Sử thi là những tác phẩm có dung lượng lớn, nếu diễn xướng phải mất vài đêm mới hết. Diễn xướng sử thi đòi hỏi một thòi điểm, một không gian đặc biệt phù họp. Môi trường sinh hoạt quen t[r]
Trang 1Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn 10
Dàn ý Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
1) Mở bài: Nguyên nhân trận đánh
Đã từ lâu, ở trên cao nguyên hùng vĩ, tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có khắp vùng
Hắn cậy thế mạnh, dám cướp vợ ta là Hơ Nhị mang về nhà trong lúc ta đi vắng
2) Thân bài: Diễn biến trận đánh:
Nghe tin, ta giắt dao vào thắt lưng, vội vã đến nhà hắn
Miêu tả sơ qua về nhà Mtao Mxây: rất lớn, đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, dầu cầu thang đẽo hình chim ngói, rất đẹp, cầu thang rộng bằng một lá chiếu,người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché rượu lớn vẫn không sợ chật
Bắc tay lên miệng gọi to: "Mtao Mxây xuống đây! ", Mtao Mxây nói vọng ra: "Ta không xuống đâu "
Ta tức giận thét lên" Ngươi không xuống ư "
Mxây biết tính ta xưa nay nói là làm nên hắn hoảng hốt hứa rằng từ từ sẽ xuống nhưng chỉ xin ta đừng đâm hắn
Ta cười nhạt bảo đến con lợn nái của nhà hắn ở dưới đất, ta cũng chẳng thèmđâm nữa là
Miêu tả bề ngoài (dáng vẻ, quần áo, dáng đi ) của Mtao Mxây khi ra mặt qua mắt Đăm Săn
Hai người giao đấu Ta dồn hắn vào thế bị động chống đỡ, đuổi hăn chạy khắp núi rừng nhưng không thể nào đâm chết hắn.(Chú ý miêu tả qua khí thế vào cách múa khiên của cả 2 nhân vật)
Ta than thở kêu trời Trời mách cho ta cách ném chày vào vành tai hắn Hắn
đã bị ta hạ gục và cắt đầu bêu ngoài đường (Chú ý tự miêu tả chi tiết cảnh Đăm Săn bị thương )
Trang 2 Dân làng và tôi tớ vủa Mtao Mxây quyết định đi theo ta (Miêu tả chi tiết cảnh kêu gọi của Đăm Săn).
3) Kết bài: Thế là từ đó, ta trở thành vị tù trưởng giàu mạnh nhất khắp vùng Ta mở
tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui, kéo dài suốt cả mùa khô Cho đến lúc rượu đãnhạt, ché đẫ phai thì khách mới lần lượt ai về nhà nấy
Mở bài Chiến thắng Mtao Mxây
Kết bài Chiến thắng Mtao Mxây
Phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây mẫu 1
Nhân vật Đăm Săn nổi bật lên trong toàn bộ cuốn sử thi nói chung và đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” nói riêng hai khía cạnh Một mặt, đó là con người hội đủnhững phẩm chất cá nhân như trí tuệ, tài năng, nhân cách, khát vọng Mặt khác, đócòn là sự gắn bó, liên kết với cộng đồng mà chính chàng là tù trưởng Với cái nhìn
ấy, ta thấy nhân vật Đăm Săn đã tự khẳng định mình trong những biến cố, sự kiện ởđoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
Xét về tình tiết trong mô hình cốt truyện thì cuộc giao tranh giữa Đăm Săn với các
tù trưởng khác không chỉ xảy ra có một lần Dường như nhu cầu mở rộng lãnh địa,tăng cường lực lượng, khẳng định quyền uy là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhữngcuộc giao tranh ấy Nhưng trong các cuộc chiến xảy ra thì cuộc đối mặt giữa ĐămSăn với Mtao Mxây có tính chất điển hình hơn cả
Đối thủ của Đăm Săn là Mtao Mxây, một đối thủ ngang tầm Tuy võ nghệ khôngthuộc hàng cao thủ nhưng Mtao Mxây là một kẻ “túc trí đa mưu”, lấy sự sắc sảo,khôn ngoan làm sức mạnh cho mình Không tin vào bản thân thì làm sao dám táotợn cướp vợ của Đăm Săn! Và khi biết Đăm Săn tới để làm gì rồi mà còn khiêukhích “Ta không xuống đâu, diêng ơi Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta…”.Thái độ nghênh chiến của Mtao Mxây khá đàng hoàng: “Bà con xem, khiên hắntròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng Trông hắn dữ tợn như một vịthần” Có thể nói, đó là tư thế tự tin Tự tin nhưng thận trọng Hai lần Mtao Mxâynhắc Đăm Săn không được đâm mình khi Mtao Mxây đi xuống và lúc đi xuống rồivẫn còn do dự, đắn đo Cách ứng xử của Mtao Mxây theo lối “quân tử phòng thân”luôn đề phòng bất trắc
Trang 3Bước vào cuộc chiến, Mtao Mxây nhường cho Đăm Săn múa khiên trước với mộtthái độ khiêm tốn giả vờ Giả vờ nói rằng võ nghệ của mình kém cỏi: “Ta như gàlàng mới mọc cựa, như gà rừng mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đã gãymất cánh” Võ nghệ ấy là chắp vá: “Có cậu, ta học cậu Có bác, ta học bác Có thầnRồng, ta học thần Rồng” Nhưng từ sự giả vờ ấy đã lộ ra một câu nói thật: “Thếngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quên
đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?” Không phải vô tình mà câu kể khan của ngườidẫn truyện ngay từ đầu đã phác ra cái vẻ sang trọng, tôn nghiêm, bề thế của MtaoMxây, một tù trưởng giàu mạnh trong vùng Cái cách giả vờ ấy phải chăng làm chođối thủ chủ quan, khinh suất?
Mặc cho Đăm Săn khinh bỉ, mặc cho mình múa khiên không đẹp (múa “kêu lạchxạch như quả mướp khô”), tốc độ lại chậm chạp, nặng nề (“bước cao bước thấp”)nhưng Mtao Mxây không nản lòng Y rắp tâm chờ cơ hội Và khi cơ hội đến, hànhđộng của Mtao Mxây nhanh hơn một chớp mắt: đâm lén Đăm Săn Khi Mtao Mxây
“chém phập một cái”, chắc chắn Đăm Săn không khỏi giật mình May cho Đăm Săn
là nhát chém quá nhanh và không ngờ ấy của địch lợi hại “chỉ vừa trúng một cáichão cột trâu”
Hai trợ thủ cuối cùng của Mtao Mxây là miếng trầu của Hơ Nhị và cái áo giáp chethân Đăm Săn chỉ vô hiệu hóa được con bài thứ nhất, đến con bài thứ hai thì ĐămSăn đã bất lực hoàn toàn Đùi Mtao Mxây bị đâm trúng nhưng không thủng, ngườiMtao Mxây cũng thế Nếu không có sự giúp sức của Ông Trời thì Đăm Săn chắcchắn sẽ trắng tay, cả danh dự và quyền uy vì chàng sẽ là người bại trận
Nhìn chung cách khắc họa nhân vật (cả Mtao Mxây và Đăm Săn) của đoạn trích làkết hợp hai yếu tố: đối thoại giữa các nhân vật và lời người dẫn chuyện Riêng vớinhân vật Đăm Săn, tác giả cuốn truyện còn thực hiện phép đối xứng nghệ thuật nữa.Bằng cách ấy, nhân vật Đăm Săn xuất hiện như một điểm nhấn rực rỡ, sáng ngời.Trước hết, chàng là người cương trực, thẳng thắn, không đê tiện, nhỏ nhen Bởi vậykhi chạm vào những ý nghĩa hèn hạ, mờ ám của Mtao Mxây, Đăm Săn như ngườiđụng phải lửa Hai lần Mtao Mxây cất tiếng (“không được đàm ta khi ta đang đixuống”) là hai lần Đăm Săn như thấy lòng tự trọng bị tổn thương Qua đối thoại củachàng, ta cảm nhận được sự khinh khi, tức giận: “Ngươi xem, đến con lợn nái củanhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” Và đối lập với những ý nghĩvẩn đục của Mtao Mxây, tâm hồn của Đăm Săn thật là trong sáng
Trang 4Mặc dù đến nhà Mtao Mxây để gây chiến vì Đăm Săn có lý do khiêu chiến, nhưngchàng không vội ra tay Phải bình tĩnh đến mức nào đó để không làm cho cơn giậnbùng lên, Đăm Săn mới nhường cho Mtao Mxây múa khiên trước Chỉ thực sự gaimắt khi chứng kiến lời nói của đối thủ, khoác lác huênh hoang mà thực tài kém cỏi,Đăm Săn mới thực sự rung khiên.
Tài nghệ phi thường của Đăm Săn được chứng thực trong cuộc múa khiên hùngtráng Có đến hai dụng ý nghệ thuật của tác phẩm sử thi mà người kể khan đã dùngđắc địa Thứ nhất là biện pháp đối lập hai chiều (giữa cảnh Mtao Mxây múa gươmtrước với cái cách múa khiên đầy tốc độ của Đăm Săn “Một lần xốc tới, chàng vượtmột đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô” là những đường gươmchậm chạp, nặng nề của Mtao Mxây: “bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãiđông” Thứ hai là vai trò của người dẫn truyện Trong đợt múa khiên tiếp theo, đốixứng nghệ thuật đã không còn Thay vào đó là lời thuyết minh của người chứngkiến Trong lần múa khiên này, võ nghệ của Đăm Săn không còn là tốc độ màchuyển sang cường độ Nếu tốc độ múa khiên của chàng cứ thấy “vun vút” (“vunvút qua phía đông, vun vút qua phía tây”) thì cường độ múa khiên của chàng lại làmột trận bão lớn Chỉ còn lại một hào hứng, một tung hô đầy kinh ngạc: “Chàngmúa trên cao, gió như bão Chàng múa dưới thấp, gió như lốc Chòi lẫm đổ lãn lóc.Cầy cối chết rụi Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng Khichàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh Khi chàng múa chạy nước kiệu,quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…” Thủ pháp cường điệu khoatrương thật thích hợp trong văn cảnh này Nó làm đậm lên một sức mạnh, một nănglực phi phàm chỉ những người xuất chúng như Đăm Săn mới có Như thế là kịchtính đã phát triển tới tốc độ, tính hàm súc, lắng đọng cũng đạt đến độ cao
Nhưng sự cường điệu khoa trương không bao giờ là vô hạn Sức mạnh của Đăm Sănquả là có giới hạn Nó biết dừng lại ở sự có lý ngay cả trong tư duy có yếu tố thầnthoại của tác phẩm sử thi Trong trường hợp ấy cần có thần linh trợ giúp Ông trời,ông bụt hiện lên đúng lúc từ những giấc mơ Trời, bụt giúp người hoạn nạn Trời,bụt cũng giúp cho những khát vọng lớn của con người Nhân vật ông trời ở đâyđứng về phía Đăm Săn, phát hiện cho chàng cái “gót chân A-sin” của địch thủ Chỉtới lúc đó, Mtao Mxây mới không còn một thành lũy nào ẩn nấp Khi cái áo giápcủa Mtao Mxây rơi xuống, hắn mới hiện nguyên hình là một kẻ yếu đuối biết bao!Hình ảnh cái chuồng lợn, chuồng trâu bẩn thỉu đã xuất hiện ở đầu đoạn văn, nayđược lặp lại với một ý vị mỉa mai trên một tinh thần khác Ở lần thứ nhất nó liên
Trang 5quan đến nhân cách của Mtao Mxây thì lần thứ hai nó lại liên quan đến sức mạnhcủa một kẻ không còn gì đáng sợ nữa.
