LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

26 207 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. I - NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 1. Đặc điểm hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng xây dựng lắp đặt tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng cho đất nước. Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập kinh tế quốc dân nói chung tích lũy nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB). Trong nền kinh tế quốc dân, ngành XDCB đóng một vai trò hết sức quan trọng, trên góc độ kinh tế, không một ngành kinh tế nào có thể phát triển được nếu không có XDCB tạo cơ sở vật chất cho nó. Mặt khác, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, XDCB là ngành đi tiên phong mở đường cho nền kinh tế quốc gia bước vào công cuộc đổi mới. So với các ngành khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất đặc trưng, thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Sản phẩm xây lắp là những công trình sản xuất dân dụng có điều kiện để đưa vào sử dụng được gắn liền với một địa điểm nhất định. Chính sự khác biệt đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản kinh tế hạch toán trong các doanh nghiệp xây lắp. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong XDCB thực hiện nghiêm túc các chế độ thể lệ của kế toán do Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, những đặc thù riêng có của hoạt động xây lắp cũng có tác động không nhỏ đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tính giá thành sản phẩm xây lắp. Những đặc thù đó được thể hiện trên những góc độ sau : Thứ nhất: Về tính chất sản xuất thì phương thức thanh toán nhận thầu đã trở thành phương thức chủ yếu trong công tác xây lắp. Các tổ chức xây lắp hạch toán kinh tế như đội công trình, công trường, công ty xây lắp, liên hợp các xí nghiệp xây lắp, tổng công ty xây dựng làm nhiệm vụ nhận thầu về thi công xây dựng lắp đặt các công trình ngày càng tăng nhanh về số lượng quy mô. Thứ hai: Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài phân tán, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. Do vậy, việc tổ chức quản hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường là thời gian dài, phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công một công trình được chia thành nhiều giai đoạn như chuẩn bị điều kiện thi công, thi công móng, trần, hoàn thiện . Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công việc khác nhau chủ yếu ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu . Vì vậy, quá trình thi công không ổn định, luôn biến động theo địa điểm xây dựng theo từng giai đoạn thi công của công trình. Đồng thời, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó, tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ. Cụ thể là: sản phẩm xây lắp phải lập dự toán được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể có thiết kế mỹ thuật kỹ thuật riêng theo yêu cầu của khách hàng, khi thực hiện hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đơn vị xây lắp phải thi công bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật cũng như kỹ thuật của công trình. Ngoài ra, trong quá trình thi công phải so sánh các yếu tố đầu vào với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Thứ ba: Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như xe, máy móc, thiết bị, người lao động phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm. Đặc điểm này làm công tác quản sử dụng hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp, chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên thời tiết, dễ mất mát hư hỏng. Ngoài ra khi công trình đầu tư hoàn thành có thời gian sử dụng lâu dài nên chất lượng công trình phải được quan tâm hàng đầu,việc quản chi phí đầu tư hiệu quả cũng là biện pháp quản chất lượng công trình. Từ đó cho thấy yêu cầu quản đầu tư XDCB là phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản, quản chặt chẽ sử dụng tiết kiệm vốn đầu tư, quản chặt chẽ giá các công trình thầu chất lượng công trình, phấn đấu hạ giá thành các công trình tự làm. Để đáp ứng được yêu cầu quản kế toán đầu tư XDCB, công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây lắp vừa phải đảm bảo yêu cầu ghi chép đầy đủ chi phí giá thành sản phẩm, thực hiện phù hợp với ngành nghề, cung cấp số liệu chính xác vừa phải có phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm xây lắp thích hợp. 2. Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1 Chi phí sản xuất trong sản xuất xây lắp. 2.1.1 Khái niệm bản chất của chi phí sản xuất. Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn sản xuất kinh doanh đều phải bỏ ra những chi phí nhất định. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xây lắp thường xuyên phải bỏ ra một khoản chi phí về: đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí về dịch vụ mua ngoài các chi phí bằng tiền khác. Sự phát sinh của chi phí này đều bắt nguồn từ ba yếu tố cơ bản của sản xuất, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Những chi phí này là điều kiện vật chất tiền đề bắt buộc để các dự án xây dựng trở thành hiện thực. Trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì giai đoạn sản xuất là giai đoạn quan trọng nhất. ở đó, diễn ra quá trình tiêu dùng của cải vật chất, sức lao động để tạo chi phí dịch vụ cho yếu tố đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động để sản xuất ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, từ đó dẫn tới sự hình thành những chi phí về hao phí nguyên vật liệu, chi phí tiền công trả cho người lao động một bộ phận chi phí sản xuất khác. Đây chính là ba bộ phận cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm. Các - Mác đã khái quát giá trị sản phẩm mới tạo ra thành công thức: C+ V+ M Trong đó:  C: Toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, được gọi là hao phí lao động vật hóa.  V: Chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ được gọi là lao động sống cần thiết.  M: Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm. Ở góc độ doanh nghiệp xây lắp để tạo ra sản phẩm xây lắp thì doanh nghiệp phải bỏ ra hai bộ phận chi phí là C V. Đó là chi phí sản xuất xây lắp của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa, những chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng đều được biểu hiện dưới một góc thước đo giá trị chung là tiền tệ. Sự tham gia của ba yếu tố: Sức lao động của con người, tư liệu lao động đối tượng lao động vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí tương ứng: Tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng với sử dụng nguyên vật liệu là chi phí về nguyên vật liệu, tương ứng với sử dụng lao động là chi phí tiền lương, tiền công . Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống lao động vật hóa các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định. Trong doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất xây lắp tạo ra các sản phẩm xây lắp còn có các hoạt động khác. Do đó, chỉ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp mới được coi là chi phí sản xuất xây lắp. Các chi phí sản xuất phát sinh có tính thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra các loại chi phí cho sản xuất, do vậy chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố chi phí khác nhau, song chung quy lại thì không ngoài chi phí về lao động sống lao động vật hóa. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa chi phí chi tiêu: chỉ có những chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động mới được coi là chi phí sản xuất, còn chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của các tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp không kể nó được dùng vào việc gì. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí song giữa chúng lại có sự khác nhau về lượng thời gian phát sinh. Biểu hiện cụ thể là: có những khoản chi phí là tiêu dùng đồng thời là chi phí như chi phí mua vật tư đưa ngay vào sản xuất, có những khoản chi tiêu chưa xảy ra ở thời kỳ hạch toán, hoặc xảy ra ở kỳ hạch toán trước, được tính vào chi phí sản xuất kỳ này, có những khoản chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ đó. Chi tiêu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình mua hàng, quá trình sản xuất kinh doanh. Chi tiêu cho quá trình mua hàng thì làm tăng tài sản của doanh nghiệp (như: nguyên vật liệu, hàng hóa, TSCĐ .) còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh tăng lên. Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ngoài ra, khoản chi phí phải trả (hay chi phí trả trước) tuy không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng lại được tính vào chi phí trong kỳ.Việc phân biệt giữa chi phí chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất, nội dung, phạm vi phương pháp kế toán chi phí sản xuất, kiểm tra giám sát đối với quá trình sản xuất, thi công các công trình. Như vậy, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất các đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Hạch toán chi phí sản xuất là một hình thức quản kinh tế có kế hoạch của doanh nghiệp, nó đòi hỏi phải dùng tiền tệ để đo lường, định giá kết quả hoạt động kinh tế, phải bù đắp được những chi phí bỏ ra ban đầu bằng chính doanh thu của mình trên cơ sở tiết kiệm thời gian lao động đảm bảo tích lũy, tạo điều kiện cho việc mở rộng, không ngừng tái sản xuất mở rộng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Do đó, muốn tập hợp quản tốt chi phí, tất yếu phải phân loại chi phí sản xuất. 2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung kinh tế công dụng khác nhau, yêu cầu quản đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Vì thế, việc phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành, từ đó phát huy được tác dụng của chỉ tiêu giá thành trong công tác kiểm ra giám đốc quá trình thi công của doanh nghiệp. Việc quản chi phí không thể dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất kinh doanh một cách khoa học, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành công tác xây lắp. Căn cứ vào nội dung chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, bên cạnh đó việc phân loại chi phí sản xuất, kiểm tra phân loại chi phí sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng hạ giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, góc độ xem xét chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại như sau: a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu dùng vào sản xuất sản phẩm cụ thể nào của doanh nghiệp, mục đích tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là : Nguyên vật liệu, nhiên liệu (chất phụ gia, xăng dầu .), phụ tùng thay thế, công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, vật liệu thiết bị XDCB mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền công, tiền lương các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất. - Chi phí công cụ, dụng cụ: Là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định đã trích trong kỳ của doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài (trừ tiền lương của công nhân sản xuất) phục vụ cho quá trình sản xuất xây lắp của doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, điện thoại . - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắpdoanh nghiệp ngoài các yếu tố trên được thanh toán bằng tiền. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này cho biết trong doanh nghiệp đã chi ra những loại chi phí gì, bao nhiêu tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng chi phí, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch là cơ sở cho việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, công dụng giống nhau được xếp chung vào cùng một khoản chi phí không cần xét đến chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào? Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất xây lắp được phân chia thành các khoản mục sau: -Chi phí vật liệu trực tiếp: Là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo) cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp, không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thi công. -Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn chỉnh sản phẩm xây lắp. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KFCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp chi phí tiền lương nhân viên quản đội, nhân viên điều khiển máy thi công. -Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công; chi phí sửa chữa lớn; sửa chữa thường xuyên máy thi công; chi phí tiền lương của công nhân điều khiển phục vụ máy thi công; chi phí nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công, các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như chi phí di chuyển, tháo, lắp máy thi công .Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân điều khiển máy. -Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản chi phí phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản đội; các khoản BHXH, BHYT, KFCĐ tính trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, nhân viên quản đội, công nhân điều khiển máy thi công; khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ, đội chi phí khác liên quan tới hoạt động của tổ đội xây dựng. Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này chỉchi phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành . c.Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất . Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành: Chi phí cố định (bất biến), chi phí biến đổi (khả biến), chi phí hỗn hợp. -Chi phí bất biến (còn gọi là định phí) là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên quản . -Chi phí khả biến (còn gọi là biến phí) là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động; khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (trả lương theo hình thức khoán . -Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố của định phí biến phí như: chi phí điện thoại, FAX . Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản của doanh nghiệp, phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra quyết định quản cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. d.Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất xây lắp được chia thành chi phí trực tiếp chi phí gián tiếp. -Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí. Những chi phí này được kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. -Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.Về phương diện kế toán, chi phí gián tiếp không thể căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí mà phải tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý. Ngoài các cách phân loại chi phí sản xuất trên tùy thuộc vào yêu cầu công tác quản chi phí sản xuất xây lắp có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau: -Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo: Chi phí sản phẩm chi phí thời kỳ. -Phân loại chi phí theo mối quan hệ với giá thành kế hoạch giá thành dự toán. -Phân loại chi phí theo địa điểm phát sinh phạm vi tập hợp chi phí: Chi phí xây lắp của tổ đội xây lắp, chi phí xây lắp của doanh nghiệp, chi phí xây lắp của xí nghiệp. Mỗi cách phân loại trên đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Do đó các cách phân loại đều bổ sung cho nhau giữ một vai trò nhất định trong quản chi phí sản xuất. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp để lựa chọn cách phân loại chi phí cho phù hợp. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp xây lắp thì áp dụng cách phân loại theo công dụng của chi phí. Hiệu quả sản xuất sẽ đạt ở mức độ cao nếu như doanh nghiệp có cách phân loại chi phí hợp nhất. 2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp. 2.2.1.Khái niệm bản chất giá thành sản phẩm xây lắp. Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất mặt kết quả sản xuất. Nếu chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất thì giá thành lại phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ hoặc kỳ trước chuyển sang) các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Ở doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm mang tính chất cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp khi đã hoàn thành đều có giá thành riêng. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm xây lắp là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động thực tiễn của mỗi doanh nghiệp xây lắp vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi, lỗ, thu nhập của doanh nghiệp do thi công công trình đó. Không như các doanh nghiệp sản xuất khác, có thể tính toán giá thành cho sản phẩm sản xuất trong kỳ giá thành bán thành phẩm, doanh nghiệp xây lắp khi nhận thầu một công trình nào đó thì giá bán đã có trước thời điểm xác định được giá thành thực tế của công trình. Hơn nữa, trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp, khi quyết định phương án xây dựng công trình, kế toán cần phải tính được giá thành dự toán trước khi tiến hành sản xuất hay lượng chi phí đã bỏ ra để sản xuất tiêu thụ sản phẩm đó. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm xây lắptoàn bộ nhữnh chi phí về lao động sống, lao động vật hóa chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định. Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ nên phải được bồi hoàn để tái sản xuấtdoanh nghiệp mà không bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong kỳ. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất dùng cho sản xuất, tiêu thụ các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn cho các hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa tiền tệ không xác định được hiệu quả kinh doanh không thực hiện được tái sản xuất mở rộng. Giá thành sản phẩm xây lắpchỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nó là: Chi phí sản xuất đã chi ra lượng giá trị sản phẩm thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình =Nợ -0Có Lãi định mức Giá thành kế hoạch của từng công trình, hạng mục công trình Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trìnhCó Mức hạ giá thành dự toánTK 627 =0 - Nhiệm vụ hàng đầu thường xuyên của các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, tổ chức tốt công tác quản giá thành, tính giá thành một cách đúng đắn, kịp thời, đúng chế độ, đúng phương pháp, đúng đối tượng. 2.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. Trong sản xuất xây lắp để giúp cho việc nghiên cứu quản tốt giá thành sản phẩm cần phân biệt các loại giá thành khác nhau. *Theo thời gian cơ sở số liệu tính thì giá thành chia thành 3 loại: a.Giá thành dự toán công tác xây lắp: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt, các định mức dự toán đơn giá xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành dựa theo mặt bằng giá cả thị trường. b.Giá thành kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công . xuất hiện ở tổ đội xây lắp hoặc của một công trình nhất định. Giá thành kế hoạch được lập dựa trên các định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế. Nó không những cho phép ta tính toán chính xác những chi phí xây lắp phát sinh trong giai đoạn kế hoạch mà còn cho phép tính toán đến nội dung kết quả các tổ chức kỹ thuật cần phải thực hiện sao cho chi phí xây lắp thực tế không vượt qua tổng chi phí xây lắp dự kiến trong kế hoạch. Giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản giá thành của doanh nghiệp. c.Giá thành thực tế. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn định mức không định mức như các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động trong quá trình sản xuất xây lắp của đơn vị được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất xây lắp của khối lượng xây lắp trong kỳ. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp yêu cầu của quản chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, doanh nghiệp xây lắp ngoài A B C D Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = + - việc quản theo các loại giá thành trên đòi hỏi phải tính toán, quản giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cũng như khối lượng xây lắp hoàn chỉnh. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành công trình, hạng mục công trình thi công đến giai đoạn cuối cùng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã được nghiệm thu bàn giao. Chỉ tiêu này cho phép tính toán đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho những công trình. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước là giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định thỏa mãn các điều kiện. -Phải nằm trong thiết kế đảm bảo chất lượng. -Phải đạt diểm dừng kỹ thuật hợp lý. 2.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: Trong đó: AB: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ BD: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ CD: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ AC: Tổng giá thành sản phẩm Qua sơ đồ ta thấy: AB = AB + BD - CD Giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về phạm vi, quan hệ nội dung. Do đó cần phải phân biệt giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp. -Chi phí sản xuất được tập hợp theo một thời kỳ nhất định (tháng, qúy, năm) không tính đến số chi phí có liên quan đến số sản xuất đã hoàn thành hay chưa. Ngược lại, giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ mà không xét đến nó được chi ra vào thời kỳ nào. -Trong giá thành của sản phẩm sản xuất ra kỳ này có thể bao gồm cả những chi phí đã chi ra trong kỳ trước (hoặc nhiều kỳ trước) đồng thời có thể chi ra trong kỳ này nhưng lại nằm trong giá thành sản phẩm ở kỳ sau. -Về mặt kế toán: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc kế tiếp gắn bó hữu cơ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ [...]... tàng đề ra các biện pháp hạ gía thành một cách hợp hiệu quả III.NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.1.Đối tượng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp a.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trong công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành. ..sở để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất biểu hiện sự hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất Giá thành chi phí sản xuất là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình vì vậy chúng giống nhau về chất Giá thành chi phí sản xuất đều bao gồm các loại chi phí về lao động sống, lao động vật hóa nhưng trong chỉ tiêu giá thành chỉ bao gồm chi phí sản xuất tính cho một... số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán Với kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tính giá thành sản phẩm xây lắp, thường sử dụng các loại sổ kế toán sau: -Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công -Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung -Sổ chi phí sản xuất kinh doanh -Sổ cái các tài khoản chi phí -Sổ giá thành công... công việc xây lắp hoàn thành theo quy định chứ không xét đến việc chi phí đó đã chi cho kỳ kinh doanh nào Giá thành sản phẩm xây lắp chi phí sản xuất của công tác xây lắp chỉ thống nhất về mặt lượng trong trường hợp: Khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây lắp dở dang... Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với nhau Tùy vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành mà lựa chọn hay áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp 2 .Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 2.1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo... như sau: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí dở dang đầu kỳ Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ + % hoàn thành = Khối lượng xây lắplượngxây lắp dở dng cuối kỳ Khối hoàn thành % hoàn thành + 4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công... tế của mình về tổ chức quản sản xuất, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật 5.Sổ kế toán dùng cho hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tính giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc điểm của các doanh nghiệp xây lắp khác nên mỗi doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán hiện nay có 4 hình thức mà các doanh nghiệp đang... lượng xây lắp dở dang đầu kỳ cuối kỳ bằng nhau Nắm vững được mối quan hệ này sẽ giúp cho người làm công tác kế toán đưa ra được những phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp phù hợp chính xác hơn II.YÊU CẦU QUẢN NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.Yêu cầu quản Trong điều kiện kinh tế thị... giá thành sản phẩm xây lắp thường sử dụng các loại sổ kế toán sau: -Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh -Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung -Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công -Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng bảng số 4, bảng số 5, bảng số 6 nhật ký chứng từ số 7 ghi có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất bao... lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục chi phí đã quy định Hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp đang áp dụng các phương pháp sau: a.Phương pháp tính giá thành trực tiếp Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp xây lắp hiện nay Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chi c, đối tưọng tập hợp chi phí xây lắp phù hợp với đối tượng tính . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN. chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm xây lắp thích hợp. 2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1 Chi phí sản xuất trong sản

Ngày đăng: 02/11/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan