Lýthuyếtvề "những thế giới nhỏ": Tâm của Wikipedia là gì? Viết bởi diendantoanhoc.net Thứ hai, 30 Tháng 6 2008 01:26 Tâm của Wikipedia là gì? Và đường kính của nó là gì? Đó là ví dụ một vài câu hỏi lạ chúng ta có thể đặt ra khi khảo sát lýthuyếtvề "những thế giới nhỏ", trường toán học này dùng để phân tích hình thể của các mối quan hệ bên trong một mạng lưới. Ví dụ phổ biến nhất trong lĩnh vực này là khái niệm "6 cấp độ gần gũi", thứ tồn tại giữa tất cả mọi người với nhau. Ngay từ những năm 60, Stanley Milgram (cũng nổi tiếng với những thí nghiệm của ông trên sự uy quyền) đã chứng minh rằng có thể nối liền tất cả những cư dân của hành tinh này bằng cách trải qua khoảng 6 hình thức trung gian. Từ đó, ý tưởng đã được xây dựng lại trong nhiều lĩnh vực, ví dụ trong trường hợp "trò chơi của Kevin Bacon" dựa trên việc hỏi có bao nhiêu sự kết nối cho phép nối liền Kevin Bacon với bất kì diễn viên nào khác (tồn tại mặt khác một phiên bản tân tiến hơn của trò chơi này, không chỉ giới hạn ở Kevin Bacon mà có thể xem xét những mối quan hệ giữa 2 diễn viên hài kịch ngẫu nhiên). Lýthuyết những thế giới nhỏ này đang trở thành cuộc cách mạng khoa học mới đương thời, và chúng ta áp dụng nó ngày nay không chỉ trong vật lý mà còn trong sinh học hoặc xã hội học, và chắc chắn cả ở web. Khoảng cách giữa hai trang web được diễn tả bằng số lần clic chuột cần thiết để đưa từ trang ban đầu đến trang cần đến. Chúng ta vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi Stephen Dohan đã áp dụng thuyết này ngay cả trong Wikipedia, để xem xét các kết nối nối liền những mục khác nhau. Ý tưởng tự nó đã thật xuất sắc và mở rộng số công cụ cho phép cung cấp dữ liệu về sự tiến trển nền tảng. Nó có thể cho phép xây dựng một bản đồ về tất cả những lĩnh vực hiểu biết , để định vị đến những sự liên kết còn lại bị chôn vùi . Thật không may một vài đặc tính của Wikipedia làm đề án này trở nên khó khăn. Trong lýthuyết mạng lưới, chúng ta gọi "đường kính" là chuỗi kết nối cần thiết dài nhất để nhóm lại 2 yếu tố của mạng lưới. Nếu "đường kính" của các mối quan hệ con người là khoảng 6 thì đường kính của Wikipedia tiến tới việc tạo ra một sự lộn xộn: nó lên đến 70! Nhưng con số này không có ý nghĩa gì to lớn, bởi nó là sản phẩm của 70 mục lục đặc biệt , các mục lục của những tiểu hành tinh trong hệ mặt trời, được sắp xếp trong Wikipedia bằng cách nào đó mà cần phải đôi khi 70 lần clic để đi từ mục lục này đến một mục lục khác! Nếu chúng ta sửa lại loại hình lệch lạc này, thực tế, "trung bình" số lần click cần thiết để đi từ mục này đến mục khác là 4,75. Câu hỏi khác mà Stephen Dohan đặt ra là vẻ tự nhiên của "tâm" Wikipedia, nghĩa là mục đưa ra quãng đường ngắn nhất đến tất cả các mục khác. Và đó là "2007" với 3,65 lần click từ bất kì mục nào của bộ bách khoa toàn thư. Nhưng "2007" là một mục lục mà rất ít thú vị để phân tích. Một cách kì lạ, tâm "thật" của Wikipedia là "United Kingdom" với trung bình 3,67 clic. Lạ hơn nữa, đứng thứ 2 là Billie Jean King, một tay vợt tennis cũ! Trên trang cá nhân của Dohan, chúng ta có thể tìm thấy trò chơi "Kelvin Bacon", thứ cho phép xem chính bản thân nó các kết nối tồn tại giữa 2 mục. Cũng như chúng ta biết rằng tồn tại 2 clic khoảng cách giữa Britney Spears và nhà triết học Hegel mà trung gian là . ngày 14 tháng 11 (ngày mất của Hegel và một sự chỉ dẫn không rõ ràng đến mục của Britney). Có vẻ vì vậy cần thêm thời gian trước khi xem xét bản đồ của Wikipedia như một sự mô tả của hiểu biết con người. Cho việc này, cần phải loại trừ các tính toán của tập hợp những mục có quá nhiều liên kết mà không mang lại một sự đóng góp đáng kể nào về mặt ý nghĩa (ngày tháng, các nước, các địa danh trừ các mục chuyên biệt về lịch sử, địa lý, chắc chắn vậy .). Nguồn: internetactu.net sous Licence Creative Commons by-nc . Lý thuyết về "những thế giới nhỏ": Tâm của Wikipedia là gì? Viết bởi diendantoanhoc.net. gì? Đó là ví dụ một vài câu hỏi lạ chúng ta có thể đặt ra khi khảo sát lý thuyết về "những thế giới nhỏ", trường toán học này dùng để phân tích