Đề thi học kì 1CB + Đáp án

2 419 0
Đề thi học kì 1CB + Đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG THPT GIA PHÙ ĐỀ THI HỌC I MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Lớp Bài làm của thí sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1: Trong một quần thể, biết rằng tần số alen A là 0,7(tức là bằng 70%), không có đột biến xảy ra. Vậy thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là: A. 0,64AA : 0,23Aa : 0,04aa B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa D. 0,42AA : 0,49Aa : 0,09aa Câu 2: Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là : A. 21 B. 42 C. 64 D. 61 Câu 3: Người có 3 NST 21 thì mắc hội chứng nào : A. Hội chứng Down B. Hội chứng siêu ở nữ. C. Hội chứng Klaiphentơ D. Hội chứng tớcnơ. Câu 4: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ : A. 4 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. B. 2 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. C. 1 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. D. 3 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. Câu 5: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng : A. Ở người : XX – nữ ; XY – nam. B. Ở lợn : XX – cái ; XY – đực. C. Ở ruồi giấm : XX – đực ; XY – cái. D. Ở gà : XX – trống ; XY – mái. Câu 6: Bộ NST lưỡng bội của người có số lượng NST là : A. 48 B. 44 C. 46 D. 50 Câu 7: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh : A. Mẹ mắt xanh (aA) x Bố mắt đen (AA). B. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aA). C. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa). Câu 8: Theo thí nghiệm của Menden, khi lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng cao - vàng lai thấp - xanh với nhau được F1 đều cao vàng. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là : A. 9 cao vàng 9 thấp vàng : 3 cao vàng : 3 cao xanh : 1 thấp xanh B. 9 thấp xanh : 3 thấp vàng : 3 cao xanh : 3 cao vàng. C. 3 cao xanh : 3 thấp vàng : 1 thấp xanh. D. 9 cao xanh : 3 cao vàng : 3 thấp vàng : 1 thấp xanh. Câu 9: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai: A. Lai khác dòng. B. Lai cải tiến. C. Lai xa. D. Lai cùng dòng. Câu 10: Kết quả lai 1 tính trạng trong thí nghiệm của Menden cho tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là : A. 3 trội : 1 lặn B. 2 trội : 1 lặn C. 1 trội : 1 lặn D. 4 trội : 1 lặn Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là: A. Chuyển Chuyển đoạn NST 22 B. Đảo đoạ Đảo đoạn NST 21 Trang 1/2 - Mã đề thi 485 C. Lặp đoạn NST 21 D. Mất đoạn NST 22 Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính enzim amilaza? A. Đảo đoạn B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn Câu 13: Ví dụ nào sau đây là quần thể? A. Các cây cảnh trong một vườn hoa. B. Những cây chẩu trong rừng chẩu. C. Đàn cá trong ao. D. Đàn gà nhốt ở trong lồng. Câu 14: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào ? A. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh. D. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh. Câu 15: Cơ chế xác định giới tính ở người nào sau đây là đúng : A. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con trai. B. Tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái. C. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang Y tạo hợp tử phát triển thành con trai. D. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái Câu 16: Hai trạng thái trái ngược nhau MenDen gọi là: A. Cặp tính trạng đơn gen. B. Cặp tính trạng tương phản C. Cặp tính trạng chỉ màu sắc. D. Cặp tính trạng đa gen. Câu 17: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hidro của gen : A. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. C. Thêm 1 cặp nucleotit D. Mất 1 cặp nucleotit Câu 18: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là : A. A liên kết T; A liên kết U ; G liên kết X. B. A liên kết U; A liên kết X ; G liên kết T. C. A liên kết T ; G liên kết X. D. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G. Câu 19: Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 6 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con? A. 16 B. 128 C. 32 D. 64 Câu 20: Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F 1 và giảm dần ở đời sau: A. Do kiểu gen AA tăng. B. Do kiểu gen đồng hợp giảm. C. Do kiểu gen Aa gảm. D. Do Kiểu gen aa tăng. Câu 21: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn : A. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST. B. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. C. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. D. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. Câu 22: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp Aa là 0,80. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là: A. 0,20 B. 0,40 C. 0,10 D. 0,80 Câu 23: Nếu F 1 có 2 cặp gen dị hợp thì số loại kiểu hình ở F 2 sẽ là: A. 6 B. 4 C. 8 D. 2 Câu 24: Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp : A. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản. B. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường. C. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường. D. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường Câu 25: Người mắc hội chứng Claiphentơ có kiểu gen là: A. 45XXY B. 47XXX C. 46OX D. 47XXY -------------------------------------------------------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 485 . ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG THPT GIA PHÙ ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Lớp . thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ : A. 4 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. B. 2 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt. C. 1 thân xám cánh dài :

Ngày đăng: 31/10/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan