Nhạc cụ dân tộc Việt Nam là một lĩnh vực rất phonhg phú với vô vàn các loại nhạc cụ khác nhau từ bộ dây đến bộ gõ, bộ hơi… Trong bài viết này upload.123doc.net xin được giới thiệu đến [r]
Trang 1Tìm hiểu các loại đàn dân tộc Việt Nam
Nhạc cụ dân tộc Việt Nam là một lĩnh vực rất phonhg phú với vô vàn các loại nhạc cụ khác nhau từ bộ dây đến bộ gõ, bộ hơi… Trong bài viết này upload.123doc.net xin được giới thiệu đến các bạn một số loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam thông dụng, mời các bạn cùng tham khảo
Đàn bầu
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ
Đàn đá
Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ
sơ nhất của loài người Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau
Trang 2Đàn đáy
Đàn đáy là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra Không rõ đàn đáy xuất hiện lần đầu vào năm nào nhưng nó được nhắc đến gần 500 năm qua
Đàn hồ
Đàn hồ là nhạc cụ có cung vĩ, thuộc loại trung âm Nó là một loại đàn nhị nhưng kích thước lớn hơn, âm thanh trầm hơn đàn nhị bình thường
Đàn hồ lớn: Đàn hồ lớn còn gọi là hồ trầm, mới xuất hiện trong thời gian gần đây Hình dạng và cấu tạo của hồ lớn giống như đàn hồ trung nhưng kích thước cao to hơn
Trang 3Do đó các nghệ sĩ thường đặt đàn hồ trên giá gỗ để diễn tấu chứ không thể đặt trên người
Đàn hồ trung: Hồ trung còn gọi là hồ đại, mới xuất hiện trong thời gian gần đây do yêu cầu của các dàn nhạc vừa trở lên
Đàn nguyệt (đàn kìm)
Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt” Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây[cần dẫn chứng] Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18
Đàn nhị (đàn cò)
Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung vĩ, xuất hiện từ lâu
ở Việt Nam Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông…) Họ gọi đàn nhị bằng cái tên khác nhau
Trang 4Đàn tam
Đàn tam là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là 3) Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc
Trang 5Đàn tam thập lục
Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của âm nhạc dân gian Việt Nam Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung
Đàn tứ
Đàn tứ là một nhạc cụ Việt Nam có âm cao, do có 4 dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ
là bốn) Tuy nhiên đàn này còn nhiều tên gọi khác như đàn đoản (đoản là ngắn) và cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt, đàn nhật (nhật là mặt trời) một cách để đối lại với đàn nguyệt (nguyệt là Mặt Trăng)
Trang 6Kèn loa
Kèn loa là nhạc cụ thổi hơi có nhiều tên gọi khác nhau Người ta còn gọi kèn loa là kèn già nam, kèn bát (loa kèn giống hình cái bát) hay pí lê, pí kẻo (cách gọi của người Thái) Nhạc cụ này cả người kinh và người dân tộc đều sử dụng
Mõ
Mõ được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam Trên thực tế mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau
Trang 7Phách là nhạc cụ gõ, xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ lâu đời Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau Trong hát xẩm phách gọi là cặp kè; trong cải lương và dàn nhạc tài tử phách là song lang; trong ca Huế phách là sênh, còn trong dàn nhạc tuồng, đám ma, múa tôn giáo và múa dân gian người ta mới gọi là phách…
Sáo ngang
Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại
Trang 8Sinh tiền
Sinh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay Tên
cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền Ngày nay có người gọi là sênh tiền Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sinh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sinh tiền
Song loan
Trang 9Song loan là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt dùng để giữ nhịp trong dàn nhạc
Tiêu
Tiêu là nhạc cụ xuất hiện ở Việt Nam hàng ngàn năm nay Nó là nhạc cụ thổi hơi có cấu tạo đơn giản hơn cả sáo ngang, vì chỉ có một ống nứa và một số lỗ khoét Nếu sáo thường được thổi ngang thì tiêu lại thổi dọc
Trống cái
Trống cái là nhạc cụ không định âm, to lớn, xuất hiện ở khắp nước Việt Nam từ hàng ngàn năm nay Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái
Trống cơm
Từ thế kỷ 10, trống cơm đã xuất hiện ở Việt Nam (đời nhà Lý) Đây là nhạc cụ gõ, định âm, còn có tên gọi khác là phạn cổ (phạn là cơm, cổ là trống) Trong các ban nhạc tuồng, chèo và ban nhạc tang lễ ngày xưa có loại trống này Nhiều ban nhạc ngày nay cũng sử dụng trống cơm
Trống đế
Trống đế là nhạc cụ gõ, xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời Trong nhạc chèo người
ta gọi nó là trống đế, còn trong hát ca trù nó là trống chầu Nhìn chung nó chỉ xuất hiện trong chèo và ca trù