Nếu cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây khắc họa một phương diện của ĐămSăn, phương diện con người cá nhân thì cảnh trở về và lễ ăn mừng chiến thắng lại
mở ra một góc khác của con người anh hùng đó: con người cộng đồng, con người xãhội
Vốn là một tù trưởng giàu mạnh, Đám Săn có trách nhiệm với bộ tộc đã đành.Chính vì danh dự của Đăm Săn bị xúc phạm (Mtao Mxây cướp vợ của Đăm Săn)cũng là danh dự của bộ tộc bị xúc phạm mà chàng đã dấy binh Chiến thắng kẻ thùrồi, danh dự được bảo vệ rồi, trách nhiệm của Đăm Săn tăng lên gấp đôi Có tráchnhiệm với tôi tớ, dân làng của mình, chàng có nghĩa vụ che chở cho tôi tớ, dân làngcủa Mtao Mxây nữa Sự mở rộng địa bàn ở đây không có nghĩa thôn tính một cách
áp đặt, giản đơn Nó dựa trên nguyên tắc tự nguyện và người thủ lĩnh mới không hề
có định kiến mà ngược lại hết sức bình đẳng, chân tình Không một hiệu lệnh nàothúc ép, không một lời nói nào cao giọng răn đe Đăm Săn đã gõ cửa từng nhà Biệnpháp nghệ thuật ở đây là hình thức tiếng vang Một câu nói của Đăm Săn truyền đi,một câu trả lời vọng lại để rồi một câu hỏi từ đó lại lan xa từ nhà này qua nhà khác.Câu hỏi thứ nhất (của Đăm Săn): “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớbằng này! Các ngươi có đi với ta không?” Câu trả lời thứ nhất (của dân làng):
“Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôicòn ở với ai?” Câu hỏi thứ hai (của Đăm Săn): “Ơ tất cả dân làng này, các ngươi
có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục Ai đi chănngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!” Cứnhư thế một cuộc chạy tiếp diễn ra tạo nên sự kết tinh, hòa đồng gắn bó hai bộ tộccủa Đăm Săn và Mtao Mxây làm một
Lễ mừng chiến thắng do đó không chỉ đóng khung trong nghĩa hẹp là trừng trị một
kẻ ác (Mtao Mxây) đã thành công Nó mang một ý nghĩa kép: vừa chiến thắng kẻthù vừa nhân lên gấp đôi sức mạnh của bộ tộc Bởi vậy, âm hưởng của bản anh hùng
ca mới ngát trời hào hứng: rộn rã âm thanh của các loại chiêng có tiếng đồng tiếngbạc cùng với vòng nhạc rung lên làm cho tất cả mọi giống loài phải im tiếng đểnhường chỗ cho một sự kiện trang nghiêm chưa từng có bao giờ Và rồi sau cái phútnín lặng âm thanh ấy, một bản hòa ca còn hùng tráng hơn bởi có sự tham gia của
“Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mang đều chui lên nằm trên cao sưởinắng” Ếch nhái cũng hoan hỷ, vui mừng, cùng kỳ nhông ngoài bãi “kêu rên inh ỏi
Trang 6suốt ngày đêm” Không gian cứ mở rộng ra đến cùng trời cuối đất Không gian củaniềm vui và không gian của danh tiếng Đăm Săn: “Nhà Đăm Săn đông nghịtkhách Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến” Lại nữa: “Danh vang đến thần,tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”.
Trong bối cảnh nhộn nhịp tưng bừng ấy, hình tượng Đăm Săn hiện lên như một vịthần: oai phong về ngoại hình và đầy sức sống tiền tàng nội lực Lúc Đăm Săn nằmtrên võng nghỉ ngơi “Tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nonghoa” Còn khi xuất hiện trước đám đông thì rực rỡ với “Ngực quấn chéo một tấmmên chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủgiáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre” Đăm Săn, trong conmắt của tôi tớ, dân làng, khách khứa là một sức mạnh vô địch, “một trang tù trưởngmới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”
Về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn có những đặc điểm nổi bật như kể chuyệnkết hợp với miêu tả tạo nên hứng thú của cảm giác liền mạch nhưng lại có điểmdừng, vừa bao quát vừa đi sâu vào từng chi tiết Ở đây còn một sự kết hợp thứ haigiữa câu chuyện được kể và người kể nhằm cá thể hóa vai trò chủ quan vừa tạokhông khí đang diễn ra vừa gây được sự đồng cảm của những người nghe tronghình thức diễn xướng Riêng ngôn ngữ sử thi thì đoạn văn là một ví dụ điển hình.Ngôn ngữ ấy vừa giàu chất hội họa (thông qua hình ảnh) vừa giàu chất âm nhạc(thông qua nhịp điệu) Hình ảnh thì có khi là tả thực, có khi là phóng đại, cườngđiệu, khoa trương Riêng về âm nhạc thì tuy đoạn văn được kể dưới hình thức vănxuôi nhưng rất gần với thơ ở nhịp điệu, tiết tấu cân xứng, hài hòa, du dương trầmbổng Để chứng minh những điều nhận định trên đây không khó Có điều chắc chắn
là với cách kể ấy, với ngôn ngữ ấy, ta được lắng nghe một thứ phối hợp của nhiềuthể loại, một thứ hòa thanh của nhiều nhạc cụ, làm thức dậy nhiều giác quan Sứchấp dẫn của nó là không thể nào cưỡng nổi Đó là dấu hiệu của một tác phẩm sử thiđạt tới đỉnh cao trong sự sáng tạo tuyệt vời
Phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây mẫu 2
“Đăm Săn” là sử thi anh hùng nổi tiếng nhất của dân tộc Ê-đê nói riêng và của ViệtNam nói chung Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh phi thường củangười anh hùng Đăm Săn, không chỉ vậy người anh hùng Đăm Săn còn mang trongmình nhiều phẩm chất cao quý, lập nhiều chiến công lừng lẫy Tất cả vẻ đẹp đó đãđược tái hiện một cách đầy đủ trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
Trang 7Khi Đăm Săn cùng nô lệ của mình lên rẫy làm nương, Mtao Mxây - một tù trưởngtham lam, độc ác đã nhân cơ hội đó bắt cóc Hơ Nhị về làm vợ Đăm Săn đến tậnnhà chiến đấu đòi lại vợ, sau khi chiến thắng đã đưa nô lệ của Mtao Mxây về hợpnhất với bộ tộc của mình để trở nên hùng mạnh hơn Đoạn trích đã thể hiện được vẻđẹp phẩm chất anh hùng của Đăm Săn và sự hèn nhát, thất bại thảm hại của MtaoMxây.
Trước và trong trận chiến đã bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp phẩm chất của Đăm Săn và sựhèn nhát, tự kiêu của Mtao Mxây Vợ bị bắt, Đăm Săn ngay lập tức dẫn dân làngđến nhà của Mtao Mxây để khiêu chiến với hắn, giọng điệu của Đăm Săn hết sứckhinh bỉ kẻ thù: “Ơ diêng! Ơ diêng! Xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với tađấy” Gọi Mtao Mxây là “diêng” - người bạn kết nghĩa với hàm ý mỉa mai, bởi họtrước đây đã từng là bạn bè tốt nhưng Mtao Mxây tráo trở lại đến cướp vợ của bạn.Trước lời khiêu chiến của Đăm Săn, Mtao Mxây sợ hãi từ chối không dám xuống,dáng điệu hết sức rụt rè, đắn đo “ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó,nghe” Trái ngược với thái độ rụt rè của Mtao Mxây, Đăm Săn khẳng khái khẳngđịnh: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ? Sao ta lại đâm ngươi khingươi đang đi nhỉ?” Kèm theo thái độ khinh bỉ: “Ngươi xem, đến con lợn nái củanhà ngươi dưới đất ta cũng không thèm đâm nữa là Ngươi xem đến con trâu nhàngươi trong chuồng ta cũng không thèm đâm nữa là” Chỉ qua những lời nói, cử chỉ
ấy ta cũng thấy hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, nếu như Đăm Săn chủđộng, dũng cảm đối mặt với kẻ thù thì Mtao Mxây lại bị động, hèn nhát, sợ hãikhông đáng mặt làm anh hùng, làm tù trưởng của mọi người
Tính cách, phẩm chất của hai nhân vật càng được bộc lộ rõ hơn trong trận chiến.Với tinh thần thượng võ, Đăm Săn nhường cho kẻ thù quyền chủ động tấn công.Trái với dáng điệu Mtao Mxây “dữ tợn như một vị thần”, lời nói huênh hoang: “Ta
là tướng quen đánh trăm trận, quen giày xéo đất đai thiên hạ”, thực tế hắn lại chạybước thấp bước cao, hết sang bãi Đông lại bãi Tây, vung dao chém yếu ớt nên chỉtrúng vào chão cột trâu Còn Đăm Săn trước những hành động đó của kẻ địch chỉđứng im thể hiện thái độ khinh bỉ Khi chàng múa khiên đã thể hiện tất cả vẻ đẹpdũng mãnh, oai hùng của mình: “Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh Một lầnxốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vútqua phía tây” Hiệp đấu thứ ba đã quyết định thắng thua của cả hai nhân vật Trongthế bí bách, Mtao Mxây yêu cầu nàng Hơ Nhị ném cho miếng trầu nhưng vì kém cỏinên hắn không bắt trúng Còn chàng Đăm Săn đã bắt trúng miếng trầu, khiến sức
Trang 8mạnh tăng lên gấp bội và chàng đã giành chiến thắng, mang được người vợ yêu quýtrở về.
Đăm Săn trở về trong chiến thắng vang dội Trước khi cùng dân làng trở về, chàng
đã có những hành động, ứng xử hết sức đẹp đẽ: kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đitheo mình để xây dựng một cộng đồng lớn, giàu mạnh Lời kêu gọi ấy vô cùng thathiết, hướng đến từng gia đình nhỏ để mong nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của
họ Không chỉ vậy, lời kêu gọi ấy còn rất thấu tình, đạt lý: “Ơ tất cả dân làng này,các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục
Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa Ai giữ voi, hãy đi bắt voi Ai giữ trâu, hãy đi lùa trâuvề” Bởi vậy, lời kêu gọi đó đã nhận được sự đồng thuận của tất cả dân làng, họ đều
có chung một mục đích xây dựng một cộng đồng to lớn, hùng mạnh để tất cả mọingười được hưởng ấm no, hạnh phúc: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc
đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đãkhông còn nữa” Họ về cùng Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc nhưbầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đichuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”
Và khi trở về họ mở tiệc ăn mừng vô cùng lớn, kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng cácnơi tụ hội về chật ních người Hình ảnh đó cho thấy sự lớn mạnh của buôn làngĐăm Săn, đã giàu có nay lại càng giàu có hơn Tiếng tăm, vẻ đẹp phẩm chất và sứcmạnh của chàng lại càng vang xa, khiến ai cũng ngưỡng mộ
Bên cạnh hai nhân vật chính là Đăm Săn và Mtao Mxây cũng cần kể đến một sốnhân vật khác như: Hơ Nhị và ông Trời, đây là hai nhân vật trợ thủ, xuất hiện đểgiúp Đăm Săn chiến thắng Không chỉ vậy, họ còn giúp tôn vinh Đăm Săn, khẳngđịnh tính chất chính nghĩa của nhân vật này Ngoài ra cũng cần kể đến nhân vậtquần chúng, đám đông, họ là những người hậu thuẫn cho Đăm Săn hoặc bị chàngthuyết phục bằng tài năng, phẩm chất Tất cả bọn họ đều có một mục đích chung tônvinh vẻ đẹp sức mạnh và phẩm chất của Đăm Săn
Tác phẩm không chỉ hấp dẫn ở nội dung mà còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.Mỗi nhân vật đề có vai trò khác nhau với diễn biến sử thi khiến cho sử thi liên tụcphát triển Các nhân vật có một tính cách riêng Nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc sắc,linh hoạt; ngôn ngữ người kể chuyện có xen lời đối thoại khiến cho tác phẩm thêmsinh động, hấp dẫn Nghệ thuật miêu tả sinh động, kết hợp linh hoạt các thủ pháp sosánh, phóng đại
Trang 9Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đặc sắc, đoạn trích đã làm nổi bật vẻđẹp anh hùng, dũng cảm của Đăm Săn Vẻ đẹp của Đăm Săn là vẻ đẹp kết tinh của
cả cộng đồng, nhân vật hội tụ sức mạnh của nhân dân, đó là vẻ đẹp, sức mạnh củalòng tự trọng, danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và luôn hướng đến mục đíchcao cả xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phục cho cộng đồng
Phân tích bài Chiến thắng Mtao Mxây mẫu 3
Đã bao đời nay những giọng kể khan trầm hùng vẫn cứ vang lên bên bếp lửa củanhà Rông các buôn làng Tây Nguyên, lưu truyền những truyền thuyết anh hùngĐam San, Xinh Nhã… Hình như nó đã tạo nên sự mạnh mẽ, gan góc, liều lĩnh, kiêuhùng ở mỗi người trai Tây Nguyên Một trong những niềm tự hào của đồng bào Ê-
đê chính là sử thi Tây Nguyên Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã thể hiện rõ
vẻ đẹp của thiên sử thi này
Về sử thi, có hai loại sử thi Đó là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng Sử thi thầnthoại kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dântộc và các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu Nhân vậtthường là các thần thánh, gần với thần thoại Sử thi anh hùng Kể về cuộc đời và sựnghiệp của các tù trưởng anh hùng Nhân vật là con người cụ thể, các anh hùng cósức mạnh, có tài năng và vẻ đẹp phi thường tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinhthần, ý chí của cả cộng đồng Đăm Săn thuộc kiểu sử thi anh hùng
Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê kể về những chiến công của người anh hùng ĐămSăn, một tù trưởng hùng mạnh Người anh hùng dám chống lại cả tục nối dây (chuênuê), chặt cả cây thần Smuk Chiến thắng các tù trưởng thù địch, làm cho buôn làngngày càng giàu mạnh Cuối cùng chàng chết trong rừng Sáp đen vì đi cầu hôn nữthần Mặt trời, thể hiện khát vọng phóng túng của một tù trưởng hùng mạnh ĐămSăn Chết nhưng con cháu của chàng tiếp tục con đường của cậu mình
Thông qua nhân vật Đăm Săn, tác phẩm phản ánh những khát vọng to lớn của ngườiÊ-đê trong buổi đầu của lịch sử bộ tộc Khát vọng chinh phục khám phá tự nhiênhuyền bí, họ đã bắt đầu chặt cây, đốt nương, biết xuống sông bắt cá, khát vọng cósức mạnh phi thường để chiến thắng kẻ thù, khát vọng tự do (thoát khỏi tục chuênuê) và cuối cùng là khát vọng giàu có và hùng mạnh Tác phẩm còn dựng lên mộtbức tranh toàn cảnh về cuộc sống, con người của đồng bào Tây Nguyên, về thiênnhiên hùng vĩ nơi đây Đây là một cuốn sĩ thư hay với ngôn ngữ sử thi có nhiều hìnhảnh so sánh, phóng đại Tác giả dân gian đã xây dựng thành công hình tượng người
Trang 10anh hùng Đăm Săn, đại diện cho cộng đồng Ê đê về vẻ đẹp, sức mạnh, lòng dũngcảm Kết cấu trùng điệp Mỗi khúc ca là một chiến công của người anh hùng ĐămSăn Cốt truyện mang màu sắc thần thoại.
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nằm ở phần giữa tác phẩm, ngay sau sự kiệnMtao Mxây lợi dụng lúc Đăm Săn đi vắng, bắt người vợ xinh đẹp Hơ Nhị củachàng Đoạn trích được chia làm hai cảnh: Cảnh đọ sức giữa Đăm Săn và MtaoMxây, cảnh ăn mừng chiến thắng
Toàn bộ diễn biến cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây được miêu tả khá giàukịch tích qua ba hiệp Hiệp đấu thứ nhất diễn ra ở nhà Mtao Mxây Với nghệ thuật
so sánh người kể chuyện đã miêu tả và làm nổi bật được thật cụ thể quang cảnh giàu
có của nhà Mtao Mxây: “Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên… không sợ chật” Đăm Sănđang phải đối diện với kẻ thù giàu mạnh Nhưng với thái độ dũng cảm, chẳng e sợ,ngại ngùng Sự hùng mạnh của nhà Mtao Mxây chẳng có tác động gì tới chàng cả.Chàng đến tận nhà của Mtao Mxây: “Ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà người đọdao với ta đấy” Trước thái độ ấy của Đăm Săn, Mtao Mxây cũng ngạo nghễ, khiêukhích Đăm Săn: “Ta không xuống đâu, diềng ơi Tay ta đang còn bận ôm vợ haichúng ta ở trên nhà này cơ mà” Thái độ ấy như lửa dội thêm dầu, nó càng làm choĐăm Săn trở nên tức giận, khiêu chiến quyết liệt hơn “ Xuống, diêng ! Xuống, diêng
! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cáicầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà người cho màxem” Giọng điệu thách thức của Đăm Săn bừng bừng hơi nóng của sự giận dữ,chứa đựng sức mạnh của người có tính gan dạ, quả quyết, chàng đe dọa phá tan cáihiên nhà, cái cầu thang và ngôi nhà Trước thái độ ấy của Đăm Săn, Mtao Mxây runsợ: “Người không được đâm ta… Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang xuống…” ĐămSăn thì đàng hoàng khẳng định “ Sao ta lại phải đâm ngươi… Đến con lợn… thèmđâm” Cảnh khiêu chiến đã cho ta nhận thấy hai tính cách đối lập nhau Nếu MtaoMxây tỏ ra kém cỏi, hèn nhát thì Đăm Săn đàng hoàng Lời thoại còn cho ta thấy rõthái độ kể chuyện của tác giả dân gian đối với mỗi nhân vật Ở đây, chân dung MtaoMxây được miêu tả trực diện “Bà con xem, khiên hắn… dày nút…”, dáng điệu cửchỉ lại rất tần ngần “Mỗi bước đi mỗi bước đắn đo” Tác giả dân gian đã sử dụngtriệt để hiệu quả của thủ pháp đối lập làm nổi bật được bản chất ở hai con người.Lúc vào trận, cả hai bên đều múa khiên nhưng thật đối nghịch Mtao Mxây múakhiên trước nhưng hắn lại tỏ ra kém cỏi “Khiên hắn kêu… hắn múa một mình Hắnbước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông…”, “Hắn vung dao… cái chão
Trang 11cột trâu” Trong khi đó Đăm Săn thì rung khiên múa “Một lần xốc tới… vun vút quaphía tây” Lời lẽ của Mtao Mxây khoe khoang, Đăm Săn không kể tài mà chỉ thểhiện bằng hành động Nhưng mỗi lời chàng nói thể hiện sự khinh bỉ kẻ thù Kết thúchiệp đấu thứ nhất, Đăm Săn vẫn tạm thời chưa đánh được kẻ thù.
