1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chữa bệnh thủy đậu bằng Đông y

2 358 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Chữa bệnh thủy đậu bằng Đông y Cập nhật lúc 14h03" , ngày 27/02/2008 - Vào thời gian khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, bệnh thủy đậu (varicella; chickenpox) thường xuất hiện nhiều nhất. Trong dân gian, căn bệnh này còn được gọi là phỏng dạ, bỏng rạ hoặc trái rạ. Bệnh do vi-rút Varicella Zoster gây ra, có tính lây lan rất cao, mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh, trong đó đặc biệt là trẻ em từ 1 đến 6 tuổi. Thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng không phải không có những biến chứng nặng gây nguy hại đến tính mạng. Hơn nữa, vi-rút gây bệnh thủy đậu cũng chính là thủ phạm gây bệnh giời leo (Zona), căn bệnh có thể được xem như một biến chứng muộn của thủy đậu. Bởi vậy, việc chữa trị triệt để bệnh lý này là hết sức cần thiết. Trong đông y, thủy đậu thuộc phạm vi các chứng bệnh như thủy hoa, thủy bào, thủysang, thủy chẩn . Theo cổ nhân, bệnh phát sinh là do phong nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua mũi miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng chủ yếu đến hai tạng phế và tỳ, và phế chủ bì mao nên tà khí trước tiên phát tiết ở ngoài da tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân. Để chữa trị thủyđậu, đông y chủ yếu sử dụng thuốc theo hai hướng: biện chứng luận trị và đơn phương nghiệm phương. Biện chứng luận trị là biện pháp chọn dùng các vị thuốc và bài thuốc trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể, có thể là nhiều bài thuốc khác nhau hoặc lấy một bài thuốc làm hạt nhân rồi tiến hành gia giảm tùy theo bệnh trạng. Thông thường, thủy đậu được phân ra làm hai thể bệnh là Phong nhiệt kiêm thấp và Thấp nhiệt uẩn kết. Với thể Phong nhiệt kiêm thấp biểu hiện bằng các chứng trạng như phát sốt, sợ lạnh sợ gió, chảy nước mũi, ho húng hắng, họng sưng đau, các mụn nước hồng nhuận chứa dịch trong, ăn kém, đại tiểu tiện bình thường, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác ., cổ nhân thường dùng bài Liên kiều tán gia giảm sắc uống, gồm các vị: kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, bạc hà, kinh giới, lô căn, trúc diệp, ý dĩ, bản lam căn hoặc dùng bài Ngân thạch thang (kim ngân hoa, sinh thạch cao, huyền sâm, tử thảo, trạch tả, bạc hà, kinh giới). Với thể Thấp nhiệt uẩn kết biểu hiện bằng chứng trạng như sốt cao, phiền táo, mặt đỏ môi đỏ, họng khô miệng khát, thích uống nước lạnh, tiểu tiện sẻn đỏ, các mụn nước to dày và mau có màu đỏ hoặc tím chứa dịch đặc và đục, trong niêm mạc miệng cũng mọc mụn nước dễ vỡ tạo thành các vết loét, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày và khô ., cổ nhân thường dùng bài Bạch hổ thang gia giảm sắc uống, gồm các vị: sinh thạch cao, tri mẫu, ngạnh mễ, cam thảo, bản lam căn, bồ công anh, hoàng liên, kim ngân hoa, tử hoa địa đinh, đan bì, huyền sâm hoặc dùng bài Tam nhân thang (hạnh nhân, bạch đậu khấu, xích thược, tử thảo, địa phu tử, hoạt thạch, kim ngân hoa, liên kiều, trúc diệp, hậu phác, bán hạ chế, sinh cam thảo). Đơn phương nghiệm phương là biện pháp sử dụng các vị thuốc và bài thuốc, các kinh nghiệm dân gian độc lập hoặc phối hợp dùng chung cho tất cả các thể bệnh. Đây là cả một kho tàng hết sức phong phú, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như: * Uống trong:(1) Cỏ chân vịt 50g bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô, lấy 30g sắc uống, số còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị bỏng rạ, mỗi ngày 1 lần, nếu mụn nước bị vỡ thì dùng nước cốt nghệ bôi lên để tránh làm mủ, hằng ngày kết hợp tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung. (2) Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ. (3) Lô căn60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ. (4) Bản lam căn 30 - 50g, sắc uống thay trà. (5) Ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, hạnh nhân 3g, kim ngân dây 10g, xích thược 9g, sắc uống. (6) Lá dâu tằm 12g, cam thảo đất 12g, rễ cây sậy 12g, lá tre 12g, bạc hà 12g, kinh giới 12g, sắc uống. (7) Kim ngân hoa 12g, rau diếp cá 12g, quả dành dành 12g, cam thảo đất 12g, rau má 12g, lá chanh 12g, sắc uống. * Dùng ngoài: (1) Rễ hải kim sa 30g, dã cúc hoa 10g, chi tử 3 g, sắc uống. (2) Sài hồ 10g, hoàng cầm 12g, xích thược 16g, hoàng bá 15g, cam thảo 6g, sắc rửa tổn thương hằng ngày. (3) Khổ sâm 20g, bèo cái 20g, Một trường hợp bệnh thủy đậu - Ảnh: Thanh niên đại thanh diệp 20g, quán chúng 20g, tất cả cho vào túi vải, sắc trong 10 phút với 2.000 ml nước, sau đó bỏ bã, ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 lần. (4) Thanh đại 60g, thạch cao 120g, hoạt thạch 120, hoàng bá 60g, tất cả sấy khô tán mịn, dùng để rắc xoa hoặc trộn với dầu vừng bôi vào các vết loét do mụn nước vỡ. (5) Xích thạch chi, lô cam thạch, thạch cao và hàn thủy thạch đã chế, lượng bằng nhau, tán thật mịn, xoa vào tổn thương, thường dùng cho trường hợp mụn nước đã hóa mủ. (6) Hoạt thạch 10g, thạch cao 10g, cam thảo 10g, tất cả tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào vết loét mỗi ngày 1 lần. (7) Lá và cành hoa lựu trắng lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương. (8) Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lục nhất tán 10g, xa tiền tử 10g, tử hoa địa đinh 15g, hoàng hoa địa đinh 15g, sắc lấy nước ngâm rửa hằng ngày. . để bệnh lý n y là hết sức cần thiết. Trong đông y, th y đậu thuộc phạm vi các chứng bệnh như th y hoa, th y bào, thủysang, th y chẩn . Theo cổ nhân, bệnh. vi-rút g y bệnh th y đậu cũng chính là thủ phạm g y bệnh giời leo (Zona), căn bệnh có thể được xem như một biến chứng muộn của th y đậu. Bởi v y, việc chữa

Ngày đăng: 05/11/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w