Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
233,5 KB
Nội dung
Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – liên kết hóa học - Tp nguyên tử Câu 1) Một ion M 3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là A. [Ar]3d 5 4s 1 . B. [Ar]3d 6 4s 2 . C. [Ar]3d 3 4s 2 . D. [Ar]3d 6 4s 1 . - Đồng vị Câu 2) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: X, Y, Z? A. X và Y có cùng số nơtron. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Z có cùng số khối. - Cấu hình, vị trí, biến thiên tính chất Câu 3) Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 ; 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 ; 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là: A. Z, X, Y. B. Y, Z, X. C. X, Y, Z. D. Z, Y, X. - Hóa trị cao nhất với oxi, trong hợp chất khí với H - Dự đoán liên kết, xđ số liên kết, độ phân cực liên kết, mạng tinh thể Câu 4) Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết A. cộng hoá trị không phân cực. B. cộng hoá trị phân cực. C. ion. D. hiđro. Câu 5) Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là: A. 4; 2; 6. B. 4; 3; 6. C. 3; 5; 9. D. 5; 3; 9. Câu 6) Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Mg. B. Li, Na, K. C. Be, Mg, Ca. D. Li, Na, Ca. Câu 7) Các chất mà phân tử không phân cực là: A. NH 3 , Br 2 , C 2 H 4 . B. Cl 2 , CO 2 , C 2 H 2 . C. HBr, CO 2 , CH 4 . D. HCl, C 2 H 2 , Br 2 . 2. Phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Vai trò oxh – khử, cân bằng PT Câu 8) Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 27. B. 47. C. 31. D. 23. Câu 9) Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? A. 4S + 6NaOH(đặc) → 0 t 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O. C. S + 2Na → 0 t Na2S. B. S + 6HNO3 (đặc) → 0 t H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. D. S + 3F2 → 0 t SF6. Câu 10) Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 11) Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 4/7. B. 3/7. C. 3/14. D. 1/7. Câu 12) Cho phản ứng: 2C 6 H 5 -CHO + KOH → C 6 H 5 -COOK + C 6 H 5 -CH 2 -OH Phản ứng này chứng tỏ C 6 H 5 -CHO A. chỉ thể hiện tính oxi hoá. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. D. chỉ thể hiện tính khử. Lê Thanh Hưng Trang 1 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 13) Cho dung dịch X chứa KMnO 4 và H 2 SO 4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl 2 , FeSO 4 , CuSO 4 , MgSO 4 , H 2 S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. - Tốc độ phản ứng Câu 14) Cho phản ứng: Br2 + HCOOH→ 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10 -5 mol/(l.s). Giá trị của a là A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014. Câu 15) Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 50%. B. 40%. C. 36%. D. 25%. - Hằng số cân bằng, Chuyển dịch CB Câu 16) Cho cân bằng hoá học: PCl5(k) PCl3(k)+Cl2 (k); ΔH >0.Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng. B. thêm Cl2 vào hệ phản ứng. C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. Câu 17) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ Câu 18) Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần. Câu 19) Cho các cân bằng sau: (I) 2HI (k) ⇄ H 2 (k) + I 2 (k); (II) CaCO 3 (r) ⇄ CaO (r) + CO 2 (k); (III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO 2 (k); (IV) 2SO 2 (k) + O 2 (k) ⇄ 2SO 3 (k). Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 3. Sự điện li - pH, α, K a , K b Câu 20) Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng. B. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4. C. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%. D. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl. - Vai trò, môi trường dung dịch muối, tồn tại các ion Câu 21) Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: A. Al 3+ , PO 4 3– , Cl – , Ba 2+ . B. Ca 2+ , Cl – , Na + , CO 3 2– . C. K + , Ba 2+ , OH – , Cl – . D. Na + , K + , OH – , HCO 3– . Câu 22) Dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. Dung dịch Al2(SO4)3. B. Dung dịch CH3COONa. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NH4Cl. Lê Thanh Hưng Trang 2 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 23) Cho dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , H 2 SO 4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. - Hỗn hợp axit td hỗn hợp bazơ. Pt ion thu gọn. Bt điện tích Câu 24) Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na + ; 0,02 mol SO 4 2- và x mol OH - . Dung dịch Y có chứa ClO 4 - , NO 3 - và y mol H + ; tổng số mol ClO 4 - và NO 3 - là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là A. 2. B. 13. C. 1. D. 12. Câu 25) Dung dịch X chứa các ion: Ca 2+ , Na + , HCO 3 – và Cl – , trong đó số mol của ion Cl – là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH) 2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,47. B. 9,21. C. 8,79. D. 9,26. Câu 26) Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A. 0,04 và 4,8. B. 0,07 và 3,2. C. 0,08 và 4,8. D. 0,14 và 2,4. Câu 27) Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là A. BaCl2. B. NaNO3. C. NH3. D. KOH. 4. Phi kim (halogen – oxi, lưu huỳnh – cacbon, silic – nitơ, photpho) - Điều chế, nhận biết, tính chất hóa học Câu 28) Một loạiphân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loạiphân lân này là A. 39,76%. B. 42,25%. C. 45,75%. D. 48,52%. Câu 29) Cho sơ đồ chuyển hoá: ZYX5O2P KOH4PO3HKOH → → → +++ Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. KH 2 PO 4 , K 2 HPO 4 , K 3 PO 4 . B. KH 2 PO 4 , K 3 PO 4 , K 2 HPO 4 . C. K 3 PO 4 , KH 2 PO 4 , K 2 HPO 4 . D. K 3 PO 4 , K 2 HPO 4 , KH 2 PO 4 . Câu 30) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS 2 bằng một lượng O 2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là A. 23,2. B. 12,6. C. 18,0. D. 24,0. - Halogen, lưu huỳnh Câu 31) Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là A. Ca(HCO3)2. B. Mg(HCO3)2. C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2. Câu 32) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. D. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. Câu 33) Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là A. 32,65%. B. 23,97%. C. 37,86%. D. 35,95%. Lê Thanh Hưng Trang 3 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 34) Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na 2 S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion A. Cd 2+ . B. Fe 2+ . C. Cu 2+ . D. Pb 2+ . Câu 35) Phương pháp đểloại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H 2 S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch A. AgNO 3 . B. NaOH. C. NaHS. D. Pb(NO 3 ) 2 . Câu 36) Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe 3 O 4 + dung dịch HI (dư) →X + Y + H 2 O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là A. FeI 3 và FeI 2 . B. Fe và I 2 . C. FeI 2 và I 2 . D. FeI 3 và I 2 . - - 3 NO trong H + , nhiệt phân của muối nitrat Câu 37) Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của a là A. 11,0. B. 11,2. C. 8,4. D. 5,6. Câu 38) Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: A. Ag, NO, O2. B. Ag2O, NO2, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO2, O2. Câu 39) Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO 3 ) 2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H 2 SO 4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 4,48. C. 10,08. D. 6,72. - Pư tạo NH 4 NO 3 Câu 40) Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là A. NO2. B. N2O. C. N2. D. NO. 5. Đại cương về kim loại: - Tc vật lí, hóa học, dãy thế điện cực chuẩn Câu 41) Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn 2+ /Zn; Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là: A. Zn, Ag + . B. Ag, Cu 2+ . C. Ag, Fe 3+ . D. Zn, Cu 2+ . Câu 42) Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H + trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al. Câu 43) Cho biết: E Mg 2+ /Mg =-2,37V; E Zn 2+ /Zn =-0,76V; E Pb 2+ /Pb =-0,13V; E Cu 2+ /Cu =+0,34V. Pin điện hoá có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử A. Zn 2+ /Zn và Pb 2+ /Pb. B. Pb 2+ /Pb và Cu 2+ /Cu. C. Mg 2+ /Mg và Zn 2+ /Zn. D. Zn 2+ /Zn và Cu 2+ /Cu. Câu 44) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. Lê Thanh Hưng Trang 4 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 45) Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là: A. (1), (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (2), (5), (6). D. (1), (3), (6). Câu 46) Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. Câu 47) Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe 3 O 4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1); (c) Zn và Cu (1:1); (d) Fe 2 (SO 4 ) 3 và Cu (1:1); (e) FeCl 2 và Cu (2:1); (g) FeCl 3 và Cu (1:1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 48) Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước. C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nguội. D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol Câu 49) Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: A. Zn, Cu, Fe. B. MgO, Na, Ba. C. Zn, Ni, Sn. D. CuO, Al, Mg. - Ăn mòn điện hóa, pin điện Câu 50) Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO 4 , ZnCl 2 , FeCl 3 , AgNO 3 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. - Điện phân, điều chế, tinh chế Câu 51) Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là A. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e →2OH - + H2. B. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H + + 4e. C. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu →Cu 2+ + 2e. D. ở catot xảy ra sự khử: Cu 2+ + 2e → Cu. Câu 52) Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. B. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. C. Đều sinh ra Cu ở cực âm. D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl – . Câu 53) Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là A. khí Cl2 và H2. B. khí Cl2 và O2. C. khí H2 và O2. D. chỉ có khí Cl2. Câu 54) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là A. 1,792 lít. B. 2,240 lít. C. 2,912 lít. D. 1,344 lít. - Kl tác dụng axit HCl, H 2 SO 4 loãng Câu 55) Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là A. kali và bari. B. kali và canxi. C. natri và magie. D. liti và beri. - Kl tác dụng HNO 3 , H 2 SO 4 đặc Lê Thanh Hưng Trang 5 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 56) Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe x O y và Cu bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 26,23%. B. 13,11%. C. 39,34%. D. 65,57%. Câu 57) Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là A. 2x. B. 3x. C. y. D. 2y. Câu 58) Khử hoàn toàn m gam oxit M x O y cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit M x O y là A. FeO. B. CrO. C. Fe 3 O 4 . D. Cr 2 O 3 . Câu 59) Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO 3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO 3 đã phản ứng là A. 0,12. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,14 - Kl tác dụng dung dịch muối Câu 60) Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 43,62%. B. 56,37%. C. 64,42%. D. 37,58%. Câu 61) Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A. 12,00. B. 16,53. C. 6,40. D. 12,80. Câu 62) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là A. 1,50. B. 3,25. C. 2,25. D. 1,25. - Kl tác dụng với phi kim - Phản ứng nhiệt luyện Câu 63) Hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2 O 3 . Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH) 2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 76,755. B. 78,875. C. 147,750. D. 73,875. 