Cuộc đọ sức càng quyết liệt từ khi Hơ Nhị ném miếng trầu, Đăm Săn dành được sứckhoẻ tăng lên gấp bội, chàng tiếp tục hiệp đấu thứ hai Ở hiệp này Đăm Săn múakhiên trước, hành động của chàng nhanh thoăn thoắt và dũng mãnh Người kểchuyện sử dụng những phóng đại kết hợp với so sánh bay bổng “chàng múa… bật
rễ tung bay” Với hình ảnh này, tác giả đã ngợi ca, thần thánh hoá người anh hùngĐăm Săn sánh ngang với sức mạnh gió bão thiên nhiên Người kể chuyện có thái độtôn vinh người anh hùng Đăm Săn Ở hiệp này, hai lần đâm trúng Mtao Mxâynhưng cả hai lần đều đâm không thủng Đăm Săn thấm mệt Cuộc chiến vẫn tiếpdiễn căng thẳng với hiệp đấu thứ ba
Chàng Đăm Săn nằm mơ thấy ông Trời Trời chỉ cho cách đánh thắng Mtao Mxâybằng cách ném cái chày mòn vào vành tai kẻ địch Chàng nghe vậy bừng tỉnh chộpcái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch Ngay lập tức “cái giáp của Mtao Mxây rơixuống… chuồng trâu” rồi nhanh chóng chàng đã đẩy Mtao Mxây đến chỗ phải cầuxin và điều đình“ Kết thúc hiệp đấu thứ ba, Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây bên ngoàiđường Chàng trở thành người thắng trận Như vậy, chúng ta thấy chiến thắng nàycủa Đăm Săn có vai trò trợ giúp đặc biệt của nhân vật ông Trời Nhân vật ông Trời
là một kiểu nhân vật phù trợ thường thấy trong văn học dân gian giống như ôngTiên, Bụt ở truyện cổ tích Nhân vật này thường xuất hiện vào lúc con người bế tắc
Đó chỉ là phù trợ còn quyết định chiến thắng phải là Đăm Săn
Chiến thắng của Đăm Săn thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng
cá nhân anh hùng với quyền lợi khát vọng của cả cộng đồng Thể hiện lòng yêu mếncủa tập thể cộng đồng đối với cá nhân Qua đó sử thi muốn nói đến ý chí thống nhấtcủa toàn thể cộng động Ê-đê Một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc
Đòi lại vợ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh để
mở rộng bờ cõi Ý nghĩa của sử thi là ở đó Vì vậy thắng hay bại của người tùtrưởng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả Cho nên lời nói của dân làng phía MtaoMxây đều tình nguyện đi theo Đăm Săn Cho nên trong sử thi không nói nhiều vềchết chóc mà chọn cảnh ăn mừng chiến thắng
Trang 12Tiệc ăn mừng chiến thắng được mở ra trong bối cảnh đoàn người cùng chiến lợiphẩm tấp nập vào buôn làng Cảnh này được diễn tả bằng ngôn ngữ của người kểchuyện, trùng điệp những hình ảnh so sánh : “Đông… kiến mối” mang theo baonhiêu của cái như “ong đi chuyển nước… cõng nước” Đây đều là những chùm hìnhảnh so sánh mang tính cụ thể gần gũi với đời sống Trong bối cảnh đó Đăm Sănhiện lên hòa cùng với tôi tớ ăn mừng chiến thắng Hướng tới cộng đồng, Đăm Săntuyên bố chiến thắng với lũ làng, chàng ra lệnh cho mọi người hãy dâng rượu, bắttrâu dâng lên thần linh : “rượu năm ché… nhà giàu về” Chàng kêu gọi mọi ngườiđến đánh trống, chiêng ăn mừng chiến thắng: “ Hỡi anh em… treo đèn trong nhà” “Hãy đánh lên… phải ngừng kêu”.
Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng mộ của nhân dân Đó là vẻđẹp và sức mạnh của người anh hùng, thể hiện sức mạnh của cả thị tộc, sự thốngnhất và niềm tin của cả cộng đồng Giữa quang cảnh ăn uống tấp nập, Đăm Săn nổibật lên “ tóc dài chảy đầy nong hoa”, “uống không biết say, ăn không biết no,chuyện trò không biết chán”… “ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, ….tiếng tămlừng lẫy” Những hình ảnh từ cơ thể được phóng đại “Bắp chân to bằng cây xàngang… ngang tàng từ trong bụng mẹ” Ngôn ngữ mang âm hưởng ngợi ca, thểhiện ngưỡng mộ của dân gian với người anh hùng Người anh hùng có vẻ đẹp lýtưởng, phẩm chất anh hùng dũng cảm, cao thượng được cả cộng đồng tôn kính,danh tiếng của Đăm Săn là danh tiếng của cả cộng đồng
Nếu như miêu tả cảnh giao đấu ngôn ngữ sử thi chủ yếu là đối thoại, thì miêu tảcảnh ăn mừng chiến thắng lại chủ yếu dùng những trường đoạn, câu cảm thán, hìnhảnh so sánh, phóng đại… làm nổi bật được sự sung sướng, vui vẻ, tưng bừng của cảcộng đồng
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã mang đến cho người đọc, người nghe cáinhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn, đó không chỉ là người anh hùng cónhững phẩm chất tuyệt vời mà còn là mẫu hình anh hùng lí tưởng của đồng bào Ê-
đê, thể hiện được khát vọng về một người thủ lĩnh tài giỏi, mang đến sự phát triểncho toàn bộ lạc Cuộc chiến đấu của Đăm Săn thực chất là sự lí giải về nguyên nhâncủa các chiến tranh bộ lạc cũng như nhu cầu tất yếu của việc hợp nhất các bộ lạcthành một dân tộc thống nhất
Phân tích văn bản Chiến thắng Mtao Mxây mẫu 4
Trang 13“Đăm Săn” là một sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê kể lại cuộc đời của tù trưởngĐăm Săn Trong đó, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã để lại nhiều ấn tượngcho người đọc.
