlươngthựcVĩnhHà đã và đang là một Côngty có truyền thống sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, cán bộ công nhân viên của Côngty đã có bề dầy thành tích và kinh nghiệm đáng khích lệ. Do vậy, Côngty đã hoà nhập tốt trong cơ chế mới, từng bước nắm bắt các nhu cầu của thị trường, cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho công nhân và nâng cao trình độ quản lý của cán bộ. Vì vậy, Côngty đã thành côngtrongcôngtác nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. Trongcôngtác chất lượng, Côngty đã đạt được những kết quả đáng kể. Việc kiểm tra chất lượngtrongCôngty đã được thực hiện nghiêm túc và đều đặn trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của Côngty ổn định và có dấu hiệu tăng trưởng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường. Côngtác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều cấp trongCông ty, từ sự tự kiểm tra của công nhân trong các phân xưởng, kiểm tra của các bộ phận KCS ở các xí nghiệp cho đến kiểm tra của các trung tâm thí nghiệm cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Khi có biến động về chất lượng sản phẩm thì dễ dàng được phát hiện và xử lý ngăn chặn kịp thời, góp phần hạn chế các thiệt hại về vật chất, giảm các chi phí, qua đó giảm giá thành xuất xưởng. Côngty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý với trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm trongcông việc. Bộ máy quản lý của Côngty hiện nay tương đối gọn nhẹ, năng động vàquản lý có hiệu quả, góp phần vào việc điều hành sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Côngty sản xuất ra những mặt hàng luôn có nhu cầu đổi mới về mẫu mã chất lượng. Côngty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ kỹthuật hùng hậu. Với đội ngũ này côngtác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm luôn được đẩy mạnh, mang tính chuyên môn hoá cao. Côngtác tự chế tạo, sửa chữa nâng cấp máy móc được đẩy mạnh làm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Bộ phận thiết kế lập qui trình về mẫu mã kiểu dáng, chất lượng sản phẩm luôn hoạt động tốt đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với đội ngũ cán bộ có trình độ kỹthuật chuyên môn cao là cơ sở để Côngty thích nghi được với những máy móc thiết bị hiện đại. Một điểm nổi bật thể hiện tinh thần của quảntrị chất lượng là Côngty rất có trách nhiệm đối với các sản phẩm do mình sản xuất ra. Khi khách hàng có phàn nàn về chất lượng sản phẩm thì có thể kiến nghị với cán bộ của phòng Kế hoạch tiêu thụ . Trung tâm sẽ trực tiếp kiểm tra và trình Giám đốc giải quyết để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 4.2. Nhược điểm : Cũng như các Côngty Nhà nước khác sau khi chuyển đổi sang cơ chế hoạt động theo cơ chế thị trường , Côngty cũng gặp những khó khăn, tồn tại do ảnh hưởng của cơ chế cũ mà cần phải có thời gian mới có thể khắc phục được. Đó là đó là hệ thống quảntrị chất lượng của Côngtyvẫn thiên về côngtác kiểm tra chất lượng - một bộ phận của quảntrị chất lượng. Điều này thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống quảntrị chất lượng hiện đại dựa trên phương pháp quảntrị chất lượng đồng bộ. Sự chưa đầy đủ về nhận thức này thể hiện qua việc : Tuy Côngty đã nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến chất lượngvà đã xâydựng được một hệ thống quảntrị chất lượng nhưng hoạt động của hệ thống đó lại tập trung phần lớn vào khâu sản xuất sản phẩm mà chưa có tác động nhiều đến các khâu khác trong quá trình sản xuất nên hiệu quả mang lại chưa cao, chưa thật khả quan. Sự am hiểu về chất lượng của cán bộ công nhân viên nói chung cũng như cán bộ quản lý và cán bộ kỹthuật chưa thật sâu sắc và đầy đủ. Do vậy thực tế quảntrị chất lượng mới chỉ là trách nhiệm của một số phòng ban trongCông ty. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng bởi suy nghĩ theo cơ chế cũ. Trong thời gian tới, Côngty chắc chắn sẽ có được nhận đầy đủ về một hệ thống quảntrị chất lượng hiện đại. Để hạn chếvà khắc phục những khó khăn nhược điểm trên đòi hỏi Ban lãnh đạo Côngty phải có những biện pháp, chính sách cụ thể và được áp dụngtrong toàn bộ Công ty. Trước hết Côngty cần phải nâng cao nhận thức về chất lượng cho mỗi người lao động, mỗi cán bộ nhân viên, đồng thời Côngty cần đầu tư có trọng điểm về máy móc thiết bị, công nghệ, hoàn thiện hệ thống quảntrị chất lượng, tăng cường côngtácquản lý mua, vận chuyển, sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu và hướng tới xâydựng áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Với những biện pháp trên tin rằng trong thời gian tới chất lượng sản phẩm của Côngty sẽ không ngừng được nâng cao và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trongvà ngoài nước. III. QUẢNTRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ 1. Tình hình máy móc thiết bị của CôngtyVận tải, XâydựngvàchếbiếnlươngthựcVĩnhHà Máy móc thiết bị là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh vì nó là công cụ để sản xuất sản phẩm trongCông ty. Côngtác đảm bảo cho hoạt động của máy móc thiết bị luôn được các Côngtyquan tâm chú ý. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của Công ty. Máy móc thiết bị có độ an toàn đảm bảo sẽ hoạt động với công suất cao, không gây hại đến người sử dụng. Vì những ảnh hưởng và vai trò to lớn của máy móc thiết bị cho nên côngtácquản lý máy móc thiết bị là điều kiện tất yếu cho mỗi Côngty sản xuất kinh doanh. Hiện tại, do CôngtyVận tải, XâydựngvàchếbiếnlươngthựcVĩnhHàxâydựngtrong thời kỳ đất nước đang phục hồi nền kinh tế nên máy móc thiết bị của Côngty được trang bị rất thô sơ, lạc hậu. Các máy móc đã qua thời gian khấu hao và hay bị hỏng hóc. Máy móc thiết bị của Côngty chủ yếu là của Việt Nam, Nhật Bản sản xuất và được nhập những năm 1980-1993. Đây là nguyên nhân quantrọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm của Công ty, dẫn đến khả năng cạnh tranh của Côngty trên thị trường còn kém. 2. Côngtác chuẩn bị kỹthuật sản xuất trongCôngty Mỗi một công việc hay một công đoạn của quá trình sản xuất đạt kết quả tốt đều phải có sự chuẩn bị, sắp xếp có tuần tự nhất định. Việc chuẩn bị kỹthuật sản xuất đối với quá trình sản xuất kinh doanh lại càng thể hiện rõ vai trò của nó. Bởi vì chỉ cần bất kỳ một sơ suất nhỏ nào trong bất kỳ giai đoạn nào của sản xuất do chuẩn bị kỹthuật không tốt đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ kỹthuật là người có nhiệm vụ phải kiểm tra côngtác chuẩn bị kỹthuật sản xuất, phải là người giám sát, kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật. Đồng thời có biện pháp khắc phục sai sót, hỏng hóc để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường liên tục. Để đảm bảo côngtác chuẩn bị kỹthuật được tốt Côngty cần tiến hành phân công, quy định, giao phó trách nhiệm cho từng cán bộ công nhân viên để tiện cho việc kiểm tra, giám sát vàquản lý, tránh tình trạng kiểm tra không nghiêm khắc trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến không biết ai, không biết bộ phận nào gây ra sai hỏng và phải chịu trách nhiệm, hay mọi người không nhận trách nhiệm về mình, không có ý thức trách nhiệm trong mọi công việc. Côngty luôn phải tổ chức kiểm tra lại máy móc thiết bị trước khi vận hành, các cán bộ kỹthuật luôn phải kiểm tra chặt chẽ các khâu của dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng, tra dầu mỡ cho máy móc thiết bị của phân xưởng, xí nghiệp. Tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng, sản xuất bằng các phương pháp cảm quan hoặc qua các dụng cụ kiểm tra. Sau khi sản xuất, phân xưởng, xí nghiệp cần có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc nhằm đảm bảo tốt về kỹthuật phục vụ cho các ca sản xuất sau. Chuẩn bị kỹthuật sản xuất trongCôngty là côngtácquantrọngvà phải nhận được sự quan tâm đúng mức của Côngtyvà các đơn vị cơ sở. Côngtác chuẩn bị kỹthuật sản xuất chỉ đạt hiệu quả cao khi các nhiệm vụ trên được tiến hành đồng bộ ăn khớp với nhau. Nó phải được sự quan tâm ủng hộ từ cấp Côngty cho tới cấp xí nghiệp phân xưởng và tới từng thành viên của Công ty. Có như vậy quá trình sản xuất mới diễn ra đúng thời gian, tiến độ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và cho ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. . CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ I. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Trong sản xuất kinh. của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 4.1. Ưu điểm : Theo định hướng của Đảng, Nhà nước và Tổng Công ty lương thực Việt Nam, Công ty