1. Trang chủ
  2. » Lịch sử

Tải Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên và xã hội sách Cánh Diều - Bài tập trắc nghiệm chương trình tập huấn SGK mới

7 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 11,76 KB

Nội dung

Giáo viên có thể lựa chọn, vận dụng tất cả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy được tỉnh tích cực của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, điều kiện cơ sở vậ[r]

Trang 1

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn TNXH sách Cánh Diều

Đáp án đúng được tô màu đỏ

1 Chương trình môn Tự nhiên và xã hội xây dựng dựa trên những quan điểm nào?

A Tích hợp trí thức thuộc nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và con người vào trong cùng một môn học

B Đề cao việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung cho học sinh

C Nội dung dạy học được cấu trúc theo các chủ đề, bao quát các lĩnh vực chủ yếu, gần gũi về tự nhiên và xã hội

D Coi trọng tích cực hóa học sinh trong quá trình học tập

2 Mục tiêu của chương trình Tự nhiên và xã hội cần đạt tới là gì?

A Phát triển học sinh tiểu học toàn diện, cả về thể chất, trí tuệ và tình cảm

B Giáo dục tình yêu con người, thiên nhiên, đức tính chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, môi trường sống

C Hình thành phẩm chất năng lực đặc thù môn học với 3 thành phần: Nhận thức khoa học; Tìm hiểu môi trường; Vận dụng kiến thức, kĩ nàng vào cuộc sống

D Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chung

3 Chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới có những điểm gì khác biệt cơ bản so với chương trình hiện hành?

A Tập trung hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

B Chương trình mới xây dựng theo hướng tích hợp, chương trình hiện hành không thể hiện

C Chương trình mới cấu trúc lại các chủ đề giáo dục

D Phương pháp dạy học trong chương trình mới coi trọng phát huy tính tích cực của

Trang 2

4 Ở lớp 3, chương trình môn TNXH không thay đổi về thời lượng Điều này có gây khó khăn gì cho các giáo viên khi đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực?

A Không ảnh hưởng, vì chương trình mới được cấu trúc, sắp xếp hợp lí, vừa sức, thuận lợi cho học sinh học tập theo hướng tìm tòi, khám phá

B Có ảnh hưởng, vì không đủ thời gian để giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

C Có ảnh hưởng, vì nội dung chương trình quá khó để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

D Có ảnh hưởng, vì không đủ cơ sở vật chất để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

5 Mức độ tích hợp của môn TNXH trong chương trình mới được giảm tải như thế nào?

A Chương trình hiện hành (năm 2000) có 3 chủ đề lớn khiến học sinh khó tiếp cận hơn Chương trình mới gồm 6 chủ đề thi học sinh được tiếp cận trực tiếp mang tính hệ thống

B Mức độ tích hợp trong chương trình môn TNXH hiện hành và đổi mới không có gì thay đổi

C Chương trình môn TNXH mới bỏ đi một số chủ đề không phù hợp

D Chương trình môn TNXH mới thêm vào một số chủ đề hữu ích với học sinh

6 Tính mở của môn TNXH theo chương trình mới được thể hiện ở điểm nào?

A Một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa

B Chương trình mở rộng giới hạn quyền của giáo viên, nhà trường, địa phương trong triển khai thực hiện chương trình

C Trao quyền cho giáo viên bổ sung các nội dung giáo dục mới vào chương trình môn học

Trang 3

D Trao quyền cho giáo viên, nhà trường cơ hội để phát triển chương trình môn học sát hợp với điều kiện thực tế

7 Nhà trường và giáo viên có thể thay đổi thứ tự của chủ đề không?

A Có, vì chương trình mở nên nhà trường và giáo viên có quyền thay đổi không chỉ thứ

tự các chủ đề mà còn thay đổi thứ tự bài học trong từng chủ đề

B Không, vi các chủ đề giáo dục đã được sắp xếp logic, hệ thống

C Không, vi giáo viên và nhà trường không đủ năng lực chuyên môn để điều chỉnh chương trình giáo dục

D Có, vì nhà nước đã giao toàn quyền triển khai chương trình giáo dục cho giáo viên và nhà trường

8 Sĩ số lớp học đông có cản trở như thế nào trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh?

A GV khó tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

B GV khó theo dõi và đánh giá quá trình học tập của học sinh

C GV khó triển khai dạy học phân hóa, sát với từng đối tượng học sinh

D Không ảnh hưởng

9, Giáo viên tiểu học cần lưu ý gì khi tổ chức dạy học theo định hướng tiếp cận đầu ra?

A Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào yêu cầu cần đạt

B Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp

C Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp

D Không cần lưu ý điều gì

10 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của chương trình GDPT mới có điểm

Trang 4

A Giáo viên có thể lựa chọn, vận dụng tất cả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy được tỉnh tích cực của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, tâm sinh lí của học sinh

B Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình mới tập trung vào truyền thụ tri thức khoa học thiết thực cho học sinh

C Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình mới tập trung vào tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

D Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình mới không có khác biệt so với chương trình hiện hành

11 Để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh cần chú trọng đến phương pháp và hình thức dạy học nào?

A Cần lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện thực tiễn

B Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực hóa học sinh

C Tăng cường cơ hội để học sinh được thực hành, thí nghiệm, thảo luận, trải nghiệm thực tiễn

D Chú trọng truyền thụ tri thức và huấn luyện kĩ năng thực hành

12 Việc đánh giá môn TNXH trong chương trình mới có những điểm gì đáng lưu ý?

A Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

B Coi trọng đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học

C Tập trung đánh giá khả năng tái hiện tri thức của học sinh

D Huy động nhiều lực lượng tham gia đánh giả như học sinh, phụ huynh, giáo viên

13 Môn Tự nhiên và xã hội có vị trí như thế nào trong chương trình GDPT năm 2018?

Trang 5

A Là môn học trang bị cho học sinh tri thức cơ bản, gần gũi và thiết thực về thể giới tự nhiên, xã hội và con người; tạo cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và địa lí ở tiểu học và các môn khoa học Tự nhiên, Lịch sử và địa lí ở THCS

B Là môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hình thành các chuẩn mực hành vi ứng xử trong cuộc sống

C Là môn học tập trung vào hình thành cho học sinh các năng lực cần thiết của con người hiện đại như: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác, giải quyết vấn đề - sáng tạo

D Là môn học tập trung vào hình thành các phẩm chất quan trọng cho học sinh, gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

14 Môn Tự nhiên và Xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhóm môn học nào cùng cấp tiểu học?

A Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí

B Môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội

C Môn Tiếng Việt, môn Toán

D Môn Đạo đức, môn tin học và công nghệ

15 Yêu cầu cần đạt nào không phải là năng lực đặc thù mà môn Tự nhiên và Xã hội hướng đến?

A Năng lực nhận thức khoa học

B Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

C Năng lực đánh giá và điều chỉnh hành vi

D Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống

16 Chương trình môn Tự nhiên và xã hội 2018 có điểm khác biệt nào so với chương trình môn Tự nhiên và xã hội hiện hành?

Trang 6

B Các chủ đề được chia nhỏ hơn theo mối quan hệ của học sinh với nhà trường, gia định, cộng đồng và môi trường tự nhiên

C Nội dung chương trình tinh giảm nên số chủ đề ít hơn

D Nội dung các chủ để không có sự thay đổi

17 Nội dung nào trong chương trình môn Tự nhiên và xã hội 2018 đã tinh giảm hơn

so với chương trình môn Tự nhiên và xã hội 2000?

A Nội dung về đơn vị hành chính và các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp ở tỉnh, thành phố

B Nội dung về an toàn khi vui chơi ở trường

C Nội dung về chăm sóc và bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể

D Nội dung về đặc điểm bầu trời ban ngày và ban đêm

18 Định hướng chung về PPDH để hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội là gì?

A Chú trọng cho học sinh quan sát, đọc tài liệu, điều tra, thí nghiệm, thực hành

B Chú trọng cho học sinh đọc tài liệu và làm việc cá nhân

C Chủ trọng cho học sinh quan sát và làm việc cá nhân

D Chú trọng cho học sinh ghi nhớ kiến thức về tự nhiên và xã hội

19 Vai trò của các thiết bị dạy học trong việc đổi mới PPDH môn Tự nhiên và Xã hội là gì?

A Đề minh hoạ, làm rõ kiến thức cho học sinh

B Tạo hứng thú học tập cho học sinh

C Là phương tiện để phát triển tư duy, hình thành kiến thức cho học sinh

D Tất cả các phương án trên

Trang 7

20 Căn cứ nào để xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội?

A Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình GDPT tổng thể

B Dựa vào Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt và nội dung của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội

C Dựa vào yêu cầu của giáo viên và nhà trường

D Dựa vào yêu cầu của phụ huynh học sinh

Tham khảo: https://vndoc.com/danh-cho-giao-vien

Ngày đăng: 21/02/2021, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w