Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa [r]
Trang 1Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn
Dàn ý chi tiết
I Mở bài
– Từ xa xưa tới nay đất nước ta luôn là đất nước đặt giá trị chuẩn mực đạo đức lên hàng đầu Trong nhưng giá trị đó tính khiêm tốn luôn là quan trọng nhất, giống như một câu nói của Các Mác đã từng nói “khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ một chút tự kiêu cũng bằng thừa”
– Khiêm tốn chính là đức tính quan trọng cơ bản mà con người cần phải có để thành công
II Thân bài
– Thế nào là lòng khiêm tốn? Khiêm tốn là luôn bị đặt mình ở đúng chỗ có cái nhìn đúng đắn về năng lực, vị trí, cũng như ngoại hình của mình
– Không được đặt cái “tôi” cá nhân lên trên một người để tự mãn và cho rằng mình giỏi giang hơn tất cả, hoặc coi thường người khác…
– Biểu hiện của khiêm tốn thường thể hiện ra bằng hành động, lời nói, thái độ Những người khiêm tốn là những người khi được khen không vỗ ngực ta đây giỏi, ta đây đẹp, hay giàu có…
– Người khiêm tốn là người sẽ luôn thấy được người khác giỏi hơn mình, tài hơn mình và mình phải cố gắng học hỏi để tốt hợn , không bao giờ tự bằng lòng với chính mình trong bất kỳ lĩnh vực gì
– Tại sao con người cần khiên tốn bởi trong cuộc sống vốn nhiều biến động khôn lường nó giống như một nói “ Cuộc đời là biển cả ai không bơi sẽ chìm”
vì vậy muốn bơi tốt bạn cần có lòng kiêm tốn Khiêm tốn giúp bạn được mọi người yêu thương quý mên, dễ hòa nhập Khiêm tốn còn giúp bạn thấy được
Trang 2năng lực của mình thấy người khác cao hơn mình để mà cố gắng vượt khó để tiến tới thành công
– Ngược lại với khiêm tốn là tự cao, thiêu khiêm tốn sẽ khiến con người bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ, ít hòa nhập…Thiếu khiêm tốn sẽ khiến bạn không biết mình đang ở vị trí nào luôn vỗ ngực ta đây không biết được ngoài xã hội sẽ
có nhiều người tài giỏi, xinh đẹp hơn bạn sẽ khiến bạn dễ bị thất bại
– Ví dụ như chú Dế Mèm trong tác phẩm “Dế Mền phiêu lưu ký” của nhà văn
Tô Hoài Chú đã phải nhận nhiều bài học đau đớn vì tính tự cao thiếu khiêm tốn của mình
III Kết luận
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về đức tính khiêm tốn và rút ra bài học cho bản thân mình, vận dụng với đời sống
Bài văn mẫu 01
Louisa May Alcott đã từng nói: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” Đúng là như vậy, sự quyến rũ lớn nhất của con người chính là lòng khiếm tốn, đó là thứ nâng tầm con người lên và đức tính quyết định sự vĩ đại của con người
Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ Họ dễ bị những lơi khen
Trang 3chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho
họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức
vì lời khen đó
Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc Nếu xét về tài năng, chúng ta
có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn” Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là
ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn Vậy thì ta có lí
do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì
ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta Đó là lí do
để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửa, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng
Trang 4sự yêu mến từ mọi người Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình Điều này không chỉ có
ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê
Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như
là một trình độ văn hóa học thức cao siêu Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu:
“Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo” Chỉ những người có trình
độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu
để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên
Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải
là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình
Bài văn mẫu 02
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống
Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực
Trang 5của mình đúng mực Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó Chúng ta cùng đặt câu hỏi
vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó
ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình
sa vào vũng bùn thất bại Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn,
ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy
Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết,… Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười” Bên cạnh đó, ta phê phán những
Trang 6kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình
Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói
Bài văn mẫu 03
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày Đó
là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá, Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể
Trang 7hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ
bị mọi người xa lánh Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa
là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người Đó
là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam Chính
vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được
Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn