Cho bé ăn dặm

7 762 11
Cho bé ăn dặm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho bé ăn dặm - dễ mà khó

// 1 CHO ĂN DẶM Tưởng khó mà dễ Hội ảo // 2 MỤC LỤC CÁC CÂU HỎI: 1. Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? 2. Cho trẻ ăn dặm những gì? 3. Trẻ ăn bao nhiêu là đủ? 4. Có nên hầm xương để nấu cháo cho trẻ? 5. Có nên cho trẻ ăn bí đỏ, cà rốt, khoai tây mỗi ngày? 6. Chọn dầu nào cho trẻ trẻ ăn dặm? 7. Có cần phải đổi bữa cho trẻ? 8. Có nên cho trẻ ăn bánh kẹo, quà vặt? 9. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn cơm? 10. Làm sao biết trẻ tăng trưởng tốt? 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 // 3 1. Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Trẻ cần được ăn dặm khi tròn 4 – 6 tháng.Nếu bú sữa mẹ hoàn toàn mà lên cân tốt thì cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi để tận dụng nguồn sữa mẹ.Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho trẻ ăn dặm sớm dễ làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá trễ, sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển trong giai đoạn này, dẫn đến trẻ bị đứng cân, tăng trưởng chậm. Sau 7 tháng, trẻ có xu hướng sợ cái mới nên sẽ khó tập ăn hơn. 2. Cho trẻ ăn dặm những gì? Tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.Chén bột đầu tiên của tháng thứ 4 là bột loãng 5% (2 muỗng bột trong 200mL nước). Không nên dùng nước rau, nước thịt để pha bột. Nêm bột cho trẻ bằng nước mắm, nhạt hơn khẩu vị của người lớn.Không dùng bột nêm.Từ 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn cháo hoặc bột đặc (4 muỗng bột trong 200mL nước). Trong mỗi chén cháo hoặc bột đặc phải có đủ 4 nhóm thức ăn: bột đường, đạm, dầu mỡ và rau. - Bột đường: đó là gạo, mì, bắp, khoai… Cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân nửa nhu cầu đạm và vitamin. - Đạm: thức ăn giàu đạm là thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu… Trong mỗi chén cháo, bột cần 1 muỗng canh thức ăn giàu đạm (20-25g). - Dầu mỡ: cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. Mỗi chén cháo, bột cần 1 muỗng canh dầu (7-10 ml). - Rau: cung cấp vitamin, sắt và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, đồng thời cung cấp chất xơ giúp tránh táo bón. Mỗi chén cháo, bột cần cần 1-2 muỗng canh rau (20-30g). Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, cần lưu ý trong thời kỳ ăn dặm vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ BS.CK2. NGUYỄN THỊ THU HẬU TRƯỞNG KHOA DINH DƯỠNG - BV NHI ĐỒNG 2 CHO ĂN DẶM Tưởng khó mà dễ // 4 3. Trẻ ăn bao nhiêu là đủ? Chế độ ăn cho trẻ 0-5 tuổi: 4. Có nên hầm xương để nấu cháo cho trẻ? Nước hầm xương rất ít đạm, ít can xi. Không những vậy, bữa ăn nhiều nước hầm xương còn làm cho trẻ đầy bụng, khó tiêu.Cần cho trẻ ăn cả xác thịt để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp trẻ tăng trưởng tốt. 5. Có nên cho trẻ ăn bí đỏ, cà rốt, khoai tây mỗi ngày? Khoai tây, bí đỏ, cà rốt vừa thuộc nhóm rau lẫn nhóm bột đường, do vậy, nếu ăn nhiều liên tục gây mất cân đối các thành phần dinh dưỡng cung cấp, dư bột đường, thiếu rau xanh, không tốt cho sự tăng trưởng của trẻ. Đồng thời, cà rốt, bí đỏ rất giàu beta carotene, trẻ ăn nhiều có thể dẫn đến vàng da do dư beta carotene. Có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm này 2-3 lần một tuần, các bữa ăn khác cho trẻ ăn rau xanh. 6. Chọn dầu nào cho trẻ trẻ ăn dặm? Chén cháo, bột của trẻ không thể thiếu dầu. Dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương, dầu cá…: giàu omega 3; dầu olive, dầu cọ, dầu bắp…: giàu omega 6. Omega 3 và omega 6 là những acid béo thiết yếu, cơ thể không tổng hợp ra được, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là não bộ. Dầu gấc rất giàu beta carotene. Có thể dùng xen kẽ hoặc phối hợp các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ, tạo mùi vị dễ chịu, tránh vàng da do dư beta carotene vì dùng dầu gấc liên tục. Trong 4-6 tháng đầu Tròn 4-6 tháng 6-9 tháng 10-12 tháng 12-24 tháng 2-5 tuổi Bú mẹ hoàn toàn / Sữa công thức 1 Tập ăn dặm bằng bột loãng (5%) Bú mẹ/ Sữa công thức 1 + Trái cây 2 chén bột đặc (10%) Bú mẹ/ Sữa công thức 2 + Trái cây 3 chén bột đặc Bú mẹ / Sữa công thức 2+ Trái cây Yogurt/ Váng sữa 4 chén bột đặc Bú mẹ/ Sữa công thức 3 + Trái cây Yogurt/ Váng sữa/ Sữa tươi 3- 4 chén cơm trong 3 bữa chính 2-3 bữa phụ (sữa, chuối, chè…) // 5 7. Có cần phải đổi bữa cho trẻ? Cần thường xuyên đổi bữa cho trẻ, giúp trẻ ngon miệng hơn.Đồng thời, nguồn thực phẩm đa dạng sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.Nên dùng những thức ăn của gia đình làm chén bột cho trẻ, người lớn trong gia đình ăn gì, trẻ ăn đó.Như vậy thuận tiện cho mẹ và trẻ được đổi món.Không nên nấu một nồi cháo ăn cả ngày, trẻ sẽ thấy ngán.Bên cạnh đó, hâm đi hâm lại cháo sẽ mất vitamin và cũng không còn thơm ngon. 8. Có nên cho trẻ ăn bánh kẹo, quà vặt? Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, quà vặt với năng lượng rỗng (chủ yếu chỉ có đường/ béo mà không có đạm, vitamin, khoáng chất), đặc biệt là trước giờ ăn.Những thức ăn này gây ra cảm giác no khiến trẻ chán ăn.Tuy nhiên, chúng lại không đủ chất dinh dưỡng như bữa ăn của trẻ, vậy nên nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. 9. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn cơm? Khi trẻ 2 tuổi, có đủ 8 răng hàm, sẽ bắt đầu cho trẻ ăn cơm mềm. Cho ăn cơm sớm trẻ sẽ không tiêu hóa được thức ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng. Cho ăn muộn, 2-3 tuổi vẫn ăn cháo, trẻ không có đủ dưỡng chất để phát triển, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sau này lười ăn cơm và thức ăn cứng. Lúc trẻ có 4 răng tiền hàm (tổng cộng 16 răng sữa, khoảng 18-20 tháng tuổi) thì có thể cho ăn cơm nát, tán hơi nhuyễn dần cho quen. 10. Làm sao biết trẻ tăng trưởng tốt? Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua việc đo chiều cao, cân nặng và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng. Khi đường tăng trưởng của trẻ đi ngang hoặc đi xuống có nghĩa là trẻ đang không tăng trưởng tốt. // 6 // 7

Ngày đăng: 01/11/2013, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan