“Điên”, điếc . vìtiếngcòixe TT - Đôi khi đang chạy xe gắn máy trên đường, bạn và con bạn giật bắn người vìtiếngcòixé tai phía sau. Không chỉ thế, tiếng ồn do xe cộ phát ra ngày càng lớn khiến nhiều người lo âu, mất ngủ, nghễnh ngãng và nguy hơn nữa . Nhà mặt phố trốn về quê Anh Nguyễn Duy Hưng, chủ shop rượu tây Thanh Thảo trên đường Trần Xuân Soạn, Hà Nội cứ lúc nào rảnh là . về quê “cho nhẹ người”. Bán hàng ở một con phố lớn, nhà ở mặt tiền phố Bà Triệu, lúc nào anh cũng nghe những loại tiếng ồn “hạng nặng”. “Những hôm các nhóm tụ tập đua xe, rú còi ầm ĩ, chạy dạt trên tuyến đường một chiều Bà Triệu thì đúng là mất ngủ “toàn tập”, suốt mấy ngày cứ bải hoải cả người” - anh Hưng than. Theo TS Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, tiếng ồn đô thị chính là một sang chấn (stress) gây ra các hội chứng hay gặp như đau đầu, mất ngủ, cáu gắt. Đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn là người già, trẻ em và người lao động trí óc. Sức chịu đựng của cơ thể không chịu đựng được tiếng ồn sẽ dẫn đến suy nhược, đau đầu. Đối mặt thường xuyên với tiếng ồn sẽ mất ngủ, đau đầu triền miên, cơ thể suy nhược nặng, thần kinh dễ bị kích thích, luôn trong trạng thái lo âu, trầm cảm . Tất cả triệu chứng này sẽ tích lũy dần gây nên những biến đổi về mặt cảm xúc, dễ tức giận, căng thẳng, gây rối loạn huyết áp và các bệnh như viêm đại tràng mãn tính, bệnh hô hấp, đau ngực, đánh trống ngực liên hồi . Chưa kiểm soát tiếng ồn Hiện nay, mặc dù các tuyến đường chính đã cấm xe tải nhưng xe buýt thì đi lại và dùng còi hơi thoải mái! Âm thanh của còi hơi luôn làm người đi xe máy phải giật mình, tấp xe thật nhanh vào lề đường. Có người bị kích động mạnh do còi hơi, quát ầm lên tại chỗ, ấy chính là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Xe tải gắn còi đôi cường độ 250 dB chạy trên đường Võ Thị Sáu, TP.HCM - Ảnh: N.C.T. Chưa kể nạn kẹt xe với tiếng động cơ các loại, tiếngcòixe cộng gộp tại một thời điểm gây nên những ức chế tâm thần cho người tham gia giao thông, khiến số người bị stress ở các đô thị lớn luôn gia tăng. TS.BS Nguyễn Thị Toán (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường) nói: "Với độ ồn đến 90 dB, người ta chỉ có thể làm việc trong 4 giờ/ngày nếu không muốn bị . điếc”. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường đang thực hiện một đề tài cấp nhà nước nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn trong giao thông đối với cộng đồng. Tại nhiều phiếu thăm dò, người dân “thổ lộ” rất bức xúc trước hiện trạng còixe máy, còi ôtô bóp vô tội vạ hiện nay. Chưa kể đo tiếng ồn ở nhiều địa điểm cho thấy lưu lượng xe cộ khiến độ ồn đã quá mức cho phép. “Ở nhiều nước người ta đã cấm bóp còi trong nội thành nội thị, chỉ ở nước ta cứ bóp choe chóe một cách tùy tiện” - bà Toán bức xúc nói. Hiện nay chúng ta chưa có qui định được bóp còi “to” đến mức độ nào. Trong khi chỉ cần bất ngờ nghe thấy tiếngcòi 130 dB, người bình thường có thể đã rách màng nhĩ. Còi nguyện hồn ai Hiện nay ở TP.HCM, một số chợ có bán còi đơn second-hand với tần số và cường độ 120- 250 dB. Loại còi này khi khởi động sẽ tạo ra một chuỗi âm thanh lớn, liên tục và kéo dài (trong số đó có những loại còi dùng cho tàu dưới 1 vạn tấn). Loại thứ hai là loại còi đôi nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong ., giá 850.000 - 1.800.000 đồng, có cường độ và tần số cao (250dB), chiều dài 1m, làm bằng inox hoặc sắt xi trắng. Giới tài xế gọi còi này là “kèn dự báo” hay “kèn ngự giá”, khi sử dụng sẽ phát ra những tiếng kêu gây chấn thương tai người nếu đứng gần. Ngày 17-12-2005, một phụ nữ chạy xe máy trên quốc lộ 1K đoạn ngã ba Dĩ An (Bình Dương) đã bị một xe tải chở đất từ phía sau cán chết tại chỗ. Nguyên nhân là do chiếc xe tải trên đã sử dụng cặp còi hơi second-hand quá lớn, khiến người phụ nữ hoảng hốt, không còn làm chủ được tay lái, ngã xuống đường. Hiện nay, có nhiều tai nạn xảy ra do tiếngcòixe nhưng khi cán bộ đến hiện trường xử lý thì không một nhân chứng nào dám khẳng định do tiếngcòixevìtiếngcòi phát ra không để lại dấu vết gì cả. NGỌC HÀ - LAN ANH Hà Nội, TPHCM: quá ồn! Theo điều tra mới đây của Viện Qui hoạch đô thị - nông thôn, Bộ Xây dựng, ở Hà Nội mức ồn trên quốc lộ 5 (Sài Đồng) là 80 dB, quốc lộ 1 (Giáp Bát) là 77 dB. Theo ông Đặng Dương Bình, trưởng phòng quản lý môi trường và khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên - môi trường và nhà đất (TN-MT&NĐ) Hà Nội, kết quả đo ồn hằng năm cho thấy tiếng ồn do giao thông đô thị lại không có xu thế giảm. Theo Sở TN-MT&NĐ, người Hà Nội phải chịu đựng tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép nhưng còn ở mức độ nhẹ nếu so với TP.HCM . Theo kết quả quan trắc mức ồn tại 13 thành phố, thị xã của Bộ Xây dựng, mức ồn cao nhất là 82-85 dB, xảy ra tại ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM). Ngày 13-3, TS Nguyễn Đinh Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, cho biết: Theo các kết quả quan trắc của mới nhất của Chi cục Bảo vệ môi trường về tiếng ồn của khu dân cư dọc các tuyến đường giao thông chính ở TP.HCM, tại bất kỳ điểm đo nào tiếng ồn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các tuyến đường có mật độ xe cao như: Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Ba Tháng Hai đoạn vòng xoay Phú Lâm, mức trung bình của tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra là trên 78dB, trong khi tiêu chuẩn cho phép tối đa là 70dB. Riêng tiếng ồn vào ban đêm (từ 22g-6g sáng hôm sau), so với tiêu chuẩn cho phép (50dB) thì kết quả quan trắc đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu chuẩn 1-2 lần. TUẤN CƯỜNG - THU THẢO . “Điên”, điếc. vì tiếng còi xe TT - Đôi khi đang chạy xe gắn máy trên đường, bạn và con bạn giật bắn người vì tiếng còi xé tai phía sau nạn xảy ra do tiếng còi xe nhưng khi cán bộ đến hiện trường xử lý thì không một nhân chứng nào dám khẳng định do tiếng còi xe vì tiếng còi phát ra không