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” kể về hành trình đòi lại vợ của Đăm Săn Khinghe tin Đăm Săn cùng thuộc hạ rời khỏi bản làng Mtao Mxây nghĩ ra cách cướp
vợ của chàng Hắn giả làm khách qua đường tìm đến nhà Đăm Săn, chả vờ bỏ quêncái con dao và nhờ nàng đem ra ngoài cho rồi bắt cóc Hơ Nhị đi Đăm Săn nghe tin
vô cùng giận dữ, đem quân đến nhà Mtao Mxây quyết tâm đòi lại vợ cho bằngđược Tuy nhiên, hắn không chịu ra ngoài giao chiến, Đăm Săn phải dọa phá nhàhắn mới chịu ra giao chiến Mtao Mxây múa khiên yếu ớt, còn Đăm Săn thì vô cùngkhỏe mạnh, dũng mãnh Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng hắn mặc áo giápnên không sao cả Sau một hồi chiến đấu, Đăm Săn đuối sức và mơ màng thấy ôngtrời chỉ kế đánh bại Mtao Mxây Chàng đánh bại được hắn và cứu lại được Hơ Nhị.Trước hết, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến xuất phát từ việc Mtao Mxây cướp vợcủa Đăm Săn - điều này đã chứng tỏ Đăm Săn là một người trọng danh dự cá nhân,công đồng Khi bước vào trận chiến, vì là người khiêu chiến nên Đăm Săn tỏ ra làmột người thông minh, có khí phách và dũng cảm: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với
ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ rakéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi” Còn Mtao Mxây thì tìm cách khiêu khích:
“Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, nhưng thực chất là vô cùng
sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm” Trước liên tiếp những lời đe dọa củaĐăm Săn, Mtao Mxây không còn cách nào khác là phải bước vào cuộc chiến
Cuộc chiến đấu của hai tù trưởng diễn ra qua ba hiệp đấu - con số thường thấy trongmỗi trận chiến Qua đó khẳng định chiến thắng cuối cùng của Đăm Săn là vô cùngxứng đáng Trong hiệp đấu thứ nhất, Mtao Mxây “múa khiên như trò chơi, khiênkêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sangbãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”.Còn Đăm Săn thì thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiênĐăm Săn không hề nhúc nhích Lúc Đăm Săn múa “Một lần xốc tới, chàng vượt quađồi tranh Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô Chạy vun vút qua phía đông,vun vút qua phía tây” Sự đối lập trong hành động của hai nhân vật đã cho thấy sựyếu đuối của Mtao Mxây và sự khỏe mạnh của Đăm Săn Hiệp đấu thứ hai trở nêngay cấn hơn khi Đăm Săn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ đớp được miếng trầu mà MtaoMxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng
Trang 14mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như bão Chàng múa dướithấp, gió như lốc…” Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thủng đầu
vì bộ áo giáp trên người hắn Hình ảnh “miếng trầu” cũng giống như một phầnthưởng nhỏ của Hơ Nhị để tiếp thêm sức mạnh cho chàng Cuối cùng, nhờ sự giúpsức của Ông Trời, Đăm Săn tìm ra kế sách để đánh bại Mtao Mxây Chàng đã giànhchiến thắng và cứu được vợ mình Ông trời chính là đại diện của công lý, cũng làđại diện của sức mạnh trí tuệ
Sau khi kết thúc trận chiến, Đăm Săn đã có những hành động thật đẹp Chàng kêugọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộngđồng lớn mạnh hơn Lời kêu gọi vô cùng chân thành và tha thiết: “Ơ tất cả dân làngnày, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đãmục Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa Ai giữ voi, hãy đi bắt voi Ai giữ trâu, hãy đilùa trâu về” Lời kêu gọi ấy đã nhận được sự đồng thuận của dân làng, họ đều cùngchung một mục đích: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu,phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”
Họ đã về cùng với Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêuthân, ùn ùn như kiến, như mối Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyểnnước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước” Khi trở
về, tất cả cùng nhau mở tiệc ăn mừng chiến thắng - cuộc vui kéo dài suốt mùa khô,
tù trưởng khắp nơi đều kéo về Điều ấy càng cho thấy sự lớn mạnh, phát triển củabuôn làng dưới sự quản lý của tù trưởng Đăm Săn
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây đã sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả xenlẫn với kể chuyện cùng với việc xây dựng ngôn ngữ của người kể biến hóa linhhoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữđối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh Qua đó, đoạn trích đãkhắc họa hình ảnh nhân vật Đăm Săn - biểu tượng cho sức mạnh, vẻ đẹp của conngười Ê-đê không chỉ về tầm vóc mà còn về trí tuệ
Tóm lại, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã khắc họa được hình ảnh ngườianh hùng Đăm Săn - đại diện cho cộng đồng người dân Ê-đê Một con người trọngdanh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồnvinh của thị tộc
Phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây mẫu 5