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt: - Điều chế, tinh chế Câu 64) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO → + X CaCl2 → + Y Ca(NO3)2 → + Z CaCO3. Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. Cl2, AgNO3, MgCO3. C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. D. Cl2, HNO3, CO2. Câu 65) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là A. AlCl3. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. Ca(HCO3)2. - Tc hóa học, sơ đồ phản ứng Lê Thanh Hưng Trang 6 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 66) Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,224. C. 1,344. D. 0,672. Câu 67) Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,224. C. 1,344. D. 0,672. Câu 68) Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là A. 18,46 gam. B. 12,78 gam. C. 14,62 gam. D. 13,70 gam. Câu 69) Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Mg và Sr. D. Be và Ca. - Nước cứng Câu 70) Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na + ; 0,003 mol Ca 2+ ; 0,006 mol Cl – ; 0,006 mol HCO 3 - và 0,001 mol NO 3 – . Đểloại bỏ hết Ca 2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là A. 0,222. B. 0,444. C. 0,120. D. 0,180. - Kl tác dụng với nước, axit, bazơ, muối - CO 2 , SO 2 , P 2 O 5 td dung dịch kiềm Câu 71) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là A. 0,4M. B. 0,6M. C. 0,1M. D. 0,2M. - 2- 3 CO tác dụng H + Câu 72) Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,030. - Tính lưỡng tính của Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 Câu 73) Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 32,20. B. 24,15. C. 17,71. D. 16,10. Câu 74) Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl 3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,0. B. 0,9. C. 1,2. D. 0,8. - Phản ứng nhiệt nhôm Câu 75) Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe 3 O 4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H 2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 60%. B. 90%. C. 70%. D. 80%. - Fe áp dụng công thức kinh nghiệm - Fe, Cu tác dụng HNO 3 , H 2 SO 4 đặc - Hợp chất của Fe 7. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc: Lê Thanh Hưng Trang 7 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 76) Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là A. Cu. B. CuO. C. Fe. D. FeO. Câu 77) Cho các dung dịch loãng: (1)FeCl3, (2)FeCl2, (3)H2SO4, (4)HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5). Câu 78) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. B. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính. C. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr 2+ . D. Crom(VI) oxit là oxit bazơ. Câu 79) Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là A. 2,24. B. 6,72. C. 4,48. D. 3,36. Câu 80) Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là A. 1,008 lít. B. 0,672 lít. C. 2,016 lít. D. 1,344 lít. Câu 81) Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 14,12%. B. 87,63%. C. 12,37%. D. 85,88%. Câu 82) Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 59,44%. B. 39,63%. C. 19,81%. D. 29,72%. 8. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông: Tinh chế, sơ đồ, phản ứng Câu 83) Phát biểu không đúng là: A. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. B. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường. C. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200 o C trong lò điện. Câu 84) Có các phát biểu sau: (1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (2) Ion Fe 3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5. (3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. (4) Phèn chua có công thức là Na 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. Các phát biểu đúng là: A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 85) Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 86) Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? Lê Thanh Hưng Trang 8 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 A. H2S và N2. B. H2 và F2. C. Cl2 và O2. D. CO và O2. Câu 87) Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là A. CO2. B. N2O. C. NO2. D. SO2. Câu 88) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Do Pb 2+ /Pb đứng trước 2H + /H 2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H 2 . B. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành muối Cr(VI). C. Ag không phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng. D. CuO nung nóng khi tác dụng với NH 3 hoặc CO, đều thu được Cu. Câu 89) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các dung dịch: HCl, H 2 SO 4 , H 2 S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H 2 S có pH lớn nhất. B. Dung dịch Na 2 CO 3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. C. Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO 4 , thu được kết tủa xanh. D. Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl 3 , thu được kết tủa trắng. Câu 90) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô. B. Dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 được gọi là thủy tinh lỏng. C. Trong phòng thí nghiệm, N 2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH 4 NO 2 bão hoà. D. CF 2 Cl 2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. - Nhận biết, tách chất Câu 91) Thuốc thử dùng đểphân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là A. BaCO3. B. BaCl2. C. NH4Cl. D. (NH4)2CO3. Câu 92) Thuốc thử dùng đểphân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là A. đồng(II) oxit và dung dịch HCl. B. kim loại Cu và dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH. 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Câu 93) Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3). Câu 94) Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: (1) Do hoạt động của núi lửa. (2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. (3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. (4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. (5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb 2+ , Hg 2+ , Mn 2+ , Cu 2+ trong các nguồn nước. Những nhận định đúng là: A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). 10. Đại cương hóa học hữu cơ, hiđrocacbon: -Đại cương hóa học hữu cơ Câu 95) Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. 2-clopropen. B. 1,2-đicloetan. C. But-2-in. D. But-2-en. Câu 96) Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là A. C3H8. B. C3H8O. C. C3H9N. D. C3H7Cl. - Phản ứng cháy Lê Thanh Hưng Trang 9 01682360338 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 97) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (M Y > M X ), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là A. CH4. B. C2H2. C. C2H6. D. C2H4. Câu 98) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C3H6. C. C3H8. D. C3H4. Câu 99) Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO 2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là A. CH 4 và C 4 H 8 . B. C 2 H 6 và C 2 H 4 . C. CH 4 và C 2 H 4 . D. CH 4 và C 3 H 6 . Câu 100)Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO 2 (đktc) và 7,2 gam H 2 O. Hiđrocacbon Y là A. C 3 H 6 . B. C 2 H 4 . C. CH 4 . D. C 2 H 2 . - Phản ứng cộng và tách Câu 101)Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t o ), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4. Câu 102)Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là A. 3-etylpent-1-en. B. 2-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-3-en. D. 3-etylpent-2-en. Câu 103)Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là A. 0,328. B. 0,620. C. 0,585. D. 0,205. Câu 104)Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. - Phản ứng thế 11. Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: Câu 105)Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 106)Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: A. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua. B. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua. C. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua. D. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua. Câu 107)Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là A. metyl isopropyl xeton. B. 3-metylbutan-2-on. C. 2-metylbutan-3-on. D. 3-metylbutan-2-ol. Câu 108)Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H 2 (xúc tác Ni, t o )? A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 109)Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đun C 2 H 5 Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen. B. Đun ancol etylic ở 140 o C (xúc tác H 2 SO 4 đặc) thu được đimetyl ete. Lê Thanh Hưng Trang 10 01682360338 [...]...Phân loạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 C Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng D Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải - Phản ứng... (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen Các phát biểu đúng là: A (1), (3), (4) B (1), (2), (4) C (1), (2), (3) D (2), (3), (4) Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 11 Phân loạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 119)Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol Các chất thuộc loại phenol... dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan Công thức của 2 axit trong X là A C3H6O2 và C4H8O2 B C3H4O2 và C4H6O2 C C2H4O2 và C3H4O2 D C2H4O2 và C3H6O2 Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 12 Phân loạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 130)Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2 Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được V... glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X Cho NaOH dư vào dung dịch X Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 13 Phân loạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 A 0,50 B 0,65 C 0,55 D 0,70 Câu 142)Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể... đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc) Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thi t phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%) Hai axit trong hỗn hợp X là A CH3COOH và C2H5COOH B HCOOH và CH3COOH C C3H7COOH và C4H9COOH D C2H5COOH và C3H7COOH - Xác định chỉ số chất béo Câu 149)Để trung... pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 153)Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 14 Phân loạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 A 4 B 5 C 2 D 3 Câu 154)Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? A 3 B 4... gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối Giá trị của m là A 112,2 B 171,0 C 165,6 D 123,8 15 Cacbohiđrat: Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 15 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 164)Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ... C3H6 B CH4 và C2H6 C C3H6 và C4H8 D C2H6 và C3H8 + H 2 O / xt , t 0 CuO / t 0 Br 2 / H Câu 175)Cho sơ đồ phản ứng: Stiren → X → Y → Z + Lê Thanh Hưng 01682360338 Trang 16 Phânloạiđềthi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH B C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3 . của Fe 7. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thi c: Lê Thanh Hưng Trang 7 01682360338 Phân loại đề thi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng năm 2010 Câu 76). một nguyên tố hoá học. D. X và Z có cùng số khối. - Cấu hình, vị trí, biến thi n tính chất Câu 3) Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần